15 tháng 4, 2020

Thủ đoạn bóp méo sự thật công tác hỗ trợ chống dịch COVID-19

Các đối tượng phản động, cơ hội chính trị đặt điều xuyên tạc, phát tán những thông tin sai lệch về tình hình dịch bệnh, trong đó có công tác hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do dịch gây ra nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Tự tin xoá bỏ xuyên tạc

Dịch COVID-19 bùng phát trở lại vào cuối tháng 7 vừa qua đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, gây trở ngại cho sự phát triển các mặt đời sống xã hội. Đảng, hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, các cấp, các ngành cùng nhân dân đã và đang đồng sức, đồng lòng, quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh. 

Vậy mà, các đối tượng phản động, cơ hội chính trị lại đặt điều xuyên tạc, phát tán những thông tin sai lệch về tình hình dịch bệnh, trong đó có công tác hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do dịch gây ra nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Nhận diện thủ đoạn

Trong đợt dịch COVID-19 bùng phát trở lại, các thế lực thù địch đã tăng cường đăng tải, tán phát nhiều thông tin xuyên tạc, bóp méo sự thật về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam; họ vin vào những khó khăn, bất cập trong thực hiện việc hỗ trợ do dịch gây ra ở một số địa phương để quy kết, bôi nhọ Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, tác động xấu đến tâm lý nhân dân, gây hại tới an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

Để hoàn thành mục đích trên, họ triệt để khai thác tính năng lan tỏa nhanh của internet thông qua các trang mạng xã hội như: youtube, facebook, blog… để tán phát nhiều bài viết, hình ảnh, video clip có nội dung tuyên truyền xuyên tạc, sai sự thật. Điển hình là: Trên facebook của tổ chức phản động Việt Tân đã chia sẻ bài viết: “Hà Nội: Nhà giàu nhận hỗ trợ, hộ nghèo trắng tay”, hay trên trang facebook TNCG đăng tin: “Đảng nhận viện trợ quốc tế mà để dân chờ mãi chẳng thấy gì”…

Thực tế, hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương đã nhanh chóng, linh hoạt, kịp thời trong lãnh đạo, chỉ đạo; nghiêm túc, chặt chẽ, hiệu quả trong triển khai tổ chức thực hiện công tác phòng chống cũng như hỗ trợ khắc phục hậu quả do ảnh hưởng dịch COVID-19 gây ra.

Trước những nguy hại từ dịch COVID-19, ngày 30/3/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm chiến thắng đại dịch COVID-19. 

Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ Trung ương tới địa phương đã vận động các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, đồng bào ta ở nước ngoài tiếp tục tham gia ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19. 

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Để chia sẻ khó khăn với người dân, dù Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg bắt đầu có hiệu lực từ ngày 24/4/2020, song các chế độ quy định tại quyết định này được áp dụng luôn từ ngày 1/4/2020.

Nhằm đôn đốc hoàn thành tiến độ triển khai Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Công điện số 05/CĐ-LĐTBXH, đề nghị các tỉnh, thành phố tập trung cao độ triển khai nhằm cơ bản hoàn thành việc hỗ trợ các đối tượng trong tháng 6/2020.

Đẩy mạnh triển khai công tác chi trả tiền hỗ trợ người lao động trong danh sách đã được rà soát, phê duyệt theo đúng quy định, nhất là người lao động không có giao kết hợp đồng lao động, người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương và người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Bên cạnh đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị xử lý nghiêm hành vi lợi dụng, trục lợi chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Tăng cường xử lý hồ sơ đề nghị hỗ trợ qua dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia nhằm rút ngắn thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng trong quá trình xác nhận và phê duyệt hồ sơ. Xây dựng cơ sở dữ liệu về các đối tượng hỗ trợ, cập nhật thông tin báo cáo trên hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ…

Những con số biết nói

Tính đến đầu tháng 6/2020, theo thống kê, cả nước có 71.525 người lao động không có giao kết hợp đồng lao động được nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng. Số đối tượng được hỗ trợ mở rộng là 25.247 người, với kinh phí hơn 27,6 tỷ đồng. Đây là con số cụ thể mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP và Quyết định 15/2020/QĐ-TTg về các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. 

Theo báo cáo, cả nước có 14 địa phương chi trả hỗ trợ cho gần 73.000 đối tượng là người lao động, hộ kinh doanh với kinh phí hỗ trợ gần 70 tỷ đồng. Trong đó, 71.525 người lao động không có giao kết hợp đồng lao động, chủ yếu là hỗ trợ người bán lẻ xổ số lưu động. Bộ Lao động -  Thương binh và Xã hội cũng duyệt chi hỗ trợ cho 418 lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, hỗ trợ 1.132 hộ kinh doanh có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng. 

