30 tháng 9, 2018

Sân cỏ Việt Nam, chuyện tiền thưởng và hệ lụy

Mới đây, ông bầu Đỗ Quang Hiển đã vào Cần Thơ để gặp mặt thầy trò HLV Vũ Quang Bảo. Theo thông tin từ đội bóng Tây Đô, buổi gặp mặt có lãnh đạo CLB Cần Thơ và bầu Hiển đã hứa thưởng 3 tỷ đồng nếu đội bóng này trụ hạng thành công ở mùa này. Dư luận lại dấy lên những bình luận trái chiều xung quanh “chuyện lạ” bóng đá Việt Nam.

Cách đây 7 mùa bóng, Vicem Hải Phòng được treo thưởng 10 tỷ đồng cho 4 trận cuối cùng, chống xuống hạng và họ đã thoát nạn. Giờ đây, XSKT.Cần Thơ được “ông chủ lạ” treo thưởng 3 tỷ đồng, đúng bằng phần thưởng đội vô địch nếu họ làm được điều tương tự.

Trụ hạng thưởng bằng vô địch

Phải nói đây là chuyện lạ, bởi bầu Hiển là ông chủ của Hà Nội FC nhưng lại hứa vung tiền thưởng cho XSKT.Cần Thơ, một đội bóng chả liên quan. Hơn nữa, Hà Nội FC còn có trận đối đầu với chính đối thủ này vòng 25 V-League 2018, trận đấu mà dự kiến họ sẽ làm lễ đăng quang. Lạ nữa là nếu trụ hạng, XSKT Cần Thơ sẽ được thưởng đúng bằng tiền thưởng của nhà vô địch Hà Nội FC. Lạ quá còn gì! 
Bầu Hiển đã hứa thưởng 3 tỷ đồng nếu đội bóng Cần Thơ trụ hạng thành công ở mùa này. Ảnh: Internet
Nhưng những ai am hiểu những dích dắc sân cỏ Việt Nam thì thấy đây không phải là lần đầu tiên có những chuyện thưởng lạ như thế. Năm ngoái, ông Hiển đã khen thưởng cho đội bóng miền Trung tổng số tiền 8 tỷ đồng, bao gồm 4,5 tỷ đồng thưởng cho chức vô địch quốc gia 2017 và 3,5 tỷ đồng cho danh hiệu Siêu cúp Quốc gia 2018.

Đây cũng là chuyện lạ bởi về lý, bầu Hiển cũng không liên quan đến đội Quảng Nam. Các đây 5 năm, dư luận đồn thổi 5 CLB đó gồm Hà Nội T&T, SHB Đà Nẵng, QNK Quảng Nam, Sài Gòn và một dấu chấm hỏi dành cho Than Quảng Ninh liên quan đến ông chủ họ Đỗ này.

Sở dĩ có dấu hỏi này vì liên quan đến việc Ngân hàng SHB của bầu Hiển tài trợ cho đội bóng đất mỏ Than Quảng Ninh. Tổng cục Thể dục thể thao, VFF từng cử đoàn thanh tra tư cách pháp nhân đối với các đội bóng này của bầu Hiển và kết luận ông không có chức danh gì trong CLB.  

Về lý thì việc bầu Hiển móc túi thưởng cho Quảng Nam, XSKT.Cần Thơ hay bất cứ đội bóng nào đều không vi phạm Điều lệ giải, nó đơn thuần là chuyện cá nhân. Có thể tạm hiểu, là bầu Hiển thưởng với vai trò đối tác làm ăn bên ngoài chuyện bóng đá. Hay dễ hiểu hơn là, từ Hà Nội ông thấy tình cảnh đội bóng Tây Đô khó khăn quá nên treo thưởng với tư cách… Mạnh Thường Quân.

Thực tế về chuyên môn nó chẳng ảnh hưởng đến trận đấu Hà Nội FC gặp XSKT.Cần Thơ, chắc chắn đội khách sẽ thua. Chưa kể, có tý tiền thưởng anh em cầu thủ Cần Thơ vốn lâu nay bị nợ nần tiền chuyển nhượng sẽ hăng hái tập luyện hơn, giúp họ không buông tay trước trận chung kết ngược.

Ngẫm lại chuyện xưa

Nhưng điều đó về lâu dài có thúc đẩy sự phát triển của CLB và bóng đá Việt Nam hay không lại là câu chuyện khác. Nhớ lại, cách đây hơn chục năm, lãnh đội Hải Phòng từng treo thưởng cho các cầu thủ đá không rớt hạng trong bốn trận cuối mùa giải để chia nhau 10 tỷ đồng.

Số tiền đó đã cứu sống đội bóng Vicem Hải Phòng khỏi xuống hạng nhưng lại đủ “bức tử” Hòa Phát và để lại “vết nhơ” mang tên trọng tài Trần Công Trọng cuối mùa giải V-League 2011. Chỉ có các cầu thủ và BHL Vicem Hải Phòng mới hiểu thực chất số tiền đó có đến tay cầu thủ hay không?

Lãnh đội Hải Phòng từng treo thưởng cho các cầu thủ đá không rớt hạng trong bốn trận cuối mùa giải để chia nhau 10 tỷ đồng. Ảnh: Internet
Thực chất, trong quá khứ bóng đá Việt Nam cũng từng có chuyện CLB này "vãi" tiền thưởng cho đội bóng khác với một giao kèo cụ thể có lợi cho mình. Hữu Thắng của SLNA từng ôm 170 triệu đồng bay vào TP HCM… gặp các cầu thủ Cảng Sài Gòn (cũ) để chủ nhà quyết thắng Nam Định, để gián tiếp giúp bóng đá xứ Nghệ đăng quang mùa 2001.

Kết quả, mùa đó SLNA vô địch còn Hữu Thắng sau đó khi vỡ lở nhận vài tháng tạm giam. Một chức vô địch mà bản thân fan xứ Nghệ sau này không hào hứng nhắc lại.

Ngay như bầu Đức cũng “lì xì” trọng tài trên Plei-ku bởi cách suy nghĩ khá đơn giản: “Có ai đi đút lót cho trọng tài để đội nhà nhận thua hay không? Tôi xác nhận có cho trọng tài, giám sát, bảo vệ đúng 27 Tết Nguyên đán năm đó mỗi người 100 USD. Đó là quà tặng lì xì chứ không phải đút lót. Lúc đó cơ quan chức năng đòi truy tố tôi nhưng không có bằng chứng nên thôi”, bầu Đức chia sẻ.

Xem ra, với cung cách như hiện nay, sân cỏ Việt Nam còn rất nhiều chuyện lạ, cuối tuần khán giả đến sân “ta nghe trong đó bao nhiêu là chuyện lạ…”. Bóng đá Việt Nam nó thế!

Catcosan Vinh

29 tháng 9, 2018

"Vua hồ tiêu" gốc Hải Phòng lội ngược dòng tìm chuẩn cà phê cho người Việt

17 năm xuất khẩu cà phê thô ra thị trường quốc tế nhưng không ít lần uống phải cà phê trộn phụ gia khiến chàng trai xứ “hoa phượng đỏ” Phan Minh Thông quyết tâm phát triển sản phẩm cà phê chuẩn thế giới ở thị trường nội địa, dù con đường này được đánh giá là... “lội ngược dòng”.

Phan Minh Thông chia sẻ về nỗi buồn khi "Tại sao những hạt cà phê ngon nhất lại chỉ dành cho người nước ngoài?”
Trong cái se lạnh của buổi chớm đông, bên tách cà phê nóng với thương hiệu K COFFEE, chàng trai gốc Hải Phòng Lê Minh Thông, Tổng Giám đốc Công ty CP Phúc Sinh - một trong những DN tư nhân xuất khẩu cà phê lớn nhất Việt Nam - lần đầu tiên chia sẻ về quá trình khởi nghiệp đầy sóng gió và quyết định “lội ngược dòng” khi phát triển sản phẩm cà phê chuẩn thế giới ở thị trường nội địa với niềm trăn trở: “Tại sao những hạt cà phê ngon nhất lại chỉ dành cho người nước ngoài?”

Bỏ DNNN, trở thành... “vua hồ tiêu”

Con đường đến với cà phê của Phan Minh Thông lại bắt đầu từ việc kinh doanh... hồ tiêu.

Anh Thông kể, cách đây gần 20 năm, sau khi tốt nghiệp 2 trường đại học danh giá là Trường ĐH Ngoại thương và ĐH Luật Hà Nội, Thông được nhận vào làm một DN Nhà nước có mức lương “khủng” thời điểm đó là Tập đoàn Petrolimex. Nhưng sau vài năm, chàng thanh niên 26 tuổi với một số vốn ít quyết định bỏ công việc ra ngoài lập nghiệp bằng việc xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu. Chỉ sau vài năm khởi nghiệp, DN tư nhân do chàng trai gốc Hải Phòng làm chủ đã vươn lên trở thành một trong những DN tư nhân xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất Việt Nam.

Cái tên “vua hồ tiêu” được đặt cho Phan Minh Thông cũng không khó hiểu khi Công ty CP Phúc Sinh do anh sáng lập dần vươn lên dẫn đầu trong các DN xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu năm 2017 gần 87,8 triệu USD.

Cùng với thành công này, Thông được khách hàng nước ngoài tín nhiệm và... “lân la” hỏi mua cà phê. Không bỏ lỡ cơ hội, anh bắt tay với các khách hàng để gom cà phê xuất khẩu, dần dà, Phúc Sinh trở thành một trong những DN xuất khẩu cà phê tư nhân lớn. Theo thống kê của Bộ Công thương, trong 15 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2017 được xét chọn DN xuất khẩu uy tín, Phúc Sinh xếp thứ 8 trong danh sách với kim ngạch xuất khẩu lên tới hơn 110 triệu USD.

