30 tháng 10, 2020

"Dân chủ" hay "dân chửi"?

Ngày 26/10/2020, BPSOS đã tổ chức một buổi hội thảo trực tuyến để bàn cách “ứng phó biện pháp đàn áp tự do Internet tại Việt Nam”. Hội thảo có 4 khách mời, là Trịnh Hữu Long (Luật khoa Tạp chí), Nguyễn Đình Thắng (BPSOS), Phil Robertson (HRW), và Steven Adair (Volexity).

Trong hội thảo, các khách mời đã thảo luận về 3 hoạt động mà họ cho rằng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện để vi phạm quyền tự do ngôn luận trên Internet. Số này bao gồm hacking, việc dùng “dư luận viên”, và việc hợp tác với Facebook, Google để kiểm duyệt bài viết.

Về mặt giải pháp, Trịnh Hữu Long đề xuất 5 hướng giải quyết mới, bao gồm:

(1) “Những nhà hoạt động riêng lẻ phải chung sức cho những sáng kiến tập thể có tổ chức hơn”

(2) “Cần đầu tư vào việc tạo ra các mảng truyền thông độc lập”

(3) “Lập ra những nguồn thông tin đáng tin cậy bằng Anh ngữ”

(4) “Thêm những khóa huấn luyện người đấu tranh và người làm báo độc lập”

(5) “Giảm sự lệ thuộc vào Facebook và Google để tìm cách đa dạng hóa cách tiếp cận người dân”

Còn Phil Robertson nói HRW biết một số nghiên cứu về lực lượng “dư luận viên”, và “mong muốn phối hợp với Facebook để ngăn chặn họ”.

Đây không phải là lần đầu tiên giới chống đối đặt ra những vấn đề này. Năm 2018, khi Luật An ninh Mạng được thông qua, Trịnh Hữu Long và Phạm Đoan Trang đã kêu gọi cộng đồng chuyển sang dùng mạng xã hội Minds để thay thế Facebook. Đoan Trang lớn tiếng tuyên bố rằng chiến dịch tẩy chay Facebook sẽ dạy cho Facebook một bài học, và buộc Facebook phải trở lại tôn trọng nhân quyền. Tuy nhiên, rõ ràng Đoan Trang đã ảo tưởng sức mạnh: đa phần giới chống đối, bao gồm cả Trang và Long, đã tiếp tục dùng Facebook, nghiện Facebook, và lệ thuộc vào Facebook cho đến thời điểm hiện tại.

Qua việc cả Facebook lẫn nước Mỹ đều bỏ rơi giới dân chửi để cộng tác với Chính phủ Việt Nam, có thể thấy thứ thật sự ngự trị trong xã hội phương Tây là đồng tiền, chứ không phải là nhân quyền và dân chủ. Hệ giá trị của phương Tây đang gặp khủng hoảng, và Việt Nam không thể rập khuôn sao chép hệ thống chính trị của phương Tây. Các nhà dân chửi cần thừa nhận thực tế này và điều chỉnh đường lối hoạt động, thay vì tiếp tục sống trong ảo tưởng rằng Mỹ là khuôn mẫu duy nhất đúng mà thế giới phải bắt chước.

13 tháng 10, 2020

Phạm Đoan Trang là “cánh tay nối dài” của cộng sản?

Sau việc cựu nhà báo tuột xích Phạm Đoan Trang bị bắt, điều tra về hành vi Tuyên truyền chống Nhà nước, truyền thông làng zân chủ với sự dẫn dắt chủ yếu của tay chân VOICE, Việt Tân mở chiến dịch vận động rầm rộ ca ngợi “chí khí”, “lòng yêu nước” của Đoan Trang thì ngược lại, một bộ phận “ba que” – tức “nhà dân chủ hải ngoại giương lý tưởng đấu tranh khôi phục VNCH” lại không tiếc lời chụp mũ Phạm Đoan Trang là “chim mồi” của cộng sản giăng ra giống như trường hợp blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Lý do được nhóm “ba que” này đưa ra như:

