31 tháng 12, 2017

‘Biệt phủ’ xây dựng trái phép trong hành lang đê Hải Phòng: Kiểm điểm cán bộ liên quan

UBND quận Dương Kinh (Hải Phòng) vừa họp bàn với các sở, ngành liên quan bàn biện pháp xử lý vụ việc ‘biệt phủ xây dựng trái phép trong hành lang đê biển’ và chỉ đạo kiểm điểm cán bộ liên quan.

Liên quan đến vụ ‘biệt phủ’ xây dựng trái phép trong hành lang đê quốc gia Hải Phòng, ngày 29/12, thông tin với PV VTC News, ông Lê Lương – Chủ tịch UBND quận Dương Kinh (Hải Phòng) cho biết, UBND quận vừa chủ trì, cùng với các sở, ngành liên quan của thành phố họp bàn biện pháp xử lý, theo chỉ đạo của UBND TP Hải Phòng tại Công văn số 8780 ngày 8/12 vừa qua.

Theo đó, chiều 28/12, Chủ tịch UBND quận Dương Kinh chủ trì, cùng họp bàn với đại diện các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, thống nhất các nội dung liên quan đến vụ ‘Biệt phủ’ xây dựng trái phép trong hành lang đê biển 1 (qua địa bàn phường Hải Thành, quận Dương Kinh).

Hội nghị đi đến thống nhất, xác định công trình ‘biệt phủ’ nói trên là công trình xây dựng trái phép, vi phạm Luật Đê điều.

Trách nhiệm chính để xảy ra vi phạm trên là do UBND phường Hải Thành thời điểm 2009-2010 buông lỏng quản lý, không kiên quyết xử lý, để chủ ‘biệt phủ’ xây dựng hoàn thiện và đưa vào sử dụng, dẫn đến công trình vi phạm mà không có biện pháp xử lý dứt điểm. 

“Trách nhiệm chính là của cán bộ phường thực hiện không nghiêm túc. Nếu cán bộ phường sát sao, thực hiện nghiêm túc ngay từ đầu thì sẽ không tồn tại đến bây giờ” – ông Lê Lương nhận xét.

Do đó, UBND quận giao UBND phường Hải Thành tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của những cán bộ thời điểm đó có liên quan.

Đồng thời, UBND quận giao UBND phường Hải Thành xác minh làm rõ nguồn gốc đất đai của chủ sử dụng đất xây dựng ‘biệt phủ’.

Trên cơ sở đó, UBND quận sẽ tiếp tục tổ chức họp bàn, tham vấn ý kiến của các ngành liên quan để có hướng xử lý tiếp theo, để đảm bảo quyền lợi của công dân và đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Việc này sẽ hoàn thành trong tháng 1/2018.

Theo ông Lê Lương, nếu công trình ‘biệt phủ’ vi phạm đến mức phải tháo dỡ, UBND quận sẽ tổ chức tuyên truyền, vận động để gia chủ ‘biệt phủ’ tự tháo dỡ, di dời đến nơi ở mới phù hợp.

Khi gia chủ không tự tháo dỡ, UBND quận sẽ xây dựng phương án cưỡng chế tháo dỡ, trình thành phố phê duyệt, sau đó sẽ tổ chức cưỡng chế.

Trước đó, từ năm 2009-2010, ông Trần Văn Th. (thường trú tại tổ dân cư số 3B, phường Hải Thành, quận Dương Kinh, TP Hải Phòng, qua đời đầu năm 2017-PV) xây dựng nhà ở kiên cố trong hành lang bảo vệ đê biển 1 (Km 7+715), vi phạm nghiêm trọng Luật Đê điều, được cơ quan quản lý và chính quyền địa phương nhắc nhở, đình chỉ các hoạt động xây dựng, lập biên bản vi phạm hành chính.


Sở NN&PTNT phối hợp UBND quận Dương Kinh và các ngành chức năng (có đại diện gia đình ông Trần Văn Th.) tổ chức kiểm tra hiện trường và thống nhất các nội dung xử lý vi phạm xây dựng nhà ở trong hành lang bảo vệ đê của ông Trần Văn Th.

Ngày 26/11/2011, UBND quận Dương Kinh ban hành Công văn số 417, chỉ đạo UBND phường Hải Thành và yêu cầu gia đình ông Trần Văn Th. thực hiện các nội dung xử lý vi phạm đã kết luận.

Tuy nhiên, ngày 31/10/2011, khu nhà nêu trên lại được ông Trần Văn Th. ngang nhiên cho xây dựng trở lại, không chấp hành yêu cầu đình chỉ, tự tháo dỡ theo kết luận trong buổi kiểm tra và làm việc của UBND quận Dương Kinh và Sở NN&PTNT Hải Phòng ngày 25/10/2011.

“Việc ông Trần Văn Th. tiếp tục xây dựng công trình, cố tình không thực hiện xử lý vi phạm là hành vi coi thường pháp luật, thách thức đối với các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương” – công văn của Sở NN&PTNT, do Phó giám đốc Lê Văn Hiến ký nêu rõ.

Ngày 3/11/2011, Sở NN&PTNT Hải Phòng có văn bản báo cáo UBND TP Hải Phòng và đề nghị UBND quận Dương Kinh khẩn trương chỉ đạo thực hiện xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả theo thẩm quyền; thực hiện các biện pháp cưỡng chế và ngăn chặn vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm nghiêm trọng Luật Đê điều nêu trên.


30 tháng 12, 2017

Những điều "gây khó chịu" nhất trong lời xin lỗi của Apple

Apple đã nhận lỗi sai về mình, đã đưa ra lời xin lỗi, nhưng dường như họ không thực sự muốn giải quyết vấn đề một cách trọn vẹn.


Vào ngày 28/12, Apple cuối cùng cũng đưa ra lời xin lỗi của mình về bê bối làm giảm hiệu suất trên iPhone. Trong bức thư gửi đến người dùng, Apple đã giải thích vì sao những chiếc iPhone với pin cũ bị họ làm chậm lại một cách có chủ đích và thông báo những biện pháp mới nhằm giải quyết các mối lo ngại của bạn.

Cụ thể, Apple sẽ đồng ý thay pin mới cho các iPhone hết bảo hành với giá rẻ hơn bao giờ hết. Thay vì phải trả 79 USD (khoảng 1,8 triệu đồng), người dùng sẽ chỉ mất 29 USD (660.000 đồng), và mức giá này sẽ được giữ nguyên từ tháng 1 cho tới tháng 12 của năm 2018. Hơn nữa, Apple hứa sẽ phát hành những tính năng iOS mới cho phép người dùng nắm bắt được tình trạng sức khỏe pin trên iPhone của họ tốt hơn.

Tuy vậy, phải nói là lời xin lỗi của Apple "còn lâu" mới hoàn hảo, và nó có khá nhiều điều khiến chúng ta phải cảm thấy thật "khó chịu".

Trước hết, Apple chưa bao giờ thừa nhận rằng họ đã lừa dối người dùng iPhone khi họ phát hành bản cập nhật iOS 10.2.1 vào năm ngoái. Họ chưa bao giờ nói với người dùng rằng, một khi viên pin của iPhone đạt đến tuổi thọ nhất định, iOS sẽ làm giảm hiệu năng của chiếc điện thoại đó. Động thái ngăn chặn việc sập nguồn bất ngờ trên iPhone của Apple, tất nhiên, là rất đáng khen ngợi, vì chẳng ai muốn có một "tính năng" như vậy cả. Tuy nhiên, Apple đã thất bại trong việc thông báo những thông tin cần thiết để người dùng có thể hiểu chuyện gì đang xảy ra.

"Tại Apple, lòng tin của khách hàng là mọi thứ đối với chúng tôi. Chúng tôi sẽ không bao giờ ngừng làm việc để có được nó và duy trì được nó. Chúng tôi có thể làm những công việc mà chúng tôi yêu thích chính là vì niềm tin và sự ủng hộ của các bạn – và chúng tôi sẽ không bao giờ lãng quên hay xem nhẹ điều đó," Apple kết thúc bức thư của mình. Tuy nhiên, nhìn vào cách mà Apple giải quyết bê bối này trong thời gian qua, khó có thể nói rằng họ không xem nhẹ niềm tin và sự ủng hộ của người dùng.

Hơn nữa, trong mục "Phản hồi gần đây của người dùng", Apple có viết:

"Trong suốt mùa thu này, chúng tôi đã bắt đầu nhận được những phản hồi từ một số người dùng nhận thấy thiết bị của họ bị chậm đi trong một số tình huống nhất định. Dựa trên kinh nghiệm của chúng tôi, ban đầu chúng tôi nghĩ rằng nguyên nhân là do sự kết hợp của hai yếu tố: sự ảnh hưởng về hiệu suất hoàn toàn bình thường và chỉ tạm thời khi người dùng nâng cấp lên hệ điều hành mới, khi iPhone cài đặt các phần mềm mới và cập nhật các ứng dụng, cộng với những lỗi nhỏ tồn đọng trong phiên bản phát hành đầu tiên đã được chúng tôi sửa từ lúc đó.

Bây giờ, chúng tôi tin rằng còn một yếu tố nữa dẫn đến những trải nghiệm này của người dùng là sự lão hóa về mặt hóa học của những viên pin trên các dòng máy iPhone 6 và 6s cũ hơn, khi nhiều thiết bị vẫn còn sử dụng viên pin gốc."

Vậy, về cơ bản Apple đang nói với chúng ta rằng họ không kiểm nghiệm các bản cập nhật iOS một cách hợp lý, rằng họ không kiểm tra chúng trên các thiết bị đời cũ hơn, rằng iPhone với pin cũ đã bị lão hóa không được sử dụng ở bất cứ nơi nào tại Apple, do đó những vấn đề về hiệu suất như vậy thường không được các kỹ sư tại Apple – những người dùng iPhone quan trọng nhất – để ý đến.

