25 tháng 7, 2022

KHỞI TỐ, BẮT TẠM GIAM THÊM 6 BỊ CAN TRONG VỤ ÁN "ĐƯA HỐI LỘ, NHẬN HỐI LỘ" XẢY RA TẠI CỤC LÃNH SỰ

Tội "Nhận hối lộ", quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự:

Nguyễn Mai Anh, sinh năm 1976 tại Quảng Ninh, nghề nghiệp: Chuyên viên Vụ Quan hệ quốc tế Văn phòng Chính phủ; 

Ngô Quang Tuấn, sinh năm 1984 tại Hà Nội, nghề nghiệp: Chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Giao thông vận tải; 

Trần Văn Dự, sinh năm 1961 tại Thái Bình, nghề nghiệp: Nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an; 

Vũ Sỹ Cường, sinh năm 1986 tại Hưng Yên, nghề nghiệp: Nguyên Cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an;

Tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự:

Bùi Huy Hoàng, sinh năm 1988 tại Hải Dương, nghề nghiệp: Cán bộ Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế; 

Tội "Đưa hối lộ" quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự:

Nguyễn Tiến Mạnh, sinh năm 1970 tại Bắc Giang, nghề nghiệp: Phó Giám đốc Công ty cổ phần du lịch thương mại Lữ Hành Việt; Giám đốc Công ty vận tải du lịch Hoàng Long Luxury.

Vừa uống trà sữa vừa nhảy nhót, thiếu niên chết thảm

Khi tới bệnh viện, thiếu niên này được xác nhận đã tử vong. Nguyên nhân tử vong là do sặc trân châu trong trà sữa, làm nghẹt khí quản.

Một vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra tại thành phố Tử Dương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, vào ngày 24/7 vừa qua. Một thiếu niên 16 tuổi vừa uống trà sữa trân châu vừa nhảy nhót khi đi dạo thì đột nhiên sặc trân châu, không thể thở được và ngã xuống đất bất tỉnh tại chỗ.

Những người chứng kiến cảnh tượng này không khỏi hoảng sợ, cố gắng cứu giúp và gọi nhân viên cứu thương, cứu hộ. Ngay khi nhận được tin báo, các nhân viên cứu hộ đã lập tức đến hiện trường và tiến hành sơ cứu cho cậu thiếu niên.

Đáng tiếc, dù họ đã nỗ lực, dùng mọi cách có thể để giúp cậu thiếu niên nhưng cho đến khi xe cứu thương xuất hiện, cậu bé vẫn không tỉnh lại.

Lên xe cứu thương, thiếu niên được đưa tới Bệnh viện Nhân dân khu Nhạn Giang, thị Tư Dương. Thế nhưng, khi đến được bệnh viện, thiếu niên được xác nhận đã tử vong, mất đi dấu hiệu của sự sống trước khi đến được nơi có điều kiện cấp cứu. Nguyên nhân tử vong được xác định là do trân châu làm nghẹt khí quản.

Cách đây không lâu, tại Trung Quốc, một cô gái 19 tuổi vì hút quá mạnh khi uống trà sữa trân châu đã khiến cùng lúc 3 viên trân châu tụt vào khí quản, chặn đứng đường thở. Khi được chuyển đến bệnh viện, các bác sĩ đã cố gắng thực hiện hô hấp nhân tạo cũng như sốc điện với hy vọng cô gái sẽ tỉnh lại. Tuy nhiên, cô gái trẻ đã không qua khỏi.

Qua chuyện này, các bác sĩ nhắc nhở mọi người, khi uống trà sữa trân châu, tuyệt đối không được vội vàng, không được vận động mạnh kẻo sặc, nghẹn trân châu, dẫn đến bi kịch tương tự.

18 tháng 7, 2022

Nguy cơ ung thư do thuốc lá điện tử cao gấp 15 lần thuốc lá thường

Thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang, anh V., (46 tuổi, Tuyên Quang), sau khi hút thử điếu thuốc lá điện tử, anh thấy run tay chân, hoa mắt chóng mặt, đứng không vững… tình trạng càng lúc càng nghiêm trọng nên được gia đình đưa đi cấp cứu.

Các bác sĩ của Bệnh viện cho biết, bệnh nhân V. nhập viện vào 22h tối 4/7, được chẩn đoán ngộ độc khi hút thuốc lá điện tử bơm tinh dầu. Sau 1 ngày điều trị theo phác đồ ngộ độc, bệnh nhân ổn định sức khỏe và đã được xuất viện.

Bác sỹ cho biết thêm, nhiều người cho rằng hút thuốc lá điện tử an toàn, thực chất thuốc lá điện tử chứa nhiều nicotine, chất gây nghiện tương tự như heroin và cocaine. Nicotine trộn trong tinh dầu của thuốc lá để khi đốt nóng sẽ chuyển thành dạng hơi giúp người dùng hít vào phổi. Một lọ dung dịch nhỏ tinh dầu đó chứa hàm lượng nicotine tương đương 3 bao thuốc lá truyền thống.

Trong khi đó, trường hợp kể trên không phải là duy nhất phải nhập viện vì thuốc lá điện tử. Đáng lo ngại, Hiện nay, xu hướng bỏ thuốc lá truyền thống và chuyển sang thuốc lá điện tử đang gia tăng, đặc biệt là giới trẻ, thanh thiếu niên coi đây là cách thể hiện độ sang chảnh, ăn chơi và số ít người coi là cách cai thuốc lá truyền thống. Đặc biệt, có rất nhiều quan điểm về thuốc lá điện tử như là giúp cai nghiện thuốc lá, an toàn hơn thuốc lá truyền thống…

Ghi nhận nhanh tại các quán cafe, trà sữa, hàng ăn… không khó có thể bắt gặp những hơi khói dài được thở ra từ các “nam thanh, nữ tú”. Thế nhưng, so với thuốc lá điếu, việc nhắc nhở người hút không sử dụng thuốc lá điện tử được xem là khó khăn hơn và cũng ít người quan tâm.

Nguyễn Thái Anh (20 tuổi, Hải Phòng) - nhân viên tại quán cafe Nghiền (Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Thuốc lá điếu có mùi hôi rất khó chịu nên thường chúng em nhắc nhở thì người hút sẽ dập ngay, nhưng thuốc lá điện tử không gây sự khó chịu này. Hút điếu thuốc lá thường mất 3-5 phút nhưng thuốc lá điện tử chỉ cần 1 đến 2 hơi, nhiều khi chúng em cũng không thể theo dõi được”.

Theo bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm - cán bộ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, dù các hóa chất trong khói thuốc lá điện từ ở nồng độ thấp hơn nhưng chúng không làm giảm nguy cơ, đáng lưu ý một số hóa chất này được xếp nhóm gây ung thư. Thuốc lá điện tử gây một số tác hại cấp tính cho người sử dụng, trong đó có hội chứng tổn thương phổi cấp do thuốc lá điện tử (EVALI).

“Số liệu từ CDC Hoa Kỳ tính đến ngày 18/2/2020 cho thấy, có tổng số 2.807 trường hợp tổn thương phổi cấp do thuốc lá điện tử phải nhập viện ở 50 tiểu bang, trong đó có 68 ca tử vong ở 29 tiểu bang; 15% số ca nhập viện dưới 18 tuổi, 37% từ 18-24 tuổi với tuổi trung bình là 24” - bác sĩ Lâm dẫn chứng.

Đồng quan điểm, bác sĩ Vũ Văn Thành - Bệnh viện Phổi trung ương giải thích, thuốc lá điện tử sử dụng pin để làm nóng dung dịch có chứa nicotin và các chất hóa học khác đựng trong ống/bình chứa dùng một lần hoặc có thể tái nạp, tạo ra sol khí (khói) cho người sử dụng hít vào. Còn thuốc lá nung nóng là sự kết hợp thiết bị và sản phẩm thuốc lá chuyên dùng làm sản sinh ra khí chứa nicotine và các hóa chất khác. Nếu so sánh thuốc lá điện tử với thuốc lá điếu truyền thống thì nguy cơ bị ung thư do thuốc lá điện tử cao gấp 15 lần.

Bên cạnh việc gây ra các bệnh phổi như tắc nghẽn phổi mạn tính, ung thư phổi, hen… thuốc lá điện tử còn gây ra các bệnh lý khác như đột quỵ não, tim mạch... Thuốc lá điện tử cũng giống thuốc lá truyền thống gây ảnh hưởng tới cả trẻ em, phụ nữ, những người hút thuốc lá thụ động. Phụ nữ hút thuốc lá điện tử trong quá trình mang thai không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của phổi và não em bé, mà các chất độc trong thuốc lá này còn gây sinh non, trẻ nhẹ cân và thậm chí là chết lưu.

Ngoài khuyến cáo không nên sử dụng thuốc lá bao gồm cả thuốc lá điện tử và truyền thống, thuốc lào, các bác sĩ cảnh báo người dùng thuốc lá điện tử có cử động chậm chạp, lơ mơ, có dấu hiệu ngộ độc hoặc các dấu hiệu bất thường về sức khỏe... cần đến ngay cơ sở y tế .

Theo Luật sư Trần Trà Linh - Đoàn Luật sư TP Hà Nội: Những địa điểm cấm sử dụng thuốc lá đã được pháp luật quy định rõ tại Điều 12 Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá 2012. Vì vậy, hành vi sử dụng thuốc lá tại những địa điểm này, đặc biệt là tại nơi công cộng - nơi tụ tập đông người, sẽ bị xử phạt như sau: Căn cứ Khoản 1 Điều 25 Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế:

“Điều 25. Vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá.