Con đường xuất khẩu đang hanh thông, đùng một cái Phan Minh Thông quyết định “lội ngược dòng” khi đầu tư phát triển cà phê chuẩn châu Âu ở thị trường trong nước.

Chàng trai Hải Phòng nhớ lại: “Cách nay vài năm, trong một chuyến bay của Vietnam Airlines, tôi có kêu một ly cà phê để uống nhưng sau đó bỏ dở vì hương vị toàn mùi hương liệu, hóa chất. Sau khi phản ánh với hãng bay, tôi lại suy nghĩ: Sao mình không làm cà phê nguyên chất chuẩn quốc tế cho người dùng Việt? Ý tưởng đó đã le lói trong suốt chuyến bay và sau đó tôi quyết định đầu tư dàn máy công nghệ của Ý để chế biến cà phê Việt Nam để trước hết phục vụ bản thân mình, phục vụ các anh em trong DN và khách hàng trước đã”.

"Vua hồ tiêu" Phan Minh Thông đang tiếp tục làm cú "lội ngược dòng" với sản phẩm cà phê
Cuối năm 2015 đầu năm 2016, sau khi sản phẩm cà phê của Phúc Sinh được đồng nghiệp, bạn bè đánh giá cao, Phan Minh Thông quyết định một hướng đi táo bạo: “Phúc Sinh phải trở thành một DN không chỉ biết xuất khẩu mà còn tạo cơ hội cho người tiêu dùng nội địa được quyền sử dụng những hạt cà phê chuẩn châu Âu”. Thương hiệu K Coffee của Phúc Sinh cũng ra đời từ đó.

Thuyết phục nông dân làm cà phê theo chuẩn UTZ

Muốn có chất lượng cà phê tốt nhất theo tiêu chuẩn UTZ (tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc) với các yêu cầu khắt khe như: không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật quá ngưỡng, tỷ lệ trái chín, ít nhất là 90%... Phúc Sinh phải trải qua quá trình “trầy vi tróc vẩy” để thuyết phục người nông dân các tỉnh Tây Nguyên áp dụng quy chuẩn trên.

“Có người sợ hái trộm, có người quan niệm “xanh nhà hơn già đồng” nên chùm cà phê vừa có trái chín là họ hái. Tỷ lệ trái xanh nhiều hơn trái chín nên bột cà phê không thơm và không... “phê”. Bằng nhiều cách, từ từ chúng tôi đã giúp nông dân hiểu được chuyện này nên giờ đây, chỉ thu hoạch cà phê khi tỷ lệ trái chín trên cành đạt trên 90%”, Phan Minh Thông kể câu chuyện minh họa khi cùng nông dân trồng cà phê theo tiêu chuẩn UTZ tại Buôn Hồ cách đây nhiều năm.

Dần dà, từ một vài hộ, đến nay đã có 897 hộ với diện tích là 1.000,6 ha đã trồng cà phê theo tiêu chuẩn UTZ. Theo anh Thông, đến nay vùng cà phê Buôn Hồ sản xuất theo những tiêu chuẩn mới có sản lượng là 2.748,48 tấn. Sản lượng trên, theo lời anh chưa thấm vào đâu so với năng lực xuất khẩu hiện tại của công ty nhưng đó là: “Bước đệm quan trọng trong việc thay đổi tư duy của nông dân trồng cà phê thời nay. Ngày xưa, thời tiết thuận lợi nên việc trồng cà phê không đòi hỏi nhiều phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật như hiện nay. Còn bây giờ…”.

Cũng theo anh Thông, để thực hiện được những yêu cầu của tiêu chuẩn UTZ, đội ngũ nhân viên kỹ thuật của K Coffee đã đến từng nông hộ để giúp nông dân hiểu về quy trình tưới nước tiết kiệm, bón phân hữu cơ, cách sử dụng các hóa chất nông nghiệp: vi sinh, kiểm soát IPM, cách thức thu hái, phơi phóng phải an toàn như rải bạt trên sân xi măng…; đóng gói nguyên liệu, vận chuyển đến kho…

“Nếu người nông dân áp dụng theo bộ tiêu chuẩn này, dù không muốn bán cà phê cho Phúc Sinh thì họ cũng bán cho nhiều nguồn khác với giá tăng cao trung bình từ 400.000 đồng - 1 triệu đồng/tấn, so với giá cà phê thông thường trên thị trường hiện nay. Còn nếu bán cho Phúc Sinh thì chúng tôi luôn sẵn sàng bao tiêu toàn bộ”, Phan Minh Thông khẳng định.
Trở lại câu chuyện mang cà phê chuẩn quốc tế xuất khẩu về lại phục vụ người tiêu dùng trong nước, theo anh Thông là chuyện cực kỳ không đơn giản. Đó là vấn đề cân bằng chất lượng, giá cả, khẩu vị của người Việt uống cà phê trộn “đậu” bao năm nay. Đi theo lối mòn của một vài đơn vị sản xuất cà phê trong nước khác để nhanh chóng có được thị trường hay tạo lối riêng cho mình và chấp nhận đi một mình và chắc chắn còn lâu mới... đến đích?

Trả lời vấn đề này, Minh Thông khẳng định: “Chúng tôi nói với không “nhồi” bột bắp, bột đậu… vào cà phê của mình; dù như vậy, giá sản phẩm sẽ phải tăng lên gấp bội. Vì nếu với 30% bột bắp, 30% bột đậu, giá “cà phê” gốc chỉ có 7.000 đồng/ gói, trong khi nếu là 100% cà phê thì đã lên tới 50.000 đồng/gói. Nhưng khi được khuyên làm việc “không có tâm” này, tôi đã gạt đi ngay và nói mình sẽ làm được việc để người tiêu dùng mua đồ đắt để uống, đắt vì đúng với chân giá trị, chứ không phải đắt vì hương liệu, vì phù phép”.

Có lẽ, đó chính là cách Phan Minh Thông thực hiện sứ mệnh “Người Việt Nam được quyền uống cà phê chuẩn Châu Âu tại quê nhà”, dù hiện tại thị phần của K Coffee còn rất nhỏ với sản lượng cung ứng nội địa chỉ khoảng 1% trong tổng số khoảng 70 nghìn tấn cà phê xuất khẩu hàng năm của Phúc Sinh.

27 tháng 9, 2018

VỀ VỤ NÀ KÈN Ở YÊN BÁI

Tôi mới nghe, lại một vụ người dân tụ tập, gây rối trật tự công cộng tại thôn Nà Kèn, xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái liên quan đến việc công ty TNHH Đá Cẩm thạch RK Việt Nam kiểm đếm các vị trí để đặt mũi khoan thăm dò đá hoa cương trắng làm cơ sở cho việc lập dự án khai thác.

Việc xô sát giữa người dân địa phương với các công nhân, kỹ sư của Công ty RK Việt Nam và các bảo vệ của công ty này đã làm 2 bảo vệ, 1 người dân bị thương và một cán bộ Tuyên giáo của huyện ủy Lục Yên bị người dân bắt giữ trái pháp luật.


Tôi cũng xem clip:


Người dân gây rối với lý do "việc khai thác đá tại khu vực này sẽ ảnh hưởng đến môi trường và đời sống sinh hoạt của người dân" là không thuyết phục. Vì đây mới chỉ là giai đoạn thăm dò chứ chưa khai thác, tác động đến môi trường là có nhưng không đáng kể và RK triển khai việc thăm dò là được sự cho phép của UBND tỉnh Yên Bái. Xem hình dưới:



Theo quy định của pháp luật, việc tiến hành thăm dò thì chưa cần có đánh giá tác động môi trường. Sau thăm dò, để có được Giấy phép khai thác thì bắt buộc doanh nghiệp phải có đánh giá tác động môi trường. Việc thăm dò ở Nà Kèn, Cục khoáng sản cũng đã trả lời người dân Lâm Thượng là trong giai đoạn thăm dò sự tác động đối với môi trường là có, nhưng không đáng kể.

Thưa các anh chị, tôi xem clip và thấy, vụ việc không đơn giản chỉ là người dân bảo vệ môi trường. Một nguồn tin cho hay, có doanh nghiệp nhỏ ở địa phương vì lý do lợi ích đã xúi người dân phản đối RK. Tôi không dám chắc chắn nguồn tin này đúng hay sai, nhưng các cơ quan chức năng nên nhìn lại nhận định này.

Vụ việc được trang Tây Bắc 24h đăng tải bằng clip với những bình luận thiếu thiện chí, kích động, bầy đàn làm cho người dân hiểu sai bản chất vấn đề. Đặc biệt, hầu hết các comment đều hiểu là doanh nghiệp bất chấp sự phản đối của người dân, cứ nhảy vào khai thác, làm anh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. 

Người quản trị trang Tây Bắc 24h cũng có ý cho rằng, chính quyền đứng sau doanh nghiệp RK, công an thuê côn đồ (Xăm trổ đầy mình) để đàn áp dân. Đó là những thông tin bịa đặt.

Sự thực, việc thăm dò là hoạt động kỹ thuật của doanh nghiệp RK. Bảo vệ là do RK thuê của Công ty Đông Á ở Hà Nội làm nhiệm vụ bảo vệ máy móc, thiết bị và cán bộ của RK. Trong vụ việc này công an không tham gia, vì đơn giản đây là hoạt động nghiệp vụ của một doanh nghiệp kinh tế. Chỉ khi xảy ra xô xát ảnh hưởng đến ANTT thì công an, CSCĐ và Y tế mới xuất hiện làm nhiệm vụ của mình như anh chị thấy trong clip. 