Apple đã phải đợi đến khi người dùng phản hồi về việc iPhone của họ chậm đi, điều do chính Apple gây ra, mới nhận ra rằng đó là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến trải nghiệm tồi tệ trên các thiết bị iPhone 6 và 6s.

Một trong những điểm chính thu hút người dùng của iOS, ít nhất là đối với các nhà phát triển, là các bản cập nhật lớn vẫn hỗ trợ các điện thoại và máy tính bảng ra mắt từ cách đây vài năm. Tuy nhiên, phần lớn những thiết bị đó đều sử dụng viên pin gốc và đã bị lão hóa. Không lẽ không một ai tại Apple nghĩ ra rằng họ nên kiểm tra xem liệu iOS 11 có thể mang lại trải nghiệm tốt trên một chiếc iPhone 6 đã bị giảm hiệu suất?

Cuối cùng, có vẻ như Apple không có ý định cho người dùng đưa ra quyết định về chính sách làm giảm hiệu suất thiết bị này của họ. Nếu như sự lão hóa pin là không thể tránh khỏi, ít ra thì người dùng cũng sẽ muốn có quyền tự quyết với những thiết bị mà mình đã bỏ số tiền không nhỏ ra để mua. Thay vào đó, Apple vẫn sẽ tiếp tục làm giảm hiệu suất của các máy iPhone, và họ cũng xác nhận rằng đời máy iPhone 7 đã được đưa vào danh sách. Điều này cũng có nghĩa là những người vừa bỏ hàng nghìn USD để mua iPhone X nên "chuẩn bị sẵn tinh thần đi là vừa".
(Văn Hoàn)

Sau giải Jackpot thứ 29, Vietlot nâng tổng giá trị giải thưởng lên 1.300 tỷ đồng trong năm nay

Theo đó, chiếc vé trúng giải lần này có dãy số 02-08-17-20-29-39.

Tại kỳ quay số mở thưởng thứ 226 xổ số Mega 6/45 của Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) diễn ra chiều 29/12, đã tìm ra chủ nhân may mắn trúng thưởng giải jackpot có giá trị hơn 105,5 tỷ đồng.

Theo đó, chiếc vé trúng giải lần này có dãy số 02-08-17-20-29-39. Khách hàng trúng giải Jackpot sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân 10%, tương đương 10 tỷ đồng.


Ngoài giải độc đắc, kỳ quay lần này còn xác định được 101 giải nhất trị giá 10 triệu đồng mỗi giải, 3.651 giải nhì 300.000 đồng và 55.822 giải ba với mỗi giải 30.000 đồng.

Đây là giải Jackpot thứ 29 của loại hình xổ số Mega 6/45 đã tìm thấy chủ nhân trong năm nay, nâng tổng giá trị giải thưởng lên hơn 1.300 tỷ đồng.

Như vậy, giải độc đắc của loại hình Mega 6/45 đã có chủ nhân, còn giải độc đắc của Jackpot Power 6/55 vẫn đang đi tìm khách hàng may mắn với giải jackpot 1 có giá trị gần 186 tỷ đồng.

Kỷ lục Jackpot hiện được nắm giữ bởi bà N.T.H. (Bà Rịa - Vũng Tàu) với số tiền thưởng trị giá 131,9 tỷ đồng trước thuế. Bà H. đã trúng độc đắc loại hình Mega 6/45 vào kỳ quay 156 ngày 9/7/2017.
(Nguyễn Khoát)


Về quê ăn Tết bị nhồi nhét, "chặt chém" giá vé liên hệ số nào để phản ánh, khiếu nại?

Dịp nghỉ Tết Dương lịch 2018 người dân cần lưu các số điện thoại đường dây nóng sau để phản ánh các hành vi tăng giá xe, chở quá số người quy định của các đơn vị vận tải.


Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia vừa công bố 12 số điện thoại đường dây nóng để phản ánh tình hình trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch.

Theo đó, hành khách phản ánh các thông tin về vận tải hành khách đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa (về tăng giá xe, chở quá số người quy định…) liên hệ theo các số 0913432383, 0962665953, 0166623357, 0915869900, 091790808, 0964045445, 0977497891.

Người dân phản ánh về tình hình trật tự an toàn giao thông, tai nạn giao thông liên hệ các số 0868911911, 0989088719, 0941329634, 0936198387.

Phản ánh về tình hình trật tự an toàn giao thông, xử phạt vi phạm về trật tự an toàn giao thông liên hệ với Cục Cảnh sát giao thông số điện thoại 0692342608.
(Minh Hải)

Về đâu, những bài hát đồng dao?

Tuổi thơ chúng tôi lớn lên cùng những câu hát đồng dao giản dị, mộc mạc, chứa đựng một tâm hồn trong trẻo, một cái nhìn hồn nhiên trước cuộc đời. Nhưng đã lâu rồi không nghe ai hát đồng dao, những câu đồng dao với tôi bây giờ chỉ còn trong kí ức.

Thằng Cuội ngồi gốc cây đa – Thả trâu ăn lúa…gọi cha ời ời – Cha còn cắt cỏ trên đồi – Mẹ thì cưỡi ngựa đi mời quan viên.

Bài đồng dao này bọn trẻ chúng tôi hay hát vào những đêm trăng sáng. Cả lũ ngửa cổ nhìn trăng, rồi hát thật to, cố tình để chú Cuội nghe thấy.

Tuổi thơ tôi lớn lên cùng đồng dao. Những câu hát ngô nghê dù có nghĩa hay vô nghĩa cũng chứa đựng một tâm hồn trong trẻo, một cái nhìn hồn nhiên trước cuộc đời. Những chiều mưa dầm ngồi trước hiên nhà nhìn bong bóng mưa lần lượt vỡ tan ra, tôi lại lẩm nhẩm: Lạy trời mưa xuống – Lấy nước tôi uống – Lấy ruộng tôi cày – Lấy đầy bát cơm – Lấy rơm đun bếp. Chiều chiều, chúng tôi thường tập trung trên bờ đê để chơi trò “Rồng rắn lên mây, có cây núc nắc, có nhà điểm danh, hỏi thăm thầy thuốc có nhà hay không…” hay túm tụm lại và thay nhau đọc từng câu: “Chim ri là dì sáo sậu – Sáo sậu là cậu sáo đen – Sáo đen là em tu hú – Tu hú là chú bồ các – Bồ các là bác chim ri…”, cứ thế bài đồng dao dài mãi không thôi và chỉ kết thúc khi nào tất cả bọn trẻ đã mệt nhoài.

Rồi trò “Chi chi chành chành – Cái đanh thổi lửa – Con ngựa chết trương – Ba vương ngũ đế”. Cả những trò chơi đơn giản nhất cũng có câu hát: “Tập tầm vông, tay nào không, tay nào có? Tập tầm vó, tay nào có, tay nào không?”.


Ngày nay, chúng ta hiếm khi bắt gặp hình ảnh các em tụm năm tụm bảy rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê… vào những đêm trăng sáng. Cả những đứa trẻ ở miền quê xa cũng đã bắt nhịp được với cuộc đua của những con số trong sổ điểm. Bây giờ, những đứa trẻ sinh ra đều phải là thiên tài. Khi tôi lớn lên, “trẻ con” xa lạ với “thiên tài”. Những đứa trẻ quanh tôi chỉ quen với những bài đồng dao mỗi sáng và mỗi tối, với đất đai và cỏ cây. Bây giờ, những đứa trẻ ấy đã là những kiến trúc sư, giáo viên, nhà báo, hoạ sĩ…, vẫn sống hạnh phúc với mỗi ngày đang đến và những câu đồng dao trong kí ức.

Đồng dao – phương pháp giáo dục hiệu quả đang bị mai một


Trong thời đại mà thông tin bùng nổ và kỹ thuật điện tử xâm nhập đến từng mái trường, từng gia đình, đến từng trẻ em như bây giờ, chúng ta băn khoăn, loay hoay đi tìm một phương pháp giáo dục trẻ em thật sự có hiệu quả. Làm sao có thể yên tâm với con em mình khi chúng hàng ngày vòi vĩnh tiền bạc của cha mẹ để xúm xít bên những trò chơi điện tử, những karaoke, hay vào những trang web không hợp với lứa tuổi?

Có lẽ hầu như chúng ta đã bỏ qua một phương pháp giáo dục đầy hiệu quả mà chúng ta có sẵn: đó là kho tàng đồng dao.

Đồng dao bao gồm nhiều loại: Các bài hát, câu hát trẻ em, lời hát trong các trò chơi, bài hát ru em… Trò chơi cũng lắm, như trò chơi vận động (dung dăng dung dẻ, chơi khăng, đánh đáo), trò chơi học tập (đánh chuyền, đánh ô), trò chơi mô phỏng (đi chợ, làm nhà), trò chơi sáng tạo (xếp thuyền, đánh trận, chơi diều). Cả kho tàng phong phú ấy là phương tiện giáo dục trí, đức, thể, mỹ cho các em. Qua đó phát triển tâm lý, thể lực, trí tuệ trước mắt và nhân cách của các em trong tương lai.


Thật vậy, ông bà ta nhận thức rằng để giáo dục trẻ em phải thông qua con đường tình cảm là hiệu quả nhất. Đầu tiên là tình mẹ con tràn trề thấm thía qua những bài hát ru “cục ta cục tác, con diều hâu hung ác, gà con ở đâu, về mau mẹ ủ, mẹ con đông đủ, chẳng sợ diều hâu”. Rồi đến tình cảm với những vật gần gũi: con gà, con chó, cái chổi, con dao… Trong lời hát, truyền cho các em sự cảm thông nồng ấm. Dần dần, rộng ra một chút, cho các em tiếp xúc với thiên nhiên rộng lớn bên ngoài. Từ tình yêu với con sâu, cái kiến, khi các em lớn lên vài tuổi, tiếp xúc, tham gia công việc đồng áng với người lớn, các em yêu cả những con chim, con cò, con trâu, con nghé… quanh mình. Các bài đồng dao Gọi mẹ, Gọi nghé của trẻ mục đồng; đồng dao về chim, về lá, về hoa quả… đều toát lên một tình cảm yêu thiên nhiên, yêu lao động đậm đà bát ngát.