6 địa phương đã chủ động mở rộng đối tượng hỗ trợ so với Nghị quyết 42, Quyết định 15, thực hiện theo Nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố, gồm: Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sóc Trăng.

Nhóm đối tượng mở rộng được 6 địa phương trên chi hỗ trợ là: Người có công, đối tượng bảo trợ xã hội đang nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội trong và ngoài công lập, gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng, hộ gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng người khuyết tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, giáo viên, nhân viên trường mầm non, phổ thông ngoài công lập. Các địa phương tăng cường công tác hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện các thủ tục nhanh chóng, đúng quy định, nhất là doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người lao động.

Thực hiện Nghị quyết số 42 với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, “tương thân tương ái”, đến nay, các địa phương đã từng bước tháo gỡ khó khăn, khắc phục bất cập, triển khai đồng bộ, quyết liệt, thận trọng và trách nhiệm, đảm bảo các gói hỗ trợ đến tay người dân, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, góp phần ổn định tình hình chính trị - xã hội tại các địa phương.

Những nỗ lực, cố gắng không biết mệt mỏi cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ, toàn diện của cả hệ thống chính trị; sự đoàn kết, quyết tâm của mỗi người dân Việt Nam đã làm cho truyền thống dân tộc luôn tỏa sáng, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, tạo nền tảng, cơ sở vững chắc để Việt Nam chiến thắng dịch. Đó là những nghĩa cử cao đẹp được nhân lên từng ngày, từng giờ bằng những đóng góp cả về vật chất lẫn tinh thần. 

Tất cả các đóng góp về vật chất của tập thể, cá nhân và các khoản viện trợ trong nước hay quốc tế đều được phân bổ hợp lý, thực hiện theo nguyên tắc công khai, minh bạch, đúng đối tượng, không để bỏ sót, nhầm đối tượng.

Việc thông tin: “Hà Nội: Nhà giàu nhận hỗ trợ, hộ nghèo trắng tay”, “Đảng nhận viện trợ quốc tế mà để dân chờ mãi chẳng thấy gì”... của các tổ chức phản động, cơ hội chính trị là bóp méo sự thật, kích động nhằm gây ra sự hoài nghi, làm giảm sút lòng tin của quần chúng nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Đối với các tồn tại, chúng ta kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm, chấn chỉnh biểu hiện tiêu cực. 

Quá trình triển khai, tại một số địa phương, dư luận phản ánh về đối tượng nhận hỗ trợ không đúng, thủ tục rườm rà. Như tại Thanh Hóa, một số thôn của huyện Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Quảng Xương có hiện tượng vận động người dân không nhận tiền hỗ trợ, điền thông tin vào mẫu in sẵn. Tại xã Thiệu Thành, Thiệu Hóa phát hiện tình trạng đưa tên người nhà của lãnh đạo xã vào danh sách hộ cận nghèo. 

Tuy nhiên, những hiện tượng này là thiểu số và khi phát hiện, cơ quan chức năng đã chỉ đạo xử lý, chấn chỉnh kịp thời, hoàn toàn không phải “ngó lơ” để nhà giàu nhận hỗ trợ COVID-19 như thông tin xuyên tạc, kích động.

8 tháng 4, 2020

“Dự đoán nhân sự” – luận điệu chống phá, gây nhiễu trước thềm Đại hội XIII của Đảng

Trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động đẩy mạnh các hoạt động chống phá, tuyên truyền xuyên tạc, tung tin sai trái, bịa đặt. Một trong những thủ đoạn nguy hiểm, thu hút sự chú ý của nhiều người là xuyên tạc công tác nhân sự, cán bộ của Đảng để chống phá.

Cảnh giác trước luận điệu quy chụp bản chất công tác cán bộ

Trên nhiều phương tiện truyền thông hải ngoại, trang mạng của tổ chức phản động, lưu vong và mạng xã hội, các đối tượng này tăng cường tung ra các luận điệu xuyên tạc, giả mạo, thất thiệt chống phá Đại hội XIII. Chúng ra sức thổi phồng, suy diễn, bóp méo, bịa đặt, quy kết thành những hạn chế, yếu kém của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ. Chúng cho rằng công tác cán bộ, nhân sự Đại hội XIII là cuộc “tranh giành quyền lực”, “thanh trừng nội bộ”, “thủ tiêu đối phương”... Chúng cố tình dựng chuyện, quy chụp rằng, việc chuẩn bị đại hội như là hoạt động thay cho đại hội, là “xóa bỏ quyền của các đại biểu dự đại hội”; việc thực hiện công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ cốt cán cho Đại hội XIII là Ban Chấp hành Trung ương đã “tước đi quyền tự do, dân chủ trong việc ứng cử, đề cử và bầu cử của các đại biểu dự Đại hội XIII”, “tổ chức đại hội đảng các cấp, Đại hội XIII chỉ mang tính hình thức, là dịp để hội hè, tốn kém tiền của nhân dân”….