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000-500.000 đồng đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng”.

Theo đó, đối với trường hợp lần đầu tiên vi phạm, công dân sẽ được nhắc nhở, cảnh cáo. Nếu tái phạm, tùy theo mức độ, công dân có thể bị phạt tiền từ 200.000-500.000 đồng. Đây là mức phạt tương đối cao nhằm hạn chế hành vi sử dụng thuốc lá tại những địa điểm cấm.

Trường hợp thuốc lá điện tử, thuốc lá điện tử được hiểu là các thiết bị điện tử sử dụng pin để làm nóng dung dịch có chứa nicotine và các chất hóa học khác, đựng trong ống/bình chứa dùng một lần hoặc có thể tái nạp khí cho người sử dụng hít vào. Mặt khác, khái niệm “thuốc lá” ghi nhận tại Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 rằng: “Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác”.

Vì vậy, hoàn toàn có thể coi thuốc lá điện tử là một dạng khác của thuốc lá. Do đó, hành vi hút thuốc lá điện tử tại địa điểm cấm hút thuốc lá như nơi công cộng cũng sẽ bị xử phạt tương tự như khi hút thuốc lá truyền thống.

Tuyến đường đẹp nhất Hải Phòng từng bước bị phá vỡ quy hoạch

Đường Lê Hồng Phong (TP Hải Phòng) dài khoảng 5km, đi qua 2 quận Ngô Quyền và Hải An, trục chính của Khu đô thị Ngã năm - Sân bay Cát Bi. Những năm gần đây, hai bên tuyến đường từng được đánh giá là đẹp và hiện đại nhất Hải Phòng này đã xuất hiện nhiều công trình xây dựng không phép, sai phép dần phá vỡ quy hoạch.

Ngang nhiên sử dụng đất ngoài chỉ giới được thuê dù chưa được chính quyền chấp thuận?

Đường Lê Hồng Phong được đưa vào sử dụng từ năm 2004, chiều rộng 64m, gồm 4 làn xe với 3 dải phân cách cứng cố định (trồng xây xanh), vỉa hè... Trục chính của đường kết nối trung tâm thành phố Hải Phòng với Cảng hàng không quốc tế Cát Bi. Hai bên đường quy hoạch là khu biệt thự, nhà liền kề và nhà ở kết hợp thương mại, dịch vụ…, chiều cao tối thiểu của các công trình là 3 tầng.

Trong những năm đầu, các công trình biệt thự, nhà văn phòng, khách sạn… tạo ra một không gian, cảnh quan đẹp cho Khu đô thị mới Ngã 5 - Sân bay Cát Bi. Tuy nhiên, đến nay, ngoài những công trình xây dựng đúng quy hoạch, tuyến phố kiểu mẫu này có thêm nhiều nhà mới là những công trình thấp tầng, tạm bợ ngay mặt tiền, khiến tuyến đường trở nên nhếch nhác.

Sở Xây dựng Hải Phòng đã nhiều lần đề nghị quận Ngô Quyền, quận Hải An tăng cường công tác quản lý, tránh phát sinh những công trình vi phạm trên tuyến đường, đồng thời làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan đã để xảy ra vi phạm. Tuy nhiên, đến nay, các sai phạm không những không được xử lý triệt để, mà vẫn phát sinh những trường hợp mới.

Theo đó, ngày 31/8/2015, UBND TP Hải Phòng đã ban hành Quyết định số 1983 về việc “Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc Khu đô thị mới Ngã 5 – Sân bay Cát Bi", nêu rất cụ thể, chi tiết về hình thức xây dựng, độ cao, khoảng lùi, mật độ, chỉ giới xây dựng … đối với từng loại công trình (biệt thự đơn lập, song lập, nhà ở liền kê, nhà thương mại…).

Tuy nhiên, một số công trình vẫn ngang nhiên vi phạm trật tự xây dựng, phá vỡ quy hoạch tại tuyến đường. Tiêu biểu phải kể đến công trình: Lẩu nướng BBQ, Madam Chu, gà tươi Tuấn Hà, Vịt béo Lý Tiểu Long, Tài Lộc Quán... Một số công trình được xây dựng theo kết cấu khung thép, một số công trình phủ bạt, một số công trình được lắp ghép từ container...

Tuyến 2 đường Lê Hồng Phong cũng tồn tại, phát sinh nhiều công trình vi phạm. Có thể kể đến công trình đang xây dựng ngay sau vũ trường hiện đại nhất Hải Phòng New MDM (vừa cháy cách đây 2 ngày). Chủ công trình đang tiến hành xây lắp nhà hàng. Tại thời điểm xây lắp, công trình vẫn chưa được cấp phép và không đảm bảo khoảng lùi theo quy hoạch khiến một số hộ dân xung quanh bức xúc.

Quy hoạch là xây dựng biệt thự đơn lập, nhưng tại đây lại xây dựng nhà hàng, không đảm bảo khoảng lùi, không đúng quy hoạch...

Theo tìm hiểu của phóng viên, công trình này có vị trí cụ thể là: Thửa đất số 12/B2 lô 26BC Khu đô thị mới Ngã 5 - Sân bay Cát Bi, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền. Công trình được cấp phép xây dựng lần đầu vào ngày 17/1/2013, tổng diện tích thửa dất gần 650m2, diện tích xây dựng tầng 1 là 138,2 m2, tổng diện tích sàn 395,5 m2, quy mô xây dựng 3 tầng. Nhưng thực tế, chủ công trình xây dựng sai nội dung giấp phép được cấp, phá vỡ quy hoạch khi xây dựng 1 tầng... Sau một vài lần chuyển đổi chủ kinh doanh, đến nay, chủ mới đã tiến hành phá dỡ nhà hàng cũ, tiến hành xây dựng nhà hàng mới.

Thông tin về trường hợp này, Chủ tịch UBND phường Đông Khê cho biết: UBND phường đã tiến hành đình chỉ không cho xây dựng, yêu cầu chủ công trình xin cấp phép theo đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, bất chấp việc UBND phường yêu cầu dừng lại, chủ công trình vẫn tiếp tục cho lắp dựng vì kèo thép mái.

Tối 14/7, chủ công trình vẫn cấp tập cho công nhân làm việc, bất chấp yêu cầu "đình chỉ" chờ cấp phép của phường. 

Thông tin với phóng viên, Trưởng phòng Quản lý Đô thị quận Ngô Quyền nhấn mạnh: Phòng đã có ý kiến yêu cầu UBND phường Đông Khê thực hiện giám sát chặt chẽ, yêu cầu chủ công trình dừng xây dựng chờ cấp phép. Khi có giấy phép xây dựng, yêu cầu xây đúng giấy phép được cấp, đảm bảo quy hoạch…

Bên cạnh những công trình 1 tầng "lụp xụp" như trên, công trình tổ hợp khách sạn 17 tầng xây bên đường Lê Hồng Phòng tại thời điểm xây dựng cũng không có giấy phép. Ngày 17/6/2020, UBND phường Đông Khê tiến hành kiểm tra công trình xây dựng tổ hợp khách sạn, văn phòng cho thuê tại thửa 15, 16 Lô 22 đường Lê Hồng Phong.

Tháng 7/ 2021, khi xây đến tầng thứ 12, công trình này vẫn chưa xong thủ tục gộp thửa và cấp phép xây dựng. 

Tại thời điểm kiểm tra, UBND phường Đông Khê đã phát hiện công trình này đang xây dựng tầng thứ 5, nhưng không có giấy phép xây dựng. UBND phường đã lập biên bản vi phạm hành chính, yêu cầu đình chỉ tuyệt đối các hoạt động xây dựng. Tuy nhiên, chủ đầu tư công trình vẫn cố tình cho công nhân tiếp tục xây dựng thêm 12 tầng nữa (gồm cả tum), thách thức các cơ quan chức năng.

Theo lý giải của chủ công trình tổ hợp khách sạn 17 tầng, đơn vị đã được Sở Xây dựng Hải Phòng cấp Giấy phép xây dựng công trình 11 tầng + tum thang tại thửa số 14 Lô 22B Lê Hồng Phong. Cuối năm 2019, doanh nghiệp lại tiếp tục mua thêm thửa số 15, 16 và làm thủ tục xin gộp 3 thửa (14, 15 và 16) lại để xây dựng thành một tòa nhà. Tuy nhiên, đến thời điểm xây lên đến tầng thứ 12, thủ tục gộp thửa vẫn chưa xong vì thế chưa được cấp phép xây dựng.

Dư luận cho rằng, nếu chính quyền các cấp, sở ngành có liên quan không kiên quyết xử lý và ngăn chặn kịp thời những trường hợp mới phát sinh, thì tuyến đường đẹp nhất TP Hải Phòng sẽ biến thành "nồi lẩu thập cẩm" với "đủ món", đủ các loại hình kiến trúc.

Nguồn: https :// vnbusiness.vn/du-an/tuye-n-duo-ng-de-p-nha-t-ha-i-pho-ng-tu-ng-buo-c-bi-pha-vo-quy-hoa-ch-1086702.html

17 tháng 7, 2022

Tổ tự quản ở Vĩnh Bảo đánh chết hơn 100 con vịt của người dân: Khởi tố vụ án

Cho rằng đàn vịt của gia đình ông Hướng tràn vào gây tổn thất ruộng lúa của mình nên ông Sơn đã báo lực lượng bảo vệ của thôn. Sau đó, tổ bảo vệ đồng tự quản dùng gậy đánh chết 101 con vịt.