Đồng dao cung cấp cho các em kiến thức, không là kiến thức hệ thống như tư duy người lớn mà là trình bày liệt kê, dừng lại ở những nét bề ngoài dễ nhớ, dễ phân biệt, kích động trí tò mò ở trẻ em. Đó là công dụng đồ vật: “Con trâu cày xiên, cái liềm gặt lúa”, phân biệt giống vật “Chàng chàng lót ổ bụi tre, chèo bẻo lót ổ mái đình”. Hay dạy cho các em chơi chữ, tập quan sát: “No lòng phỉ dạ là con cá cơm, không ướp mà thơm là con cá ngát, liệng bay thấm thoát là con cá chim”. Phải chăng đây là cách dạy từ ngữ vui nhộn phù hợp với các em, làm các em nhớ đến tên loài vật xung quanh mình?

Bên cạnh đó, đồng dao còn là một kho kiến thức xã hội, về hội hè, đình đám, trong họ ngoài làng, về đồ ăn, thức uống: “Những nồi cơm nếp, những tệp bánh chưng, mứt bí, mứt gừng, mứt chanh, mứt khế”. Các em được chuẩn bị từ tuổi hoa niên những kiến thức về nghề nghiệp trong xã hội sau này: “Ông thầy có sách, thợ ngạnh có dao, thợ rèn có búa” hay: “Ai cày ruộng nuôi trâu, ai trồng dâu nuôi tằm, ai hay nằm nhịn đói”. Đồng dao cũng dạy các em phê phán thói hư tật xấu, sự lười nhác: “Cho đi học chữ – nhiều chữ ai vay, cho đi học thày – rằng nghề ấy khó, cho đi làm thợ – nói: nghề ấy buồn, cho đi học buôn – nói: nghề ngồi chợ”… Thậm chí, các em bé gái được đồng dao trang bị cho kiến thức nữ công gia chánh đặc biệt: “Bắt được cua bấy đem về nấu canh, băm tỏi băm hành, xương sông lá lốt”, hay “canh ốc thì ngọt, canh bứa thì chua”.

Đồng dao được các em hát trong lúc tổ chức trò chơi. Nhiều khi lời đồng dao được hát, tổ chức trò chơi dường như không có đề tài nào tập trung, gặp đâu nói đó, chỉ cốt cho vần vè, còn ý nghĩ chung thì rời rạc, câu nọ xọ câu kia, chuyện này sang chuyện khác. Trẻ em vẫn thích thú vì nó phù hợp với trí lực của các em, không thể đòi hỏi các em tư duy như người lớn được. Đồng dao và trò chơi trẻ em được tiếp thu bằng ấn tượng về ngoại vật chứ không phải bằng lý luận.

Có thể thấy việc học văn hóa cơ bản qua đồng dao và trò chơi không dạy chữ, thế mà các em vẫn đếm, vẫn tính nhẩm, cộng trừ từ “chuyền một” đến “chuyền mười”, từ “năm lên sáu” hay “bốn lên bảy” trong trò chơi chuyền chuyền… Trò chơi “đánh ô ăn quan” dạy trẻ em tính nhẩm về chia, trừ, quan sát chiều ngược, chiều xuôi để động não một cách tự lực chỉ có bạn mà không có thầy. Thật là một cách giáo dục có ý nghĩa.


Trò chơi còn giáo dục thể lực ở trẻ. “Đánh chuyền” với động tác “nâng lấy một, chộp lấy đôi, sang tay qua, ra tay chống” chẳng phải có tác dụng luyện gân, các cơ ở cổ tay, cánh tay, khuỷu tay cho bé gái sao? Trò “đánh khăng” ít nhiều là môn thể thao là sự vận động toàn diện kết thúc với chạy, nhảy, đuổi bắt, cõng nhau. Còn bao trò chơi khác với cách thức luyện tập khác nữa. Quan sát kỹ ta thường thấy các trò chơi thường lặp đi lặp lại. Người lớn xem hay chơi có thể chán, nhưng với trẻ em đó là một việc thú vị. Cùng cách chơi “Đuổi bắt” nhưng được các em biến hóa xê dịch trong nhiều trò chơi… Qua trò chơi, các em được dịp rèn luyện mắt, chân tay, luyện thính giác, khướu giác…

Và sau cùng đồng dao và trò chơi như những chất keo nối kết những tình bạn trong sáng, ngây thơ giữa lũ trẻ với nhau mà ta khó tìm thấy trong những trò chơi hiện đại ngày nay.

Kho tàng đồng dao Việt Nam quả thật là những hình thức giáo dục thiếu nhi, nhi đồng có hiệu quả. Tiếc rằng, với cuộc sống hiện tại, nó dần mai một đi trong thực tế.

Tôi thấy buồn vì người ta đã bỏ quên những khúc đồng dao đâu mất, loại chúng khỏi cuộc sống của trẻ con, xoá chúng khỏi kí ức của người lớn. Khi người ta còn nhớ về tuổi thơ, là người ta còn có thể sống tốt đẹp. Trở về với đồng dao, là trái tim ta trở về với niềm hứng khởi nguyên sơ và ngời sáng. Tình yêu cuộc sống bỗng trỗi dậy và được thanh lọc khỏi những bộn bề rác rưởi của bao nhiêu năm tháng bon chen.

Cuộc đời bắt đầu từ những điều nhỏ bé. Và nhân loại, chẳng phải bắt đầu từ trẻ con đó sao?
(Theo CINET)

Nỗi niềm "chọi trâu"

Tại cuộc gặp báo chí ngày 29/12, Sở Văn hoá - Thể thao (VH-TT) Hà Nội tiếp tục đưa ra biện pháp cứng rắn: Sẽ không ủng hộ và không cấp phép lễ hội chọi trâu.

Điều này đồng nghĩa với việc, năm nay lễ hội chọi trâu của huyện Phúc Thọ (Hà Nội) sẽ không được tổ chức.

Vậy các địa phương khác thì sao? Hãy xem qua Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng). Dù mới đây đã xảy ra tai nạn hi hữu là trâu chọi húc chết chủ, nhưng Lễ hội này vẫn được tổ chức. Rất nhiều người, trong đó có các nhà nghiên cứu văn hoá đã nêu quan điểm của mình, nhưng khái quát lại, phần lớn họ muốn giữ Lễ hội chọi trâu.


Một nhà nghiên cứu văn hóa danh tiếng cho rằng, lễ hội chọi trâu nằm sâu trong tiềm thức con người vì thế không lý do gì để cấm đoán. Tất nhiên vị này cũng thừa nhận những bất cập của Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn nói riêng, các lễ hội tương tự ở trên nhiều vùng miền đất nước nói chung. Nhưng ông này cho rằng, có bất cập thì chính quyền địa phương cần "quản lý mạnh mẽ và sát sao hơn", không để cho lễ hội chọi trâu bị biến tướng thành thương mại hóa lễ hội. “Điều gì cũng bắt nguồn từ dân, từ cộng đồng, lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn có tồn tại hay không do cộng đồng người dân Đồ Sơn quyết định", khi đó nhà nghiên cứu này đã nói như vậy. Vậy là chọi trâu Đồ Sơn vẫn được tiếp tục, dù rằng theo yêu cầu của cơ quan chức năng, phạm vi tổ chức có hẹp hơn trước.

Nhiều người đặt câu hỏi rằng, Đồ Sơn được tổ chức chọi trâu, sao Phúc Thọ lại không thể? Không lẽ con trâu ở Hải Phòng khác trâu ở Hà Nội? Hay bởi Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn có lịch sử lâu đời hơn, hay còn bởi tiêu chí nào khác? Nơi cho tổ chức lễ hội, nơi lại không cho, như vậy có khiến người dân "tâm phục, khẩu phục" không? Rõ ràng đây là những câu hỏi cần có câu trả lời cụ thể, từ cơ quan quản lý hoạt động này, đó là ngành văn hóa.

Tất nhiên chúng tôi hiểu, những ý kiến trên đây không nhằm bảo vệ Lễ hội chọi trâu Phúc Thọ hay các lễ hội có yếu tố bạo lực, bởi nhiều người cũng không thích thú gì khi xem chọi trâu. Hơn nữa, trong thời đại văn minh, những lễ hội không còn phù hợp cũng cần được xem xét đưa ra khỏi đời sống tinh thần của xã hội. Như ở Tây Ban Nha, nơi đấu bò tót được coi là một “di sản văn hóa”, dù không có chuyện mổ thịt con bò trước đám đông để bán giá cao như ở nước ta, nhưng người dân cũng liên tục biểu tình kêu gọi ban hành lệnh cấm tổ chức các cuộc đấu. Lý do không chỉ sự nguy hiểm với những người tham gia cuộc đấu, mà còn vì họ cho rằng lễ hội này đã thiếu tính nhân đạo đối với động vật.

Tuy vậy, việc bỏ hay giữ lễ hội nào cũng cần có sự nhìn nhận thấu đáo, nghiên cứu kỹ lưỡng, bởi các lễ hội đó là tấm gương phản chiếu đời sống vật chất, tinh thần của một giai đoạn lịch sử tại một địa bàn cụ thể. Ở góc độ nào đó, việc một cộng đồng dân cư muốn giữ lễ hội, dù là vô thức hay ý thức, cũng là cách để cộng đồng ấy kéo dài sợi dây lịch sử và các yếu tố truyền thống của mình. Do vậy, nếu muốn bỏ, cần có sự trao đổi, giải thích, thậm chí là tranh luận, để đạt được mục đích tốt đẹp nhất của hành động này, đó là vì cuộc sống và sự nhân bản trong mỗi con người.