Nói bên lề một chút, nhiều địa phương cử công an tham gia giải phóng mặt bằng cho các doanh nghiệp là sai. Vì theo luật, công an không có chức năng nhiệm vụ đi giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp. Việc giải phóng mặt bằng là thỏa thuận dân sự giữa doanh nghiệp và người dân có liên hệ với nhau về lợi ích. Tuy nhiên, với chức năng, nhiệm vụ của mình, công an có nhiệm vụ quản lý nhà nước về ANTT trên địa bàn, và chỉ xuất hiện nếu vụ việc có dấu hiệu đe dọa tới ANTT, trong đó có việc đe dọa tới tính mạng của người dân. Trong vụ việc này, tôi đánh giá cao sự tỉnh táo của công an Yên Bái.

Trở lại vấn đề chính, mới thăm dò, chưa khai thác mà để tình trạng lộn xộn xảy ra như thế này là rất đáng trách và cơ hội cho doanh nghiệp gần như không còn. Có thể thấy, cho dù việc thăm dò của RK là được sự cho phép của UBND tỉnh Yên Bái và huyện Lục Yên thì công việc chuẩn bị của họ là chưa chu đáo. Trước hết, việc tuyên truyền cho người dân hiểu đúng vấn đề, từ đó tạo ra sự đồng thuận đã bị xem thường. Tiếp nữa, việc thuê công ty bảo vệ Đông Á đi cùng lên thăm dò, vô tình đã tạo ra sự phản kháng dữ dội hơn từ phía người dân, nhất là khi một vài bảo vệ Đông Á mang hình xăm trên người và có cách hành xử thiếu chuyên nghiệp do chưa đủ kiến thức kỹ năng trong xử lý tình huống. Chính điểm này đã làm cho nhiều người hiểu sai vấn đề và "đóng đinh" trong đầu rằng, chính quyền (công an) thuê xã hội đen để dằn mặt người dân. Và cuối cùng, RK đã không phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc dự kiến và xử lý một số tình huống phức tạp xảy ra ngoài kế hoạch.

Một điểm nữa không thể không nhắc đến là trong vụ việc, người dân đã bắt giữ một cán bộ tuyên giáo của Huyện ủy Lục Yên. Mục đích của việc bắt giữ có lẽ là để làm con tin, mặc cả với chính quyền. Dùng chính quyền buộc doanh nghiệp dừng thăm dò, khai thác.

Cần khẳng định rằng, dù nhìn nhận việc bắt giữ cán bộ với mục đích gì thì đây cũng là vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng và có thể tạo ra tiền lệ cực kỳ xấu.

Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được quy định, hướng dẫn tại Điều 157 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015. Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 3 đến 12 năm tùy tình tiết, hậu quả. Lối thoát duy nhất để giải quyết ổn thỏa mọi chuyện là người dân nhanh chóng trả tự do cho cán bộ tuyên giáo.

Một điểm cuối cùng cần nói là qua vụ việc Nà Kèn, tôi đã đọc một loạt bài viết, xem hàng loạt clip được đăng tải trên trang Fanpage Tây Bắc 24h và thấy, đây là trang đăng tải nhiều thông tin không chính xác, hoặc vụ việc chính xác nhưng đã bị cắt xén, bơm bít làm sai bản chất vụ việc. Đặc biệt, người quản trị trang dường như đã cố ý để lại các comment kích động người dân với chính quyền, cho phép lan tỏa những bình luận bôi nhọ chế độ, làm sai lệch thực tế. Thiết nghĩ, cơ quan quản lý văn hóa, Bộ 4T cần có động thái quyết liệt với trang này để đảm bảo pháp luật và sự thật được thượng tôn.

25 tháng 9, 2018

Bí thư Đà Nẵng: Tôi rất muốn biết ai chống lưng cho Mường Thanh


"Tôi đang rất muốn biết ai là người đứng sau chống lưng cho Mường Thanh. Nếu tìm ra người ăn tiền, bảo kê cho doanh nghiệp sai phạm, Đà Nẵng xử lý đến cùng", ông Nghĩa nói.

Chiều 25/9, ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cùng các đại biểu Quốc hội địa phương này có buổi tiếp xúc cử tri quận Hải Châu.

Ai chống lưng cho Mường Thanh?

Nhiều cử tri bức xúc trước việc chính quyền Đà Nẵng thiếu dứt khoát trong vấn đề xử lý các doanh nghiệp xây dựng trái phép. Cử tri Nguyễn Văn Thanh nói rằng vấn đề xây dựng không phép, trái phép diễn ra tràn lan trong thời gian qua.
Bí thư Trương Quang Nghĩa. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Tại TP Đà Nẵng, riêng trong năm 2017 và nửa đầu 2018, các cơ quan chức năng đã phát hiện hàng loạt các công trình sai phạm. Điều đáng nói, những sai phạm của doanh nghiệp đều do báo chí phát hiện trước, sau đó các cơ quan chức năng mới vào cuộc xử lý.

Cử tri Thanh nhắc lại những sai phạm của Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên tại công trình tổ hợp khách sạn Mường Thanh và căn hộ cao cấp Sơn Trà.

Hơn năm trước, TP Đà Nẵng phát hiện chủ đầu tư xây dựng 104 căn hộ sai phép, nhưng đến nay vẫn chưa bị cưỡng chế, tháo dỡ. Mới đây, khi vào cuộc thanh tra, cơ quan thanh tra lại phát hiện chủ đầu tư có hàng loạt sai phạm mới.

Cử tri quận Hải Châu nêu ý kiến tại buổi tiếp xúc cử tri. Ảnh: Đoàn Nguyên.
"Cứ thanh tra công trình của Mường Thanh là phát hiện sai phạm. Liệu có ai đứng sau chống lưng để doanh nghiệp này làm liều như thế?", cử tri Thanh nói.

Xử lý đến cùng

Ông Trương Quang Nghĩa thừa nhận vấn đề xây dựng trái phép đang gây bức xúc cho người dân Đà Nẵng. Thời gian qua, chính quyền địa phương liên tục có biện pháp mạnh để xử lý những tập thể, cá nhân sai phạm.

Mới đây, cơ quan chức năng quận Ngũ Hành Sơn đã tạm dừng việc cưỡng chế, tháo dỡ các hạng mục xây dựng trái phép tại công trình tổ hợp khách sạn Mường Thanh và căn hộ cao cấp Sơn Trà.

Lý do tạm hoãn việc cưỡng chế là quận Ngũ Hành Sơn vừa phát hiện thêm nhiều sai phạm nghiêm trọng tại dự án. Cụ thể, Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên xây dựng trái phép nhiều hạng mục ở tầng 25, 35, 41, 42... của dự án.

Theo giấy phép, tầng 41 và 42 chỉ được xây dựng 313 m2; tuy nhiên, chủ đầu tư đã mở rộng toàn bộ khu vực, mỗi tầng có 26 phòng, tất cả đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Ngoài ra, chủ đầu tư tự ý thay đổi thiết kế khu vực phòng lánh nạn ở tầng 35 thành 8 phòng ở.

Theo ông Nghĩa, việc tạm dừng cưỡng chế là để cơ quan chức năng củng cố hồ sơ, xử lý doanh nghiệp và các cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.

Bí thư Đà Nẵng thắng thắn nói với cử tri là bản thân ông và các lãnh đạo Thành ủy, UBND TP Đà Nẵng đang rất muốn biết thế lực nào đứng sau, chống lưng cho Mường Thanh. 

"Hơn năm qua, Tập đoàn Mường Thanh rất nổi tiếng ở Đà Nẵng vì những sai phạm mà họ gây ra. Vấn đề này Đà Nẵng đang làm và bản thân tôi cũng rất muốn biết là thế lực nào, ai là người ăn tiền của doanh nghiệp để bỏ qua những sai phạm", ông Nghĩa nói.

Ông Nghĩa cho biết quan điểm của Đà Nẵng là xử lý nghiêm sai phạm. "Tôi cũng đang rất muốn biết ai là người đứng sau chống lưng cho Mường Thanh. Nếu tìm ra người ăn tiền, bảo kê cho doanh nghiệp sai phạm, Đà Nẵng xử lý đến cùng", ông Nghĩa cương quyết.
Đoàn Nguyên

Trước giờ cưới, cộng đồng mạng 'rộn ràng' chúc phúc cho Nhã Phương và Trường Giang

Sự yêu mến từ khán giả có lẽ là một trong những món quà quý giá nhất của Nhã Phương và Trường Giang trong ngày trọng đại.


Vậy là chỉ còn ít giờ nữa thôi thì showbiz Việt sẽ chứng kiến màn “kết tóc se tơ” ngập tràn hạnh phúc của cặp đôi Trường Giang và Nhã Phương. Là những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, bên cạnh sự yêu mến và đến chung vui của người thân, bạn bè thì tình cảm, sự yêu mến từ phía khán giả chính là món quà quý giá nhất dành cho đôi tân phu thê trong một ngày trọng đại như thế này!

Trước giờ cưới, cộng đồng mạng rộn ràng chúc phúc cho Nhã Phương và Trường GiangTrước giờ cưới, cộng đồng mạng rộn ràng chúc phúc cho Nhã Phương và Trường Giang

Trong khoảng thời gian này, dạo trên facebook chúng ta sẽ bắt gặp được rất nhiều bình luận háo hức và mong ngóng đôi “trai tài gái sắc” này xuất hiện tại lễ đường để chính thức trở thành một nửa của đời nhau. Nhiều khán giả hết lời khen ngợi cặp đôi và gửi những lời chúc mong muốn Trường Giang và Nhã Phương sẽ “răng long đầu bạc” mãi mãi hạnh phúc về sau.