Thông tin cho PV, đại diện Công an huyện Vĩnh Bảo (TP. Hải Phòng) cho biết, Cơ quan CSĐT vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi hủy hoại tài sản theo quy định tại khoản 1, điều 178, Bộ luật Hình sự xảy ra tại thôn Đông Lôi, xã Thắng Thủy (huyện Vĩnh Bảo).

Theo hồ sơ vụ việc, ngày 3/6, đàn vịt khoảng 1.600 con của gia đình ông Đông Quang Hướng (58 tuổi), trú tại thôn Đông Lôi 2, xã Thắng Thủy (huyện Vĩnh Bảo) đã đi vào ruộng lúa của ông Nguyễn Duy Sơn (55 tuổi) ở cánh đồng Súng, thôn Đông Lôi 2.

Cho rằng đàn vịt của gia đình ông Hướng tràn vào gây tổn thất ruộng lúa của mình nên ông Sơn đã báo lực lượng bảo vệ của thôn. Ngay khi nhận được tin báo, tổ bảo vệ đồng tự quản của thôn Đông Lôi 2 gồm các ông: Nguyễn Văn Đẩu (49 tuổi), Nguyễn Văn Công (44 tuổi), Nguyễn Đức Thịnh (58 tuổi) lập tức có mặt tại cánh đồng Súng và dùng gậy đánh chết 101 con vịt.

Khi phát hiện hơn 100 con vịt của gia đình bị tổ bảo vệ đồng tự quản của thôn Đông Lôi 2 đánh chết, ông Đông Quang Hướng đã trình báo cơ quan chức năng và vụ việc được chuyển đến Công an huyện Vĩnh Bảo thụ lý, giải quyết. 

Xét thấy có dấu hiệu hành vi hủy hoại tài sản, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Vĩnh Bảo đã ra quyết định khởi tố vụ án về hành vi hủy hoại tài sản.

Hiện vụ việc đang được Công an huyện Vĩnh Bảo tiếp tục điều tra làm rõ. 

Bị kiện vì cứu người bị TNGT: Tránh cảnh "làm phúc phải tội" thế nào?

Liên quan đến vụ việc bị kiện vì cứu người ở Quảng Ninh đang gây xôn xao dư luận, nguồn tin của PV Báo Giao thông từ cơ quan chức năng huyện Vân Đồn cho biết, hiện đã xác định được tài xế gây ra vụ TNGT ngày 17/6 khiến bà P.T.T (trú xã Hạ Long, huyện Vân Đồn) bị thương.

Do mẹ của tài xế này đang cấp cứu tại bệnh viện, nên tài xế chưa đến cơ quan chức năng của huyện Vân Đồn làm việc được. Tuy nhiên, tài xế gây TNGT cho bà P.T.T đã cam kết là sang đầu tuần tới sẽ đến làm việc.

Như vậy, đến thời điểm này, anh Ngô Văn Chính - chồng chị Nguyễn Thị Vân Anh (trú tại thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn) đã được minh oan. Anh Chính là tài xế xe bán tải đã có hành động nhân ái, đưa giúp bà P.T.T đi bệnh viện cấp cứu sau vụ TNGT.

Cứu người gặp nạn, cần chứng minh mình không liên quan đến vụ tai nạn

Theo Trung tá Bùi Đức Chính (Đội CSGT - Trật tự, Công an huyện Vân Đồn: Pháp luật của nhiều nước cũng như pháp luật Việt Nam đã quy định rất chặt chẽ hành vi không cứu giúp người khác khi gặp TNGT. Tuy nhiên, hiện nay, không ít trường hợp quan ngại khi gặp TNGT vì nhiều lý do, trong đó lo lắng sẽ phiền hà về sau.

Trung tá Chính khuyến cáo, để cứu được người an toàn cho nạn nhân cũng như tránh được phiền phức cho bản thân sau này, người dân nên gọi điện báo ngay cho chính quyền và cơ quan chức năng gần nơi xảy ra nhất; tìm thêm người cùng hỗ trợ để vừa làm nhân chứng vừa thuận tiện hơn trong việc giúp nạn nhân.

Đồng thời, sử dụng điện thoại, máy ghi âm quay, thu lại hình ảnh hiện trường, trong trường hợp nạn nhân còn tỉnh táo thì ghi âm quay lại lời kể của nạn nhân về các tình tiết liên quan…

"Cũng có tình huống đoạn đường vắng, người cứu giúp người gặp TNGT mà không có điện thoại, thiết bị thông minh thì rủi ro bị oan ức về sau xảy ra là khá cao. Trong trường hợp này thì chỉ mong vào đạo đức, tâm lý của nạn nhân và thân nhân khi đã được cứu giúp", Trung tá Bùi Đức Chính nói.

Là thành viên của hội lái xe thường xuyên giúp đỡ người bị TNGT, trước câu chuyện "làm phúc bị kiện" của tài xế Chính, anh Nguyễn Xuân Chung, quản trị viên diễn đàn hoilaixe.com (HLX), chi hội trưởng diễn đàn HLX Tiên Lãng – Vĩnh Bảo (Hải Phòng) cho biết: Lường trước các vấn đề pháp lý khi cứu giúp người gặp nạn lại không may vướng vào cảnh "làm phúc phải tội", anh em chúng tôi đã hướng dẫn nhau về các biện pháp chứng minh mình không phải là người gây tai nạn.

"Cơ bản các hội viên của diễn đàn đều có camera hành trình trên xe. Tuy nhiên, camera hành trình phần lớn chỉ có ở phần đầu xe, không thể ghi lại toàn bộ diễn biến 4 phía. Do đó, trong khi cứu giúp người bị nạn thì ngoài camera hành trình cần bật điện thoại quay lại, thậm chí livestream diễn biến vụ việc từ khi nhìn thấy hiện trường vụ tai nạn cho tới khi cứu giúp nạn nhân", anh Chung chia sẻ.

Theo anh Chung, trong nhiều vụ tai nạn, người bị nạn còn tỉnh táo, trong quá trình cứu giúp nạn nhân, người cứu giúp có thể hỏi nạn nhân bị nạn như thế nào, a chạm với phương tiện gì? Những câu trả lời của nạn nhân được ghi âm, ghi hình lại ngoài việc sau này giúp cơ quan chức năng điều tra vụ tai nạn còn là bằng chứng khẳng định người cứu giúp không liên quan đến vụ tai nạn.

Không cứu giúp người gặp nạn là hành vi vi phạm pháp luật

Trước luồng ý kiến "ngó lơ người bị TNGT cho an toàn thay vì dừng lại cứu chữa dễ chuốc phiền vào thân", các chuyên gia pháp lý cho biết, đây là hành động vừa trái với lương tâm, trách nhiệm mà còn là hành vi vi phạm pháp luật.

Luật sư Nguyễn Văn Toàn (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) phân tích: Tại khoản 18 Điều 8, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định nghiêm cấm hành vi khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị TNGT. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Theo đó, phạt tiền từ 0,5-1 triệu đồng đối với cá nhân, từ 1-2 triệu đồng đối với tổ chức không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu (Điểm a, Khoản 7, Điều 11).

Theo luật sư Toàn, việc không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là hành vi phạm tội. Tại Điều 132 Bộ Luật hình sự năm 2015 được sử đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng,.

Cụ thể, người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1-5 năm: Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm; Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

Phạm tội dẫn đến hậu quả 2 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 3-7 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm…

16 tháng 7, 2022

Hải Phòng: Xã cho tư nhân thuê đất hành lang giao thông để xây nhà xưởng

1.400 m2 đất hành lang giao thông quốc lộ 10 cũ, đoạn qua thôn An Thung đã được UBND xã Tiên Cường (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) cho một hộ dân thuê, xây dựng nhà xưởng trái phép.

Ngày 17/7, ông Trần Văn Kết, Chủ tịch UBND xã Tiên Cường xác nhận liên quan đến sự việc trên, cá nhân ông vừa bị UBND huyện Tiên Lãng thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.

Theo ông Kết, chính quyền xã lấy đất hành lang giao thông quốc lộ 10 cũ cho ông Phạm Văn Thiệu, người thôn Thiên Kha (xã Tiên Cường) thuê, dựng nhà xưởng khi không được bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào cho phép là sai.

Nhà xưởng rộng 1.400 m2 được ông Phạm Văn Thiệu xây dựng trái phép trên đất hành lang giao thông quốc lộ 10 cũ, đoạn qua xã Tiên Cường.

Xuất phát từ đề nghị của ông Thiệu, năm 2014, UBND xã Tiên Cường đã cho ông này thuê, với mục đích làm bãi chứa vật liệu gỗ, không phải dựng nhà xưởng; thời hạn thuê 5 năm (2014-2019). Tổng số tiền thuê đất là 14 triệu đồng (2,8 triệu đồng/1 năm).

Đến năm 2019, thời hạn thuê đất đã hết, ông Thiệu tự ý dựng nhà xưởng đã bị chính quyền xã yêu cầu dừng thi công, ông Kết nói và cho hay thời điểm đó xã không xử lý quyết liệt… nên chủ công trình lén lút xây dựng.