(Minh Nhật)

29 tháng 12, 2017

Tôi tiếc vì từng sẵn sàng chết cho cây bút Nguyên Ngọc được sống!

Trên Facebook Trung Vo, được cho là của Trung tướng quân đội Võ Tiến Trung sáng nay vừa đăng tải bình luận về bài phỏng vấn ông Nguyên Ngọc của Tạp chí Văn hoá Nghệ An mới bị gỡ, nguyên văn như sau:

"Sáng nay ngủ dậy đọc mấy lời của nhà văn Nguyên Ngọc nói về Đà Nẵng ông ấy nói rằng vì nôn nóng dành độc lập chúng ta chọn sai đường là đấu tranh bằng bạo lực mà không kiên trì đi theo con đường cải lương của Phan Chu Trinh . Tôi quá bất ngờ và tiếc nuối cho một Nguyên Ngọc anh hùng. Khi xưa ông  ấy chưa được tuyên dương anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nhưng với tôi đã từng kính trọng ông coi ông là thần tượng, là anh hùng. Còn nhớ vào những năm 1966 - 1968 tôi đã nhiều lần ôm khẩu AK đi trước để đưa ông vào vùng sâu (vùng lõm của ta nằm sâu trong vùng địch tạm chiếm ) nghĩa là tôi sẵn sàng chết cho ông được sống, một thời chúng tôi luôn mang bên mình bài bút ký của ông “Đường chúng ta đi” đó là hành trang quí giá nhất của chúng tôi khi ra trận, khi có những khó khăn chúng tôi lại đọc để củng cố niềm tin vào thắng lợi, vậy mà giờ đây Nguyên Ngọc lại xét lại lịch sử vô lương tâm chà đạp lên sự hy sinh của hàng triệu đồng bào ta đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc. Mất rồi, mất Vĩnh viễn một Nguyên Ngọc xưa ! Đúng là “bã vinh hoa làm chết cả tâm hồn, ham mồi béo nạp mình cho quỉ dữ”

Đây có lẽ là lời tâm tình chua xót của viên tướng già về cây bút chiến sỹ Nguyên Ngọc đã góp phần không nhỏ làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc, thống nhất đất nước, đem lại nền hoà bình cho dân tộc. 

Có thể nói tên tuổi của Nguyên Ngọc đã trở thành biểu tượng của nền văn học kháng chiến nước nhà, đi vào nền giáo dục cho thế hệ tương lại đất nước qua những truyện như Rừng xà nu. Ấy vậy mà ngoắt 180 độ, nhất là từ khi Nguyên Ngọc đứng ra làm "lãnh tụ" cho Văn đoàn độc lập, cổ suý văn nghệ sỹ ly khai khỏi Hội nhà văn VN, ông ta đã xét lại toàn bộ lịch sử dân tộc, bảo kê cho các văn sĩ chống Đảng lập nên trang Văn Việt ca tụng và trao giải thưởng vinh danh cho bất cứ tác phẩm và người viết nào dám "dũng cảm chống cộng", ông mơ về cái ngày được tận tay trao giải thưởng chính thức cho văn sĩ thời VNCH trong Dinh Thống Nhất; ông cùng nhóm "đồng bọn" của mình hạ bệ, bôi nhọ, xúc phạm nữ anh hùng Lực lượng vũ tranh nhân dân Võ Thị Sáu với ảo vọng đánh đổ biểu tượng xả thân chống giặc ngoại xâm; ông ca tụng Bob Kerrey và chống lại nhân dân và đồng đội của ông bằng cách chạy tội tàn sát dân chúng vô tội VN của Bob là vì đối phó, đáp trả cho chiêu bài "núp" vào dân chống Mỹ ngụy của quân đội cụ Hồ: ông suy tôn tư tưởng Phan Chu Trinh chẳng qua muốn hạ bệ tư tưởng và khát vọng thống nhất đất nước, đánh đuổi đi "các nền văn minh nhân loại" khỏi đất nước của ông mà thôi; ông tiếc nuối cho dàn khoan HD981 của "Trung cộng" rút đi quá sớm khi "cách mạng đường phố" của đám "đấu tranh dân chủ" của ông đang tràn đầy hy vọng, ước ao giá như nó ở thêm để dân chúng nước ông được "thức tỉnh và thoát Trung, thân Mỹ" với ông và các "trí thức cấp tiến".... Nhiều lắm những ví dụ về một Nguyên Ngọc đã dẫm đạp nên quá khứ hào hùng của chính mình và đồng đội để chạy theo tham vọng, ảo tưởng "làm chủ Dinh Độc lập" kia lắm .

Có lẽ tấm gương Hoàng Văn Hoan, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên ... chưa đến với Nguyên Ngọc vì Đảng, Nhà nước quá nhân từ và khoan hồng do xét đến quá khứ và năng lực cũng như thực lực của ông mà thôi.

28 tháng 12, 2017

Hội chứng con nhà giàu

Không vào được trường công thì đã có trường tư, không học được trong nước thì có sẵn con đường du học. Cứ cầm mảnh bằng về là cha mẹ lại vận dụng các mối quan hệ hoặc sẵn công ty gia đình đẩy con vào.

Câu chuyện của họ không phải là mấy bài tiểu luận sắp đến hạn trình cho thầy, mà cả nhóm đang nhìn vào một diễn đàn, mấy ngón tay khua khua những "còm men" nóng hổi thời sự. Trên diễn đàn, một cậu ấm khoe chiếc ô tô tiền tỷ vừa được bà nội tặng nhân ngày sinh nhật.


Chiếc xe được một tài xế lái từ TP.HCM ra Hà Nội, trên xe còn có một con cá ngừ đại dương tươi rói để làm món sushi đặc biệt cho bữa tiệc sinh nhật. "Sang chảnh" là hai từ mà nhóm thanh niên này nói đến nhiều nhất với không ít ánh mắt khát khao.

"Sang chảnh" và "độc đáo" là những cách thể hiện họ tìm kiếm, học hỏi từ các diễn đàn kiểu như "Cậu ấm Hà Thành", "Sài Gòn tiểu thư” để làm giàu vốn sống sao cho sành điệu và biết... phấn đấu.

Những câu chuyện kiểu như tổ chức sinh nhật trọn gói đặc biệt cho các tiểu thư với nhóm bạn thân ở nước ngoài là một dịch vụ các khách sạn ở Singapore mời chào các nhóm người Việt trẻ không ngại chi tiền cho các kịch bản độc đáo.

Và như trào lưu, Sapa, Đà Lạt cũng bắt đầu học làm các đêm kỷ niệm đặc biệt cho khách hàng chịu chi, mà phần lớn là đáp ứng trí tưởng tượng của những người chưa bao giờ làm ra tiền nhưng không hề biết tiếc tiền.

Giới trẻ ngày nay dường như không được dạy cách tiêu tiền. Bắt đầu vào Hè, hàng loạt các khóa vui chơi hè đỉnh cao được quảng cáo ầm ĩ cho thấy một xã hội tiêu dùng kỳ dị.


Trên Facebook, các ông bố, bà mẹ trẻ đua nhau đăng hình con đi trại hè do lớp học tiếng Anh tổ chức ở Úc, tham dự học kỳ quân đội, hay tạo dáng ở lớp học bơi trong khách sạn 4, 5 sao, những cuộc chia tay đầy hãnh diện ở các sân bay quốc tế.

Đến việc học làm nông dân cũng rất "đẳng cấp", các cậu ấm, cô chiêu được đưa đến các khu vườn đẹp như tranh mẫu, rồi tưới vài cái cây, bắt con sâu, con bướm, rồi ăn đặc sản địa phương, chủ yếu là cha mẹ sung sướng nhận được vài chục tấm hình đứa con đang học tiểu học bụ bẫm, xinh đẹp chụp ở nơi chân lấm tay bùn, hưởng cảm giác mình có nhận thức cao trong việc giáo dục con biết yêu lao động. Những đứa con luôn là "vật trang trí” cho chính cha mẹ chúng dưới hình thức "niềm tự hào giáo dục".

Không ai nhận thấy các hoạt động giáo dục của thị trường cung cấp dịch vụ đều tốt, chẳng qua do cách sử dụng dịch vụ và thái độ của người lớn đã tạo ra một tính cách mà ngày nay nhiều gia đình than thở là con họ mắc phải "hội chứng con nhà giàu".

Một người mẹ nói chị cõng ước mơ của con như một gánh nặng tâm lý quá sức. Tất cả những gì con muốn đạt được đều không bằng nỗ lực tự thân, mà chỉ là khả năng chi tiền của cha mẹ. Mọi kế hoạch cuộc đời đều sắp xếp dựa trên khả năng tài chính, coi đó là bệ phóng tất yếu cha mẹ phải chuẩn bị.

Không vào được trường công thì đã có trường tư, không học được trong nước thì có sẵn con đường du học. Cứ cầm mảnh bằng về là cha mẹ lại vận dụng các mối quan hệ hoặc sẵn công ty gia đình đẩy con vào.

Người mẹ nói trên than thở có ngày chị nghe đến hai lần cô con gái 26 tuổi càm ràm công việc không thích hợp và dọa dẫm sẽ bỏ việc. Có người mẹ cả buổi sáng lo lắng, bồn chồn vì gọi mãi mà ông con quý tử không chịu dậy đi làm. Không thể hiểu nổi tại sao đứa con đã gần ba mươi tuổi mà mẹ vẫn phải "kèm cặp" như đứa trẻ học mẫu giáo.