Trước giờ cưới, cộng đồng mạng rộn ràng chúc phúc cho Nhã Phương và Trường GiangTrước giờ cưới, cộng đồng mạng rộn ràng chúc phúc cho Nhã Phương và Trường GiangTrước giờ cưới, cộng đồng mạng rộn ràng chúc phúc cho Nhã Phương và Trường GiangTrước giờ cưới, cộng đồng mạng rộn ràng chúc phúc cho Nhã Phương và Trường GiangTrước giờ cưới, cộng đồng mạng rộn ràng chúc phúc cho Nhã Phương và Trường Giang


Tình yêu thương của khán giả dành cho Trường Giang và Nhã Phương không chỉ là món quà quý giá trong ngày trọng đại như thế này mà nó còn tượng trưng cho quá trình hoạt động nghệ thuật công phu và sự cống hiến hết mình của Phương cũng như Giang để có thể đón nhận được sự yêu mến từ khán giả. Người hâm mộ luôn dõi theo mọi hoạt động của cặp vợ chồng trẻ và bày tỏ thái độ mến mộ và ủng hộ thần tượng của mình. Tình yêu của fan chính là một trong những thước đo chuẩn mực cho một người nghệ sĩ có tâm với nghề!

Trước giờ cưới, cộng đồng mạng rộn ràng chúc phúc cho Nhã Phương và Trường GiangTrước giờ cưới, cộng đồng mạng rộn ràng chúc phúc cho Nhã Phương và Trường GiangTrước giờ cưới, cộng đồng mạng rộn ràng chúc phúc cho Nhã Phương và Trường GiangTrước giờ cưới, cộng đồng mạng rộn ràng chúc phúc cho Nhã Phương và Trường GiangTrước giờ cưới, cộng đồng mạng rộn ràng chúc phúc cho Nhã Phương và Trường Giang

Có thể thấy, khán giả còn vô cùng háo hức mong chờ ngày kết hôn của Trường Giang và Nhã Phương hơn ai hết khi những bình luận, lượt yêu thích và chia sẻ tăng “chóng mặt” trên các trang mạng xã hội. Nhưng ngay trong những lúc này, Phương và Giang đang gấp rút chuẩn bị các công đoạn cuối cùng của Lễ Tân hôn để nó diễn ra suông sẻ và thành công nhất. Buổi lễ diễn ra trong một không khí lãng mạn, ngập tràn tình yêu và hạnh phúc trong những niềm vui và hân hoan đến từ quan viên hai họ và đông đảo các khách mời là những đồng nghiệp trong lĩnh vực giải trí.

Trước giờ cưới, cộng đồng mạng rộn ràng chúc phúc cho Nhã Phương và Trường GiangTrước giờ cưới, cộng đồng mạng rộn ràng chúc phúc cho Nhã Phương và Trường GiangTrước giờ cưới, cộng đồng mạng rộn ràng chúc phúc cho Nhã Phương và Trường Giang



Chúc cho Lễ Tân hôn của Giang và Phương sẽ thành công mỹ mãn. Hi vọng rằng cặp đôi sẽ luôn vui tươi và hạnh phúc như thế này và chúc cho với sự nghiệp của đôi vợ chồng trẻ sẽ ngày càng thăng tiến và nhận được nhiều hơn sự yêu mến của khán giả!
Dương Thanh Duy

Giả văn bản của UBND TP Hải Phòng để tham gia đấu thầu

Điều lạ lùng là văn bản này có dấu hiệu bị tẩy xóa số, số văn bản là 9004 nhưng lại bị dập xóa.

Dự án chỉnh trang sông Tam Bạc
Doanh nghiệp Vương Phát đứng ra tố cáo BQL các dự án đầu tư xây dựng (BQLCDAĐTXD) quận Hồng Bàng có hành vi giả mạo hồ sơ mời thầu, thông thầu gói thầu số 13 “nạo vét lòng sông” thuộc dự án chỉnh trang sông Tam Bạc. Tuy vậy, chính doanh nghiệp này lại có hành vi giả mạo văn bản của UBND TP Hải Phòng để tham gia đấu thầu.

Văn bản “lạ”

Đại diện lãnh đạo UBND quận Hồng Bàng và Văn phòng UBND TP Hải Phòng cho biết, đang đề nghị cơ quan công an vào cuộc tìm hiểu về việc doanh nghiệp Vương Phát mạo danh văn bản của Văn phòng UBND thành phố để làm cơ sở tham gia đấu thầu dự án chỉnh trang sông Tam Bạc.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Văn Lộc, Giám đốc BQLCDAĐTXD quận Hồng Bàng cho biết: “Doanh nghiệp Vương Phát mua hồ sơ mời thầu gói thầu số 13 “nạo vét lòng sông” thuộc dự án chỉnh trang lại sông Tam Bạc đoạn từ cầu Lạc Long tới công viên Tam Bạc. Tuy nhiên, trong hồ sơ dự thầu của doanh nghiệp này chúng tôi phát hiện nhiều khuất tất nên đã báo cáo cấp trên".

Dự án đầu tư chỉnh trang sông Tam Bạc có giá trị đầu tư hơn 1.454 tỷ đồng, được TP Hải Phòng giao cho UBND quận Hồng Bàng làm chủ đầu tư với nhiều hạng mục công trình. Dự án có quy mô 253.686,8m2, với 13 gói thầu, bao gồm các hạng mục công trình: Nạo vét lòng sông đảm bảo độ sâu từ 2,1-2,5m; chiều rộng lòng sông đảm bảo rộng 63m... Trong khi các gói thầu khác triển khai khá êm thấm thì gói thầu số 13 ngay từ khi mời thầu đã xuất hiện những lùm xùm. 

Trao đổi với PV, ông Trần Văn Đức, Giám đốc Công ty TNHH Vương Phát cho biết: Có chỉ đạo một nhân viên làm văn bản giả để thực hiện đấu thầu gói thầu số 13 của dự án. Lý do làm văn bản giả được ông Đức giải thích nhằm tìm hiểu những sai phạm trong công tác đấu thầu dự án.

Gói thầu số 13 là nạo vét lòng sông nên trong hồ sơ thầu doanh nghiệp cần có điểm đổ thải trong quá trình nạo vét. Doanh nghiệp Vương Phát cũng có Văn bản số 9004 của UBND TP Hải Phòng về việc “đổ vật liệu nạo vét vào khu vực mặt bằng Dự án khu du lịch quốc tế Đồi Rồng”. Theo đó, văn bản do Phó chánh văn phòng UBND TP Hải Phòng Bùi Bá Sơn ký ngày 19/12/2017 đồng ý chủ trương cho Công ty TNHH Vương Phát đổ bùn nạo vét duy tu luồng, công trình hàng hải trên địa bàn thành phố vào khu vực mặt bằng Dự án khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (vị trí đã được UBND thành phố đồng ý tại Văn bản số 1837 ngày 7/4/2017).

Điều lạ lùng là văn bản này có dấu hiệu bị tẩy xóa số văn bản, số văn bản là 9004 nhưng lại bị dập xóa. Quá trình tìm hiểu, PV được cung cấp văn bản chính thống của UBND TP Hải Phòng nhưng doanh nghiệp được cấp là Công ty TNHH Phúc Nam. Công văn của Công ty TNHH Vương Phát gửi BQLCDAĐTXD quận Hồng Bàng để tham gia đấu thầu so với văn bản chính thức của UBND TP Hải Phòng gửi Công ty TNHH Phúc Nam giống nhau từ nội dung, thậm chí là từng dấu chấm. Điểm khác biệt duy nhất là tên đơn vị được cho phép là Công ty TNHH Phúc Nam đã được thay bằng Công ty TNHH Vương Phát.

Đại diện văn phòng UBND TP Hải Phòng cho biết: Theo dữ liệu trên hệ thống văn bản của văn phòng UBND thành phố, UBND thành phố chưa có bất cứ một văn bản đồng ý chủ trương nào đối với Công ty TNHH Vương Phát. Trên hệ thống chỉ có duy nhất một văn bản liên quan đến công ty này là biên bản xử phạt vi phạm hành chính.

Lùm xùm quanh dự án

Tại văn bản Công ty TNHH Vương Phát nộp cho BQLCDAĐTXD quận Hồng Bàng còn có dấu chứng thực ngày 23/4/2018 của Phòng Tư pháp huyện An Dương. Tuy nhiên, lãnh đạo Phòng Tư pháp huyện An Dương sau khi tra hồ sơ, sổ sách khẳng định: “Ngày 23/4/2018 Phòng Tư pháp huyện An Dương không chứng thực cho bất cứ doanh nghiệp nào. Số chứng thực 4235 là đơn vị chứng thực giấy khai sinh cho một cháu bé”.

Được biết, Công an TP Hải Phòng đã vào cuộc xác minh sự việc.

Như Báo Giao thông đã từng phản ánh, Công ty TNHH Vương Phát chính là doanh nghiệp đứng ra tố cáo ông Nguyễn Văn Lộc, Giám đốc BQLCDAĐTXD quận Hồng Bàng cho rằng, Ban này có dấu hiệu giả mạo hồ sơ mời thầu, thông thầu.

Theo đó, doanh nghiệp Vương Phát và một số doanh nghiệp phản ánh ngày 2/4/2018, đại diện chủ đầu tư là BQLCDAĐTXD quận Hồng Bàng thực hiện mời thầu gói thầu số 13 nạo vét lòng sông, thời gian bán hồ sơ thầu từ ngày 5 - 25/4/2018. Một số doanh nghiệp của Hải Phòng hoạt động trong lĩnh vực nạo vét đã cử cán bộ mua hồ sơ dự thầu. Tuy nhiên, đại đa số các doanh nghiệp này đều gặp khó khăn trong việc mua hồ sơ thầu.

