31 tháng 5, 2018

Đầu tư 1.000 tỷ đồng để chỉnh trang, nâng cấp và mở rộng 2 tuyến đường Cầu Đất, Tô Hiệu

Tuyến đường Cầu Đất, Tô Hiệu là hai tuyến đường phố chính nằm trong khu vực nội thành. Đường Cầu Đất có chiều dài 622m, mặt cắt ngang rộng từ 19,4m – 20m; trong đó, phần xe chạy là 12m, hè mỗi bên từ 3,7m – 4m tùy từng vị trí. Đường Tô Hiệu có chiều dài 1560m, mắt cắt ngang rộng từ 19 – 28m, trong đó: chiều rộng phần xe chạy 14 – 18,5m, hè mỗi bên từ 1-5m tùy từng vị trí. Mặt đường hiện trạng có kết cấu bê tông nhựa tương đối tốt, các công trình hạ tầng kỹ thuật như: thoát nước, chiếu sáng…đều hoàn chỉnh.

Theo phương án đề xuất của Sở Giao thông vận tải, Phương án 1: Đường Cầu Đất giữ nguyên quy mô như bình diện hiện có, đường Tô Hiệu mở rộng tại các đoạn hiện chưa có vỉa hè theo đúng chỉ giới đường đỏ; Phương án 2: Đường Cầu Đất đoạn từ ngã tư Cầu Đất – Hoàng Văn Thụ - Trần Phú đến ngã tư Trần Nhật Duật – Lê Chân mở rộng theo đúng chỉ giới quy hoạch, đoạn từ ngã tư Trần Nhật Duật – Lê Chân đến ngã tư Thành đội giữ nguyên quy mô mặt cắt ngang đường hiện có; Đường Tô Hiệu mở rộng tại các đoạn chưa có vỉa hè theo đúng chỉ giới đường đỏ.


Về phương án nâng cấp chỉnh trang, sẽ giữ nguyên kết cấu mặt đường hiện có, rải tăng cường một lớp bê tông nhựa chặt C12,5 dày trung bình 5cm và bù vênh; thay thế đan rãnh và bó vỉa hiện trạng bằng tấm đan bê tông xi măng đúc sẵn, lát lại hè đường bằng gạch Terazo; xử lý toàn bộ cửa thu nước hiện tại có dùng loại ngăn mùi, trồng bổ sung cây xanh tại các vị trí phù hợp; hạ ngầm đường dây cấp điện hiện có xuống bên dưới vỉa hè hai bên…

Tuyến đường Cấu Đất, Tô Hiệu hàng ngày có mật độ phương tiện tham gia giao thông khá đông đúc, đặc biệt vào giờ tan tầm. Trên tuyến đường Tô Hiệu hiện nay có nhiều đoạn không có vỉa hè, hàng quán bày bán sát lòng đường làm cản trở giao thông, gây mất mỹ quan đô thị và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông…chính vì vậy, việc đầu tư chỉnh trang, nâng cấp và mở rộng 2 tuyến đường này là cần thiết và cấp bách.

Theo Nghị quyết số 10/NQ-HĐND ngày 20/7/2017 của HĐND thành phố về Kế hoạch đầu tư công trung hạn năm 2016 – 2020, Dự án chỉnh trang nâng cấp và mở rộng đường Cầu Đất, Tô Hiệu và một số tuyến đường khác nằm trong Danh mục dự án dự kiến khởi công năm 2019 – 2020 và có tính đến giai đoạn sau năm 2020.

29 tháng 5, 2018

Kỳ 4: Thực hư về mối quan hệ giữa ông chủ Nhật Hạ và Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Trao đổi với Dân Việt, ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành uỷ TP. Hải Phòng, cho biết do quy định của thành phố yêu cầu 100% diện tích làm khách sạn, không bố trí căn hộ nên tất cả các nhà đầu tư đều rút hết, chỉ còn lại Công ty Nhật Hạ ở lại chứ không phải vì mối quan hệ “thông gia tương lai”.
    
Gần đây, khi Công ty TNHH Nhật Hạ được UBND TP. Hải Phòng chọn là nhà đầu tư dự án khách sạn 5 sao ở khu đất vàng 12 Trần Phú, dư luận Hải Phòng rộ lên tin đồn về mối quan hệ “thông gia tương lai” giữa Bí thư Thành ủy Lê Văn Thành và gia đình ông bà Nguyễn Thị Hải, ông bà chủ của Công ty Nhật Hạ. Vì là thông gia tương lai nên ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng đã dành sự ưu ái giao cho Công ty Nhật Hạ khu đất vàng 12 Trần Phú.

Để có câu trả lời về mối quan hệ này, Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng.

Nhà đầu tư “bỏ chạy” vì không được xây căn hộ để bán

Trao đổi với Dân Việt, ông Thành khẳng định, không có chuyện là “thông gia tương lai”: “Làm gì có chuyện đấy. Thực sự là không có”.

Ông Thành cho biết thêm còn về dự án khách sạn 5 sao tại đất vàng số 12 Trần Phú, đây là vị trí đất cực kỳ đẹp nên để đầu tư khách sạn 5 sao, tạo ra một sản phẩm đầu tư đẳng cấp chứ không thể lai tạp, bố trí vừa làm khách sạn vừa làm căn hộ, vì như thế trước sau cũng sẽ bị nhếch nhác.

“Một số dự án được xây dựng trước đó ở các vị trí khác (như ở đường Lạch Tray, đường Trần Quang Khải...) đều được thành phố cho phép bố trí mấy chục phần trăm diện tích để làm căn hộ. Và các nhà đầu tư đều thích được làm căn hộ để bán và thu hồi vốn nhanh nhưng ở vị trí đất vàng như 12 Trần Phú thì 100% diện tích phải làm khách sạn chứ không được bố trí căn hộ để bán.

Chính vì quy định của thành phố yêu cầu 100% diện tích làm khách sạn, không bố trí căn hộ nên tất cả các nhà đầu tư kể cả Bitexco hay một số nhà đầu tư khác trông chờ vào khu đất này đều rút hết, chỉ còn lại một mình công ty Nhật Hạ tham gia. Với dự án đầu tư khoảng từ 1800 - 2000 tỷ đồng, phần chi phí, lãi trên vốn đầu tư lớn nên ít doanh nghiệp dám mạnh dạn bỏ tiền để đầu tư”, ông Thành giải thích.

Nói về quyết định xây dựng khách sạn 5 sao tại Hải Phòng, ông Thành cho biết, Hải Phòng là thành phố có nhiều khu du lịch nổi tiếng, có cảng biển lớn, là đô thị lớn thứ ba của cả nước và đô thị trung tâm cấp quốc gia, nhưng cho đến nay vẫn chưa có khách sạn 5 sao.

“Khi có doanh nghiệp về đầu tư khách sạn 5 sao tôi mừng lắm. Vì khách sạn thực sự 5 sao, đạt chuẩn là họ điều hành theo thị trường của thế giới, họ kéo khách từ khắp nơi trên thế giới về với Hải Phòng”, ông Thành bày tỏ.

Hiện nay TP. Hải Phòng có khu du lịch như Đồ Sơn, Cát Bà, khu Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, khu Bạch Đằng Giang... nhưng hiện vẫn chưa thu hút được khách VIP đi theo maketing của hệ thống khách sạn 5 sao vì Hải Phòng không có khách sạn 5 sao. Vì thế, khách sạn 5 sao là động lực để kích thích phát triển du lịch, kéo theo dịch vụ thương mại phát triển theo. Hiện Hải Phòng đang có các dự án xây dựng các trung tâm thương mại lớn như AEON MALL, Nguyễn Kim... nhưng phải có khách quốc tế đến thì mới đông được.


“Tôi còn nhớ, có lần Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về Hải Phòng, tôi có báo cáo với Thủ tướng về tình hình phát triển kinh tế xã hội, du lịch dịch vụ của Hải Phòng. Nghe xong, Thủ tướng rất ngạc nhiên bảo: “Một thành phố lớn thứ ba mà không có khách sạn 5 sao thì hơi lạ”.

Sau lần đó, tôi đưa ra họp trong Thường vụ và quyết định Hải Phòng phải dành quỹ đất để xây dựng khách sạn 5 sao. Làm khách sạn 3 - 4 sao thì rất dễ, nhưng đầu tư khách sạn 5 sao là cả một vấn đề vì số vốn bỏ ra rất lớn, thời gian thu hồi vốn lâu nên chúng tôi phải động viên, phải tạo được cho nhà đầu tư niềm tin vào sự phát triển của thành phố”, ông Thành cho biết.

Chú trọng thu hút doanh nghiệp về Hải Phòng

Ông Thành cho biết thêm, với vị trí là người đứng đầu của thành phố, ông luôn xác định doanh nghiệp là lực lượng có nhiều đóng góp cho sự phát triển của thành phố. Vì thế, cái đột phá đầu tiên nhắm đến là thu hút các tập đoàn lớn về Hải Phòng.

“Quan niệm của tôi là các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất cần thiết và quan trọng nhưng khi có các doanh nghiệp lớn về, họ sẽ là nền tảng, động lực để cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Vì thế, tôi tranh thủ mọi cơ hội để lôi kéo các nhà đầu tư lớn về Hải Phòng”, ông Thành bày tỏ.

“Chẳng hạn như chuyến đi Nhật Bản cách đây mấy năm, tôi đã tiếp cận ông chủ của tập đoàn AEON MALL của Nhật để thuyết phục, mời họ về đầu tư tại Hải Phòng. Mới đây, tại lễ động thổ xây dựng Trung tâm thương mại, ông chủ của tập đoàn này đã khẳng định, việc đầu tư của tập đoàn về Hải Phòng là do bị thuyết phục bởi ngài Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy”, ông Thành kể lại.

Hay như tập đoàn Vingroup hiện nay đã đầu tư về Hải Phòng 6 lĩnh vực: Về công nghiệp thì được nhà máy ô tô; vui chơi giải trí thì có dự án Đảo Vũ Yên; lĩnh vực bất động sản thì đã đầu tư một số khu đô thị; về nông nghiệp có dự án nông nghiệp công nghệ cao ở Vĩnh Bảo; về y tế có bệnh viện quốc tế Vinmex. Tới đây, tập đoàn này tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực cảng biển nữa.