Xuyên tạc công tác cán bộ, nhân sự Đại hội XIII của Đảng, những thủ đoạn của chúng là:

Suy diễn công tác cán bộ theo kiểu “trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã thông” như: “Dự báo thay đổi nhân sự cấp cao Đại hội XIII”, “Ai sẽ vào “tứ trụ” Đại hội XIII”, “nhân sự Đại hội XIII: Gươm đã tuốt khỏi vỏ”… Thật nực cười, Đại hội còn chưa diễn ra, song những “con buôn” chính trị lại tỏ ra thông thái khoác lác như thật, khẳng định người này triệt hạ người kia để giữ vị trí này vị trí khác, sắp xếp bộ máy lãnh đạo của Đảng từ cao xuống thấp; từ đó suy diễn, đánh giá theo chiều hướng tiêu cực. Mánh lới thường thấy của chúng là “giật tít-câu khách” đánh trúng vào sự tò mò của nhiều người, từ đó đưa ra phân tích nhận định công tác cán bộ, nhân sự có sự “an bài”, “sắp xếp”, “thỏa hiệp”, cuối cùng là rêu rao, xuyên tạc chế độ mất dân chủ, độc đảng, chuyên quyền, toàn trị.

Ngoài thủ đoạn trên, chúng còn xuyên tạc đời tư, nói xấu, vu cáo cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng. Thời gian gần đây, trên các mạng xã hội, các blog, không gian mạng xuất hiện nhiều thông tin vu cáo, xuyên tạc, rêu rao, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước. Chúng thường phát tán các thông tin, hình ảnh, clip giả tạo, sai lệch, biến không thành có, thật giả lẫn lộn, gây hoài nghi, hoang mang trong dư luận xã hội. Từ đó hòng tác động đến nhận thức, tâm lý, tư tưởng, tình cảm của nhân dân, cán bộ, đảng viên.

Nguy hiểm không kém, chúng tập trung tung ra những bài viết, nhận định xuyên tạc, đánh đồng công tác phòng chống tham nhũng là “thanh trừng nội bộ”, “tranh giành quyền lực” trước Đại hội XIII. Chúng lợi dụng vào một số vụ việc cụ thể như: Việc một số tướng lĩnh, sĩ quan bị Bộ Chính trị, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luật, xử lý vừa qua; sự việc liên quan đến Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung hay thông tin khởi tố vụ án đối với ông Trần Vĩnh Tuyến – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Hồng Trường – cựu Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải…để xuyên tạc đó là sự “đấu đá quyền lực” “tranh giành lợi ích”, “tiêu diệt phe nhóm”,“thanh trừng nội bộ”… Từ đó nhằm gây ra tình trạng nghi ngờ, hoang mang, lầm tưởng an ninh chính trị mất ổn định, nội bộ mất đoàn kết, làm suy giảm niềm tin đội ngũ cán bộ, công tác cán bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.

Đối với mỗi một đảng chính trị, đảng cầm quyền ở bất kỳ quốc gia hay thể chế chính trị nào, để xây dựng, bầu ra bộ máy lãnh đạo của đảng thì công tác tiến hành lựa chọn, bầu cử bộ máy lãnh đạo, người đứng đầu dưới hình thức nào (từ dân chủ trực tiếp hay gián tiếp) là việc bình thường. Một ví dụ của nền chính trị dân chủ tư sản, điển hình ở Mỹ thì đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa, định kỳ vẫn tổ chức đại hội toàn quốc để đảng viên bầu cơ quan lãnh đạo của đảng, chủ tịch đảng, đề cử đại biểu của đảng mình tham gia bầu Tổng thống Hoa Kỳ…Hay cũng ở hầu hết các nước, những công chức trong hệ thống chính trị dù ở cương vị nào, nếu tham ô, tham nhũng thì đều bị điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật. Lẽ nào, những điều thông thường, phổ quát như vậy cũng là“đấu đá”, “tranh giành”, “thanh trừng”, “tiêu diệt” nội bộ hay sao?

Nói về công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng không chỉ là nhiệm vụ của Tiểu ban Nhân sự, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Ban Chấp hành Trung ương mà là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, của các cấp uỷ, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị và các địa phương. Các cơ quan, tổ chức có liên quan, mà trước hết là Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương phải dày công chuẩn bị, phải xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ “then chốt” của “then chốt”, có liên quan đến sự sống còn của Đảng, vận mệnh của chế độ, sự phát triển, vững mạnh của đất nước. Từng cơ quan, địa phương, từng cán bộ trực tiếp tham gia vào công tác chuẩn bị phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc trách nhiệm của mình, toàn tâm, toàn ý lo cho công việc chung, phải đặt lợi ích của Đảng, của đất nước, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm, chỉ ra những ưu điểm, kết quả cũng như những khuyết điểm, hạn chế của các khoá trước, nhất là của khoá XII gần đây, để có thêm cơ sở đề ra phương hướng, yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ của khoá XIII.