Đến chiều 26/4, BQLD AĐTXD quận Hồng Bàng tổ chức mở thầu gói nạo vét lòng sông với 5 doanh nghiệp tham gia, trong đó có Công ty TNHH Vương Phát. Sau hơn 1 tuần, chủ đầu tư thông báo kết quả Công ty TNHH Bình Thành là đơn vị trúng thầu với giá gần 24 tỷ đồng. 
Việt Hòa

24 tháng 9, 2018

3 cây Muồng Ngủ được trồng thay thế tại tượng bà Lê Chân

Ngày 23-9, 3 cây Muồng Ngủ mới, sau 3 ngày đêm được vận chuyển từ TP Hồ Chí Minh về đến Hải Phòng để trồng thay thế 3 cây Muồng Ngủ chết trước đó.
Từ sáng sớm 22-9, Công ty Môi trường Đô thị Hải Phòng huy động khoảng 40 nhân viên để chuẩn bị cho việc trồng cây. Do cây Muồng Ngủ mới cũng khá to nên trong quá trình di chuyển từ TP Hồ Chí Minh ra Hải Phòng phải vận chuyển bằng xe container.

Nhân viên của công ty cho biết, muốn trồng được các cây này phía công ty huy động xe cẩu để đưa cây xuống. Trong số đó có 1 cây tuổi đời khoảng 80 năm, chu vi 5m, chiều cao trên 10m; 2 cây còn lại có chu vi từ 1,8m - 2m và cũng cao khoảng 10m. 3 cây trên được huy động từ nguồn xã hội hóa.
Lãnh đạo UBND quận Hồng Bàng cho biết, sau khi tham khảo, tìm hiểu kỹ lưỡng về các loài cây, cuối cùng thống nhất chọn phương án trồng lại loài cây Muồng Ngủ, bởi vậy nên các cây được trồng quanh tượng bà Nữ tướng Lê Chân cũng phải tìm loài cây to cho phù hợp với cảnh quan.

2 cây Nguyệt Quế có tuổi đời khoảng 60 năm do các đơn vị hiến tặng.


Cùng ngày, trước tượng bà Nữ tướng Lê Chân được trồng thêm 2 cây Nguyệt Quế, có tuổi đời khoảng 60 năm do các đơn vị hiến tặng.
Theo Kinh tế & Đô thị

23 tháng 9, 2018

Nhiều nước, tổ chức quốc tế trên thế giới chia buồn về sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Văn phòng Thủ tướng Thái Lan ngày 22-9  ra công văn đề nghị các cơ quan, ban, ngành chính phủ trên toàn quốc treo cờ rủ trong 3 ngày để tưởng niệm Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Nội dung công văn như sau: “Về việc ngài Trần Đại Quang, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam từ trần ngày 21-9-2018 tại Bệnh viện Quân đội, Hà Nội, Việt Nam, Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành chính phủ treo cờ rủ từ thứ hai (ngày 24-9) đến thứ tư (ngày 26-9)”.

Cùng ngày, Tổng thống In-đô-nê-xi-a Giô-cô Uy-đô đô  gửi lời chia buồn tới Chính phủ, người dân Việt Nam và gia đình về sự ra đi của Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang.

Trong một tuyên bố đăng trên tài khoản Instagram ngày 22-9, Tổng thống In-đô-nê-xi-a nhấn mạnh: "Tôi rất buồn khi nghe tin này vì tôi mới gặp Chủ tịch nước Trần Đại Quang vào ngày 11-9-2018. Tôi rất ấn tượng với sự cống hiến của ông đối với đất nước và con người ViệtNam".

Thông cáo báo chí của Đại sứ quán In-đô-nê-xi-a tại Hà Nội cho biết trong chuyến thăm Hà Nội ngày 11-9 vừa qua, Tổng thống Joko Uy-đô-đô  nhận được sự chào đón nồng hậu từ Chủ tịch Trần Đại Quang. Hai lãnh đạo cùng thảo luận về việc tăng cường hợp tác giữa In-đô-nê-xi-a và ViệtNam.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang (trái) và Giáo hoàng Phrăng-xít trong cuộc gặp tại Va-ti-căng ngày 23-11-2016.
Ảnh: AFP/ TTXVN 
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, cũng trong ngày 22-9, Tổng thống Hàn Quốc Mun Chê In  gửi điện chia buồn, bày tỏ sự thương tiếc trước việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời.

Trong điện chia buồn, Tổng thống viết: "Nhận được tin một người bạn và là đồng hành của tôi, ngài Chủ tịch nước ViệtNamtừ trần, tôi không khỏi bàng hoàng và đau buồn. Chúng tôi  gặp nhau lần đầu tại Đà Nẵng vào tháng 11 năm ngoái nhân dịp Hội nghị cấp cao APEC và  cùng nhau vun đắp tình hữu nghị. Tình hữu nghị của chúng tôi  thêm gắn bó thông qua chuyến thăm cấp nhà nước của tôi tới ViệtNamvào tháng 3 vừa qua, góp phần mở rộng quan hệ giao lưu giữa hai nước trên nền tảng sự tin cậy. Tôi vẫn còn nhớ rất rõ về lời nói của ngài Chủ tịch nước Trần Đại Quang về việc cùng xây dựng một tương lai tươi sáng hơn, một tương lai mà người dân hai nước có thể thực sự cảm nhận được".

Tổng thống nhấn mạnh dù Chủ tịch Trần Đại Quang  đi xa, nhưng ông sẽ tiếp tục nỗ lực để quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Hàn Quốc tiếp tục phát triển, ngày càng sâu sắc và hướng tới tương lai. Nhân dân hai nước sẽ cùng tiếp tục nỗ lực để tạo nên một cộng đồng chung hòa bình và phồn vinh.

* Đài Va-ti-căng ngày 22-9 đưa tin Giáo hoàng Phran-xít  gửi điện chia buồn với Việt Nam về việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần.

Trong bức điện gửi Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Giáo hoàng  bày tỏ sự đau buồn khi nghe tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, đồng thời gửi đến toàn thể nhân dân Việt Nam lời chia buồn sâu sắc. Giáo hoàng cũng khẩn cầu “phúc lành an ủi và bình an của Thiên Chúa” cho toàn thể mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là thân quyến của cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Ngày 23-6-2016, Chủ tịch nước Trần Đại Quang  từng đến thăm Giáo hoàng Phran-xít và sau đó  có cuộc hội kiến với Thủ tướng Va-ti-căng, Hồng y Pi-ê-trô Pa-rô-lin.

Chính phủ, các đảng chính trị Bra-xin gửi điện chia buồn tới Chính phủ và nhân dân ViệtNam, bày tỏ thương tiếc Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Bộ Ngoại giao Bra-xin  ra thông cáo báo chí, gửi lời chia buồn sâu sắc và tình đoàn kết tới Chính phủ và nhân dân ViệtNamcũng như gia đình Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Thông cáo có đoạn viết: "Là người đứng đầu Nhà nước từ năm 2016, Chủ tịch nước Trần Đại Quang  có một chặng đường đầy ý nghĩa trong lãnh đạo các công việc quốc gia và trong phát triển đất nước Việt Nam - một đối tác quan trọng của Bra-xin tại Đông Nam Á, cũng như trong bảo vệ chủ nghĩa đa phương, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và thúc đẩy đối thoại giữa các dân tộc".

Điện chia buồn của Chủ tịch đảng Cộng sản Bra-xin (PcdoB) Lu-xi-a-na Xan-tốt nêu rõ: "ViệtNamlà một biểu tượng quan trọng và một tấm gương quý giá đối với tất cả các dân tộc đang ước vọng và đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia và vì công lý. Trong những thập niên qua, trong bối cảnh phức tạp cùa tình hình quốc tế, ViệtNamtiếp tục quyết tâm đi theo con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh  vạch ra". Lãnh đạo PcdoB nhấn mạnh: "Chủ tịch Trần Đại Quang thuộc thế hệ những người mà trong những điều kiện mới  hiểu và lãnh đạo đất nước thích ứng với những thách thức của thời đại và không một chút lùi bước trong thực hiện các hoài bão ban đầu của những người sáng lập ra nước Việt Nam hiện đại".

Đại sứ các nước In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Mi-an-ma, Thái Lan, Xin-ga-po, Tư lệnh không quân Bra-xin và tùy viên quốc phòng các nước Ôn-đu-rát, En Xan-va-đo, Vê-nê-xu-ê-la, Ai Cập, Trung Quốc, Xê-nê-gan, Ca-mê-run, In-đô-nê-xi-a, Na-mi-bi-a, U-ru-goay, Séc, Thái Lan, Ba Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc, Ê-cu-a-đo, Xu-ri-nam cũng  gửi tin chia buồn với Đại sứ quán Việt Nam tại Bra-xin.
(Theo TTXVN) 

THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT: Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin: 

Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: TTXVN.
Đồng chí Trần Đại Quang, sinh ngày 12/10/1956; quê quán: Xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; thường trú tại nhà số 8, phố Nguỵ Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Đồng chí vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 26/7/1980; Uỷ viên Trung ương Đảng các khoá X, XI, XII; Uỷ viên Bộ Chính trị các khoá XI, XII; Chủ tịch nước (từ tháng 4/2016 đến nay), Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Uỷ viên Thường vụ Quân uỷ Trung ương; Uỷ viên Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương; Đại biểu Quốc hội các khoá XIII, XIV; Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.

Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do bệnh nặng, đồng chí đã từ trần hồi 10 giờ 05 phút ngày 21/9/2018 (tức ngày 12/8 năm Mậu Tuất), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Suốt quá trình hoạt động, công tác, đồng chí đã có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đồng chí đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương cao quý, Huy hiệu 35 năm tuổi Đảng.

Đồng chí mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Để tỏ lòng tưởng nhớ đồng chí Trần Đại Quang, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Trần Đại Quang với nghi thức Quốc tang.

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
UỶ BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
_______________________


TÓM TẮT TIỂU SỬ ĐỒNG CHÍ TRẦN ĐẠI QUANG
Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
--------------------

Đồng chí Trần Đại Quang, sinh ngày 12/10/1956, tại xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; thường trú tại nhà số 8, phố Nguỵ Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 26/7/1980.

7/1972 - 10/1975: Đồng chí là học viên Trường Cảnh sát Nhân dân; học viên Trường Văn hoá ngoại ngữ Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).

10/1975 - 6/1990: Là cán bộ, Phó trưởng phòng, Trưởng phòng Cục Bảo vệ Chính trị, Bộ Nội vụ. 

6/1990 - 9/1996: Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh rồi Phó Cục trưởng phụ trách Cục Tham mưu An ninh, Tổng cục An ninh.

9/1996 - 10/2000: Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Tổng cục An ninh, Bí thư Đảng uỷ, Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh.

10/2000 - 4/2006: Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an. Được thăng quân hàm Thiếu tướng An ninh Nhân dân và phong hàm Phó Giáo sư năm 2003.

4/2006 - 01/2011: Uỷ viên Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an; được thăng quân hàm Trung tướng An ninh Nhân dân (tháng 4/2007) và phong hàm Giáo sư năm 2009. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

01/2011 - 7/2011: Uỷ viên Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị; Đại biểu Quốc hội khoá XIII.

7/2011 - 12/2012: Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Công An Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an. Được thăng quân hàm Thượng tướng (tháng 12/2011); Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên.

12/2012 - 4/2016: Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Công An Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an, được thăng quân hàm Đại tướng (tháng 12/2012); Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Phó Trưởng Tiểu ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị (tháng 01/2016). Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIII (tháng 4/2016) được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XIV (tháng 7/2016) được bầu lại làm Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Từ tháng 4/2016 đến nay: Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Uỷ viên Thường vụ Quân uỷ Trung ương; Uỷ viên Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương; Đại biểu Quốc hội khoá XIV; Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.

Đồng chí là Uỷ viên Trung ương Đảng các khoá X, XI, XII; Uỷ viên Bộ Chính trị các khoá XI, XII; Đại biểu Quốc hội các khoá XIII, XIV.

Do có nhiều công lao đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đồng chí đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương, huy chương cao quý và Huy hiệu 35 năm tuổi Đảng.

_______________________


DANH SÁCH BAN LỄ TANG
đồng chí Trần Đại Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị
Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

-----

1. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng ban Lễ tang.
2. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư.
5. Đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
6. Đồng chí Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
7. Đồng chí Trương Thị Mai, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương.
8. Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
9. Đồng chí Tòng Thị Phóng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội.
10. Đồng chí Trương Hoà Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ.
11. Đồng chí Phạm Bình Minh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
12. Đồng chí Vương Đình Huệ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ.
13. Đồng chí Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
14. Đồng chí Thượng tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công An.
15. Đồng chí Hoàng Trung Hải, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội.
16. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, quyền Chủ tịch nước.
18. Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
19. Đồng chí Thượng tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
20. Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
21. Đồng chí Nguyễn Hoà Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
22. Đồng chí Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương.
23. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương.
24. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
25. Đồng chí Hoàng Bình Quân, Uỷ viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương.
26. Đồng chí Lê Minh Trí, Uỷ viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
27. Đồng chí Mai Tiến Dũng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
28. Đồng chí Đào Việt Trung, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.
29. Đồng chí Nguyễn Hạnh Phúc, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
30. Đồng chí Lê Vĩnh Tân, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
31. Đồng chí Lê Thành Long, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
32. Đồng chí Bùi Văn Cường, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
33. Đồng chí Thào Xuân Sùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam.
34. Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
35. Đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình.
36. Đồng chí Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
37. Đồng chí Lê Quốc Phong, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

_______________________


THÔNG BÁO
Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Trần Đại Quang

 -----


Tang lễ đồng chí Trần Đại Quang tổ chức theo nghi thức Quốc tang.

Linh cữu đồng chí Trần Đại Quang quàn tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ viếng đồng chí Trần Đại Quang bắt đầu từ 7 giờ 00 phút, ngày 26/9/2018, tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ truy điệu đồng chí Trần Đại Quang tổ chức vào 7 giờ 30 phút, ngày 27/9/2018 tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ an táng từ 15 giờ 30 phút cùng ngày tại Nghĩa trang huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Cùng thời gian này, tại Hội trường Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh và tại Hội trường Uỷ ban nhân dân huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cũng tổ chức Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Trần Đại Quang.

Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Trần Đại Quang tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Trong hai ngày Quốc tang (ngày 26 và 27/9/2018), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.
                                                                        BAN LỄ TANG

22 tháng 9, 2018

MỘT SỰ BỊA ĐẶT, DỐI TRÁ VÀ SỰ KHỐN NẠN TỘT CÙNG CỦA MỘT SỐ KẺ NGƯỜI VIỆT

Thông tin về Chủ tịch nước (CTN) Trần Đại Quang từ trần không có gì là “đột ngột”. Bởi, theo Ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương chia sẻ với VnExpress, Chủ tịch nước Trần Đại Quang được phát hiện bị bệnh từ tháng 7 năm 2017. Từ đó đến khi qua đời, ông đã trải qua 6 lần điều trị tại Nhật Bản. Ai thường xuyên theo dõi thời sự đều có thể cảm nhận được sự thay đổi hàng ngày về sức khỏe của Chủ tịch nước, bởi mới đây sau chuyến thăm một số nước Châu Phi trở về chẳng cần phải tinh ý người ta vẫn nhìn thấy “thần sắc” của Ông đã kém đi rất nhiều trên màn hình Ti Vi… và sự ra đi của Ông như một điềm “gở” báo trước. 


Nói cho cùng, “có sinh ắt có tử”, sống chết là quy luật của đất trời. Do đó, sự ra đi của Chủ tịch nước ở tuổi 62 dù có bất ngờ, bởi ông còn quá trẻ. Tuy nhiên, không bất ngờ ở chỗ ông mang trọng bệnh. “Sinh - Lão - Bệnh - Tử” đó là quy luật của tự nhiên, không ai có thể tránh khỏi được vòng luân hồi. Vì thế, có thể hiểu việc Chủ tịch nước ra đi rất đời thường cũng là chuyện bình thường của tạo hóa.

Hiện nay, sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang lúc này đang là đề tài rất “hot” trên mạng xã hội đối với người dân để tỏ lòng tiếc thương vị Chủ tịch nước đáng kính của mình, thì lại có những kẻ ba que chuyên có thói “Bới bèo ra bọ", thích “Vạch lá tìm sâu” kiếm cớ để “chọc ngoáy” nhằm bôi nhọ chế độ, nói xấu chính quyền đó là điều dễ hiểu và biết trước… Chúng đang lợi dụng sự ra đi của CTN để thể hiện dã tâm thâm độc, đầy ác ý, một âm mưu chính trị đê hèn khi tung tin thất thiệt lúc này để gây nhiễu loạn thông tin, tạo sự “hoài nghi” trong dư luận xã hội về nguyên nhân cái chết của CTN là do “đầu độc”, sự ra đi của ông là do “đấu đá” nội bộ, tranh giành quyền lực… trong chính quyền, đó là cái chết oan uổng của một chính trị gia Cộng sản và rỏ nước mắt “cá Sấu”….tiếc thương nhằm kích động người dân…”. 

Nghĩa tử là nghĩa tận, mang đậm nét nhân văn, truyền thống văn hóa hóa Việt, đó là đạo lý tốt đẹp muôn đời nay của dân tộc ta. Thế nhưng, lại có những kẻ “táng tận lương tâm” người Việt chúng lại dùng từ ngữ đê tiện nhất… để nhục mạ với người đã khuất, người thường đã không thể chấp nhận được, đây lại là Nguyên thủ Quốc gia, Chủ Tịch nước... Một hành vi khốn nạn đến tột cùng của những kẻ bất lương, cần phải lên án mạnh mẽ.

Không những thế, cứ như thông lệ “Cầm đèn chạy trước Ô tô” Chúng lại le te “ăn ốc nói mò”, dự kiến nâng “Ông nọ, nhấc Bà kia” vào cái chức Chủ tịch nước tới đây… nhằm chia rẽ nội bộ Đảng và chính quyền, công an với quân đội và chia rẽ lòng dân với Đảng. Vì thế, để thể hiện lòng tiếc thương trước sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, người dân Việt chân chính, hãy biến đau thương thành hành động, sức mạnh, đề cao cảnh giác trước âm mưu đê tiện của các thế lực thù địch, những kẻ chống phá đất nước kiên quyết làm thất bại âm mưu của chúng.

Hãy, để cho hương hồn Chủ tịch nước Trần Đại Quang người con ưu tú của dân tộc, vị Đại tướng Công an nhân dân đáng kính, được yên giấc ngàn thu ở cõi vĩnh hằng, cho linh hồn ông được siêu thoát… Đừng, vì mục đích chính trị đê hèn, để cố “Bôi vẽ, bịa đặt” cái chết của Chủ tịch nước, đó là tội lỗi không thể tha thứ… Đừng tự biến mình thành kẻ vô lương tâm “ăn mày trên xác chết”, hành vi như vậy chẳng khác gì loài cầm thú, tội đồ của dân tộc.
========
NGUYỄN KIM KHANH

Ai “vui mừng hả hê” khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời?