“Khi các doanh nghiệp lớn về Hải Phòng, bản thân tôi cảm thấy sung sướng vì các doanh nghiệp lớn sẽ giải quyết nhiều việc làm cho người dân, nộp nhiều thuế nữa và họ tạo ra nguồn lực để thành phố chăm lo thực hiện các chính sách xã hội, đãi ngộ cho các gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công; có nguồn lực để xây dựng nông thôn mới, chỉnh trang đô thị ...

Riêng nhà máy ô tô Vinfast mỗi năm dự kiến nộp 20.000 tỷ đồng. Nói thực sự là tôi rất trân trọng các doanh nghiệp lớn đó nên mình phải thực hiện lời hứa khi mời gọi họ về đầu tư. Đó là lời hứa về tiến độ bàn giao mặt bằng, các thủ tục hành chính... Mời họ về đã vất vả, nhưng phải giữ được chân họ mới là quan trọng”, ông Thành nói.

Ông Thành cho biết thêm, hiện các dự án của Tập đoàn Sungroup cũng đang chuyển động rất tốt. Sau khi tập đoàn này hoàn thành dự án, vị thế của Cát Bà sẽ nâng lên rất nhiều.

“Để vận hành dự án du lịch tầm cỡ như thế, doanh nghiệp sẽ đầu tư trang thiết bị hiện đại, đào tạo đội ngũ nhân viên làm du lịch theo hướng chuyên nghiệp. Từ đó sẽ góp phần làm thay đổi ý thức của người dân thay đổi từ phát triển tự phát, chụp giật chuyển sang hướng làm du lịch thông minh, sạch sẽ, bảo vệ cảnh quan môi trường”, ông Thành cho biết thêm.

Tàu từ Cát Bà không được đưa khách tham quan Vịnh Hạ Long: Có hay không việc “ngăn sông, cấm chợ”?

Trước ý kiến cho rằng, Hạ Long “cấm” tàu du lịch của Cát Bà (Hải Phòng) đưa du khách sang tham quan vịnh Hạ Long, ông Hồ Quang Huy - Phó Chủ tịch UBND TP.Hạ Long - cho rằng, để kết nối 2 điểm đến này, trước hết 2 bên phải thống nhất tour, tuyến theo quy định của pháp luật. Đồng thời, phải đồng bộ công tác quản lý, bởi, hiện chất lượng đội tàu du lịch của 2 bên quá khác xa nhau.

Không “ngăn sông, cấm chợ”

Theo ông Phạm Đình Huỳnh - Phó trưởng BQL vịnh Hạ Long - trước đây, thời điểm cả Cát Bà chỉ có vài tàu du lịch nhỏ thì thỉnh thoảng có đưa khách đến vùng giáp ranh giữa Cát Bà và vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, từ 1.7.2011, Cảng thủy nội địa cấp lệnh tại các điểm tham quan thì không sang được, bởi hầu hết các tàu du lịch của Cát Bà thời điểm đó chưa đủ điều kiện chạy tuyến đường biển. “Ngay cả những tàu chạy tuyến cố định Cát Bà - Tuần Châu hiện nay phần lớn cũng là tàu của Quảng Ninh chuyển sang vì đây là những tàu đủ tiêu chuẩn chạy tuyến biển”.


Trong khi đó, ông Bùi Hồng Minh - Phó Giám đốc Sở GTVT Quảng Ninh - cho biết, hiện chỉ có tuyến cố định chạy thẳng từ Gia Luận sang Tuần Châu, chứ không được rẽ ngang. Thỉnh thoảng cũng có chuyến thẳng từ Cát Bà sang cảng Vinashin Hòn Gai, nhưng chạy theo hợp đồng chuyến và chạy trên tuyến đường thủy, chứ không phải tuyến du lịch. Trong trường hợp tàu du lịch Cát Bà muốn đưa khách đi tham quan vịnh Hạ Long thì ít nhất Quảng Ninh và Hải Phòng phải thống nhất tour, tuyến và bố trí các lực lượng chức năng trên tuyến này. Trong đó, trước hết, bên Cát Bà phải được cấp thẩm quyền công bố tuyến, điểm du lịch, luồng đường thủy, hàng hải, cảng bến, khu neo đậu, khu tránh trú.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, cả đại diện Sở GTVT Quảng Ninh và UBND TP.Hạ Long đều khẳng định, để kết nối du lịch giữa 2 bên, đầu tiên, huyện Cát Hải phải có văn bản đề nghị về việc kết nối, tuy nhiên đến nay, cả 2 đơn vị này chưa nhận được ý kiến chính thức của Cát Hải. Ông Vũ Văn Hợp - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh - cho biết, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng chưa nhận được đề xuất trên của Hải Phòng.

Bất cập quản lý

Theo những chủ tàu lớn tại vịnh Hạ Long, kể cả khi 2 bên thống nhất mở tuyến Cát Bà - vịnh Hạ Long thì cũng còn rất nhiều việc phải giải quyết, bởi việc quản lý, chất lượng đội tàu giữa 2 bên hiện rất khác biệt. Trong khi đội tàu của vịnh Hạ Long từ nhiều năm qua đang được tinh lọc dần, với những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật, thẩm mỹ và cả tàu, đội ngũ nhân viên bị xử lý rất mạnh tay nếu vi phạm.

Tất cả các tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, cả tàu tiếng hiện đều phải lắp hệ thống cứu hỏa hiện đại, hệ thống camera, định vị để cơ quan chức năng giám sát. Đặc biệt, với hệ thống định vị, có thể biết tàu du lịch đó đang ở đâu, làm gì, thậm chí có thể truy lại hành trình trên vịnh cả nhiều ngày trước đó. Theo ông Phạm Đình Huỳnh - Phó trưởng BQL vịnh Hạ Long - vì siết chặt quản lý nên nhiều tàu đã được chuyển sang Cát Bà hoạt động. “Đã có khoảng 30 tàu cũ chuyển sang Cát Bà hoạt động. Vậy, nếu kết nối tour, những tàu này có được trở lại vịnh Hạ Long hay không?” - ông Huỳnh đặt câu hỏi.

Một số chủ tàu Quảng Ninh cũng xin đóng tàu mới bên Cát Bà do Quảng Ninh tạm dừng việc này và sau này, nếu có tiếp tục thì tàu phải theo mẫu, chuẩn vừa được Sở GTVT Quảng Ninh công bố. Theo đó, với tàu tiếng ít nhất phải là 60 ghế, thay vì 48 ghế trở xuống như hiện nay. Đây cũng là bài toán rất hóc búa một khi vịnh Hạ Long - Cát Bà được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới mà Hải Phòng đang làm hồ sơ trình UNESCO công nhận. “Sự khác biệt về chất lượng tàu, dịch vụ, quản lý là một chuyện. Nhưng, để tàu du lịch Cát Bà được đưa khách tham quan vịnh Hạ Long, trước hết 2 bên phải công bố tour, tuyến đã. Vì thế không thể nói Hạ Long ngăn sông, cấm chợ được” - ông Hồ Quang Huy - Phó Chủ tịch UBND TP.Hạ Long - chia sẻ. 
(NGUYỄN HÙNG)

Tuyển sinh mầm non và các lớp đầu cấp phổ thông năm học 2018-2019: Tuyển trái tuyến căn cứ vào kết quả kiểm tra lớp 5

Sở Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) vừa có văn bản gửi UBND các quận, huyện; Phòng GD-ĐT các quận, huyện trên địa bàn thành phố hướng dẫn cụ thể việc tuyển sinh vào các lớp mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2018-2019.

Đối với việc tuyển sinh mầm non, Sở GD-ĐT yêu cầu các trường thông báo công khai chỉ tiêu tuyển sinh, thời gian tuyển sinh và tổ chức tiếp nhận trẻ em trong độ tuổi trên địa bàn dân cư theo quy định; tạo điều kiện để trẻ khuyết tật tham gia giáo dục hòa nhập. Nếu số học sinh đăng ký học tại các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) ít hơn hoặc bằng chỉ tiêu được giao thì thực hiện tuyển sinh theo quy định, còn số trẻ đăng ký vượt quá năng lực tiếp nhận thì xét tuyển theo thứ tự ưu tiên: Trẻ có hộ khẩu thường trú thuộc địa bàn xã phường, ưu tiên tiếp nhận trẻ 5 tuổi; trẻ là con gia đình diện chính sách có hộ khẩu thường trú thuộc địa bàn xã/phường; ngoài ra trường cần có phương án tuyển bảo đảm công khai, minh bạch. Sở GD-ĐT nhấn mạnh, các trường hợp vi phạm quy định về tuyển sinh, trong đó có việc dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ trong độ tuổi học chương trình GDMN sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.

Đối với tuyển sinh vào lớp 1 bậc tiểu học, Phòng GD-ĐT quận, huyện, các cơ sở giáo dục bảo đảm huy động 100% trẻ 6 tuổi trên địa bàn xã, phường nhập học; căn cứ vào cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên để xác định tỷ lệ số học sinh học 2 buổi/ngày. Đối với tuyển sinh vào lớp 6 bậc THCS, các trường THCS rà soát danh sách học sinh hoàn thành chương trình tiểu học trên địa bàn thực hiện tuyển sinh theo quy định nếu số học sinh đăng ký học tại trường THCS ít hơn hoặc bằng chỉ tiêu. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký học nhiều hơn chỉ tiêu tuyển sinh UBND quận, huyện giao thì Phòng GD-ĐT quận, huyện, UBND quận, huyện quyết định phương án tuyển sinh. Trong đó, ưu tiên tuyển hết những học sinh đúng tuyến; với học sinh trái tuyến phải căn cứ vào điểm trung bình của các bài kiểm tra lớp 5 để xét bổ sung từ cao xuống thấp.

Thời gian tuyển sinh cho các lớp mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2018-2019 diễn ra từ ngày 1-7 đến hết 31-7. Riêng bậc học mầm non có thể kéo dài thời gian tuyển sinh để bảo đảm trẻ đủ tuổi phải được đến trường. Sở GD-ĐT lưu ý các đơn vị tuyển sinh không thu lệ phí hay vận động các khoản thu ngoài quy định.

Kỳ 3: Ông chủ Nhật Hạ nói gì về tin đồn “thông gia” với Bí thư Hải Phòng?

Ông Nguyễn Văn Tăng, chồng bà Nguyễn Thị Hải, Giám đốc Công ty Nhật Hạ, cũng chính thức lên tiếng sau tin đồn “thông gia tương lai" với Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành.