Công tác nhân sự, cán bộ của Đảng được thực hiện trên một quy trình chặt chẽ, chuẩn bị công phu, cách làm cẩn trọng, dựa trên nguyên tắc xây dựng Đảng vốn là sức mạnh, tiến bộ, phát huy được nguyện vọng, ý chí tập thể là nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số. Từ đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là cơ quan cao nhất của Đảng sẽ dân chủ lựa chọn, sáng suốt bầu ra đội ngũ cán bộ là tinh hoa của Đảng, thật sự vững vàng, có đủ bản lĩnh, phẩm chất, trí tuệ và có uy tín cao để giải quyết những công việc, xử lý kịp thời, đúng đắn, có hiệu quả những tình huống phức tạp có quan hệ đến sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, sự sống còn của chế độ.

Những luận điệu suy diễn, những thông tin giả mạo, thất thiệt ở trên là những chiêu trò xuyên tạc, “diễn biến hoà bình” công tác cán bộ của Đảng, đánh vào tâm lý tò mò của nhiều người, gây nhiễu loạn thông tin, dao động về tư tưởng chính trị. Mục đích của chúng là cố tình tạo ra sự mất đoàn kết nội bộ, hạ thấp uy tín của cán bộ lãnh đạo cấp cao. Làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào tầm quan trọng, ý nghĩa đặc biệt to lớn của Đại hội XIII, vào sự lãnh đạo của Đảng, tính ưu việt của chế độ và Nhà nước pháp quyền XHCN.

2 tháng 4, 2020

Ông Thắng Cầy ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid – 19

           Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid – 19 trong cả nước cũng như trên thế giới thời gian qua, nếu nhìn vào các quốc gia khác trên thực tế thì có thể nói Việt Nam là quốc gia hàng đầu trong công tác phòng, chống, kiểm soát tình hình và điều trị dịch bệnh. Để đạt được kết quả trên, không thể không nói đến vai trò lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết, kịp thời của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, chính quyền các cấp và sự vào cuộc cả hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống, dịch bệnh.

          Những rận chủ trong nước, từ trước đến giờ luôn được biết đến với vai trò “chọc gậy bánh xe”, phê phán mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, thì nay cũng phải tâm phục, khẩu phục và nghiêm chỉnh chấp hành trước những chỉ đạo trong công tác phòng, chống dịch bệnh được ban hành.

          Điển hình như, thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid – 19, cách ly toàn xã hội trong thời gian 15 ngày từ 0h ngày 01/4/2020, ngay khi chỉ thị được ban hành thì những rận chủ đã nhiệt tình ủng hộ.Rận chủ Nguyễn Lân Thắng chia sẻ: “Ban bố tình trạng khẩn cấp cách ly cả nước từ 0h ngày 01/4/2020. Tôi ủng hộ hoàn toàn quyết định này.” Rận chủ Mai Phương Thảo (Thảo Teresa) thì cho rằng: “Cách ly toàn quốc 15 ngày. Bắt đầu từ 0h ngày 01/4/2020 đến 15/4/2020. Nên thế đi, tôi ủng hộ để dập dịch. Còn hơn là cứ tung tăng rồi chết cả lút”...

          Hay như trước công tác đảm bảo an ninh lương thực, kiểm soát xuất khẩu lúa gạo để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, rận chủ Nguyễn Xuân Diện (Chú Tễu) cũng không tiếc lời khen gợi: “Tôi rất mừng và yên tâm khi biết quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng về vấn đề GẠO”.

          Với việc đặt tính mạng con người lên trên hết, sẵn sàng đánh đổi những lợi ích khác, do vậy hàng loạt những biện pháp bảo vệ, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh Covid – 19 được Đảng, Nhà nước, Chính phủ ban hành trong thời gian qua, đã nhận được sự ủng hộ của toàn dân, do vậy giới rận chủ cũng không phải là ngoại lệ.

          Trước thông tin tình hình dịch bệnh đang trở nên nghiêm trọng tại Mỹ và một số quốc gia Châu Âu trong những ngày qua, hơn lúc nào hết, có lẽ những rận chủ hiện giờ đang cảm thấy mình thật may mắn khi đang được sống và bảo vệ tại Việt Nam. Không như một số rận chủ, “đấu tranh quên mình” để đến được xứ tự do như Mẹ Nấm, giờ được tận mắt chứng kiến cách ứng phó, giải quyết dịch bệnh mới cảm thấy thất vọng, ê chề.

          Xin được trích lại một câu hát để các rận chủ cùng suy ngẫm: “Ai thật lòng yêu ai, đến bây giờ mình đã biết”...