Tháng 3/2021, Thanh tra Sở Xây dựng Hải Phòng phát hiện, lập biên bản vi phạm đối với công trình của ông Thiệu; gửi báo cáo đề nghị UBND huyện Tiên Lãng xử lý nhưng không nhận được kết quả hồi đáp.

Ngày 26/5/2022, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng yêu cầu UBND huyện Tiên Lãng xử lý triệt để công trình vi phạm trật tự xây dựng, đồng thời xem xét trách nhiệm lãnh đạo xã Tiên Cường.

Ngay sau khi thành phố có ý kiến, UBND huyện Tiên Lãng chỉ đạo UBND xã Tiên Cường dỡ bỏ công trình nhà xưởng, hoàn trả lại nguyên trạng đất.

Chủ công trình vi phạm Phạm Văn Thiệu vừa có đơn xin được tự tháo dỡ thay vì bị cưỡng chế còn Chủ tịch UBND xã Tiên Cường bị kỷ luật.

Nguồn: báo Đại đoàn kết

Hải Phòng: Phát hiện nhân viên quán massage kích dục cho khách nước ngoài

Ngày 15/7, Công an TP Hải Phòng thông tin, vụ việc các quán massage có nhân viên nữ kích dục cho khách ngoại quốc, hoạt động quá giờ quy định đã được Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH bàn giao cho Công an, chính quyền địa phương xử lý theo thẩm quyền.

Trước đó, vào hồi vào 0h24' ngày 13/7, Tổ công tác số 2 của Phòng Cảnh sát QLHC và TTXH kiểm tra cơ sở massage tại địa chỉ số 304 Văn Cao (phường Đằng Lâm, quận Hải An, TP Hải Phòng) đã phát hiện hai phòng massage của cơ sở này đang hoạt động.

Trong đó, mỗi phòng có một khách và một nhân viên nữ (có một khách người ngoại quốc).

Tại thời điểm kiểm tra, cả bốn người đều trong tình trạng khoả thân, hai nhân viên nữ đang có hành vi kích dục cho khách.

Sau đó ít phút, vào hồi 1h15' cùng ngày, Tổ công tác số 4 của Phòng Cảnh sát QLHC và TTXH kiểm tra cơ sở Massage Nuru (địa chỉ số 4, lô 7A, Khu đô thị mới Ngã 5 - Sân bay Cát Bi) trên địa bàn phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng cũng phát hiện cơ sở này có ba phòng massage đang có khách sử dụng dịch vụ xoa bóp quá giờ quy định. Trong đó, có một phòng có một khách và hai nữ nhân viên phục vụ. 

Theo Công an TP Hải Phòng, tại cơ sở massage số 304 Văn Cao, đại diện cơ sở massage này không xuất trình được hợp đồng lao động, chứng chỉ hành nghề của hai nữ nhân viên có hành vi khoả thân, kích dục khách.

Hải Phòng: Dân đóng tiền sửa chữa, tuyến đường liên thôn vẫn đầy hố sâu

Mặc dù tuyến đường liên thôn ở xã Đại Bản, huyện An Dương được người dân hỗ trợ hàng trăm triệu đồng nhưng vẫn chi chít hố sâu, mất ATGT.

Những tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Đại Bản, huyện An Dương (TP Hải Phòng) nhiều năm qua được đầu tư, xây dựng và cải tạo khang trang, đi lại vô cùng thuận lợi.

Tuy nhiên, con đường liên thôn nối từ thôn Trại Giữa với thôn Trại Kênh vẫn trong tình trạng xuống cấp, chậm sửa chữa, gây mất ATGT, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.

Ghi nhận của PV Báo Giao thông ngày 14/7, tuyến đường này đầy rẫy những "ổ trâu", "ổ voi" nằm đan xen nhau. Ngày nắng thì bụi mù, ngày mưa thì trơn trượt, lầy lội khiến người tham gia giao thông rất vất vả.

Nhiều đoạn, mặt đường nhô lên những lớp đá lởm chởm. Một số xe ô tô đi qua còn bị sạt gầm, xe máy thì phải di chuyển chậm như rùa bò để né tránh những hố sâu.

"Tuyến đường này xuống cấp từ lâu rồi, chằng chịt "ổ trâu", "ổ voi" và cũng đã có tai nạn xảy ra. Người dân đã phải quyên góp để trải lớp đá dăm vào những "ổ trâu", "ổ voi" trên đường, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đường lại hư hỏng như cũ", một người dân cho biết.

Dân đóng góp tiền, sao đường chưa sửa?

Theo tìm hiểu, năm 2018, xã Đại Bản đầu tư nâng cấp tuyến đường trục xã, trong đó có đoạn từ UBND xã Đại Bản tới thôn Trại Kênh dài 2,4 km.

Thế nhưng, việc nâng cấp này mới chỉ hoàn thiện đến đoạn đê bao giáp ranh giữa thôn Trại Giữa và thôn Trại Kênh.

Đến năm 2019, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, xã Đại Bản tiếp tục xây dựng tuyến đường vào thôn Trại Kênh theo hình thức "Nhà nước và nhân dân cùng làm".

Khi mưa lớn, những hố trên đường tạo thành những vũng nước lớn như "bẫy" người tham gia giao thông

Vì vậy, người dân thôn Trại Kênh đã thống nhất mỗi khẩu ở mặt đường đóng góp 1 triệu đồng, mỗi khẩu trong ngõ xóm đóng góp 500 nghìn đồng để đẩy nhanh tiến độ nâng cấp, xây dựng tuyến đường.

Tuy nhiên, đến nay tuyến đường vẫn chưa được nâng cấp, gây ảnh hưởng đến đời sống người dân và tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT.

"Con đường này là chúng tôi đóng tiền cách đây 2 năm mà đến bây giờ chưa làm, cũng chả ai giải thích tại sao chưa làm. Đường xấu nên tai nạn, rồi đi lại rất khó khăn. Vừa rồi, chúng tôi lại quyên góp rải được lớp đá dăm vào những vị trí hư hỏng nặng", ông Bùi Công Toàn, thôn Trại Kênh, xã Đại Bản, huyện An Dương cho hay.

Tuyến đường gần như hư hỏng hoàn toàn. Do tuyến đường độc đạo để dẫn vào thôn nên lưu lượng giao thông là tương đối lớn.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Vũ Văn Trường, Chủ tịch UBND xã Đại Bản xác nhận, tuyến đường dẫn vào thôn Trại Kênh trên địa bàn xã đã bị xuống cấp nhiều năm nay.

"Mặc dù con đường dẫn vào thôn Trại Kênh được người dân đóng góp nhưng chưa có chủ trương sửa chữa. Để đảm bảo an toàn, UBND xã đã tiến hành san lấp và san gạt những "ổ voi", "ổ gà" để mọi người đi lại. Tuy nhiên, mấy hôm nay có mưa lớn nên tuyến đường xuất hiện hư hỏng trở lại", ông Trường cho hay.

Cũng theo ông Trường, việc nâng cấp, sửa chữa tuyến đường đã được UBND xã trình lên UBND huyện.

"Hiện tại huyện đã tổng hợp và đưa vào chương trình của năm 2022. Ngoài ra, đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn về khảo sát. Thời gian tới sẽ trình ra HĐND để xin chủ trương triển khai thực hiện", ông Trường chia sẻ.

Nguồn: báo Giao thông

Andre Fagan tái xuất

Fagan cùng một số ngoại binh có mặt tại bản doanh CLB Bình Dương từ giữa tuần này để thử việc. Tính cả Fagan, nhóm của anh có 6 người, bao gồm một thủ môn, đến từ Ukraine, Iceland, Jamaica và Brazil. Họ sẽ có 10 ngày để thuyết phục ban huấn luyện đội bóng đất Thủ.

Với Fagan, quá trình thử việc của anh diễn ra tương đối thuận lợi nhờ vốn kinh nghiệm tích lũy được sau nhiều năm thi đấu ở Việt Nam trước đây. Tiền đạo sinh năm 1987 chỉ chờ cái gật đầu của HLV Đặng Trần Chỉnh, người bày tỏ sự không hài lòng với màn trình diễn của các ngoại binh trong đội kể từ đầu mùa. Sau 7 trận, Bình Dương đứng thứ 6 với 9 điểm, ghi 8 bàn nhưng không bàn nào trong số đó đến từ các ngoại binh.

Fagan rất kín tiếng trên mạng xã hội, không chia sẻ gì về cuộc sống trong thời gian vắng bóng vừa qua. Khi được hỏi về lần trở lại Việt Nam này, Fagan chỉ chia sẻ anh ổn và sẵn sàng.

Fagan đến thi đấu lần đầu vào năm 2011 cho SLNA. Tới năm 2012, anh chuyển sang CLB Hải Phòng, ghi 8 bàn sau 25 trận trước khi chia tay để về Jamaica. Tới năm 2014, anh trở lại đội bóng đất cảng và trải qua 7 mùa liên tiếp đá chính tại V.League.

Đỉnh cao của cựu tuyển thủ Jamaica là ở mùa 2016 khi đá cặp cùng Eroll Stevens trên hàng công. Sự thăng hoa của bộ đôi này giúp Hải Phòng đua vô địch với Hà Nội tới vòng cuối trước khi giành ngôi á quân chung cuộc. Fagan chính là một trong những chứng nhân cho đỉnh cao ngắn ngủi của CLB Hải Phòng suốt 8 năm qua.