Sau khi Công ty TNHH Nhật Hạ (sau đây gọi tắt là Công ty Nhật Hạ) được UBND TP. Hải Phòng chọn là nhà đầu tư dự án khách sạn 5 sao ở khu đất vàng 12 Trần Phú, dư luận Hải Phòng rộ lên tin đồn về mối quan hệ “thông gia tương lai” giữa gia đình Bí thư Thành ủy Lê Văn Thành và gia đình vợ chồng ông Nguyễn Văn Tăng - bà Nguyễn Thị Hải, ông chủ của Công ty Nhật Hạ. Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Tăng về thực hư của những tin đồn nói trên.

Hiện nay đang có tin đồn về mối quan hệ “thông gia tương lai” giữa gia đình ông bà và gia đình ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng và nhờ mối quan hệ này thì công ty của ông mới lấy được dự án khách sạn 5 sao. Ông nói gì về tin đồn này?

"Việc tôi đầu tư vào khách sạn 5 sao ở Hải Phòng là do thành phố kêu gọi. Tôi không phủ nhận có quan hệ với nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo thành phố Hải Phòng và lãnh đạo của nhiều tỉnh thành khác nữa", ông chủ Nhật Hạ.

- Tôi bác bỏ hoàn toàn thông tin bịa đặt nói trên. Tôi khẳng định luôn không bao giờ có chuyện đó. Gia đình tôi có 3 người con gái. Cháu lớn đã lấy chồng 2 năm nay rồi.

Chồng của cháu không phải là con trai của Bí thư Thành uỷ Lê Văn Thành. Cháu thứ hai đang du học ở Thụy Sỹ. Cháu đi du học từ khi còn nhỏ, rất ít khi về Việt Nam và hầu như không về Hải Phòng vì gia đình tôi sống ở TP.HCM.

Từ khi học cấp 2 cô con gái thứ hai của gia đình tôi đã vào sống ở TP.HCM và từ đó đến nay chưa về Hải Phòng lần nào. Cháu thứ ba thì mới 12 tuổi và cũng đang sống ở TP.HCM cùng với gia đình tôi.

Từ rất lâu rồi, gia đình tôi chủ yếu làm ăn và sinh sống ở TP.HCM. Công việc buôn bán ở Hải Phòng là nghề truyền thống của bên nhà vợ và giao cho các cháu làm là chính. Gần đây, khi triển khai dự án này, tôi mới thường xuyên về Hải Phòng.

Tại sao ông lại về Hải Phòng làm dự án khách sạn 5 sao tại đất vàng 12 Trần Phú?

- Việc tôi đầu tư vào khách sạn 5 sao ở Hải Phòng là do thành phố kêu gọi. Tôi không phủ nhận có quan hệ với nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo thành phố Hải Phòng và lãnh đạo của nhiều tỉnh thành khác nữa.

Phối cảnh tổng thể Khách sạn 5 sao Pullman Hải Phòng có quy mô 32 tầng nổi và 1 tầng hầm, chiều cao 120m; tổng diện tích xây dựng khoảng 50.000m2.

Gia đình tôi có khách sạn 3 - 4 sao ở TP.HCM nên thỉnh thoảng các anh chị ở Hải Phòng vào công tác, vào gặp mặt hội đồng hương, tôi cũng tham gia hội đồng hương Hải Phòng ở TP.HCM (mỗi năm 1 lần) thì đều gặp nhau, chúng tôi đều tiếp và đó cũng là điều bình thường. Nhưng việc nào ra việc đó. Việc đầu tư là phải theo luật.

Khi gặp mặt hội đồng hương Hải Phòng ở trong đó để gặp gỡ, giao lưu, các anh lãnh đạo thường hay mời gọi chúng tôi quay về đầu tư tại quê nhà. Gần đây, thành phố có chủ trương đầu tư khách sạn 5 sao, tôi là người con của thành phố nên muốn về thành phố để đầu tư.

Việc đầu tư này là mang  nguồn tiền của mình và các nguồn huy động về thành phố chứ không lấy cái gì của thành phố này đi. Đất thì vẫn còn đấy, thuộc quyền quản lý của Nhà nước. Doanh nghiệp chỉ là người đi thuê đất của thành phố mà thôi.

Lô "đất vàng" số 12 (cũ) đường Trần Phú được UBND thành phố Hải Phòng chỉ định cho Công ty TNHH Nhật Hạ xây dựng khách sạn 5 sao.
Các nhà đầu tư khác thì thường nhắm vào bất động sản, xây dựng căn hộ để bán lấy tiền ngay, còn các dự án đi thuê đất để xây công trình lớn, đẳng cấp thì không biết bao giờ mới thu được tiền, hoàn được vốn nên chả mấy ai mặn mà.

Nhưng vì sao tôi lại làm dự án khách sạn 5 sao này? Tôi làm vì cái sỹ diện của người Hải Phòng. Khi tiếp bạn bè, khách quốc tế đến, Hải Phòng không có khách sạn 5 sao, tôi phải đưa khách ra Quảng Ninh hoặc lên Hà Nội ở. Những lúc như thế, tôi nung nấu là phải làm một cái gì đó cho thành phố mà phải làm cho tầm cỡ. Chỉ thế thôi chứ chả liên quan gì đến chuyện thông gia tương lai như người ta vẫn đồn.

Được biết Công ty Nhật Hạ cũng có làm khách sạn, tuy nhiên chưa có khách sạn 5 sao. Vậy liệu dự án này có đạt được kỳ vọng của thành phố Hải Phòng về một khách sạn 5 sao đẳng cấp quốc tế?

- Tôi hoàn toàn khẳng định quyết tâm của doanh nghiệp sẽ đáp ứng được kỳ vọng của thành phố. Để xây dựng được một khách sạn 5 sao đẳng cấp quốc tế, chúng tôi đã thuê thương hiệu của tập đoàn ACCOR nổi tiếng của Pháp, mua hẳn cái thương hiệu nổi tiếng PULL MAN, thương hiệu đứng hàng đầu của ACCOR.

Không những vậy, chúng tôi còn thuê thiết kế bậc nhất của Thái Lan chuyên thiết kế cho các tỷ phú Thái Lan để thiết kế tòa nhà 35 tầng này.

Hiện nay, bản thiết kế đã được đại diện tập đoàn ACCOR tại TP.HCM gửi sang Paris để thẩm định và được đánh giá  rất cao, thuộc một trong những thiết kế đẹp tầm cỡ của khu vực châu Á.

Về xây dựng, tư vấn giám sát đều là những đơn vị hàng đầu của Việt Nam. Tóm lại là tôi muốn mang những cái tốt đẹp nhất về thành phố.

Ông có thể cho biết dự án khách sạn 5 sao dự kiến có giá trị đầu tư bao nhiêu? Liệu năng lực tài chính của Công ty Nhật Hạ có đủ để triển khai xây dựng khách sạn 5 sao này?

- Theo khái toán ban đầu, dự án khách sạn 5 sao tại 12 Trần Phú, Hải Phòng có giá trị đầu tư trên 1.000 tỷ đồng và chưa tính những phát sinh thêm sau này. Với số tiền này, đương nhiên chúng tôi phải vay vốn ngân hàng, chứ không ai có số tiền mặt lớn như thế.

Ngoài ra, chúng tôi sẽ huy động thêm anh em bạn bè và bằng nguồn vốn tự có tích lũy của doanh nghiệp. Đương nhiên, chúng tôi có đủ tài sản và uy tín để thế chấp ngân hàng, chứ không phải dùng cái chỗ đất đó để vay vốn. Khu đất đó là đất thuê, trả tiền thuê đất hàng năm thì ngân hàng cũng không nhận thế chấp.

Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chúng tôi, tài sản ròng (chênh lệch giữa tổng tài sản và tổng nợ) của Công ty Nhật Hạ hiện nay là 1.699 tỷ đồng.

Vay số tiền lớn để làm một dự án mà thời gian thu hồi vốn lâu như vậy, ông đã tính đến phương án trả lãi vay ngân hàng chưa?

- Nói thật, với số vốn lớn như thế, phải quyết tâm lắm mới dám làm đấy. Chỉ tính con số vay vốn 1.000 tỷ thôi, với mức lãi suất hiện nay, chi phí về lãi vay mỗi tháng chúng tôi phải trả cũng khoảng 8-9 tỷ đồng/tháng, chưa kể hàng trăm khoản chi khác.

Từ khi có dự án, chúng tôi phải lo đủ chuyện. Chúng tôi dự liệu rằng, sau khi xây dựng xong cũng phải mất đôi ba năm mới kéo được khách về Hải Phòng, lượng khách mới có thể ổn định.

Vất vả là vậy nhưng không phải ai cũng hiểu và chia sẻ với mình. Mình có mục đích tốt, động cơ trong sáng nhưng rất tiếc là người đời lại cứ suy diễn theo cách của họ.

Xin cảm ơn ông.

28 tháng 5, 2018

Vụ ăn ghẹ, thu thêm 500 k tiền ghế ngồi ở Đồ Sơn

Chém gió ngược thế này, kiểu đéo gì các anh các chị cũng cho tôi ăn gạch đá. Cơ mà đéo sao, vì tôi cung cấp cho các anh chị cách nhìn khác, một góc nhìn khác vì thế các anh chị học được cách nhìn rộng hơn, khách quan hơn.

Bài chép về từ anh K'Hù Dzăng K'Hoằm ở Bãi biển Đồ Sơn - Thành phố Hải Phòng.


Hôm qua thấy li vơ chim của anh chị nào đó đi đồ sơn tố thu tiền ghế 500k mà cười vãi đái ra.

Đất dồ sơn giá cả du lịch là bình dân nhất từ cốc nước đến giá phò. DCM chứ đâu khốn nạn như nơi khác. Cacc ngồi uống cà phê cảng lễ môn thanh hóa buổi tối, khi đứng dậy là nó tính 200k 1 cốc. Ở sầm sơn Chụp ảnh với ngựa bị tính tiền bước chan ngựa, và đỗ xe xuống check in phát là có đứa ra đòi phí à quên giá 20k tiền đỗ xe.

Trở lại đồ sơn .