Cứ thế, niềm tự hào ảo về đẳng cấp được nuôi dưỡng mọi nơi mọi lúc, cả cách học, cách chơi, cách ứng xử với bản thân và xã hội đều đặt trên một đẳng cấp ảo nào đó và nhận thức dần méo mó.

Nhưng nhiều người vẫn cứ tiếp tục "bơm" cái ảo tưởng đó vào đứa con đã lớn, lúc nào cũng đặt con vào vị trí quá cao so với khả năng thực tế như một món quà cha mẹ tiếp tục tặng cho con, làm cho đứa con vừa hết tuổi ham chơi lại bắt đầu ham địa vị, quyền lực mà bản thân không gánh vác nổi trách nhiệm được giao.

Đã từng có trường hợp một cô gái 24 tuổi được đặt vào chiếc ghế tổng giám đốc một tập đoàn, và bắt buộc nhanh chóng rời "ghế” trước áp lực dư luận và sự phát triển của tập đoàn.

Rất nhiều người trẻ chỉ với tấm bằng đại học đã được in danh thiếp với chức danh "Phó tổng", hoặc làm chủ những chuỗi nhà hàng có thương hiệu mặc dù cha mẹ vẫn phải cày tối mắt để duy trì sự bền vững của sản nghiệp.

Nhìn những "hội chứng thành đạt" như thế không khỏi nghĩ đến chuyện rất phổ biến hiện nay: Những lễ tốt nghiệp trường mẫu giáo được tổ chức "sang chảnh" như lễ nhận bằng cử nhân, những buổi nhận giấy chứng nhận hoàn thành khóa học bơi thiếu nhi tổ chức rình rang và phù phiếm như một sự kiện thể thao nhà nghề. Không ai thấy buồn cười, từ phụ huynh đến thầy cô, tất cả đều nở nụ cười thỏa mãn!
(Báo DOANH NHÂN SÀI GÒN )

CLB Hải Phòng thử việc 8 tân binh

CLB Bóng đá Hải Phòng đã thể hiện sự quyết tâm trong mùa giải mới với việc hội quân từ rất sớm cũng như rất ráo riết trong việc bổ sung nhân sự.


Một tin vui cho các cổ động viên đội phóng đất Cảng, không như những đồn đoán từ cuối mùa giải 2017, HLV Trương Việt Hoàng sẽ tiếp tục dẫn dắt câu lạc bộ.

Đội bóng chủ sân Lạch Tray đã hội quân từ và có buổi tập đầu tiên vào ngày 25 tháng 12. Trong buổi tập này ban lãnh đạo CLB đã cho thử việc tới tám cầu thủ.

Sau những sự chia tay của Khánh Lâm, Hồng Phong và Minh Châu, Văn Nhiên thì sự bổ sung của hai gương mặt trẻ Lương Hoàng Nam và Lê Phạm Thành Long từ HAGL theo dạng cho mượn đã giúp HLV Trương Việt Hoàng nguôi bớt cơn khủng hoảng thiếu về nhân sự.

Ngoài ra Hải Phòng FC còn thử việc thêm sáu gương mặt khác đều là những nội binh, những cái tên đó là: Đinh Xuân Việt (TP.HCM), Lâm Quý (An Giang), Nguyễn Văn Phú (Bình Phước), Nguyễn Hữu Phúc (SHB Đà Nẵng), Nguyễn Vương Vũ (Tây Ninh) và cái tên cuối cùng nhiều khả năng là Mạc Hồng Quân khi cầu thủ này cũng vừa hết hạn hợp đồng với Than Quảng Ninh.

Bonus cho ace chùm ảnh mới nhất của anh Erik Tùng (CĐV bóng đá Hải Phòng):











Từ việc bắt ông Đinh La Thăng, nhớ về vụ án Trần Dụ Châu

Từ việc bắt ông Đinh La Thăng và những đại án tham nhũng đang được đưa ra ánh sáng với những cán bộ đã từng có thời “làm mưa làm gió” nay ra hầu tòa, đã cho thấy pháp luật đã đi đúng “đường nó phải đi”: Nghiêm minh và công bằng. 

Ngày 5.9.1950, tòa án binh xét xử nguyên Đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu và đồng bọn can tội tham ô, biển thủ công quỹ, phá hoại công cuộc kháng chiến. 

Trước đó đoàn thanh tra do Thiếu tướng Trần Tử Bình - Phó Tổng Thanh tra quân đội lãnh đạo, đã làm rõ những thủ đoạn của Châu và đồng bọn khi chúng rút ruột công quỹ, ăn bớt vật tư may quân trang cho bộ đội để tư lợi cũng như những sa đọa, đồi trụy trong sinh hoạt của Châu gây dư luận xấu trong quần chúng.

Tòa đã tuyên án Trần Dụ Châu: Tử hình. 

Đây là lần đầu tiên một đại tá, lại là Cục trưởng cục Quân nhu bị tuyên án tử. Vụ việc gây xôn xao cả vùng Việt Bắc.

Trần Dụ Châu đã viết đơn xin ân xá gửi lên Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng bị bác.

Bữa cơm đạm bạc của Bác Hồ và các chiến sĩ trong khi Trần Dụ Châu và đồng bọn sống như ông hoàng. Ảnh tư liệu
Khi đồng chí Trần Đăng Ninh - Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp (hậu cần) hỏi Người về việc này, Người chỉ vào cây xoan đang bị héo úa trước sân và nói với đồng chí Trần Đăng Ninh: 

- Chú có biết tại sao cây kia bị héo không ?

- Thưa Bác cây đó đang bị sâu ăn ạ!

- Thế muốn cây đó khỏe mạnh trở lại phải làm thế nào?

- Dạ, phải bắt giết hết sâu trong thân cây thì cây mới sống khỏe lại được ạ!

- Đúng là như vậy, cũng giống như cái cây kia, khi bộ máy của chúng ta bị những con sâu đục khoét làm hư hỏng thì ta phải bắt giết hết những con sâu đó thì bộ máy mới vững mạnh được... 
Từ những ngày đầu xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn chú ý bảo đảm tính nghiêm minh, không miễn trừ ai trong việc thi hành pháp luật. 

Tháng 11.1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời trước Kỳ họp thứ hai Quốc hội khoá I về những thành viên của Chính phủ không trong sạch: “Chính phủ đã hết sức làm gương, và nếu làm gương không xong thì sẽ dùng pháp luật mà trị những kẻ ăn hối lộ. Đã trị, đang trị và sẽ trị cho kỳ hết !” .

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Để thực hiện chữ Liêm, cần có tuyên truyền và kiểm soát, giáo dục và pháp luật, từ trên xuống, từ dưới lên.

Trước nhất là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”. Vì vậy, cán bộ phải thực hành chữ Liêm trước để làm kiểu mẫu cho dân”

Tham nhũng là một bệnh khó chữa của các chế độ nhà nước. Nó xuất hiện cùng/và gắn chặt với những người nắm giữ quyền lực, lợi dụng những quyền lực đó để chiếm đoạt của cải xã hội cho riêng bản thân mình. Một nền pháp quyền chân chính, tiến bộ phải bảo đảm được tính công bằng, khách quan, bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật. Thi hành được điều này không phải dễ dàng bởi vì từ xưa rồi, tội của quan vẫn được xử theo lễ còn tội của dân được xử theo luật (!). 

Trong những năm qua mặc dù chúng ta đã tốn nhiều công sức để đẩy lùi quốc nạn tham nhũng nhưng tệ nạn này chưa có chiều hướng suy giảm. 

Những kẻ bất liêm vẫn tồn tại trong xã hội, thậm chí ở tại ngay những cơ quan thi hành pháp luật, những cơ quan được giao trọng trách đấu tranh chống lại quốc nạn tham nhũng, buôn lậu và gian lận; những cơ quan được giao trọng trách duy trì sự nghiêm minh của pháp luật.... 

Tình trạng này một phần do hệ thống luật pháp của chúng ta chưa đồng bộ, còn nhiều kẽ hở để những kẻ bất liêm  lợi dụng, phần khác do việc thi hành luật chưa nghiêm minh, pháp luật chưa đảm bảo tác dụng giáo dục và răn đe. 

Vẫn còn tình trạng “pháp luật chỉ dành để thi hành với dân chúng”, vẫn còn cảnh “nén bạc đâm toạc tờ giấy” khiến lòng dân ít tin tưởng vào hệ thống pháp chế. 

Trong bối cảnh đó, việc thực hiện lời Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ đó giữ địa vị nào, làm nghề gì” đang đặt ra trước các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp như một yêu cầu bức xúc của xã hội. 

Việc bắt ông Đinh La Thăng cho thấy rõ quyết tâm chống tham nhũng của Đảng.
Đảng đang đẩy mạnh công cuộc chống tham nhũng theo đúng hướng đó khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố: “Cuộc đấu tranh chống tham nhũng không có vùng cấm”.

Những diễn biến mới nhất của các vụ án tham ô, tham nhũng, thất thoát lớn đã và đang chứng minh điều này. Những đại án tham nhũng đang được đưa ra ánh sáng với những cán bộ đã từng có thời “làm mưa làm gió” nay ra hầu tòa, đã cho thấy pháp luật đã dần đi đúng “đường nó phải đi”: Nghiêm minh và công bằng. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy chúng ta điều đó từ câu chuyện vụ án lớn Trần Dụ Châu cách đây gần 70 năm và việc Người bác đơn xin ân xá của y.
(Ngô Vương Anh - Dân Việt)

Vạch trần "BỘ MẶT THẬT" của Pháp Luân Công - Thầy Thích Trúc Thái Minh

Xin mời quý khán thính giả cùng lắng nghe Thầy Thích Trúc Thái Minh giải đáp những thắc mắc về "Pháp Luân Công"!