Lần gần nhất Andre Fagan hiện diện ở V.League là giữa năm 2021 khi trở về CLB Hải Phòng sau thời gian cho mượn tại CLB Quảng Ninh cũ. Khi giải vô địch quốc gia bị hủy, Fagan chia tay đội bóng đất cảng để trở về quê nhà Jamaica. Anh cảm thấy phần nào bị tổn thương vì bị lãnh đạo đối xử bất công, bị chê là hết thời.

15 tháng 7, 2022

Chấn chỉnh việc bến bãi không phép uy hiếp cầu vượt biển dài nhất Việt Nam

UBND huyện Cát Hải, TP Hải Phòng đã lập đoàn kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng bến bãi vật liệu trái phép uy hiếp cầu vượt biển dài nhất Việt Nam.

Ngày 16/7, trao đổi với PV Báo Giao thông, đại diện lãnh đạo UBND huyện Cát Hải (Hải Phòng) cho biết: Sau khi cơ quan báo chí vào cuộc, phản ánh tình trạng nhiều bến, bãi vật liệu trái phép uy hiếp cầu Tân Vũ – Lạch Huyện (cầu vượt biển dài nhất Việt Nam), UBND huyện đã lập đoàn kiểm tra, xử lý tình trạng này.

UBND huyện Cát Hải chỉ đạo chấn chỉnh tình trạng bến, bãi vật liệu trái phép uy hiếp cầu vượt biển dài nhất Việt Nam

Trước đó, ngày 12/7, Báo Giao thông đăng bài Hải Phòng: Bãi vật liệu uy hiếp cầu vượt biển dài nhất Việt Nam phản ánh tình trạng nhiều bến bãi vật liệu không phép uy hiếp cầu Tân Vũ – Lạch Huyện.

Ông Phạm Văn Hợp, Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Cát Hải cho biết: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo UBND huyện Cát Hải, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện cùng đại diện lãnh đạo UBND хã Nghĩa Lộ đã kiểm tra thực tế tại hiện trường khu vực bến bãi cạnh chân cầu Tân Vũ. Kết quả có 3 bến bãi của cάc cá nhân, đơn vị.


Bến thứ nhất do Công ty Cổ phần Đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng quản lý, bến này được Sở GTVT thành phố cấp phép.Hiện trạng bến này đang hoạt động bình thường theo cάc quy định của pháp luật, bến thuộc địa giới hành chính của хã Nghĩa Lộ và хã Hoàng Châu.

Bến thứ 2 tiếp giáp về phía thượng lưu cầu Tân Vũ (Bến bãi số 4 cũ) có tổng diện tích đất là 28.003 m2 và 3 cầu tầu. Bến này được UBND thành phố chο Tổng Công ty Cổ phần Giao thông số 4 thuê đất để xây dựng từ năm 2014 phục vụ thi công dự cầu đường Tân Vũ – Lạch Huyện.

Năm 2018, Tổng Công ty Cổ phần Giao thông số 4 đã bàn giao cho TP Hải Phòng. Một phần bến đã được Sở GTVT cấp phép tạm để thi công dự án kè đê kênh Hà Nam đến nay đã hết hạn.

Trước đó, theo ghi nhận bãi vật liệu vẫn hoạt động dù đã hết hạn cấp phép. Do đó đến ngày 16/6, Sở GTVT đã có Văn bản số 1922/SGTVT-HTGT&ATGT thanh thải cάc bến tạm phục ʋυ̣ thi công gói thầu số 8 thuộc dự án sửa chữa, bảo trì hệ thống đê kè kênh Hà Nam.

Ngày 22/6, Tổng Công ty Đảm bảo an toàn hàng hải Miền Bắc đã có Văn bản số 454/BQLDA-KHKT về việc thanh thải bến tạm này. Hiện tại, phần đất này đã giao chο UBND huyện Cát Hải và хã Nghĩa Lộ quản lý.

Bến bãi cuối cùng tại đây được UBND хã Nghĩa Lộ chο ông Phạm Văn Hồng (hộ khẩu thường trú tại thôn Minh Hồng, хã Nghĩa Lộ) thuê đất. Phần đất có nguồn gốc là bến tạm do đơn vị thi công công trình xây dựng để kè kênh Hà Nam để lại từ năm 2008, UBND хã Nghĩa Lộ quản lý từ đó đến nay.

Ngày 23/4/2019, UBND хã Nghĩa Lộ đã có thông báo cho ông Phạm Văn Hồng về việc Hợp đồng cʜο thuê đất để sử dụng vào mục đích tập kết vật liệu đã hết thời hạn. Hiện tại trên bến vẫn còn vật liệu xây dựng như cát, đá, gạch… từ trước do chưa sử dụng hết.

Trước thực trạng nhiều bến, bãi vật liệu xây dựng trái phép uy hiếp cầu Tân Vũ – Lạch Huyện, UBND huyện Cát Hải chỉ đạo giao UBND xã Nghĩa Lộ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng tại các bến, bãi đã bị ngừng hoạt động.

UBND huyện yêu cầu Đồn biên phòng Cát Hải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm đối với các phương tiện thủy vận chuyển vật liệu xây dựng cập vào các bến, bãi vật liệu xây dựng không phép tại khu vực cầu Tân Vũ – Lạch Huyện thuộc địa bàn huyện Cát Hải.

Công an huyện Cát Hải được giao nhiệm vụ tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm đối với các phương tiện đường bộ ra, vào các bãi vật liệu xây dựng trái phép.

10 tháng 7, 2022

Lơ là với đại dịch?

Cơ quan quản lý nhà nước cao nhất trong lĩnh vực y tế thời gian qua đã phải liên tục "điểm danh" một số tỉnh, thành phố chậm trễ trong việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 các mũi bổ sung và nhắc lại.

Sở dĩ như vậy là vì số lượng tiêm các mũi vắc-xin rất quan trọng để duy trì khả năng đề kháng của cơ thể trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp với nguy cơ khó lường. Theo Bộ Y tế, với mũi vắc-xin thứ 3 (mũi bổ sung) cho người trên 18 tuổi, đến nay cả nước đã tiêm hơn 46,6 triệu mũi (đạt 69,6%); trong đó 5 tỉnh, thành có tỉ lệ tiêm mũi 3 thấp là: Hậu Giang (36,7%), Hải Phòng (43,6%), Đồng Nai (44,6%), Quảng Nam (45,4%), Bình Thuận (48,2%). Với vắc-xin tiêm nhắc - mũi 4, cả nước đã tiêm hơn 6 triệu mũi (đạt 30%); trong đó 5 tỉnh có tỉ lệ tiêm nhắc thấp là: Phú Yên (3,2%), Bắc Kạn (3,7%), Quảng Bình (3,8%), Bình Định (5,9%), Đồng Nai (7,8%).

Riêng với nhóm trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi thì tỉ lệ tiêm mũi 3 còn khá thấp, chỉ đạt 15,4%; trong đó có 25 tỉnh, thành dưới 10%.

Việc tiêm các mũi 3 và 4 chưa đạt mức yêu cầu đã gây ra những quan ngại ngày càng lớn. Sự quan ngại này tỉ lệ thuận với mức độ diễn biến ngày càng khó lường của dịch Covid-19 trong khu vực. Báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy số ca mắc Covid-19 ở khu vực Tây Thái Bình Dương (bao gồm Việt Nam) tăng 28% so với tuần trước. Trong đó, số ca ghi nhận tăng "dựng đứng" ở Nhật Bản (tăng 98%), Hàn Quốc (tăng 92%)...

Bộ Y tế cho rằng dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia liên quan đến biến thể phụ BA.4, BA.5 của biến chủng Omicron - những biến thể có tỉ lệ lây lan nhanh nhất hiện nay của virus SARS-CoV-2. Tại Việt Nam, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trên toàn quốc song cả 2 biến thể phụ BA.4 và BA.5 đã được ghi nhận xuất hiện trong cộng đồng. Điều đó khiến dịch bệnh có thể tái bùng phát nếu "tấm lá chắn" phòng chống kém hữu hiệu. Vắc-xin phòng Covid-19 cho tới lúc này vẫn chứng tỏ là thứ vũ khí quyết định để ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh.

Có nhiều nguyên nhân khiến tỉ lệ tiêm vắc-xin các mũi 3 và 4 chưa đạt mức yêu cầu. Trong đó, quan trọng hàng đầu là xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là của không ít người dân.

Thủ tướng Chính phủ, đồng thời là Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, tại phiên họp gần nhất của ban chỉ đạo đã một lần nữa nhắc lại "bài học xương máu" chưa tiếp cận được vắc-xin khi dịch bệnh diễn biến phức tạp cách đây 1 năm. Hẳn không mấy người trong chúng ta quên những ngày tháng mà hàng chục tỉnh, thành phải thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt theo Chỉ thị 16, khi mà số người nhiễm và đặc biệt là số trở nặng, nguy kịch, tử vong tăng rất cao.

Nếu lơ là, chủ quan với đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, không tiêm phòng vắc-xin đầy đủ để tạo "tấm lá chắn" hiệu quả cho chính mình, cho gia đình và cộng đồng thì chúng ta có nguy cơ trở tay không kịp, phải trả giá đắt - mà "bài học xương máu" cách đây 1 năm đã cho thấy.