Dưới bãi biển chỉ cho thuê ghế ngồi không được kinh doanh ăn uống, giá ghế tầm 15k 1 ghế, với 20 ghế thì 300k. Các anh chị muốn ngồi nhậu bú bia, ăn cua ghẹ dưới bãi biển từ chiểu đến xẩm tối, rồi dậy về phòng địt nhau còn để lại bãi biển toàn rác, nhưng người cho thuê ngồi ngáp đợi các anh chị ăn xong còn dọn trả lại bãi biển (họ cố vi phạm kiếm thêm đồng cho mùa du lịch ngắn ngủi) thu các anh các chi 500k mà cacc rống lên như con bò. Các anh chị đi Sing đi Thái, các anh chị nhổ bã kẹo, xả rác, uống bia không đúng chỗ nó phạt các anh nhấc đít. Nó cho các anh chị vào chỗ mua sắm chém đẹp, cho anh chị xem mấy thằng chuyển giới với số tiền không nhỏ. Thì cacc không rên lại suýt xoa .

Trong khi vừa ăn hải sản, vừa nghe sóng vỗ rồi vào nhà nghỉ làm nháy mà tiền thì so với cacc đi Thái đi Sing chỉ bằng một phần mấy. Kiếm chỗ kinh doanh du lịch là đủ thứ phí, cacc đi du lịch thì phải chấp nhận móc bóp ra chứ, cứ đòi không mất tiền là sao ????

Nếu thế ở mẹ nó nhà đút một chân vào chậu cát ,chân chân chậu nước bật quạt lên mà ngồi nhé.

Thự sự mình chỉ muốn thành phố phát triển bằng du lịch nhưng vớ mấy thể loại khách ăn cứt sắt ỉa ra đinh ,ăn ba via ỉa ra sản phẩm thế này chán chết .

À mà thấy bảo khách là dân thơm hoa nhài !

Kỳ 2: Thực hư mối quan hệ giữa Công ty Nhật Hạ với Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Sau khi Công ty TNHH Nhật Hạ được UBND TP. Hải Phòng chọn làm dự án khách sạn 5 sao tại đất vàng 12 Trần Phú, nhiều tin đồn về mối quan hệ “thông gia tương lai” giữa gia đình ông bà chủ Công Ty Nhật Hạ và gia đình ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng lại rộ lên.

Sau khi Dân Việt khởi đăng bài đầu tiên “Có hay không nhóm lợi ích tại dự án 5 sao 12 Trần Phú”, nhiều độc giả gửi đến toà soạn với suy luận rằng có nhóm lợi ích ở dự án này và đặt câu hỏi bà chủ của Công ty Nhật Hạ là ai và có hay không một mối quan hệ thân thiết giữa hai gia đình ông bà chủ Công Ty Nhật Hạ và gia đình ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng? Để rộng đường dư luận, Dân Việt xin gửi tới bạn đọc một phần thông tin về Công ty Nhật Hạ và những tin đồn xung quanh mối quan hệ giữa hai gia đình ông bà chủ Nhật Hạ và ông Lê Văn Thành.

Bà chủ Công ty Nhật Hạ là ai?

Ở TP. Hải Phòng, Công ty Nhật Hạ được biết đến là một doanh nghiệp tư nhân nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc, tiền tệ và khách sạn. Chủ sở hữu công ty Nhật Hạ là vợ chồng ông Nguyễn Văn Tăng và bà Nguyễn Thị Hải. Theo đăng ký, bà Nguyễn Thị Hải là người đăng ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật của công ty. Bà Hải là một nữ doanh nhân xinh đẹp có tiếng ở đất Hải Phòng.

Theo đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng, đến thời điểm 31.12.2017, công ty Nhật Hạ có vốn điều lệ 700 tỷ đồng và có hai cổ đông như thời mới thành lập. Trong đó, ông Nguyễn Văn Tăng sở hữu 40% và bà Nguyễn Thị  Hải sở hữu 60% vốn điều lệ công ty.

Tính từ thời điểm thành lập đến nay, Công ty Nhật Hạ có 11 lần thay đổi đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, những lần thay đổi dày đặc hơn tập trung vào hồi đầu tháng 7.2017. Năm 2014, doanh nghiệp này tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng từ mức 16 tỷ đồng ban đầu. Đến tháng 4.2017, Công ty Nhật Hạ tiếp tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh để tăng vốn lên 300 tỷ đồng, trong đó bà Hải góp 180 tỷ đồng, ông Tăng góp 120 tỷ đồng.

Đến tháng 9.2017, Công ty Nhật Hạ tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỷ đồng và tỷ lệ vốn góp của hai cổ đông vẫn là bà Hải 60%, ông Tăng 40%. Đến tháng 12.2017, Công ty Nhật Hạ tiếp tục có thêm hai lần thay đổi đăng ký kinh doanh, vốn điều lệ giảm về còn 700 tỷ đồng và được duy trì đến nay.

Công ty Nhật Hạ có trụ sở tại số 9 Tôn Đức Thắng, phường Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, TP. Hải Phòng. Tại đây vừa là trụ sở công ty, vừa là cửa hàng kinh doanh vàng bạc và cũng là nơi giao dịch tiền tệ với lượng khách vào ra luôn tấp nập. Nói đến Công ty Nhật Hạ là nói đến kinh doanh vàng và tiền. Đó là những thế mạnh của doanh nghiệp này trên đất Hải Phòng.

Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 5 năm (từ 2012 đến 2016), thì Công ty Nhật Hạ có tài sản ròng (chênh lệch giữa tổng tài sản và tổng nợ) bình quân hơn 1.699 tỷ đồng.

“Ở đất Hải Phòng này, Công ty Nhật Hạ là “tay to” trong giới kinh doanh vàng bạc, tiền tệ, có khả năng chi phối mạnh mẽ thị trường cho vay tại các hiệu vàng ở đất Cảng”, một đối tác có quan hệ làm ăn lâu năm với Nhật Hạ cho biết.

Trụ sở công ty Nhật Hạ nằm khiêm tốn tại số 9 Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng
Đối tác của Nhật Hạ cho biết thêm, biểu hiện rõ nhất của sự chi phối này là vào cuối năm 2017, khi Công ty Nhật Hạ phải gom tiền để thực hiện dự án xây dựng khách sạn 5 sao số 12 Trần Phú, thị trường cho vay cầm đồ ở Hải Phòng “cháy” tiền mặt và tình trạng đó vẫn đang diễn ra cho đến nay. “Vì Nhật Hạ phải dồn vốn cho việc xây khách sạn, hạn chế cấp tín dụng cho các hàng vàng nên giờ tiền mặt ở Hải Phòng rất khan”.

Riêng về lĩnh vực khách sạn, trước khi đầu tư dự án khách sạn 5 sao ở 12 Trần Phú, Nhật Hạ đã có thâm niên làm khách sạn ở TP.HCM với 3 khách sạn hạng trung Nhật Hạ 1, Nhật Hạ 2, Nhật Hạ 3 và hiện đang chuẩn bị xây dựng thêm một khách sạn nữa cũng ở TP.HCM.

Thực hư mối quan hệ “thông gia tương lai”

Dư luận từng đồn thổi về mối quan hệ thân thiết giữa Công ty Nhật Hạ với nhiều lãnh đạo của thành phố, đặc biệt từng rất thân mật với một vị nguyên là lãnh đạo công an TP. Hải Phòng.

Gần đây, khi Công ty Nhật Hạ được UBND TP. Hải Phòng chọn là nhà đầu tư dự án khách sạn 5 sao ở khu đất vàng 12 Trần Phú thì tin đồn về mối quan hệ thân thiết với nhiều lãnh đạo thành phố của ông bà chủ công ty này lại bùng lên. Thậm chí, có nguồn tin còn cho rằng, con gái của ông bà Nguyễn Thị Hải, Giám đốc Công ty Nhật Hạ sắp tới sẽ kết hôn với con trai của ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Vì là thông gia tương lai nên ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng đã dành sự ưu ái giao cho Công ty Nhật Hạ khu đất vàng 12 Trần Phú…

Tuy nhiên, đây chỉ là tin đồn và Dân Việt sẽ làm rõ mối quan hệ này trong một bài viết khác trong một vài ngày tới. Nhưng với những gì mà ông Lê Văn Thành đã làm trong thời gian qua, nhiều người dân Hải Phòng nhận định Bí thư Thành Uỷ Hải Phòng là một người luôn có thái độ cầu thị, thân thiết, gần gũi với các doanh nghiệp nói chung, các nhà đầu tư kể cả trong nước hay ngoài nước, nhất là các ông chủ của các tập đoàn lớn với mong muốn lôi kéo được nhiều dự án, nhiều dòng vốn đầu tư về TP. Hải Phòng để phát triển thành phố chứ không riêng gì Công ty Nhật Hạ.

Với phong cách ứng xử mang nhiều dấu ấn đổi mới của người đứng đầu thành phố   được lan tỏa tới cán bộ công chức, viên chức của bộ máy chính quyền hiện nay, TP. Hải Phòng đã vươn lên vị trí top đầu về thu hút vốn đầu tư với sự có mặt của nhiều tập đoàn kinh tế nổi tiếng với nhiều dự án đầu tư khủng.

26 tháng 5, 2018

Kỳ 1: "Lợi ích nhóm" có tồn tại trong dự án khách sạn 5 sao 12 Trần Phú?

Việc TP. Hải Phòng đã lựa chọn Công ty TNHH Nhật Hạ là nhà đầu tư dự án khách sạn 5 sao tại đất vàng 12 Trần Phú mà không đấu giá đất khiến nhiều người tỏ ý nghi ngờ có hay không nhóm lợi ích tại dự án này?

Mới đây, UBND TP. Hải Phòng đã quyết định chọn Công ty TNHH Nhật Hạ là đơn vị được lựa chọn là nhà đầu tư vào khu đất số 12 Trần Phú để xây dựng khách sạn 5 sao thay vì đấu giá. Đây là đất vàng có giá thị thương mại cao, nên việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án khiến không ít người tỏ ý nghi ngờ mối quan hệ giữa Nhật Hạ với lãnh đạo Hải Phòng. 

Về vấn đề này, Dân Việt tìm hiểu và cung cấp tới bạn đọc các góc nhìn, vấn đề đa chiều. Bài đầu tiên, Dân Việt xin giới thiệu với bạn đọc về lý do Hải Phòng muốn xây dựng khách sạn 5 sao và vì sao lựa chọn công ty Nhật Hạ.