27 tháng 12, 2017

VIDEO CLIP: Thủ môn Văn Lâm vừa nướng thịt vừa nhảy nhót

Đoạn video do Văn Lâm chia sẻ trên Instagram cá nhân. Thủ thành 24 tuổi hiện ở Nga để đón Giáng sinh và năm mới cùng gia đình. Sau sự cố bị cựu trợ lý Lê Sỹ Mạnh hành hung, Văn Lâm không thi đấu một trận nào cho CLB Hải Phòng. Tương lai của cầu thủ mang hai dòng máu Việt - Nga tại đội bóng đất Cảng vẫn đang bỏ ngỏ.


Sau nghệ sĩ Chí Trung, Quang Thắng lên tiếng muốn rút khỏi Táo Quân?

"Bản thân chúng tôi rất mong muốn được rút lui khỏi sân khấu Táo Quân..." - Nghệ sĩ Quang Thắng bày tỏ.


Là một trong những nghệ sĩ gắn bó với Táo Quân nhiều năm, NSƯT Quang Thắng - người thường vào vai Táo Kinh tế đã trải lòng mình trước thềm chương trình được khán giả chờ đợi như một "món ăn" tinh thần trong đêm Giao thừa. Nam nghệ sĩ không giấu được nỗi lòng trăn trở cũng như những khó khăn của dàn nghệ sĩ tham gia Táo Quân gặp phải hiện nay.

"Táo Kinh tế" chia sẻ, đây là một trong những chương trình khiến anh áp lực. Có thâm niên 15 năm cộng tác, nghệ sĩ Quang Thắng liên tục phải tập đêm. Chưa kể đến việc nam nghệ sĩ rất sợ khi phải học những lời lẽ, thuật ngữ chuyên môn. "Quay phim nếu hỏng thì còn có thể sửa được, chứ diễn Táo Quân thì không sửa được bởi lúc ấy mình đang diễn trước rất nhiều khán giả và hội đồng thẩm duyệt" - nam nghệ sĩ cho biết.


Đề cập đến việc nhường sân khấu Táo Quân lại cho người trẻ, nghệ sĩ Quang Thắng tâm sự chuyện các nghệ sĩ cũng rất mong muốn rút lui khỏi chương trình này. "Anh Quốc Khánh và Chí Trung đã gần 60 tuổi, còn tôi cũng hơn 50 tuổi rồi. Tôi rất muốn có người mới thay thế vai diễn của mình nhưng tìm mãi chưa ra.

Có một số bạn trẻ cũng chập chững bước vào chương trình Táo Quân nhưng diễn hời hợt, chỉ nhanh nhanh chóng chóng hoàn thành để đi chạy show. Tôi buồn khi họ chỉ mải mê kiếm tiền mà không chịu khó trau dồi cho vai diễn Táo Quân. Đâu phải cứ học thuộc lời là xong đâu. Lời thoại là một chuyện nhưng diễn xuất ra sao để khán giả đón nhận lại là một chuyện khác" - "Táo Kinh tế" cho hay.

Trước chia sẻ của nghệ sĩ Quang Thắng, nghệ sĩ Chí Trung cũng thẳng thắn nói về cái khó của các nghệ sĩ khi tham gia Táo Quân. "Bây giờ đến lượt chúng tôi cũng “hết hơi” rồi, anh Quốc Khánh cũng bắt đầu già rồi. Vân Dung, Xuân Bắc cũng yếu mệt rồi, Quang Thắng từ Hải Phòng lên cũng mệt lắm rồi. Thế nên các bạn ấy cũng phải suy nghĩ lại. Ngay cả đạo diễn Đỗ Thanh Hải cũng mệt!" - "Táo Giao thông" tâm sự.
(Tổng hợp)

VKSND Tối cao đề nghị giảm nhẹ hình phạt cho ông Thăng

Sáng 27-12, TAND TP Hà Nội đã ra quyết định về việc đưa ra xét xử bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Ông Đinh La Thăng
Dự kiến phiên tòa sẽ bắt đầu vào ngày 8 và kéo dài dến 21-1-2018. HĐXX gồm năm người, do thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân làm chủ tọa.

Như đã thông tin, cáo trạng VKSND Tối cao nêu: Quá trình thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, ông Thăng khi đó là chủ tịch HĐTV PVN có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo Điện lực Dầu khí (PV Power) ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định.

Hợp đồng có nhiều nội dung không có thật, được lập và ký khi chưa được HĐTV của chủ đầu tư phê duyệt...  Sau đó, ông Thăng chỉ đạo cấp dưới tại PVN căn cứ hợp đồng này tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.312 tỉ đồng cho PVC để các bị can tại PVC sử dụng hơn 1.115 tỉ đồng sai mục đích, trái quy định gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 119 tỉ đồng.

Hành vi của bị can Đinh La Thăng phạm vào tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Quá trình điều tra, bị can thừa nhận có sai phạm trong việc chỉ đạo thực hiện dự án với tư cách là người đứng đầu PVN. Ông Thăng bị VKSND Tối cao truy tố theo khoản 3 Điều 165 với khung hình phạt từ 10 đến cao nhất là 20 năm tù.

Cho rằng ông Thăng đã thừa nhận sai phạm, từng có nhiều thành tích trong công tác nên VKSND Tối cao đề nghị cơ quan xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Cáo trạng cũng xác định bị can Trịnh Xuân Thanh trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 đã chỉ đạo Vũ Đức Thuận ký hợp đồng số 33 trái quy định để PVC được nhận tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.312 tỉ đồng.Bị can Thanh còn chỉ đạo cấp dưới sử dụng hơn 1.115 tỉ đồng trong số tiền tạm ứng vào mục đích khác, không đưa vào dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 119 tỉ đồng. Trong đó, bị can Thanh hưởng lợi 4 tỉ đồng...

Ông Trịnh Xuân Thanh
VKSND Tối cao cho rằng bị can Thanh quanh co không thành khẩn nên đề nghị truy tố bị can Trịnh Xuân Thanh ở khung hình phạt cao nhất cho hai tội danh tham ô tài sản với khung hình phạt cao nhất là tử hình và tội cố ý làm trái... với khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù.

Trong vụ án này có 22 bị cáo bị đưa ra xét xử. Trong đó, 12 bị cáo bị VKSND Tối cao truy tố về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại khoản 3 Điều 165 BLHS năm 1999 gồm: 
1. Đinh La Thăng, nguyên chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN. 
2. Phùng Đình Thực, nguyên tổng giám đốc PVN.
3. Nguyễn Quốc Khánh, nguyên phó tổng giám đốc PVN. 
4. Nguyễn Xuân Sơn, nguyên phó tổng giám đốc PVN. 
5. Ninh Văn Quỳnh, nguyên kế toán trưởng kiêm trưởng Ban Tài chính kế toán và kiểm toán PVN.
6. Lê Đình Mậu, nguyên phó trưởng Ban Kế toán và kiểm toán PVN.
7. Vũ Hồng Chương, nguyên trưởng Ban quản lý dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2 thuộc PVN. 
8. Trần Văn Nguyên, nguyên kế toán trưởng Ban quản lý dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2 thuộc PVN. 
9. Nguyễn Ngọc Quý, nguyên phó chủ tịch HĐQT PVC. 
10. Nguyễn Mạnh Tiến, nguyên phó tổng giám đốc PVC.
11. Phạm Tiến Đạt, nguyên kế toán trưởng PVC.
12. Trương Quốc Dũng, nguyên phó tổng giám đốc PVC.

Có tám bị cáo bị truy tố về tội tham ô tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 278 BLHS năm 1999 gồm:

1. Nguyễn Anh Minh, nguyên phó tổng giám đốc PVC. 
2. Bùi Mạnh Hiển, nguyên chánh văn phòng PVC. 
3. Lương Văn Hòa, nguyên giám đốc Ban điều hành dự án Vũng Áng-Quảng Trạch thuộc PVC. 
4. Nguyễn Thành Quỳnh, nguyên giám đốc kỹ thuật công nghệ Tổng Công ty Cổ phần miền Trung - Công ty Cổ phần Đà Nẵng. 
5. Lê Thị Anh Hoa, vợ của bị cáo Nguyễn Thành Quỳnh, Hoa nguyên là giám đốc Công ty TNHH MTV Quỳnh Hoa. 
6. Nguyễn Đức Hưng, nguyên trưởng phòng Tài chính kế toán, Ban điều hành dự án Vũng Áng-Quảng Trạch thuộc PVC. 
7. Lê Xuân Khánh, nguyên trưởng phòng Kinh tế-kế hoạch, Ban điều hành dự án Vũng Áng-Quảng Trạch thuộc PVC. 
8. Nguyễn Lý Hải, nguyên trưởng phòng Kỹ thuật, Ban điều hành dự án Vũng Áng-Quảng Trạch thuộc PVC.

Riêng hai bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc PVC) và Vũ Đức Thuận (nguyên tổng giám đốc PVC) bị truy tố về cả hai tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản. 
(NGUYỄN ĐỨC-PLO)

Nghệ sĩ Chí Trung úp mở hé lộ Táo quân 2018 sẽ là chương trình cuối

"Tôi có linh cảm Táo quân 2018 sẽ là chương trình cuối vì mọi người rất muốn dừng nó từ 2-3 năm nay" - Nghệ sĩ Chí Trung bày tỏ.