8 tháng 7, 2022

Hải Phòng: Xã buông lỏng quản lý, lập biên bản sai quy định, dân khiếu kiện kéo dài

Chính quyền xã Tân Dương, H.Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng không chỉ buông lỏng quản lý dẫn đến nhiều vi phạm về đất đai mà còn bị người dân tố cáo lập khống hồ sơ gây thiệt hại quyền lợi của công dân

Xã bị tố cáo lập hồ sơ khống

Mới đây, Báo Thanh Niên nhận được đơn tố cáo của 9 hộ dân thuộc xóm Bến Bính B, xã Tân Dương, H.Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng tố cáo hành vi cố tình lập khống hồ sơ trong lĩnh vực đất đai.

Những người bị tố cáo là ông Trần Đức Hùng, Chủ tịch UBND xã Tân Dương; ông Đào Văn Tài Phó chủ tịch UBND xã Tân Dương và ông Nguyễn Văn Duy, công chức địa chính xã Tân Dương.

Theo đơn tố cáo của 9 hộ dân, khi TP.Hải Phòng triển khai Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KĐT Bắc Sông Cấm (Dự án Bắc Sông Cấm) vào năm 2018, họ chưa nhận được một thông báo mời họp hay văn bản nào về việc lập phương án dự thảo, bồi thường hay tái định cư. Đến 8.2 vừa qua, UBND xã Tân Dương mới gửi thông báo cho 9 hộ dân tới họp với lý do các công trình trên đất họ đang ở được xây dựng sau khi có thông báo vào năm 2017 về việc thu hồi đất của UBND H.Thủy Nguyên để thực hiện Dự án Bắc Sông Cấm.

Ông Lê Văn Tĩnh (67 tuổi, một trong 9 người dân làm đơn) cho biết: "Bố mẹ tôi rồi đến tôi cùng các con đã sinh sống nhiều năm ở dải đất này. Đây là đất chúng tôi khai hoang, phục hóa, san lấp làm nhà, đầm nuôi thủy sản từ bãi bồi ven sông. Trước khi có dự án, chính quyền đâu có quan tâm, ngó ngàng tới. Đến khi có dự án, UBND xã lại cho rằng đất ở của chúng tôi là đất nông nghiệp (không phải đất trồng lúa). Đáng ghê gớm hơn, họ tự ý lập biên bản vi phạm hành chính kết luận chúng tôi chiếm đất nông nghiệp. Biên bản đó không được lập ở nhà chúng tôi, chúng tôi không hề biết, chứng kiến hay ký vào".

Căn cứ vào biên bản vi phạm hành chính mà người dân cho rằng UBND xã Tân Dương đã "lập khống hồ sơ", ngày 23.2, UBND H.Thủy Nguyên ra 9 Quyết định buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả yêu cầu các hộ dân tháo dỡ công trình trên đất được cho là đã chiếm.

Nhà ông Tĩnh không được giao đất tại định cư, trong khi đó, nhà bên cạnh đã được giao đất tái định cư có thu tiền

Quyết định trên khiến người dân vô cùng bức xúc và làm đơn gửi đến nhiều cơ quan, trong đó có báo chí.

Theo điều tra của Thanh Niên, trong các biên bản vi phạm hành chính mà UBND xã Tân Dương đã lập và được ghi là lập vào các năm 2017, 2018, 2019, 2021 thì không biên bản nào có chữ ký người vi phạm.

Đặc biệt, ông Nguyễn Sinh Xuyên, Bí thư chi bộ thôn Bến Bính B, và ông Nguyễn Văn Định (đều ngụ ở thôn Bến Bính B), những người đứng tên trong biên bản là người làm chứng đã thừa nhận các biên bản trên đều lập ở UBND xã Tân Dương chứ không phải tại nhà các hộ vi phạm.

Thậm chí, ông Nguyễn Sinh Xuyên còn không biết biên bản ghi nội dung gì khi được yêu cầu ký tên vì không được đọc.

Liên quan đến vấn đề này, ông Trịnh Quang Chính, Chánh thanh tra H.Thủy Nguyên, cho biết: "Sau khi nhận được đơn tố cáo của người dân. Huyện đã lập tổ công tác để xác minh. Có thể khẳng định, các biên bản vi phạm vi phạm hành chính mà UBND xã Tân Dương lập là chưa đúng trình tự theo quy định của pháp luật. UBND H.Thủy Nguyên sẽ xem xét trách nhiệm những người liên quan để xử lý theo quy định".

Trong khi đó, ông Nguyễn Hồng Tuyên, Phó trưởng Phòng TN-MT, UBND H.Thủy Nguyên, cho biết: "UBND H.Thủy Nguyên đã căn cứ vào biên bản vi phạm và hồ sơ do UBDN xã Tân Dương chuyển lên để ra các quyết định buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu đối với 9 hộ dân. Tuy nhiên, vào ngày 21.6, UBND H.Thủy Nguyên đã có quyết định hủy các quyết định trên và sẽ thẩm định, xem xét lại".

Cùng một dải đất, phương án giải tỏa khác nhau

Ngoài việc tố cáo UBND xã Tân Dương lập khống hồ sơ, 9 hộ dân trên cũng đề nghị UBND H.Thủy Nguyên xem xét, xác minh lại nguồn gốc đất của họ.

"Cả khu vực bến Bính này đều là đất khai hoang, phục hóa do dân tứ xứ về đây lập nên. Khi có dự án, hàng xóm ở cạnh tôi, những người ở cùng dải đất như tôi thì được bố trí đất tái định cư. Chúng tôi thì không. Đất đai, nhà cửa của chúng tôi không khác gì họ. Có người còn sát vách nhà tôi. Vậy tại sao tôi không được?", chị Trương Bích Hạnh vô cùng bức xúc.

Người dân cảm thấy có sự bất nhất, không công bằng trong việc xây dựng phương án bồi thường, thu hồi đất nên có khiếu kiện, điều này khiến Dự án Bắc Sông Cấm chậm tiến độ. Thậm chí, một nhánh cầu Hoàng Văn Thụ (đi xuống đúng khu vực Bến Bính), cây cầu đã được thông xe vào năm 2018, đến nay vẫn chưa xây dựng xong.

Ông Trịnh Quang Chính cho biết: "Mỗi hộ ở khu Bến Bính có đặc tính khác nhau, không hộ nào giống hộ nào. Có hộ được cấp đất tái định cư, có hộ được giao đất tái định cư có thu tiền, có hộ không. Điều đó phụ thuộc vào tính chất đất của họ. Theo hồ sơ, tài liệu thì trước năm 2018, toàn bộ khu vực 9 hộ dân là đất trống. Sau 2018 mới có công trình được xây dựng".

Người dân cảm thấy có sự bất nhất, không công bằng trong việc xây dựng phương án bồi thường, thu hồi đất nên có khiếu kiện

Để làm rõ hơn và có đánh giá chính xác về nguồn gốc đất đai của 9 hộ dân làm đơn kiện với các hộ khác ở khu vực Bến Bính, UBND H.Thủy Nguyên cho biết sẽ tổng hợp và cung cấp số liệu tổng quan dự án, số hộ được cấp đất tái định cư, tính chất đất và trích đo do Sở TNMT lập vào năm 2017 về hiện trạng đất khu vực Bến Bính.

Về sự buông lỏng quản lý đất đai của chính quyền địa phương, ông Trịnh Quang Chính cho biết: "Thực tế, UBND xã Tân Dương đã thiếu sót trong việc quản lý biến động đất đai ở khu vực Bến Bính, không sớm phát hiện những vi phạm về xây dựng trái phép. Điều đó mới dẫn đến tình trạng như hiện nay".

Quán thịt lợn nổi bần bật góc chợ khiến ai cũng tấm tắc khen cô bán hàng có '1-0-2'

Chủ cửa hàng nào cũng muốn món hàng mình bán luôn tươi ngon, hấp dẫn khách hàng bởi như vậy sẽ dễ bán hơn và cũng "được giá" hơn. Không chỉ ở siêu thị mà cả các tiểu thương buôn bán nhỏ ở chợ cũng luôn đau đáu phương châm bán hàng này.

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh cô hàng thịt giăng màn ra giữa chợ để... khỏi phải mỏi tay đuổi ruồi nhặng. Hình ảnh này đã được chia sẻ với tốc độ chóng mặt.

Theo hình ảnh được chia sẻ, hàng thịt lợn này nằm trong góc đường, một chiếc bàn gỗ để bày hàng như các quầy bán thịt khác. Tuy nhiên, điều đặc biệt ở đây là cô bán thịt đã giăng một chiếc màn ngủ xung quanh bàn thịt và ngồi trong đó bán hàng luôn.

Có thể thấy, mục đích của việc làm này là để tránh ruồi bâu vào thịt, làm mất vệ sinh. Những vị khách khi mua hàng sẽ kéo cửa màn ra và chui vào trong luôn. 

Thịt là loại thực phẩm rất thu hút nhiều ruồi nhặng. Ý tưởng tránh ruồi nhặng có 1-0-2 của cô hàng thịt nhận được nhiều sự ủng hộ của dân mạng.

Được biết hình ảnh này được chụp tại một gian chợ ở Hải Phòng. Cô bán hàng được cộng đồng mạng ''vinh danh'' là "người bán có tâm nhất Vịnh Bắc Bộ về vệ sinh an toàn thực phẩm". Không những thế, cách làm này khiến gian hàng của cô nổi bần bật giữa chợ, ai đi qua cũng phải tò mò, ngước nhìn.

Dưới đây là một số bình luận của cư dân mạng:

- Bán hàng có tâm như thế tự nhiên yên tâm mua hàng hẳn.