Khát vọng khách sạn 5 sao

Ba năm trở lại đây, Hải Phòng vươn lên top đầu cả nước về thu hút vốn FDI. Nhiều tập đoàn lớn, nhiều doanh nghiệp có thương hiệu uy tín tầm cỡ quốc tế và khu vực như LG, VSIP, Vingroup, Sungroup, Aeon Mall... đã đến với Hải Phòng.

Cùng với đó, du lịch của Hải Phòng có bước tăng trưởng khá. Năm 2017, thành phố đón và phục vụ hơn 6,7 triệu lượt khách du lịch, tăng 12,45% so với 2016. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 7,5 đến 8 triệu lượt, trong đó có khoảng 1,1 đến 1,3 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2020.

Là thành phố lớn thứ ba của cả nước chỉ sau Hà Nội, TP.HCM, là đô thị trung tâm cấp quốc gia, sở hữu hai khu du lịch nổi tiếng Đồ Sơn và Cát Bà... TP. Hải Phòng đang chuyển mình mạnh mẽ để khẳng định vị trí là một đô thị trung tâm nhưng lại đang bộc lộ một điểm yếu rất dễ nhận ra đó là sự đì đẹt, nghèo nàn về hạ tầng du lịch. Cho đến thời điểm này, thành phố chưa có nổi một khách sạn 5 sao, khách sạn 4 sao đạt chuẩn cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. 

Cách đây 3 năm, Đại hội Đảng bộ thành phố đã đề ra một chủ trương mang tính cấp bách: Các dự án triển khai trong giai đoạn 2016-2020 phải đáp ứng yêu cầu mang tầm quốc gia và khu vực, góp phần để Hải Phòng có bước phát triển đột phá về kinh tế dịch vụ, làm thay đổi cơ cấu kinh tế.

Cuối năm 2016, HĐND TP.Hải Phòng đưa ra con số cụ thể về chỉ tiêu tổng số khách sạn 5 sao trên địa bàn thành phố đến năm 2020 phải đạt từ 3 đến 5 cơ sở, đến năm 2030 đạt từ 6 đến 7 cơ sở.

"Đánh bật" Himlam, Bitexco, Nhật Hạ được chọn

Trường THPT Chuyên Trần Phú tọa lạc tại số 12 phố Trần Phú có diện tích 10.014m2, sau Hải Phòng giải phóng được nhà nước quản lý, cơ quan sử dụng là Trường Kiều Trung, tiếp đó là Trường Đoàn Kết, sau này là Trường Trần Phú sử dụng theo mục đích giáo dục.

Năm 2009, để Trường đạt chuẩn quốc gia, TP. Hải Phòng đã bố trí quỹ đất và tập trung nguồn lực để xây dựng Trường THPT Chuyên Trần Phú mới trên tuyến đường Lê Hồng Phong với qui mô rộng gấp 4 lần so với trường cũ.

Khu đất số 12 Trần Phú (Trường PTHH Năng khiếu Trần Phú) thuộc ô phố A-20 được quy hoạch là đất xây dựng công trình đa chức năng- dịch vụ thương mại. Có thể nói, đây là khu đất vàng nằm giữa trung tâm thành phố với mặt tiền dài mấy chục mét bám dọc theo dải trung tâm rất đắc địa.

Công trình khách sạn 5 tầng đang được đầu tư xây dựng tại số 12 Trần Phú, Hải Phòng 
Ban đầu, Trung tâm Xúc tiến đầu tư- Thương mại- Du lịch thành phố Hải Phòng tham mưu cho lãnh đạo thành phố lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất gắn với tài sản thuộc sở hữu nhà nước và đã được UBND thành phố đồng ý tại văn bản số 1854/UBNZD- QH ngày 10.4.2017.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nhận thấy khu đất này chưa được giải phóng mặt bằng sạch nên chưa đủ điều kiện để đấu giá quyền sử dụng đất theo qui định tại điều 118, 119 Luật Đất đai 2013.

Mặt khác, do khu đất nằm tại khu vực trung tâm thành phố, có giá trị thương mại cao, thành phố lại đang cần có khách sạn cao cấp nên đã quyết định chuyển từ hình thức đấu giá quyền sử dụng đất sang hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất để xây dựng khách sạn 5 sao.

Đã có một số nhà đầu tư như Tập đoàn Bitexco, Công ty CP Him Lam, Công ty TNHH Nhật Hạ ... có văn bản đề nghị thành phố cho phép nghiên cứu, đầu tư xây dựng khách sạn 5 sao tại khu đất trên.

Theo báo cáo của Trung tâm Xúc tiến đầu tư- Thương mại- Du lịch Hải Phòng, việc lựa chọn nhà đầu tư đã được thực hiện thông qua đấu thầu rộng rãi quốc tế nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch. Thông tin mời đấu thầu dự án đã được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, báo Đấu thầu, báo Vietnam News, Đài phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Website của Trung tâm Xúc tiến đầu tư- Thương mại- Du lịch Hải Phòng.

Sau thời gian gần 6 tháng, kết quả sơ tuyển quốc tế xác định chỉ có một nhà đầu tư tham gia và đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm là Công ty TNHH Nhật Hạ. Về năng lực tài chính, công ty này có giá trị tài sản ròng bình quân trong 5 năm xấp xỉ 1.700 tỷ (báo cáo tài chính đã được kiểm toán), đồng thời công ty đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh khách sạn. Do đó, theo qui định tại khoản 4 Điều 22 Luật Đấu thầu 2013 và điểm a Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 30/2015/NĐ- CP thì việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án này sau bước sơ tuyển được thực hiện theo hình thức chỉ định thầu. Và Công ty TNHH Nhật Hạ là đơn vị được lựa chọn là nhà đầu tư vào khu đất số 12 Trần Phú để xây dựng khách sạn 5 sao.

Đây là dự án nhà nước cho doanh nghiệp thuê đất để xây dựng khách sạn như bất cứ doanh nghiệp nào khác hiện đang ký hợp đồng thuê đất với nhà nước  với thời hạn 50 năm. Ngoài việc phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước theo qui định như: nộp tiền thuê đất (hiện nay thành phố đang tính toán mức thu tiền thuê đất đối với dự án này), các khoản phí, lệ phí liên quan, Công ty TNHH Nhật Ha còn đề xuất nộp thêm 6,4 tỷ đồng để tăng thu ngân sách cho thành phố.


Ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND thành phố cho biết: việc đầu tư xây dựng khách sạn 5 sao sẽ có các lợi ích: đáp ứng được việc thực hiện chủ trương tăng tỷ trọng dịch vụ, giải quyết việc làm mới cho khoảng 500 lao động; ngoài tiền thuê đất hằng năm, ngân sách thành phố có thêm các nguồn thu cho các năm sau như: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí, lệ phí … “Đây là biện pháp nuôi dưỡng nguồn thu cho các năm sau, tạo điều kiện cho du lịch thành phố phát triển vì có thêm cơ sở lưu trú cao cấp cho khách du lịch, nhà đầu tư đến với thành phố”, ông Tùng chia sẻ.

24 tháng 5, 2018

Được mùa, người trồng vải Bát Trang nơm nớp nỗi lo “mất giá”

Từ đầu tháng 4 âm lịch, người trồng vải ở xã Bát Trang (huyện An Lão) bắt đầu thu hoạch diện tích vải chín sớm. Năm nay thời tiết thuận hoà, vải được mùa, nhưng người trồng vải không vui vì “mất giá”. Giá bán tại vườn cho thương lái thời điểm này chưa bằng một nửa so với 1 tuần trước (20.000 đồng/kg so với 50.000 đồng/kg). 
Vải được mùa, nhưng niềm vui của người trồng vải Bát Trang không trọn vẹn vì mất giá.
Bác Hoàng Văn Lục, 57 tuổi, ở thôn Trung Trang, xã Bát Trang, cho biết, vải là một trong những cây trồng chủ lực ở Bát Trang. Hơn 80% số hộ trong xã trồng vải. Nhiều nhất ở thôn Quán Trang, khoảng 500 trong số hơn 600 hộ trồng vải. Còn thôn Trung Trang, 140 hộ/157 hộ trồng vải, gia đình ít trồng khoảng 1 sào (360 m 2), nhiều lên tới hơn 3 mẫu (1 mẫu= 10 sào). Người dân Bát Trang chủ yếu trồng 5 giống vải: trứng gai, trứng lì, u hồng, tàu lai và vải thiều. Trong đó, diện tích vải thiều lớn nhất. Vải trứng gai, trứng lì, u hồng, tàu lai thu hoạch sớm từ đầu đến giữa tháng 4 âm lịch cũng là mùa chim tu hú kêu, nên còn được gọi vải tu hú. So với vải thiều, vải tu hú tuy năng suất cao, nhưng kém về độ ngon ngọt.

Thời tiết thuận lợi cho cây vải (tháng 11, 12 âm lịch năm trước trời lạnh, tháng Giêng, tháng 2 năm nay ít mưa), vải được mùa, mỗi cây trên 7 tuổi cho 70-80 kg quả (trung bình mỗi sào trồng 10 cây). Đầu vụ, thương lái thu mua tại vườn 50 nghìn đồng/kg. Đến thời điểm hiện tại, chỉ còn 20 nghìn đồng/kg. Dự báo trong thời gian tới, khi diện tích vải thiều chín rộ, giá còn giảm hơn nữa. Theo tính toán, nếu giá bán dưới 12.000 đồng/kg, người trồng vải không có lãi.

Có mặt tại vùng vải Bát Trang thời điểm vải tu hú chín rộ, phóng viên Báo Hải Phòng điện tử ghi lại niềm vui “được mùa” kèm nỗi lo “mất giá” của những người trồng vải nơi đây:

Nhiều vườn vải tu hú ở Bát Trang thời điểm chín rộ, nhưng nhiều gia đình vẫn chưa thu hoạch bởi giá bán thấp, thương lái thu mua dè dặt.
Niềm vui được mùa “ngắn tày gang” khi giá thu mua của thương lái liên tục giảm. Chưa đầy 1 tuần, giá giảm còn chưa tới 1 nửa so với đầu mùa.

Dự báo, khi vải thiều chín rộ, giá còn giảm hơn nữa. Theo tính toán, nếu giá bán dưới 12.000 đồng/kg, người trồng vải không có lãi.