Nghệ sĩ Chí Trung úp mở hé lộ Táo quân 2018 sẽ là chương trình cuối?
Trong cuộc trò chuyện mới đây với báo chí, nghệ sĩ Chí Trung - gương mặt quen thuộc vào vai "Táo Giao thông" trong chương trình Táo quân đã có những chia sẻ bất ngờ xoay quanh chương trình này. Nam nghệ sĩ cho biết, có thể năm nay anh sẽ tiếp tục vào vai Táo Giao thông đúng với mong đợi của nhiều người bởi trong năm qua có nhiều vấn đề nóng như: BOT, đường sắt trên cao..."Rất có thể tên tôi năm nay sẽ là Cai Lậy chăng? Đó là tôi cũng chỉ dự đoán thôi" - nghệ sĩ Chí Trung bày tỏ.

Đề cập đến những khó khăn các nghệ sĩ gặp phải trong việc tập luyện chương trình Táo quân năm nay nhân kỉ niệm 15 năm kể từ ngày ra mắt chương trình Táo quân đầu tiên năm 2013, nghệ sĩ Chí Trung thừa nhận, lịch tập Táo quân cũng khá vất vả vì các bạn trẻ chạy show nhiều, đến đêm mới về tập.

Đội ngũ nghệ sĩ như: Xuân Bắc, Chí Trung, Quốc Khánh, Công Lý, Vân Dung, Quang Thắng…quen thuộc trong chương trình Táo quân hằng năm.
"Táo Giao thông" cũng chỉ ra thực tế 2 năm trở lại đây, các nghệ sĩ đã có tuổi nên yêu cầu tập ban ngày và không tập đêm nữa, tập đến khoảng 23h là nghỉ vì không ai sức đâu 2-3h sáng “nhóm lò” tập với nhau được. Thỉnh thoảng các nghệ sĩ có ngày tập đêm nhưng không phổ biến 1 tháng như ngày xưa và sự hao tâm tổn sức không còn nhiều nữa. "Chị Minh Vượng bỏ Táo quân cũng vì không có sức để theo rồi chị Minh Hằng cũng “hết hơi”. Bây giờ đến lượt chúng tôi cũng “hết hơi” rồi, anh Quốc Khánh cũng bắt đầu già rồi. Vân Dung, Xuân Bắc cũng yếu mệt rồi, Quang Thắng từ Hải Phòng lên cũng mệt lắm rồi. Thế nên các bạn ấy cũng phải suy nghĩ lại. Ngay cả đạo diễn Đỗ Thanh Hải cũng mệt!" - nam nghệ sĩ tâm sự.

(Bảo Ngọc - Tổng hợp)

Kỳ 5: Bí thư Đà Nẵng: TỔNG BÍ THƯ YÊU CẦU BỘ CÔNG AN ĐIỀU TRA VÀ TRẢ LỜI VỀ VŨ "NHÔM"

Đó là thông tin được ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết chiều 20/12, tại buổi gặp mặt các cán bộ quân đội cấp tướng nghỉ hưu trên địa bàn TP nhân kỷ niệm 73 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12 

Các tướng lĩnh nghỉ hưu bức xúc: Vũ “nhôm” là ai? 

Chiều 20/12, tại buổi gặp mặt của lãnh đạo TP Đà Nẵng với các cán bộ quân đội cấp tướng nghỉ hưu trên địa bàn nhân 73 năm thành lập QĐND Việt Nam, Đại tá Lê Công Thạnh, nguyên Chỉ huy trưởng Tỉnh Đội Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) cho hay, dư luận đang rất xôn xao về một người tên Phan Văn Anh Vũ (còn gọi là Vũ “nhôm”, chủ một số công ty tư nhân) đã có những tác động khiến Ban Thường vụ Thành ủy có những vi phạm, khuyết điểm và bị Trung ương kỷ luật tập thể.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa: "Tổng Bí thư trực tiếp yêu cầu Bộ Công an điều tra và trả lời về Vũ “nhôm"!" (Ảnh: HC) 

Vũ “nhôm” là ai? Có hay không việc người này gây sức ép buộc chính quyền TP phải thực hiện theo ý mình là giải quyết nhà, đất công sản ở nơi thuận lợi, đắc địa trên các đường Bạch Đằng, Trần Phú, Nguyễn Thái Học với giá thấp không qua đấu thầu? Có hay không việc Vũ “nhôm” gây sức ép buộc Ban Thường vụ Thành ủy để Vũ mua lại trụ sở Hải quan Đà Nẵng không qua rao bán công khai? 

Có hay không việc cho Công ty 79 của Vũ “nhôm” được triển khai dự án khu đô thị Đa Phước khi chưa có đủ các thủ tục pháp lý, chưa có đánh giá tác động môi trường và sau này có nhiều sai phạm trong việc khai thác đất san lấp mặt bằng; thông báo bán các căn hộ khi chưa đủ điều kiện?... Vì sao có sự tắc trách như vậy trong dự án này? Có lợi ích nhóm hay không? Ai đứng đằng sau điều đó? 

Có hay không việc Vũ “nhôm” chỉ mặt và có lời lẽ hăm dọa Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng: “Tôi sẽ cho ông nghỉ việc!” khi chính quyền TP không đồng ý yêu cầu của Vũ về dự án của mình. Thực tế còn có dư luận là Vũ “nhôm” dám nói câu này trong khi có cả một số đồng chí lãnh đạo TP có mặt…” – Đại tá Lê Công Thạnh đặt liên tiếp các câu hỏi. 

Theo ông, những sự việc trên cho thấy Vũ “nhôm” đã coi thường chính quyền TP, tác động, mua chuộc, lôi kéo, gây sức ép, buộc một số người phải làm theo ý mình”. Vì vậy ông mong muốn các cơ quan chức năng, cấp có thẩm quyền nhanh chóng điều tra làm rõ Vũ “nhôm” là ai? Thế lực và cá nhân nào đứng đằng sau để hà hơi, tiếp sức, tạo điều kiện, làm chỗ dựa để Vũ tự tung, tự tác khuynh đảo các cơ quan Nhà nước? 

Cần làm rõ, kết luận chính xác những vi phạm, khuyết điểm trong lĩnh vực quản lý đất đai, nhất là nhà, đất công sản có liên quan đến Vũ “nhôm” để cử tri Đà Nẵng giải tỏa được những ngờ vực, với quan điểm: Ai sai thì người đó phải chịu trách nhiệm. Xử lý đúng người, đúng tội. “Đây chính là cơ sở để tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Đảng, củng cố lòng tin trong Đảng, trong quần chúng nhân dân!” – Đại tá Lê Công Thạnh nói. 

Thiếu tướng Trương Minh Hùng, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 5 bày tỏ sự đồng tình với những ý kiến của Đại tá Lê Công Thạnh và nhấn mạnh ông rất ấn tượng với việc Đà Nẵng đăng cai tổ chức thành công Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, gây được tiếng vang khiến “nhân dân phấn khởi, đối tác khâm phục, đối tượng kính nể”. Từ đó, những cựu chiến binh đang nghỉ hưu tại Đà Nẵng như ông càng thấy “có trách nhiệm bảo vệ thành quả của TP mình”. 

Với tinh thần đó, ông nhấn mạnh: “Tôi bức xúc, băn khoăn với câu hỏi ai là Vũ “nhôm? Có hay không những vấn đề đang gây xôn xao dư luận mà Đại tá Lê Công Thạnh đã nêu? Đây là bước cản hiện nay mà nếu muốn TP phát triển thì phải dẹp ngay mới yên tâm được. Nếu không sẽ dẫn đến nguy cơ làm phân hóa nội bộ, làm tự diễn biến, tự chuyển hóa. Cuối cùng chúng ta sẽ lại sai lầm nữa. Tôi tin các đồng chí lãnh đạo TP hiện nay sẽ giải được bài toán này!”. 

Tổng Bí thư trực tiếp chỉ đạo Bộ Công an điều tra, trả lời 

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho hay, không phải đến hôm nay dư luận mới nhắc đến cái tên Vũ “nhôm”, không phải đến hôm nay dư luận mới hỏi Vũ “nhôm” là ai, mà thực ra báo chí đã nêu từ lâu rồi. Và cái tên Vũ “nhôm” cũng đã kèm theo cái tiếng xấu của Đà Nẵng lan khắp cả nước rồi! 

“Hiện nay Bộ Công an, đặc biệt là Tổng Bí thư đã trực tiếp yêu cầu Bộ Công an điều tra và trả lời với Tổng Bí thư và Bộ Chính trị về chuyện này!” – ông Trương Quang Nghĩa nói với các cán bộ hưu trí cấp tướng nghỉ hưu trên địa bàn Đà Nẵng đang tham dự buổi gặp mặt. 

Theo ông, có một số doanh nghiệp dựa vào quan hệ này nọ, rồi bằng nhiều cách để làm giàu. Và khi đã giàu lên thì tìm mọi cách để can thiệp vào công việc của chính quyền, thậm chí can thiệp cả công tác nhân sự. Từ thực tế ghi nhận khi còn làm Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, ông đã nhấn mạnh tại hội nghị Thành ủy Đà Nẵng ngày 1/12 vừa rồi: “Nếu như có cái này thì đây là sự xỉ nhục đối với chính quyền, đối với hệ thống công quyền của chúng ta! Tại sao để thế được?”. 

Ông Trương Quang Nghĩa cho biết mới đây ông cũng đã báo cáo với Tổng Bí thư quyết tâm làm rõ việc có hay không tình trạng nêu trên tại Đà Nẵng; đồng thời đề nghị các cán bộ hưu trí đang nghỉ hưu trên địa bàn hết sức ủng hộ quyết tâm này. Câu hỏi Vũ “nhôm” là ai sẽ được trả lời theo đúng quy định pháp luật. 