 - Ý tưởng bá đạo, vừa bán được hàng lại vừa nhận được nhiều thiện cảm.

 - Quán của cô nổi bần bật giữa chợ luôn, lại còn dùng màn màu "hường" nữa chứ!

- Thế này đắt hàng phải biết!

- Đi mua thịt đúng là ghét nhất mấy con ruồi nhặng bâu vào. Giống ấy đuổi cũng không đi cơ. Lây lan ra bao nhiêu bệnh.

6 tháng 4, 2022

Kiểm soát viên không lưu Cát Bi đeo tai nghe, không biết phi công gọi

Phi công chuyến bay VJ 671 đã liên lạc nhiều lần với Đài kiểm soát không lưu Cát Bi (Hải Phòng) nhưng bất thành.

Chiều 6-4, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) đã thông tin về việc phi công chuyến bay VJ 671 không liên lạc được với Đài kiểm soát không lưu Cát Bi (Hải Phòng).

Theo đó, chuyến bay VJ 671 từ sân bay Cát Bi đi Buôn Ma Thuột dự kiến rút chèn (giờ bắt đầu chuyến bay) lúc 6 giờ 15 ngày 18-3.

Lúc 5 giờ 31 ngày 18-3 phi công liên lạc lần đầu với Đài kiểm soát không lưu Cát Bi để được cung cấp thông tin khí tượng nhưng không thấy kiểm soát viên không lưu trả lời.

Phi công tiếp tục gọi Đài kiểm soát không lưu Cát Bi từ 5 giờ 32 đến 5 giờ 58 nhưng không thấy kiểm soát viên không lưu trả lời.

Lúc 5 giờ 58, phi công gọi Trung tâm Kiểm soát đường dài (ACC) Hà Nội trên tần số 133.65Mhz thông báo việc không liên lạc được với Đài kiểm soát không lưu Cát Bi trên tần số 118.5Mhz. ACC Hà Nội lập tức gọi cho Đài kiểm soát không lưu Cát Bi để thông báo về việc này.

Lúc 5 giờ 59, kiểm soát viên không lưu Cát Bi liên lạc với phi công chuyến bay VJ 671 cung cấp thông tin khởi hành, huấn lệnh đường dài và điều hành đối với chuyến bay theo kế hoạch.

Chuyến bay VJ 671 cất cánh lúc 6 giờ 16 đúng giờ dự kiến theo kế hoạch.

Qua xác minh của VATM, trong thời gian phi công chuyến bay VJ 671 không liên lạc được với kiểm soát viên không lưu, không có máy bay khác hoạt động trong khu vực trách nhiệm của Đài kiểm soát không lưu Cát Bi nên không ảnh hưởng đến công tác điều hành bay và không ảnh hưởng đến an toàn bay.

Sơ bộ xác định tại thời điểm phi công gọi Đài kiểm soát không lưu Cát Bi, kiểm soát viên không lưu đã thực hiện không đúng quy định về vị trí trực theo tài liệu hướng dẫn khai thác. Cụ thể có mặt tại cabin kiểm soát nhưng không ngồi đúng vị trí trực, làm việc riêng (đeo tai nghe cá nhân) do đó không nghe thấy phi công gọi.

Công ty Quản lý bay miền Bắc đã rút các kiểm soát viên không lưu liên quan ra khỏi dây chuyền để kiểm điểm và xử lý trách nhiệm.

VATM đã chỉ đạo rút kinh nghiệm chung trong toàn lực lượng kiểm soát viên không lưu, đồng thời chỉ đạo có các giải pháp để khắc phục không để xảy ra các sự việc tương tự tại các cơ sở điều hành bay đặc biệt là tại các Đài kiểm soát không lưu các sân bay địa phương.

Được biết, tại thời điểm xảy ra sự việc, tại Đài kiểm soát không lưu Cát Bi đang thực hiện áp dụng chế độ trực chốt để phòng chống dịch COVID-19.

Năm 2017, Cảng vụ Hàng không miền Bắc cũng từng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hai kiểm soát viên không lưu tại Đài kiểm soát không lưu sân bay Cát Bi.

Nguyên nhân, kiểm soát viên không lưu đã ngủ quên và không duy trì liên tục canh nghe trên các kênh liên lạc được chỉ định. Việc này khiến cho hoạt động điều hành bay bị gián đoạn suốt hơn 30 phút.

Hải Phòng phát động cuộc thi viết “Khi dân khó-có công an”

Chiều 6/4, Công an thành phố Hải Phòng đã tổ chức tổng kết, trao giải cuộc thi viết “Công an xã-những tấm gương sáng đẹp”; cuộc thi ảnh “Nét đẹp cán bộ, chiến sĩ công an Hải Phòng phòng, chống dịch bệnh Covid-19” và phát động cuộc thi viết “khi dân khó-có công an” trên An ninh Hải Phòng - chuyên đề của Báo Công an nhân dân.

Đây là hoạt động thiết thực thực hiện cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” của Bộ Công an và chủ đề thi đua “Chủ động, nêu gương, siết chặt kỷ cương, tăng cường cơ sở” của Công an Hải Phòng.

Đại tá Phạm Viết Dũng, Phó Giám đốc Công an Hải Phòng cho biết, Đảng ủy, Giám đốc Công an thành phố xác định đây là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong toàn lực lượng Công an thành phố. Qua đó, động viên lực lượng Công an Hải Phòng tiếp tục phấn đấu, học tập, tu dưỡng, rèn luyện tư thế, lễ tiết, tác phong nghiêm túc, chính quy, tăng cường đoàn kết nội bộ; thực hiện nghiêm Điều lệnh Công an nhân dân, chế độ làm việc, kỷ luật trong công tác, chiến đấu; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác, vì nhân dân phục vụ.

Qua các cuộc thi, nhiều tập thể, cá nhân cán bộ, chiến sĩ công an có thành tích nổi bật được tôn vinh và tuyên truyền nhằm lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh người chiến sĩ Công an Hải Phòng “Chủ động, nêu gương, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả”, “Mỗi ngày làm một việc tốt vì nhân dân”, “Hết việc chứ không hết giờ”…

Đồng thời, qua các cuộc thi cũng góp phần khích lệ, động viên cán bộ chiến sĩ khắc phục khó khăn, gian khổ, nỗ lực, cố gắng vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và xây dựng lực lượng Công an Hải Phòng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền và gắn bó mật thiết với nhân dân, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của thành phố Cảng và đất nước.

2 tháng 4, 2022

Liên tiếp vụ học sinh đánh nhau đến nguy kịch, hệ lụy gì cho xã hội? (Phần 2)

Tránh "dán nhãn" học sinh có hành vi bắt nạt, bạo hành bạn bè

Đối với những học sinh có hành vi bắt nạt, bạo hành bạn bè, Thạc sĩ Nguyễn Hồng Ân cho rằng chính các bạn cũng là những người cần được quan tâm, yêu thương và hỗ trợ. Trong đó, vai trò phòng tránh của nhà trường và cộng đồng là rất quan trọng. Người lớn cần nhận biết các "dấu hiệu sớm" của những hành vi nguy cơ có thể dẫn đến vấn đề bạo lực học đường để hỗ trợ đối tượng này ngay lập tức.



Các dấu hiệu đó có thể là biểu hiện gặp của việc trẻ gặp khó khăn khi thích ứng với môi trường mới, hoặc thiếu những năng lực trong giao tiếp và kiềm chế, quản lý cảm xúc của mình. Ông Ân cho rằng nhà trường và cộng đồng không nên để xảy ra bạo lực học đường rồi mới tìm cách hỗ trợ.

Cũng theo ông Ân, khi xử lý những học sinh có hành vi bạo hành, bắt nạt bạn bè, nhà trường và gia đình nên tránh "dán nhãn", đặt "biệt danh", khiến đối tượng này trở thành người bị tẩy chay hoặc làm hành vi bạo lực trở thành "đặc điểm nhận dạng" của các bạn. Cách xử lý này không giúp trẻ có hành vi bạo lực, bắt nạt tìm thấy lối ra trong tương lai hoặc trong cách hành xử của bản thân. Đôi khi còn đẩy các bạn vào những lối hành xử, tính cách tiêu cực hơn.

"Chúng ta cần hỗ trợ về tâm lý cho các học sinh có hành vi bắt nạt, bạo hành bạn bè. Những khó khăn trong đời sống, gia đình, học tập... có thể ảnh hưởng tới việc xử lý cảm xúc và giải quyết mâu thuẫn. Nhà trường, gia đình cần giúp các bạn học cách làm việc và giải quyết mâu thuẫn với nhau, nói không với sử dụng bạo lực", ông Ân nói.

Tạo môi trường an toàn cho tất cả học sinh

Theo ông Ân, để xử lý một vụ việc bạo lực học đường cần phải có sự phối hợp giữa trường học, cộng đồng và gia đình. Nhà trường không thể kiểm soát tất cả học sinh. Khi trẻ ra ngoài khuôn viên, thầy, cô giáo khó có khả năng can thiệp và hỗ trợ, kiểm soát.

Tuy nhiên, ông Ân nhận định các cơ sở giáo dục ở Việt Nam cần cải thiện cách xử lý và phản ứng khi phát hiện những vụ việc mang tính chất bạo lực, bắt nạt ở trường học; đảm bảo hỗ trợ cả hai đối tượng là nạn nhân và trẻ có hành vi bắt nạt, bạo lực với bạn bè.