Nhiều gia đình chặt vải trồng thanh long và một số loại cây ăn quả khác, nhưng vẫn không thoát khỏi cảnh bếp bênh do đầu ra không ổn định.
(Thái Phan- Trung Kiên)

23 tháng 5, 2018

Phải tính toán cả bài toán an ninh, quốc phòng tại các đặc khu kinh tế

Ưu đãi cho các đặc khu kinh tế để được những lợi ích gì, bao nhiêu, và cho ai? Ngoài bài toán kinh tế, chúng ta sẽ được và mất những gì về văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng? 

Nhấn mạnh lãnh thổ của 3 đặc khu đều liên quan đến biển đảo, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) đề nghị quy định rõ việc đầu tư có sử dụng khai thác vùng biển và tài nguyên nước phải tuân theo Luật Biên giới, Luật Biển và Luật Tài nguyên nước, đồng thời đề nghị bỏ điều khoản thời hạn giao đất 99 năm. Bởi không có vòng đời dự án đầu tư nào cần đến thời hạn như vậy. Thời hạn này thực chất là ưu đãi bổ sung để nhà đầu tư có thể chuyển nhượng sau khi khai thác xong hoặc là thay đổi dự án giữa chừng mà không phải trả lại đất.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, việc thành lập các đặc khu kinh tế không chỉ là thành lập các đơn vị hành chính thông thường mà là một trong những dự án đầu tư công rất lớn nếu đối chiếu với Điều 7 và dự án quan trọng quốc gia của Luật Đầu tư công. Chúng ta dành ra nhiều ki lô mét vuông đất liền và hàng chục ngàn ki lô mét vuông vùng biển với những tài nguyên thiên nhiên thuộc loại giàu đẹp nhất của nước ta và thế giới để mời gọi đầu tư. Tại những khu vực này nhà nước đã đầu tư hàng trăm ngàn tỷ đồng vào đường sá, điện nước, sân bay, bến cảng, theo tài liệu của các đề án sẽ phải đầu tư tiếp hơn 1,5 triệu tỷ đồng vào hạ tầng kỹ thuật, trong đó sự đóng góp không nhỏ của ngân sách nhà nước, chẳng những thế sự ưu đãi hào phóng về tiền thuê đất, thuê mặt nước, về các sắc thuế như đề xuất của các bộ ngành và địa phương cũng chính là những khoản đầu tư tài chính cực lớn từ ngân sách. Toàn bộ tổ chức bộ máy hành chính của chúng ta sự di dời hay ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm ngàn dân ở ba khu vực trên đều phục vụ cho các nhà đầu tư của ba đặc khu này.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa
Đặt câu hỏi trong 10 năm, 20 năm hay 50 năm tới tất cả những khoản đầu tư ấy sẽ đem lại những lợi ích gì, bao nhiêu và cho ai, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho  biết, nhiều chuyên gia và cử tri lưu ý đây là những vùng đất tiềm năng lớn, rất hấp dẫn, ngay cả khi chưa có những ưu đãi của luật này. Đất ở 3 đặc khu hiện nay giá đã cao ngất ngưởng, và đã có chủ thuộc 2 loại chủ sau đây: đất của các nhà đầu cơ mua đất để chờ bán lại và đất của những nhà đầu tư đã tiến hành dự án thậm chí đã kinh doanh, khai thác hoặc đang chờ ưu đãi để triển khai dự án.   

Đại biểu nhấn mạnh đến ý kiến cử tri đối với Quốc hội: Chúng ta hy sinh với ưu đãi để được những lợi ích gì, bao nhiêu, và cho ai? Ngoài bài toán kinh tế, chúng ta sẽ được và mất những gì về văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng? Câu trả lời tất yếu phải là: Chúng ta phải được nhiều và nhiều lần so với những chi phí và tổn thất phải bỏ ra và gánh chịu. 3 đặc khu phải góp phần làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn với công nghệ hiện đại hơn, chất lượng và hiệu quả cao hơn, bảo đảm môi trường xanh, sạch hơn, đời sống vật chất, văn hóa của người dân sở tại tốt hơn, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền kinh tế phải được bảo vệ vững chắc hơn, và cuối cùng phải tạo ra những thành phố Việt Nam văn minh và thịnh vượng hơn, ngang tầm với khu vực và thế giới.

Về quan điểm dành nhiều ưu đãi để tạo ra các khu vực có lợi ích đan xen với các nước sẽ góp phần bảo vệ chủ quyền, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng nhận định như vậy chỉ đúng một nửa. Bởi vì có những quốc gia họ không có nhu cầu về lãnh thổ, họ chỉ cần lợi ích kinh tế. Họ đến rồi họ đi. Còn có những quốc gia luôn thèm khát lãnh thổ tài nguyên của nước khác thì cái họ cần không phải là lợi ích kinh tế mà là lãnh thổ của nước khác. Họ sẽ di dân đến và tìm mọi cách ở lại, thậm chí chi phối chính trị, an ninh, quốc phòng. Đã có những ví dụ về việc này ở chính nước ta và xung quanh nước ta. Luật pháp và chính sách của chúng ta phải thiết kế sao cho chỉ mở cửa cho bạn bè chứ không rước kẻ cướp vào nhà. Nếu kẻ cướp giả làm bạn tốt thì phải có chế tài để đuổi chúng ra. Do đó, phải quy định tiêu chí và quy trình rà soát chặt chẽ đối với nhà đầu tư chiến lược, vì dự luật dành cho họ những ưu đãi và quyền hạn quá lớn. Liệu các nhà đầu tư công nghệ cao có lựa chọn các đặc khu hay các đặc khu chủ yếu sẽ thu hút đầu tư về casino, du lịch và bất động sản.
(Phương Thuỷ)

15 tháng 5, 2018

Phát hiện dấu tích mộ Trạng Trình

Tài năng và nhân cách Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ảnh hưởng lớn bên họ ngoại và nhiều nghiên cứu cho thấy sau khi mất, ông được an táng ở huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng

Sau nhiều năm tìm kiếm, nhóm nghiên cứu do tiến sĩ triết học phương Đông Nguyễn Văn Vịnh làm trưởng đoàn đã phát hiện 2 bia đá khắc chữ Nho có nội dung liên quan đến mộ chí Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở khu vực bờ sông Văn Úc thuộc thôn Thanh Trì, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng.

Hai tấm bia đá được tìm thấy ở khu vực bờ sông Văn Úc
6 năm tìm kiếm

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, ngày 2-5, nhóm nghiên cứu khoa học xã hội độc lập do tiến sĩ Nguyễn Văn Vịnh đã về làm việc với UBND xã Kiến Thiết đề cập muốn được tìm kiếm di chỉ liên quan đến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại khu vực sông Văn Úc.

Sau một thời gian khảo sát, sáng 6-5, nhóm cùng phát hiện 1 bia đá ở bờ đầm và 1 bia đá ở dưới lòng sông, thuộc khu vực đầm nuôi rươi của vợ chồng ông Nguyễn Văn Sỹ và bà Đặng Thị Thư. Hai bia đá có chiều cao khoảng 40 cm, ngang 30 cm, dày 7 cm.

Ngay trong ngày, nhóm nghiên cứu đã mời một chuyên gia Hán Nôm về xã Kiến Thiết để dịch nội dung trên 2 tấm bia đá. Do thời gian bia đá bị vùi lấp quá lâu nên một số chữ trên đã bị mờ. Tuy nhiên, chuyên gia Hán Nôm đã dịch được khoảng 80% nội dung, qua đó cho thấy có liên quan đến mộ chí Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. "Tấm bia 2 mặt có chữ được đặt ở phần đầu mộ Trạng Trình, còn tấm bia chỉ có chữ một mặt được chôn phần chân mộ" - tiến sĩ Vịnh nói và cho hay ông đã mất khoảng 6 năm tìm kiếm bằng phương pháp khoa học và dịch sấm Trạng.

Sáng 7-5, tiến sĩ Vịnh cùng các cộng sự đã bàn giao 2 tấm bia đá cho chính quyền xã Kiến Thiết. Ngay sau đó, UBND huyện Tiên Lãng đã báo cáo vụ việc cho UBND TP Hải Phòng, Sở Văn hóa và Thể thao TP, xin ý kiến chỉ đạo.

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Văn Hải, Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin huyện Tiên Lãng, cho hay sau khi tiếp nhận 2 tấm bia đá, huyện có nhờ cụ Bùi Lân (97 tuổi, người chuyên được mời dịch các văn tự, bia đá cổ) đến để dịch chữ trên 2 tấm bia. Cụ Lân cũng khẳng định những chữ khắc trên bia đá có liên quan đến mộ chí Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Nội dung chữ Nho trên bia đá có liên quan đến mộ chí Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Lên phương án bảo tồn

Ngày 8-5, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hải Phòng có văn bản báo cáo và đề xuất với UBND TP Hải Phòng về vụ việc trên. Theo đó, để UBND xã Kiến Thiết tiếp tục bảo quản 2 tấm bia đá, đồng thời chủ trì mời các nhà khoa học, cơ quan quản lý có liên quan nghiên cứu, xem xét xác định giá trị các hiện vật được phát hiện nêu trên để đề xuất biện pháp xử lý theo quy định hiện hành.

UBND huyện Tiên Lãng có biện pháp quản lý tốt khu vực thăm dò, khai quật nêu trên; lên phương án bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương và định hướng dư luận xã hội bảo đảm quy định.

Cũng trong ngày 8-5, UBND TP Hải Phòng phát đi công văn "hỏa tốc" giao Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì cùng Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Công an TP và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh cụ thể và phối hợp, hướng dẫn UBND huyện Tiên Lãng thực hiện theo đúng quy định của Luật Di sản văn hóa và các quy định của pháp luật hiện hành, báo cáo UBND TP kết quả thực hiện trước ngày 20-5.

Hải Phòng chỉnh trang sông Tam Bạc thành đại lộ trên sông

Nhằm từng bước hoàn thiện khu vực đô thị lõi phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, đẹp về cảnh quan kiến trúc và môi trường, dự án chỉnh trang sông Tam Bạc triển khai hứa hẹn thay đổi diện mạo đô thị lõi Hải Phòng và trở thành đại lộ trên sông.

Dự án chỉnh trang sông Tam Bạc (đoạn từ cầu Lạc Long đến công viên Tam Bạc) được đánh giá là hợp lòng dân và rất cần thiết bởi đây là khu vực có vị trí quan trọng kết nối dải trung tâm thành phố từ Cảng Hoàng Diệu tới khu vực Bến Bính và 2 bờ sông Tam Bạc.