- Phạm Đoan Trang chống chính quyền sao lại ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp ? (Xui xẻo cho Trang bị họ bươi móc vấn đề này trên blog từ lâu)

- Phạm Đoan Trang là cánh tay, đệ tử của Trịnh Hội, trong khi Trịnh Hội đang bị mất uy tín trong phong trào zân chủ hải ngoại vì bị ông Nguyễn Thanh Tú và kiều bào bóc mẽ lừa đảo tiền và danh dưới vỏ bọc “cứu trợ thuyền nhân”.

- Phạm Đoan Trang thuộc phe tẩy chay Donald Trump, đồng nghĩa không chống Trung Quốc, không thực sự yêu nước, bị cộng đồng zân chủ ủng hộ Trump tẩy chay, phản đối kịch liệt

- Họ lấy so sánh thông tin Đoan Trang và đám zân chủ trong nước ta thán rằng bị công an chơi xấu khi đi biểu tình dẫn đến què chân, đi lại khó khăn, nhưng trong hình ảnh bị rò rỉ khi bắt thì không bị còng tay, đi lại tự nhiên, không cần nạng…

- Mới đây nhất, Đoan Trang là kẻ “phá hoại phong trào dân chủ” khi thanh lý môn hộ, xử lý độc tài, gây chia rẽ trong vụ nội chiến Nhà xuất bản Tự do…

- Thêm nữa, người tình trăm năm của Đoan Trang là Nguyễn Đăng Cao Đại lên FB than thở rằng, Đoan Trang là kẻ viết các cuốn sách nhưng lại luôn muốn đồng bọn cùng đứng tên để cho thế giới thấy “phong trào trong nước mạnh”, càng khiến đồng bọn của cô này thấy rõ, thủ đoạn kéo đồng bọn chết chung với cô ta!?

Xem ra việc Đoan Trang bị bắt, Việt tân và VOICE không có được sự ủng hộ và đồng thuận trong truyền thông zân chủ và những ảo tưởng của Trang phác họa kế hoạch truyền thông sau khi bị bắt theo đó mà sụp đổ. Nguyên nhân chính vẫn là do sự mất uy tín của Việt Tân và VOICE, Đoan Trang chỉ là thờ nhầm chủ mà thôi.

Thêm nữa, hành xử “độc tài”, “thanh trừng đồng bọn” của cô này thời gian qua càng khiến “đồng minh” đứng ngoài thêm căn cứ lo lắng, cô ta chính hiệu là “chim mồi” phá hoại “phong trào dân chủ” của bọn họ, góp phần khiến nó tan nát như hiện nay.

5 tháng 10, 2020

“Báo cáo Đồng Tâm”? và sự ghẻ lạnh từ Mỹ

Ngày 14/09/2020, TAND Tp. Hà Nội đã tuyên án sơ thẩm nhóm bị cáo trong vụ án Đồng Tâm trong đó Lê Đình Công và Lê Đình Chức lĩnh án tử hình. Ngày 25/09, hai thành viên VOICE là Phạm Đoan Trang và Will Nguyễn đã công bố “Báo cáo Đồng Tâm” phiên bản thứ 3, bằng song ngữ Anh - Việt, dày 130 trang (nối tiếp phiên bản thứ 2 được ra mắt hồi tháng 02/2020). Trong suốt tuần cuối tháng 9, Đoan Trang và Will Nguyễn đã chủ động quảng bá báo cáo này thông qua 3 cuộc phỏng vấn trên các báo nước ngoài (gồm RFA, VOA, SBS) và một số bài viết trên Facebook cá nhân.