Theo thông tin đã được công bố, Chủ tịch nước Trần Đại Quang do mắc bệnh hiểm nghèo mặc dù đã được các y bác sĩ của Việt Nam và quốc tế tận tình cứu chữa nhưng không qua khỏi, ông đã từ trần vào lúc 10h05 phút ngày 21/9/2018. Việc ông ra đi còn bất ngờ hơn khi ngay trước đó Bộ Ngoại giao Việt Nam còn đưa tin về việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ lên đường tới New York vào ngày 23/9 để tham dự phiên thảo luận Cấp cao khóa 73 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ diễn ra từ ngày 25/9 - 01/10/2018, với chủ đề: “Làm cho Liên Hợp Quốc gắn bó với tất cả người dân: Lãnh đạo toàn cầu và chia sẻ trách nhiệm vì các xã hội hòa bình, công bằng và bền vững” mà ở đó ông sẽ có bài phát biểu rất quan trọng.


Là người có lương tâm khi hay tin sự ra đi của một người nào đó thì dù cho lúc họ còn sống họ có làm những điều sai trái gì thì chúng ta cũng đã nên bỏ qua vì "nghĩa tử là nghĩa tận" đó là đạo lý con người Á Đông, nhất là ở đây người ra đi là Nguyên thủ quốc gia, người đã tham gia xây dựng và hoạch định con đường đi lên của đất nước chúng ta hiện tại và mai sau. Đọc tin báo, chúng ta thật sự xúc động khi thấy những cá nhân và tổ chức nước ngoài như: D. Trump, Putin, Shinzo Abe, Tổng thống Ấn Độ, Đại hội đồng LHQ... đã bày tỏ sự tiếc thương, đau buồn trước sự ra đi của một con người tài giỏi, cống hiến đến những giây phút cuối đời cho đất nước mình, dân tộc mình dù ông đã mắc bệnh nặng từ rất lâu. Riêng đất nước Cuba anh em đã dành 02 ngày để tổ chức quốc tang cho ông!

Chứng kiến những tình cảm mà cộng đồng quốc tế dành cho cố Chủ tịch Trần Đại Quang và đất nước, chúng ta không chỉ vui mừng vì dân tộc ta đã có diện mạo, tầm vóc mới mà chúng ta còn có thêm tự hào vì lãnh đạo đất nước được thế giới ghi nhận.

Tuy nhiên, đáng buồn thay trên Facebook xuất hiện “một nhóm cộng đồng mạng” vốn luôn đi ngược con đường của dân tộc đang hỉ hả, say sưa mổ xẻ về sự ra đi của ông, mà cụ thể ở đây chính là Trương Huy San (osin Huy Đức), Phạm Đoan Trang, Phan Trí Đỉnh, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Duy Tân, Nguyễn Ngọc Nam Phong... Sự hỉ hả này lột tả trần trụi nhân cách của những kẻ luôn tự nhận “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền", thứ giá trị quá xa xỉ với cái tâm và tầm của chúng.

Dễ hiểu thôi, Chủ tịch Trần Đại Quang trước khi được bầu làm Chủ tịch nước đã giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy của Lực lượng Công an nhân dân! Quá trình từ khi ông làm Phó Tổng Cục trưởng, Thứ trưởng, Bộ trưởng Bộ Công an ông đã cho hàng loạt đối tượng phản động “nhập kho”, đã bảo vệ vững chắc chế độ trước sự hằn học và bất lực của chúng. Dù là ông hay bất cứ quan chức Nhà nước hay đồng đội của ông trong ngành công an gặp rủi ro, hiểm nghèo nào chúng đều có chung niềm hoan hỉ không giấu giếm đó, huống chi ông ra đi khi còn đương chức Chủ tịch nước!

Không cần nói gì nhiều đâu, chỉ cần so sánh thôi, người dân thấy rõ chúng vốn thuộc về “dân tộc” nào qua chính hành động của chúng. Thảm họa xảy ra đối với tòa báo Pháp thì chúng khóc lóc sướt mướt, kéo đến Tòa ĐS Pháp đặt vòng hoa kể cả khi cơ quan này không có chế độ viếng dành cho nhóm công dân gặp nạn như quan chức cấp cao nên phải chụp vội tấm ảnh và để các bó hoa bên ngoài bờ tường, trong khi đó biết bao người dân trong nước gặp thảm họa thiên tai, tai nạn thảm khốc, chưa bao giờ thấy chúng dấy nên thành chiến dịch sướt mướt như Pray for Paris hồi đó đâu!

Mới đây thôi, chúng cũng sướt mướt y chang trước sự ra đi của Thượng nghị sỹ John MC Cain và đòi Hà Nội phải đặt tên đường phố nhằm ghi nhận công lao đã vận động nước Mỹ bỏ bao vây cấm vận với VN, trong khi lờ tịt đi tâm tư thế hệ bao người dân và người thân Việt tộc đã lĩnh bom đạn từ máy bay của ông Cain và đồng đội của ông. Đơn giản với chúng, Mc Cain là người chăm bẵm, nâng niu các sản phẩm lỗi do Mỹ gây ra như đưa thương phế binh VNCH sang Mỹ, ca tụng, cổ vũ đám đấu tranh zân chủ cuồng Mỹ, vận động các quỹ cho chúng lật đổ “chế độ cộng sản” mà ông thế hệ Cain đã không làm nổi. Dân mạng nhiều người châm biếm “John MC Cain ra đi để lại niềm tiếc thương vô hạn với giới dân chủ Việt”, bởi từ nay, chúng đã mất đi một tiếng nói hiệu quả đòi nước Mỹ phải nâng niu, chăm bẵm, cổ vũ chúng ở Thượng viện Hoa Kỳ!.

Còn đây, tôi xin chia sẻ lại dòng cảm tưởng của một người bạn học, người từng gắn bó với cố Chủ tịch nước thủa hàn vi nay đã nghỉ hưu “chót” bày tỏ vài dòng cảm tưởng chân chất, mộc mạc trên mạng xã hội đang bị “các nhà đấu tranh dân chủ” băm vằm, mổ xẻ, chửi rủa, mạt sát, bởi đơn giản, chúng không thể chấp nhận bất cứ “người dân” nào bày tỏ tiếng nói trên không gian mạng – nơi chúng tự hào cho rằng sẽ là vũ khí lật đổ cộng sản.

21 tháng 9, 2018

Dàn diễn viên 'Quỳnh búp bê' và chuyện đại tá đóng trùm động mại dâm

NSƯT Nguyễn Hải - người thủ vai ông trùm Cấn - là một đại tá công an hay việc Doãn Quốc Đam thường tự tát mình khi quên thoại là những thú vị về dàn diễn viên "Quỳnh búp bê".


Quỳnh búp bê hiện là bộ phim truyền hình được quan tâm nhất trên sóng VTV. Dù có những tranh cãi về cảnh nóng và bạo lực, Quỳnh búp bê được đánh giá là chân thực khi đề cập trực diện đến vấn nạn bắt cóc, buôn người, gái mại dâm.

Phim cũng quy tụ dàn diễn viên trẻ sáng giá của miền Bắc với Thu Quỳnh, Doãn Quốc Đam, Thanh Hương, Phương Oanh. Ngoài ra, Quỳnh búp bê cũng đánh dấu sự trở lại màn ảnh của NSƯT Nguyễn Hải, Minh Tiệp và Hải Anh sau thời gian vắng bóng.

Đại tá công an đóng ông trùm động mại dâm

Trong Quỳnh búp bê, Cấn là nhân vật bị khán giả căm ghét nhất. Bề ngoài, Cấn xây dựng hình ảnh là một ông chủ kinh doanh nhà hàng, ăn mặc giản dị, xởi lởi với mọi người. Nhưng ẩn giấu sau lại là bản chất của một tên buôn người, ông trùm của động mại dâm Thiên Thai.

Nhân vật do NSƯT Nguyễn Hải đảm nhận. Ít ai biết rằng Nguyễn Hải là diễn viên mang hàm đại tá, nguyên là phó trưởng đoàn phụ trách Đoàn kịch nói Công an nhân dân. Và Cấn là vai diễn đánh dấu sự trở lại của nam nghệ sĩ với màn ảnh sau 7 năm vắng bóng.

Trước Quỳnh búp bê, Nguyễn Hải từng đóng đinh với những nhân vật phản diện trong các bộ phim truyền hình. Trong buổi họp báo ra mắt phim, nam nghệ sĩ tiết lộ về việc bị chính khán giả, người thân ghét "lây" khi đóng quá đạt những vai diễn mưu mô, thủ đoạn, hại người.

"Khi phim Chuyện làng Nhô ra mắt, sự nham hiểm, độc địa của nhân vật Trịnh Khả ghi dấu ấn mạnh mẽ tới mức dân làng cứ đi qua nhà tôi là dị nghị. Bố tôi rất buồn bực, đã chất vấn tôi rằng: Thiếu gì vai tử tế mà con lại diễn cái vai mất dạy, tù tội ấy? Để rồi mỗi lần người ta đi qua ngõ nhà, người ta lại réo lên: Con ông là thằng mất dạy?", NSƯT nhớ lại.

Doãn Quốc Đam tự tát mặt mình khi thoại sai

Trong phim Quỳnh búp bê, Doãn Quốc Đam đảm nhận vai Cảnh - tay chân số một của ông chủ "động" Thiên Thai. Công việc của Cảnh là hỗ trợ Cấn trong mọi hoạt động của Thiên Thai, bao gồm giải quyết các cuộc kiểm tra của công an, bảo kê cave và cả xử lý những cô gái bỏ trốn.