Với lợi thế này, sau khi sông Tam Bạc được chỉnh trang sẽ tạo thành chuỗi phúc lợi, phục vụ lợi ích cộng đồng, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, góp phần mở rộng không gian đô thị khu vực trung tâm, nâng cao khả năng khai thác du lịch, dịch vụ của thành phố.

Theo quy hoạch, dự án có quy mô 253 nghìn 686,8 m2, với 13 gói thầu, bao gồm các hạng mục công trình: Nạo vét lòng sông đảm bảo độ sâu từ 2,1m đến 2,5m, chiều rộng lòng sông đảm bảo rộng 63m; kè bê tông cốt thép hai bên bờ sông; cải tạo hè, đường Thế Lữ và đường Tam Bạc chiều rộng mặt đường 10m, vỉa hè phía bờ sông rộng 5m, vỉa hè phía nhà dân rộng 3m.

Dự án triển khai trên phạm vi 4 phường (Hạ Lý, Phạm Hồng Thái, Phan Bội Châu, Quang Trung) thuộc quận Hồng Bàng.


Đây là dư án do Ủy ban nhân dân quận Hồng Bàng làm chủ đầu tư với tổng giá trị đầu tư là 1.454.349 triệu đồng. Trong đó chi phí xây dựng công trình nạo vét lòng sông; kè bê tông cốt thép hai bên bờ sông; cải tạo hè, đường Thế Lữ và đường Tam Bạc chiếm 768.820 triệu đồng.

Toàn bộ nguồn đầu tư lấy từ ngân sách thành phố. Thời gian thi công từ năm 2018 đến năm 2019 hoàn thành.

Minh Lý

Hải Phòng: Khởi công cầu vượt nút giao Nguyễn Văn Linh

Thuộc dự án trục đường Hồ Sen- cầu Rào 2, cầu vượt nút giao Nguyễn Văn Linh được bắt đầu từ ngã 3 Nguyễn Văn Linh - Hồ Sen tới ngã 3 Chợ Con (quận Lê Chân). Đây được coi là một trong những dự án trọng điểm của thành phố Cảng năm 2018.

Ngày 14/5, dự án cầu vượt nút giao Nguyễn Văn Linh đã được khởi công do BQL các dự án Cầu làm chủ đầu tư.
Phối cảnh nút giao Nguyễn Văn Linh
Theo phương án được duyệt, cầu vượt trực thông trên đường Nguyễn Văn Linh có kiến trúc cầu vòm, chiều dài cầu 288,2m, nhịp chính dài 100m, mặt cầu rộng 19m; đoạn tường chắn hai đầu cầu rộng từ 16,5m đến 19m.

Xây dựng đường hai nhánh hai bên cầu, nền đường rộng 10,5m, mặt đường rộng 7,5m, hè đường rộng 3,0m chạy qua các phường Dư Hàng Kênh, Kênh Dương của quận Lê Chân. Thời gian hoàn thành trong 2 năm kể từ 14/5/2018.

Công trình nút giao Nguyễn Văn Linh được triển khai góp phần xây dựng trục giao thông kết nối khu vực trung tâm thành phố với quốc lộ 5, đường Phạm Văn Đồng và khu vực phía Nam thành phố, là cửa ngõ chính của thành phố thông thương đi các tỉnh và cả nước theo các trục đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường cao tốc ven biển, góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông, giảm lưu lượng giao thông cho tuyến đường Cầu Đất - Lạch Tray - Cầu Rào, phát huy hiệu quả khai thác cầu Rào 2.


Tổng mức đầu tư cho dự án này là 1.405 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng công trình cầu vượt nút giao Nguyễn Văn Linh và đoạn tuyến kết nối với đường chợ Hàng cùng hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh khoảng 360 tỷ đồng. Nguồn vốn thực hiện dự án từ ngân sách thành phố.
(Minh Lý)

10 tháng 5, 2018

Kỳ 3: Đề nghị thanh tra dự án Thủ Thiêm

Không lường trước việc cử tri sẽ đến quá đông và có quá nhiều ý kiến, Quận 2 bố trí căn phòng khá nhỏ và chỉ có rất ít thời gian cho từng người chia sẻ.

Mỗi cử tri khi bắt đầu trình bày đều được lưu ý nói ngắn gọn, tới lượt mình, bà Trần Thị Mỹ (77 tuổi, phường An Khánh) nói giọng khổ sở: "Cho tôi nói đi, tôi sắp chết rồi, tôi cần phải nói".

Khuôn viên giải tỏa của gia đình bà gồm đất, nhà nhưng chỉ được bồi thường 200.000/ m2. 

"Tôi rất tâm đắc với ý kiến của cựu chủ tịch UBND TP.HCM Võ Viết Thanh khi ông nói đồng tiền đã làm biến dạng quy hoạch Thủ Thiêm", bà Mỹ kết luận về thực tế hơn 22 năm sau khi được Thủ tướng phê duyệt, quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm vẫn còn dở dang, chưa hoàn chỉnh. Còn đất khu đô thị mới lại được giao cho nhiều nhà đầu từ xây dựng dự án nhà ở thương mại.

"Phải làm rõ với nhân dân về 'con đường dát vàng' chưa đầy 12 km nhưng 'ngốn' hết 12.000 tỷ đồng ở khu đô thị mới Thủ Thiêm" cử tri Nguyễn Tiến Hịnh (phường Thành Mỹ Lợi) đề nghị.

Không lường trước việc cử tri sẽ đến quá đông và có quá nhiều ý kiến, Quận 2 bố trí căn phòng khá nhỏ và chỉ có rất ít thời gian cho từng người chia sẻ.  
Bà Nga (phường Bình An) đặt câu hỏi: Ai chỉ đạo đập nhà của dân, chuyển tài sài của dân, rồi đền bù rẻ mạt cho dân. Bà nghi ngờ có dấu hiệu tham nhũng trong dự án quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm và đề nghị phải điều tra, xét xử và tử hình những kẻ tham nhũng.

Cử tri Nguyễn Thị Hà (khu phố 1, phường Bình An) thắc mắc: Trách nhiệm giám sát của Hội đồng nhân dân TP.HCM trong việc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm như thế nào? Tại sao có đầy đủ các cơ quan chức năng, cơ quan giám sát nhưng vẫn xảy ra những chuyện khó hiểu ở Thủ Thiêm 20 năm qua?

"Có bàn tay sắt nào 'thò' vào vấn đề ở Thủ Thiêm hay không? Chúng tôi nhận được lời khuyên hãy chờ đợi và hy sinh nhưng con cháu chúng tôi không thể hy sinh được? Người dân Thủ Thiêm không được hạnh phúc, nhưng chúng tôi nói với nhau rằng đã chờ 20 năm rồi, hãy chờ thêm thời gian nữa. Chắc chắn người dân ở đây sắp có được kết quả mong muốn rồi", bà Hà nói.

Tham gia khiếu kiện nhiều năm nay, ông Đoàn Văn Phương (ngụ Lương Đình Của) thẳng thắn nếu cơ quan chức năng làm ra nhẽ các sai phạm ở Thủ Thiêm thì chắc chắn là tham nhũng, lợi ích nhóm. Ông đề nghị đưa sự việc lên Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban bí thư giải quyết.

"Day dứt khi nghe người dân nói", đó là kết luận của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP.HCM. Cũng vào đầu tháng 5/ 2017, cũng trong buổi gặp gỡ cử tri quận 2, cũng tại hội trường này, đúng nhưng cử tri này, bà Quyết Tâm khẳng định "chưa bao giờ quên việc giải quyết an sinh xã hội cho người dân, đặc biệt là bà con bị ảnh hưởng từ các dự án", có lời hứa "đề nghị chính quyền quận 2 và các sở, ngành thành phố rà soát kỹ, thẩm định đúng sai", và nếu những gì người dân phản ánh đúng "phải có giải pháp sửa chữa, xử lý, kịp thời rút kinh nghiệm".

Các vấn đề Thủ Thiêm vẫn còn đó cho đến 1 năm sau. Những cuộc họp về số phận của người dân ở đây lại tiếp tục.

Trong lúc những cuộc họp, giải pháp tháo gỡ tiếp tục được bàn luận, những đứa trẻ ở Thủ Thiêm chỉ có một mong ước rất đơn giản.

"Con mong đường đi về nhà sáng một chút, trước cửa là rừng cây, bãi rác, không có đèn đường, con rất sợ", cậu bé Nguyễn Cao Trí 6 tuổi, nhà ở khu phố 1, phường Bình An thổ lộ. (Còn tiếp)

Đọc thêm:

Kỳ 2: Thủ Thiêm - Cơ sở pháp lý nào thu hồi đất của dân?

Đây là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất bởi những người dân Thủ Thiêm, cũng là vấn đề họ đã yêu cầu được làm rõ trong nhiều năm qua.

Theo đó, nguyên nhân khiếu nại của hơn 60 hộ dân liên quan đến khu đô thị mới Thủ Thiêm đều vì họ cho rằng đất của họ không thuộc diện tích dự án, nhưng vẫn bị thu hồi. Nhiều gia đình có nhà, đất bị cưỡng chế mà không nhận được quyết định nào.

"Bà Quyết Tâm ơi, tôi khổ quá rồi", gương mặt nhăn nheo, chậm chạp đi quanh hội trường để vay mỗi người vài ngàn đồng mua thuốc, bà Nguyễn Thị Dung (phường Bình An) nhớ lại nhà bà 88,9m2, có sổ đỏ, nằm ngoài ranh quy hoạch, bị cưỡng chế lúc 8h sáng 1-3-2012.

"Tôi chưa từng được Quyết định thu hồi đất, chưa từng nhận đồng bồi thường nào. Từ một người có nhà, có đất, có công việc kinh doanh, cuối đời, tôi trắng tay, hàng ngày phải đi ăn xin, ngửa tay mong được bố thí từng đồng. Tôi đã mất tất cả", nước mắt bà Dung không còn để rơi.

Theo lời bà Nguyễn Thị Dung (phường Bình An), từ một người có nhà, có đất, có công việc kinh doanh, giờ đây bà trắng tay, phải đi ăn xin. 
Cử tri Lê Thị Hồng Vân (ngụ đường Lương Định Của, phường Bình Khánh) từng đi khiếu kiện 36 lần, từ trung ương đến địa phương về các vấn đề nhà đất. Theo đó, căn nhà của bà không nằm trong quy hoạch, nhưng vẫn bị thu hồi, mà không có Quyết định thu hồi đất.