Trong các cuộc phỏng vấn với báo nước ngoài, Đoan Trang và Will Nguyễn nói rằng việc biên soạn báo cáo nhắm đến 2 mục đích, là “Lưu lại tội ác của chính quyền” và “Vận động quốc tế cho một cuộc điều tra độc lập”. Cụ thể:

- Đoan Trang cho biết mục đích viết báo cáo Đồng tâm là “Mục đích đầu tiên là có tác dụng lưu trữ. Họ càng không muốn bị ghi lại (vụ án Đồng Tâm) thì chúng tôi ghi nó lại. Và, ghi lại bằng một ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh để cho người đọc trên thế giới biết đến vụ án. Đồng thời, báo cáo cũng được ghi lại bằng tiếng Việt để cho người Việt Nam đọc. Mục đích báo cáo bằng song ngữ là vậy.”

- Cả Đoan Trang và Will Nguyễn đều không giấu giếm mục đích thứ hai của Báo cáo Đồng Tâm là “Vận động quốc tế cho một cuộc điều tra độc lập”. Đoan Trang cho biết “Chúng tôi rất mong đây có thể trở thành một bộ hồ sơ, một công cụ để những người có thể có năng lực và có quan tâm thì có thể đi vận động quốc tế cho vấn đề Đồng Tâm để giúp đỡ cho bà con Đồng Tâm; ít nhất là họ tránh được án tử hình và chấm dứt việc họ bị khủng bố, đe dọa triền miên như thế này.”. Còn Will Nguyễn: “Chúng tôi đã chuyển Báo cáo cho đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ tại Việt Nam, cũng như Liên minh Âu châu. Họ thông báo rằng họ đang theo dõi chặt chẽ vụ việc. Phía Mỹ cho biết họ có thể sẽ nêu vụ Đồng Tâm trong Đối thoại Nhân quyền Việt –Mỹ sắp tới.”

Bất kể những tuyên bố trên của Đoan Trang và Will Nguyễn, trong bối cảnh chính trị hiện nay, sẽ khó có lực lượng nước ngoài nào muốn kêu gọi Nhà nước Việt Nam cho phép mở một cuộc điều tra độc lập về vụ việc. Vì vậy, có thể đằng sau những thông điệp không thành thực nêu trên, Đoan Trang và Will Nguyễn đang nhắm đến 2 mục đích:

Thứ nhất, họ muốn định hình các ghi chép lịch sử về vụ Đồng Tâm, trước hết là các tư liệu tiếng Anh.

Thứ hai, họ muốn mượn danh quốc tế để tiếp cho các bị cáo, các luật sư, số thành viên “tổ Đồng Thuận” đang tại ngoại và dư luận chống Cộng một chút hy vọng, nhằm thúc đẩy số người này tiếp tục theo đuổi vụ việc. Nhờ đó, kéo dài sóng truyền thông và các hoạt động vận động quốc tế liên quan đến vụ việc, để họ tiếp tục khai thác sự vụ trong ngắn hạn, và vận động phương Tây trừng phạt Việt Nam (VD: ra luật Magnitsky, sử dụng các điều khoản của EVFTA…) trong dài hạn.

Đáng tiếc, tác giả Phạm Đoan Trang của “Báo cáo Đồng Tâm” đã bị bắt đêm 06/10, khi cuộc đối thoại nhân quyền thường niên Việt-Mỹ diễn ra chưa đầy 1 ngày. Và Đại sứ quán Mỹ ở Việt Nam đã gần như làm lơ, phản ứng lấy lệ trước diễn biến này, tương tự như lần Chính phủ Việt Nam bắt một tác giả khác của báo cáo, là Trịnh Bá Phương. Như vậy, hy vọng mong manh mà nhóm biên soạn “Báo cáo Đồng Tâm” đặt vào phía Mỹ rốt cuộc chỉ là một ảo tưởng. Chúng ta hãy cùng chia buồn với những nhà dân chửi đang bày tỏ sự thất vọng trước thân phận tốt thí của Đoan Trang và quyết định phũ phàng của Thế Giới Tự Do, được đại diện bởi Mỹ