“Bây giờ tôi chỉ nói một ý này: Đà Nẵng không thể đứng ngoài cuộc phòng, chống tham nhũng của cả nước được. Cả nước đang diễn ra rất quyết liệt. Quyết tâm của Bộ Chính trị, của Chính phủ, của Quốc hội càng ngày càng thấy rõ các kết quả. Và điều hết sức quan trọng là người dân cả nước rất phấn khởi, đánh giá cao quyết tâm đó. Như Tổng Bí thư đã nói, lòng dân như vậy có nghĩa chúng ta làm đúng. Thế thì với Đà Nẵng, chúng ta không thể ngoài cuộc được. Và trực tiếp Tổng Bí thư, Bộ Chính trị đang giao cho Bộ Công an phải trả lời cho đúng!” – ông Trương Quang Nghĩa nói. 

Nhân đây, ông thông báo với các tướng lĩnh quân đội đang nghỉ hưu trên địa bàn là vừa rồi quân đội đã bắt một trường hợp tương tự, cũng xuất phát từ quyết tâm của Bộ Chính trị. “Ở đây có Vũ “nhôm” mà mọi người đang nói thì ở ngoài Bắc, trong quân đội có nói về Út “trọc”, cũng thượng tá cả. Quan điểm là người của ai thì đơn vị đó phải xử lý. Quân đội vừa xử lý, bắt Út “trọc” rồi; Công an hiện cũng đang làm và phải trả lời câu hỏi về Vũ “nhôm”!” – ông Trương Quang Nghĩa nói. 

Kết thúc phát biểu của mình, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng một lần nữa thông báo hiện nay Bộ Công an đang tập trung vào Đà Nẵng để làm, kết quả như thế nào thì phải dựa trên cơ sở luật pháp và phải chờ kết luận của cơ quan chức năng. Ông nhấn mạnh: “Tôi nghĩ, rõ ràng là không thể coi thường dư luận và ý chí của người dân Đà Nẵng được. Và tôi tin, tôi rất tin là quyết tâm của Bộ Chính trị sẽ đến cùng đối với những sự việc mà dư luận quan tâm. Phải trả lời cho nó đúng!”.
(Hải Châu - Tre Làng)




Loại bỏ những ‘con sâu’ trong làng báo

Năm 2017 là năm mà số lượng phóng viên, nhà báo bị xử lý hình sự, bị bắt quả tang nhận tiền, vòi vĩnh doanh nghiệp nhiều hơn mọi năm. Sáng 26-12, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Ban Tuyên giáo Trung ương và Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018. 

Có hiện tượng liên kết “đánh hội đồng” 
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng
Phát biểu tại hội nghị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cho rằng năm 2017 công tác báo chí có chuyển biến tích cực, đạt kết quả toàn diện. Chất lượng, hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền nghị quyết trung ương đạt những kết quả tích cực, nhất là trong đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Nhiều nhà báo đã không ngại có mặt ở những nơi khó khăn, gian khổ nhất, có nhà báo đã hy sinh cả mạng sống của mình, vượt qua các thế lực xấu để làm tròn sứ mệnh… 

Tuy nhiên, ông Thưởng cho rằng báo chí còn nhiều hạn chế, thiếu sót, một số khuyết điểm có biểu hiện nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến uy tín báo chí. “Rõ nhất là xa rời tôn chỉ, mục đích, nhất là ở một số trang tin điện tử. Khuynh hướng giật gân câu khách, thông tin thiếu nhạy cảm chính trị, dễ dãi trong trích nguồn, xào lại tin bài của báo khác là phổ biến” - ông Thưởng nói. 

Theo ông Thưởng, năm 2017 là năm mà số lượng phóng viên (PV), nhà báo bị xử lý hình sự, bị bắt quả tang khi nhận tiền, vòi vĩnh doanh nghiệp nhiều hơn mọi năm. “Điều này làm cho người làm báo chân chính rất đau lòng, đặt ra đòi hỏi trong làng báo phải đấu tranh với nhau để loại khỏi những con sâu làm rầu nồi canh” - ông Thưởng nói và nhận định việc xử phạt báo chí như gãi ngứa, không đủ sức răn đe… 

Đánh giá công tác báo chí năm 2017, Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo cũng chỉ ra những khuyết điểm, hạn chế của báo chí như tình trạng “đánh hội đồng”, kết án vụ việc, hiện tượng mà không cần xem xét đến các quy trình của pháp luật. “Thậm chí, có tình trạng PV liên kết thành những “liên minh báo chí”, tổ chức theo nhóm lấy danh nghĩa cùng đi tác nghiệp nhằm sách nhiễu, vòi vĩnh doanh nghiệp, theo kiểu ép ký hợp đồng quảng cáo, hợp tác truyền thông và gỡ, sửa tin bài sau khi đăng một cách tùy tiện, vụ lợi. Cá biệt, có một số PV, nhà báo đã vi phạm pháp luật trong quá trình tác nghiệp, bị truy cứu trách nhiệm hình sự” - ông Bảo nói. 

Cơ quan chủ quản không vô can 

Về phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, ông Thưởng cho biết năm 2018 phải phấn đấu triển khai quy hoạch báo chí. Bên cạnh đó, cần tập trung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện tôn chỉ, mục đích của các cơ quan báo chí. “Vi phạm tôn chỉ, mục đích là nặng nề nhất nhưng quy định xử phạt còn lỏng lẻo” - ông Thưởng nói và đề nghị đối với xu hướng “báo hóa” các tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử không đúng tôn chỉ, mục đích cần thu hồi giấy phép, thu hồi thẻ nhà báo. Đồng thời, rà soát thu hồi, cấp phát lại tên miền với những tên miền không phù hợp. 
*** 

Có lợi ích nhóm hay không? 

Thời gian qua, một số cơ quan báo chí đã giải quyết vấn đề kinh tế thông qua các chương trình dịch vụ, bài giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm, thậm chí ký hợp tác toàn diện với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty. Điều này cũng bộc lộ các vấn đề đáng suy nghĩ. Như giờ đang đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng mà cơ quan báo chí ký hợp đồng hợp tác toàn diện thì có bị ảnh hưởng không? Có thể đặt ra câu hỏi là có lợi ích nhóm, có sự kết hợp quyền lực kinh tế với quyền lực thông tin không? Đây là vấn đề cấp bách, cần phải cùng phối hợp bàn bạc tìm hướng đi, giải pháp hiệu quả cho công việc này. 


Fake news đang làm khuynh đảo xã hội 

Trong khi fake news (tin giả) khuynh đảo xã hội và có nguy cơ lấn át những nguồn tin chính thống thì việc kiểm chứng thông tin trên báo chí lại đang trở nên lỏng lẻo. Và thật đáng buồn khi không ít tòa soạn thậm chí áp dụng cách làm nguy hiểm là “đăng tải trước, chỉnh sửa sau nếu cần thiết”. Sẽ ra sao nếu người dân không còn tin vào báo chí, sẽ ra sao nếu tin giả nhiều hơn tin thật? Báo chí phải hành động chứ không thể ngồi chờ cơ quan chức năng ra luật, chờ các công ty công nghệ thay đổi thuật toán, chờ người dùng trở nên thông minh hơn để tự xa lánh fake news.

Ông Thưởng cũng ví von giữa thẻ nhà báo với thẻ hành nghề bác sĩ. “Bác sĩ mà bị rút thẻ thì không làm được nghề nữa. Nhà báo mà bị rút thẻ thì vẫn làm được, thậm chí viết còn cay nghiệt hơn. Có nhà báo ra tù rồi không viết báo nữa mà làm biên tập viên. Hoặc cơ quan khác lại xin về bổ nhiệm vị trí ở tòa soạn” - ông Thưởng nói về một lỗ hổng và yêu cầu cần rà soát. Ông Thưởng cũng chỉ ra có cơ quan báo chí khoán cho văn phòng đại diện mỗi tháng 4-5 tỉ đồng. Theo ông Thưởng, như vậy là không đúng tôn chỉ, mục đích hoạt động của báo chí và cần phải xử lý rốt ráo. Để làm chuyển biến rõ nét công tác báo chí, ông Thưởng cho biết bên cạnh trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước thì phải quy trách nhiệm cho cơ quan chủ quản theo quy định của Đảng và Luật Báo chí. “Từ giờ trở đi, cơ quan chủ quản không vô can được. Sau đó xử lý tới tổng biên tập, PV… Nếu quy định nhà nước thiếu thì phải bổ sung, điều chỉnh” - ông Thưởng khẳng định. 


Kiểm tra việc cấp thẻ báo chí cho chủ quán nhậu 

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cho biết đang yêu cầu Cục Báo chí phối hợp với Sở TT&TT TP.HCM kiểm tra trường hợp một cơ quan báo chí cấp thẻ hoạt động cho cả chủ vựa phế liệu, chủ quán nhậu “để làm ăn”. “Hiện Bộ TT&TT đã chỉnh sửa quy định, giao quyền cho địa phương xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí trên địa bàn mình quản lý” - ông Tuấn nói. 

Liên quan đến vấn đề quản lý báo chí trên địa bàn, ông Võ Văn Long - Phó Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM cho biết hiện có 38 cơ quan báo chí và 142 văn phòng đại diện hoạt động trên địa bàn TP.HCM. “Có văn phòng đưa nhiều thông tin không chuẩn mực, không chính xác, nhạy cảm, không phù hợp với lợi ích của đất nước và của dân tộc. Có hiện tượng PV thường trú vi phạm do cơ quan chủ quản buông lỏng, thậm chí giao khoán về tài chính dẫn đến những vụ việc không thể lường trước” - ông Long cho hay. 

Để tăng cường công tác quản lý văn phòng đại diện, PV thường trú, ông Long cho rằng nên cho phép địa phương được quyền xử lý các cơ quan báo chí không đăng ký văn phòng đại diện khi hoạt động. Ông cũng kiến nghị Bộ TT&TT có quy chế ủy quyền cho Sở TT&TT TP.HCM xử lý các sai phạm của văn phòng đại diện xảy ra trên địa bàn, có như vậy mới kịp thời. 
(TÁ LÂM)