Bà Nguyễn Thị Tám (phường Bình Khánh) hỏi: Không có bản đồ, lấy căn cứ nào đập nhà tôi? Tôi đã nhiều lần hỏi vì sao đập nhà tôi dù không có Quyết định thu hồi đất?

Nhiều năm trước, có những người dân ngơ ngác khi căn nhà của mình "bỗng" nằm gọn trong khu vực bị giải tỏa dù nằm ngoài ranh quy hoạch, rồi bị "bứng" đi gọn gàng. Bao năm qua, họ cần mẫn đi gõ cửa từng cánh cửa công quyền, nhưng câu hỏi này vẫn chưa ai trả lời: Dựa vào cái gì mà đập nhà tôi?

Chính sách đền bù không thỏa đáng

Hội trường Trung tâm bồi dưỡng chính trị Quận 2 nóng bức bởi thời tiết khô nắng Sài Gòn vào những ngày giao mùa, bỗng lạnh run bởi cơn mưa giông bất thường đổ xuống ráo riết. Những người ngồi trong phòng tiếp xúc cử tri liên tục ồ lên vì những con số đền bù được người dân cung cấp.

"Tôi nhận tiền đền bù 18 triệu đồng/ m2, rồi sau khi tìm hiểu được biết họ bán lại giá 350 triệu đồng/ m2, và nói bán hết rồi, đến cuối 2018 mới có một số căn nữa, giá 23 tỉ một căn", bà Lê Thị Bạch Tuyết (ngụ Lương Định Của, phường Bình An) so sánh chua xót. 

"Người dân đa số rất nghèo, chỉ thiểu số là giàu. Phải xem lại đi", bà Tuyết nức nở.

10 năm trước, bà Đoàn Ngọc Thủy (ngụ Khu phố 1, phường Bình An) được hứa hẹn bồi thường 330 triệu đồng cho mảnh đất 1.000 m2, thêm hỗ trợ tái định cư 170 triệu đồng. 10 năm sau, gia đình bà vẫn chưa nhận được số tiền này.

"Dù số tiền vào thời điểm này đã rớt giá quá nhiều, nhưng chúng tôi cũng không yêu cầu thêm vì nghĩ quyên đất cho thành phố phát triển. Vậy vì sao 10 năm qua vẫn chưa chuyển tiền, mà đất đã thu của chúng tôi từ lâu?".

Bà Nguyễn Ngọc Thanh (chủ căn hộ 134 Lương Định Của) cho hay gia đình gầy dựng được căn nhà có diện tích 59 m2 tốn gần 50 cây vàng, nhưng Nhà nước khi lấy chỉ đền bù 94 triệu, rồi cho tái định cư nhưng phải đóng thêm 800 triệu mới được mua một căn chung cư tái định cư. "Thử hỏi như vậy có vô lý không?", bà Thanh nói.

Nhiều năm ôm bức xúc, bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết cho biết hơn 3000 m2 đất của gia đình chỉ được đền bù 150.000 đồng/m2, bằng tiền mua ba tô phở. Cả nhà và tài sản gắn liền trên đất cũng được đền bù rẻ mạt.

"Hơn chục năm đau khổ, giờ chúng tôi chỉ được 5 phút để phát biểu, phải cho thêm thời gian để nghe dân đi", bà Tuyết vừa nói, nước mắt vừa chảy dài.

Đọc thêm:
1. Kỳ 1: Thủ Thiêm 9/5 - Cuộc tiếp xúc cử tri lịch sử
2. Kỳ 3: Đề nghị thanh tra dự án Thủ Thiêm

9 tháng 5, 2018

Kỳ 1: Thủ Thiêm 9/5 - Cuộc tiếp xúc cử tri lịch sử

Không quá khi nói cuộc gặp gỡ kéo dài 8 tiếng liên tục giữa Đoàn đại biểu Quốc hội với các cử tri Quận 2 chiều 9/5 là buổi tiếp xúc lịch sử. 

Gần 100 hộ dân tới Trung tâm bồi dưỡng chính trị Quận 2, mang theo hồ sơ pháp lý, bản đồ, và tất cả những bức xúc đè nén về vấn đề ranh quy hoạch, công tác bồi thường, bố trí tái định cư, việc chậm giải quyết đơn thư khiếu nại,... liên quan tới "siêu dự án" này.


Sau nhiều năm liên tục lên tiếng, đây là lần đầu tiên họ được chính quyền lắng nghe. Chính ông Nguyễn Phước Hưng, Chủ tịch UBND Quận 2, cũng nói không ngờ cử tri lại đến đông như vậy.

Năm 1996, khi bắt đầu khởi động dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, các lãnh đạo thành phố thời điểm đó kỳ vọng đây sẽ là trung tâm tài chính, thương mại tầm cỡ quốc tế. 

20 năm trôi qua, mảnh đất vàng này được phủ kín bởi các tòa cao ốc, đại dự án nghìn tỷ của các đại gia bất động sản, xen lẫn với nhiều khu nhà cũ nát, tạm bợ, ngập nước, sinh hoạt thiếu thốn.


Ông Đặng Văn Truyền là chủ hộ căn nhà cuối cùng bị phá dỡ tại Khu phố 1, phường Bình An vào năm 2015. Ông cùng nhiều người hàng xóm bị đẩy ra khu ở tạm cư nhếch nhác, trong khi giá đền bù được miêu tả "chỉ mua được mấy tô phở".

"Khi phê duyệt cả Thủ tướng và lãnh đạo thành phố đều muốn người dân cố cựu được hưởng quyền lợi trước nhất, bây giờ chính người dân cố cựu khổ cực như thế này làm sao hợp lẽ?", ông Truyền hỏi đoàn đại biểu.

"Người dân Thủ Thiêm chưa nhận được thành quả ở Thủ Thiêm", cử tri Nguyễn Tiến Hịnh (phường Thành Mỹ Lợi) nói.

Năm 2012, gia đình ông nhận được quyết định thu hồi đất. Nghĩ đây là việc mở rộng trung tâm thành phố, xây dựng khu đô thị mới, cả gia đình đồng ý chuyển tới nơi tái định cư. Ông được đền bù 2 triệu đồng/m2 và phải bù thêm 40 triệu đồng/m2 mới có thể vào được nơi ở mới. "Thành phố giải thích nơi này có thang máy, ở trung tâm nên đắt tiền. Chúng tôi đâu có cần và nếu cần thì lấy đâu ra từng ấy tiền mà mua?".

Sau nhiều năm dự án khởi động, những người như ông Hịnh ngỡ ngàng vì không biết quảng trường, khu vui chơi, bệnh viện, trường học,... ở đâu tại Thủ Thiêm, mà chỉ thấy mọc lên nhà cao tầng, villa.

Trưng ra sơ đồ điều chỉnh các khu vực không bán nhà tại Thủ Thiêm thuộc quyền sở hữu nhà nước, tỷ lệ 1/10.000, cử tri Nguyễn Hồng Quang nhấn mạnh: "Chúng tôi muốn qua bản đồ này để khẳng định nhà, đất của mình nằm ngoài ranh quy hoạch. Nếu Nhà nước cần đất mở rộng thành phố, xây dựng đô thị mới, chúng tôi đồng ý. Nhưng 20 năm qua, chưa thấy cái gì thành hình, tất cả chỉ bán đất, phân lô, xây chung cư,..."

"Đã đau khổ quá lâu", những người phụ nữ mới học tới lớp 9 phải tự học luật để bảo vệ gia đình, những cựu chiến binh dành cả tuổi thanh xuân chiến đấu giành độc lập để cuối đời chưa thể có tự do cho chính mình, những bậc cha mẹ hàng ngày chứng kiến con cháu mình chen chúc trong căn nhà tái định cư nhếch nhác,... đồng lòng khẳng định như vậy. 

Xếp hàng đăng ký được phát biểu, chờ khoảng 6 tiếng để có 5 phút lên tiếng về những bức xúc kéo dài 10 năm, nhưng đến khi được cầm vào micro, ông Trần Kim Long lại không giấu được cơn nấc nghẹn.

Người cựu chiến binh từng chiến đấu tại nhiều mặt trận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cho biết: năm 2007, trong một lần đi vắng, khi trở về đã thấy nhà bị tịch thu. 

Trước đó, ông không được nhận quyết định giải tỏa, chưa từng được tiếp xúc về vấn đề giải tỏa, chưa từng nhận được giấy tờ bồi thường hay số tiền bồi thường, cũng chưa từng ký bất cứ giấy tờ nào.

Ông và con trai hiện phải đi ở nhà thuê, không có công ăn việc làm vì không có giấy tờ, hộ khẩu rõ ràng. "Tôi không có gì trong tay để chứng minh đó là đất của tôi. Tôi chưa từng có giấy tờ gì để chứng tỏ nhà mình đã bị cưỡng chế".

8 giờ với hàng chục kiến nghị 'nóng hổi' của cử tri Thủ Thiêm Suốt gần 8 giờ liên tục, hàng loạt những câu hỏi, vấn đề được cử tri Thủ Thiêm chuyển tải đến tổ ĐBQH TP.HCM. Họ mong muốn thành phố "giải quyết công bằng" để ổn định cuộc sống.

Đi khiếu kiện, ông Long được hứa hẹn sẽ giải quyết. Ông đã chờ hơn 10 năm tại nơi ở tạm mục nát. Những người như ông Long, là 3 không: không Quyết định thu hồi đất, không tiền đền bù, không có nơi ở tái định cư. 


"Tôi muốn bà con bình tĩnh, chúng ta đã chờ được 20 năm, chẳng lẽ không chờ thêm chút nữa?", những người dân Thủ Thiêm tự nói với nhau, như họ vẫn nói với nhau bao nhiêu năm nay.

Nếu nói dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm là một đứa bé, được khai sinh vào ngày 4/6/1996, cùng quyết định 367/TTg của Thủ tướng Chính phủ, thì đến nay, đứa trẻ này đã 22 tuổi. Nó được nuôi lớn lên, bằng những khiếu kiện, khiếu nại, đơn thư, nước mắt, bức xúc của rất nhiều hộ dân.

Đọc tiếp:
1. Kỳ 2: Thủ Thiêm - Cơ sở pháp lý nào thu hồi đất của dân?
2. Kỳ 3: Đề nghị thanh tra dự án Thủ Thiêm