Thời gian đầu, Cảnh tỏ ra sắt đá và tàn độc. Cảnh không ngại xuống tay đánh đập, hành hạ dã man phụ nữ. Nhưng sau đó, khán giả truyền hình thấy một khía cạnh khác trong con người Cảnh. Cảnh là người đã đưa Quỳnh đi chơi Tết, người đã ở bên Quỳnh khi cô "vượt cạn". 

Diễn xuất của Doãn Quốc Đam trong vai Cảnh hoàn toàn thuyết phục. Anh diễn chân thực đến từng câu thoại, ánh mắt, biểu cảm. Trên mạng xã hội, Doãn Quốc Đam hiện là nam diễn viên được yêu thích nhất của bộ phim.

Theo tiết lộ của các nữ diễn viên, trong quá trình quay phim Cảnh cũng là một diễn viên đặc biệt. Thanh Hương nhận xét Cảnh có nét diễn "rất nam tính". Tuy vậy, Doãn Quốc Đam cũng là người "đóng thật", đôi khi làm đau bạn diễn với những cảnh tát, đánh đập.

Một điểm thú vị khác về Doãn Quốc Đam là nam diễn viên đã tự tát mình khi quên thoại. Mới đây, VFC, đơn vị sản xuất, có đăng một clip hậu trường phân đoạn My Sói bị Cảnh tát sấp mặt, đánh liên hồi và bóp cổ vì tội lợi dụng anh để hãm hại Quỳnh.

Tại hậu trường của phân đoạn này, Thu Quỳnh đã bị Doãn Quốc Đam đánh thật. Cái tát của Quốc Đam khiến má Thu Quỳnh sưng đỏ. Tuy nhiên, vì nam diễn viên nói sai thoại nên cả hai bắt buộc phải thực hiện lại từ đầu.

Khi phát hiện ra điều này, Doãn Quốc Đam liên tục tự tát vào má mình vì cảm thấy có lỗi. Anh trấn an Thu Quỳnh bằng cách ôm chặt cô. Nhiều khán giả nhận xét hành động của nam diễn viên đáng yêu, khác hẳn vẻ lạnh lùng trong phim.

Nhiều diễn viên nữ từ chối đóng "Quỳnh búp bê"

Việc Quỳnh búp bê gây bão đã góp phần đưa tên tuổi các diễn viên như Phương Oanh, Thanh Hương và Thu Quỳnh đến gần hơn với khán giả. Sức nóng của bộ phim, cũng khiến các diễn viên được truyền thông, doanh nghiệp, nhãn hàng săn đón.


Nhiều người cho rằng việc được tham gia một bộ phim gai góc, dễ gây sốt là cơ hội hiếm có của các nữ diễn viên. Tuy nhiên, theo tiết lộ của đạo diễn Mai Hồng Phong, sự thực là việc lựa chọn các diễn viên nữ cho phim khá khó khăn bởi nhiều người từ chối.

Nhiều nữ diễn viên từ chối tham gia vì sợ không chịu được áp lực dư luận khi đóng vai bị cưỡng hiếp, đánh đập, hành hạ tàn nhẫn, đi khách...

Chính diễn viên Phương Oanh từng chia sẻ rằng trong quá trình đóng phim, cô “không tiếc thân mình”, thậm chí chấp nhận nhiều cảnh quay khó dẫn đến bầm dập, đau tím người.

Thế nhưng, Phương Oanh cho biết đổi lại “là những lời đồn thổi phi thực tế từ chính những đồng nghiệp, những thành phần đoàn nhằm bôi nhọ danh dự và tư cách làm nghề của tôi”. Có những thành viên trong đoàn cho rằng Phương Oanh chấp nhận đóng Quỳnh búp bê vì ham mê cảnh nóng.

Cô kể sự việc khiến cô nhiều lần bật khóc vì cảm thấy ấm ức và tủi thân.

Trước câu hỏi "Bằng cách nào chị mua được xế hộp", Thu Quỳnh cho biết cô tiết kiệm từ những khoản tiền nhỏ nhất như 90.000 đồng cát-xê phát tờ rơi, và không dùng đồ hiệu đắt tiền.

Bảo Ngọc

20 tháng 9, 2018

Bơi Hải Phòng hướng tới Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2018 - Khát vọng huy chương vàng

Những năm 2000 trở về trước, nói đến bơi Hải Phòng, người ta nhớ tên các ngôi sao hễ xuống bể thi đấu là đoạt HCV. Tuy nhiên, thời kỳ ấy xa rồi. 

Đội tuyển bơi Hải Phòng lên đường tập huấn nước ngoài chuẩn bị Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ 8 năm 2018. Mục tiêu của đội là tấm HCV mơ ước.

Những năm 2000 trở về trước, nói đến bơi Hải Phòng, người ta nhớ tên các ngôi sao hễ xuống bể thi đấu là đoạt HCV. Tuy nhiên, thời kỳ ấy xa rồi. Khi các địa phương tăng cường đầu tư cho bơi, thuê chuyên gia nước ngoài… làm thay đổi tất cả. Bơi Hải Phòng, Hà Nội vốn hùng mạnh là thế cứ chìm dần. Việc bơi “chìm” nhanh chóng được đổ cho mùa Đông. Cả năm, VĐV tập luyện 5 tháng, 7 tháng còn lại như “gấu Bắc cực ngủ vùi”. Thế rồi, hai thành phố lớn đều đầu tư xây dựng bể bơi nước nóng, giúp VĐV tập luyện quanh năm. Thế nhưng vẫn “chìm nghỉm” ở giải vô địch quốc gia.

VĐV Phùng Ngọc My – niềm hy vọng ở 50m ếch nữ.
Thất bại ấy sớm được mổ xẻ và chỉ rõ, đó là thiếu khoa học huấn luyện và chậm áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ chế dinh dưỡng… trong đào tạo VĐV. Bơi Hải Phòng khắc phục hạn chế này bằng việc đưa Nguyễn Hữu Việt đi nước ngoài tập huấn dài hạn, đào tạo chuyên sâu bơi ếch. Trưởng Bộ môn Kim Hoàng tâm sự: “Tập huấn nước ngoài, một ngày Việt phải bơi 10km trong bể. Do được hưởng cơ chế đặc biệt, có đầy đủ thuốc bổ và bữa ăn chất lượng cao mới đủ calo luyện tập. Tuy nhiên, kinh phí của bơi Hải Phòng hạn hẹp nên chỉ đáp ứng được một mình Việt và kình ngư này giành cả 3 HCV ở nội dung bơi ếch cũng như gánh trọng trách với quốc gia. Các VĐV bơi Hải Phòng luyện tập ở nhà, sức tập có hạn nên không có thành tích”.

Năm 2014, tại kỳ Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ 7, năm cuối cùng Hữu Việt thi đấu. Ở phía bên kia sườn dốc, Việt vẫn giành HCV ở nội dung 100m ếch và giã từ sự nghiệp. Từ lúc Việt chia tay, bơi Hải Phòng không đoạt HCV tại giải vô địch toàn quốc. Một loạt VĐV nam trẻ đủ sức thay thế Hữu Việt nhưng không được đầu tư bài bản bởi thiếu kinh phí dẫn tới hụt hơi. Trong tình cảnh “ thiếu trước, hụt sau”, HLV Ngọc Thịnh dồn hết tâm huyết, nghĩ đủ mọi cách để đẩy dàn VĐV nam gồm Nguyễn Ngọc Triển, Vũ Tấn Thành, Đỗ Chiến Thắng, Nguyễn Minh Trí “không bị chìm”. Chỉ tiếc bơi Hải Phòng tiến một, thiên hạ tiến gấp đôi nhờ đi tập huấn dài hạn ở nước ngoài. Thông số kỹ thuật của dàn VĐV nam Hải Phòng năm sau đều tốt hơn năm trước và chỉ giành HCB và HCĐ. Các đồng nghiệp ở Trung tâm đào tạo VĐV thành phố phải thốt lên không ai khát khao HCV vô địch như HLV Ngọc Thịnh. Và năm 2018, HLV này cùng các VĐV bơi Hải Phòng quyết tâm đua tranh tấm HCV, qua đó làm nền tảng tiến bước những năm tới.

Đầu tháng 9-2018, đội tuyển bơi Hải Phòng gồm 6 VĐV (4 nam, 2 nữ) cùng HLV Ngọc Thịnh lên đường sang Nam Ninh (Trung Quốc) tập huấn. Quãng thời gian gần 2 tháng tập luyện nước ngoài chỉ là “đổi gió”, tạo hưng phấn cho VĐV hướng tới Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ 8 mà thôi. Rất có thể dàn VĐV bơi Hải Phòng tạo bất ngờ, chạm tay vào HCV.

Sự tính toán là có cơ sở. Tại ASIAD 18, thành tích bơi ở các cự ly ngắn của VĐV đội tuyển ViệtNamkhông tốt. Với việc, bơi Hải Phòng đạt thông số tốt ở cự ly tốc độ 50m có thể gặt hái thành công. Bốn kình ngư nam Ngọc Triển, Chiến Thắng, Minh Trí, Tấn Thành đủ sức tranh chấp huy chương, nhưng 2 gương mặt nữ trẻ Phùng Ngọc My và Trần Hà Trang hoàn toàn có thể “giải cơn khát vàng”. Ngọc My và Hà Trang tiến bộ trong thời gian gần đây khi đoạt thành tích cao ở các nội dung 50m, (gồm 50m ếch, 50m ngửa, 50 bướm, 50m trườn sấp). Bơi Hải Phòng đến Trung Quốc tập huấn với hy vọng Ngọc My hay Hà Trang “đổi gió”, mang tấm HCV chờ đợi suốt 3 năm qua về cho bơi Hải Phòng.