Bên cạnh đó, trường học cần có thêm các chương trình ngoại khóa, hướng dẫn thật sự chất lượng, khoa học để làm tăng các mối quan hệ, cải thiện không khí trong lớp học; tạo điều kiện để học sinh nâng cao khả năng xã hội, giao tiếp và xử lý cảm xúc của bản thân.

Sau mỗi vụ việc bạo lực học đường, có khả năng nạn nhân sẽ gặp khó khăn trong việc quay trở lại trường, tránh né với những bối cảnh, cá nhân đã gây ảnh hưởng đến mình. Theo ông Ân, việc này có thể xảy ra do nạn nhân vẫn còn cảm giác môi trường học đường không an toàn và nhận thấy còn có sự đe dọa.

Thầy, cô giáo đôi khi không nắm bắt được cụ thể sự việc, chỉ giải quyết, xử lý "sơ sài" các tình huống bạo lực, lạm dụng. Điều này góp phần làm tăng khả năng tái lập các hành vi tiêu cực trong tương lai, đẩy các học sinh bị bạo hành vào những tình huống nghiêm trọng hơn, làm mất niềm tin của trẻ vào khả năng mình được hỗ trợ, giúp đỡ.

"Rất khó để một người quay lại môi trường mà bản thân đã bị bắt nạt, bạo hành và cảm thấy bị đe dọa. Nhà trường phải trở thành môi trường an toàn cho tất cả học sinh. Vì vậy, tập thể nhà trường cần giải quyết triệt để các vấn đề khi phát hiện sự việc bạo lực học đường với một quy trình nghiêm túc, phù hợp", ông Ân nhấn mạnh.

Liên tiếp vụ học sinh đánh nhau đến nguy kịch, hệ lụy gì cho xã hội? (Phần 1)

Thạc sĩ Tâm lý học Nguyễn Hồng Ân cho rằng trẻ lên tiếng, chia sẻ về bạo lực học đường và mong muốn tìm giải pháp là sự dũng cảm đáng được ghi nhận.

Thời gian gần đây, liên tiếp các vụ bạo lực học đường đã xảy ra ở các địa phương trên cả nước. Ngày 29/3, vì mâu thuẫn trên mạng xã hội, nữ sinh L.T.Y.N. (16 tuổi, học sinh lớp 10), trường THPT Hương Trà (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) đã bị bạn học đánh gây chấn động não.

Cũng vì mâu thuẫn từ trước, chiều 25/3, tại khu vực cổng trường THPT Phan Bội Châu (tỉnh Hải Dương), nam sinh B.D.H. (lớp 12) đã dùng dao đâm em N.H.M.Đ. (học lớp 10). Nạn nhân bị thương nặng, nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Hai nam sinh trong vụ việc đều không phải là học sinh cá biệt, học lực khá, chưa từng bị kỷ luật.

Trước đó, ngày 23/3, khoảng 3 học sinh của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương) đã dùng hung khí hành hung làm một học sinh khác bị thương, phải đi cấp cứu.

Hôm 17/3, tại xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng) cũng xảy ra một vụ việc nữ sinh đánh nhau. Nhóm 4 nữ sinh quận Đồ Sơn đánh gây thương tích cho hai nữ sinh ở quận Dương Kinh, trong đó một em phải nhập viện.

Thạc sĩ Tâm lý học Nguyễn Hồng Ân - Giám đốc Chương trình Tâm lý học của ĐH Hoa Sen, cho biết thời gian ở nhà do dịch Covid-19, trẻ có thể gặp những khó khăn về sức khỏe tinh thần như: stress vì giãn cách, tách biệt với các mối quan hệ, áp lực học tập... Khi quay trở lại trường, những khó khăn này nếu chưa được giải quyết sẽ tạo ra nhiều căng thẳng và áp lực, được thể hiện qua các mâu thuẫn, xung đột trực tiếp giữa trẻ với bạn bè. Từ đó, góp phần làm gia tăng tần suất các vụ bạo lực học đường hiện nay.

Phải hỗ trợ nạn nhân kịp thời

Trên góc nhìn mang tính nhân văn, ông Ân nhận định trẻ bị bạo hành và trẻ có hành vi bắt nạt, bạo lực bạn bè đều cần được hỗ trợ tham vấn tâm lý.

Đối với nạn nhân bị bắt nạt, bạo lực học đường thì những hệ quả về mặt tâm lý và cảm xúc có thể rất lớn. Các di chứng do bạo hành thường kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống và tương lai của nạn nhân. Vì vậy, đối tượng này cần được hỗ trợ kịp thời với thời gian phù hợp, không đơn giản là một, hai buổi nói chuyện.

Theo ông Ân, bị bắt nạt, bạo lực trong học đường không phải là lỗi của nạn nhân. Người lớn cần trân trọng sự dũng cảm lên tiếng và những mong muốn thay đổi trong cuộc sống của các em.

"Ai thực hiện hành vi bạo lực hoặc mang tính chất bắt nạt thì cần có trách nhiệm với hành vi của bản thân. Nạn nhân không phải là người có lỗi", ông Ân nói.

Để hỗ trợ những trẻ bị bắt nạt, bạo lực học đường, ông Ân nhận định gia đình có thể lắng nghe và khuyến khích sự chia sẻ của trẻ. Đôi khi trẻ sẽ sợ hãi vì phải nói về những điều đã xảy ra nên sự kiên nhẫn và bình tĩnh của bố mẹ là rất cần thiết.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần thể hiện sự quan tâm chân thật, sẵn sàng hỗ trợ, giúp trẻ nhận biết mình có quyền được an toàn. Phụ huynh nên cùng trẻ lên kế hoạch để giải quyết vấn đề. Việc trẻ được tham gia ra quyết định sẽ góp phần khiến các bạn cảm thấy sự tôn trọng và gia tăng cảm giác tự quyết.

31 tháng 3, 2022

Nổ lốp xe gây tai nạn phổ biến trên cao tốc: Nguyên nhân và cách khắc phục

Chiếc ô tô chở Phó Chủ tịch TP.HCM (đã tử vong) gặp tai nạn nghiêm trọng trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương ngày 29/3 đã bị nổ lốp. Đây là sự cố rất nguy hiểm khi xe ô tô lưu thông với tốc độ cao.  

Theo nguồn tin của VietNamNet, 7h30 ngày 29/3, xe Toyota Land Cruiser biển xanh chở ông Lê Hòa Bình (SN 1970), Phó chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM chạy trên cao tốc Trung Lương hướng về Tiền Giang đã bị gặp tai nạn nghiêm trọng. Khi đến Km 21 + 700 (huyện Bến Lức), phương tiện này bị nổ lốp sau, tông vào dải phân cách trong làn dừng khẩn cấp rồi lật nhào.

Tai nạn nổ lốp trên cao tốc là nỗi lo chính của những tài xế lần đầu di chuyển trên loại đường này, do tốc độ cho phép có thể lên 120 km/h. 

Theo thống kê, mỗi năm trên đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương là tuyến đường có tỷ lệ tai nạn do nổ lốp cao nhất trên cả nước, mỗi năm gần 2.000 vụ.

Vậy đâu là nguyên nhân gây nổ lốp xe ô tô? Cách khắc phục ra sao để có những chuyến đi an toàn. Dưới đây là các nguyên nhân chính.

Lốp xe ô tô "non" hơi

Một chiếc ô tô có trọng lượng khá lớn, như dòng xe cỡ nhỏ là trên dưới 1 tấn, xe SUV lớn như Toyota Land Cruiser lên tới gần 2 tấn. Toàn bộ trọng lượng của xe sẽ dồn lên 4 bánh, do đó lượng không khí bên trong lốp xe sẽ quyết định khả năng tải nặng. 

Khi lốp không đủ áp suất, vỏ xe gánh thêm phần trọng lượng này, và các thành phần cấu tạo khác của lốp như cao su, dây thép, tanh lốp và gai lốp phải hoạt động quá mức. Bên cạnh đó, lốp xe bị thiếu hơi sẽ làm tăng ma sát với mặt đường dẫn tới hiện tượng quá nhiệt và rách, vỡ hoặc phát nổ.

Lốp xe non hơi dễ dẫn đến hư hại cho lốp và không đủ an toàn tải toàn bộ trọng lượng xe.

Để hạn chế hỏng lốp ô tô do thiếu áp suất, trước khi khởi hành, tài xế cần kiểm tra tình trạng hơi bằng bộ cảm biến áp suất lốp hoặc đồng hồ đo áp suất lốp. Khi bơm hơi cần chú ý thông số về áp suất được dán phía vách cửa lái xe, không nên bơm quá căng sẽ làm giảm độ bám đường. 

Lốp xe ô tô quá cũ

Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, thời hạn sử dụng lốp ô tô là 5 năm, tương đương với 50.000km. Trong quá trình sử dụng, lốp xe có độ hao mòn, nhất là với xe hoạt động thường xuyên. Quá trình di chuyển sẽ dẫn đến vỏ bị rạn nứt, sợi bố và sợi cao su bị tách ra khiến lốp bị mỏng và giảm khả năng chịu áp lực.

Lốp quá cũ cộng với các tác nhân như nhiệt độ, áp suất do chạy tốc độ cao, xe chở vượt tải trọng, cán phải vật sắc nhọn hay vấp ổ gà… dễ dẫn đến phát nổ hơn.

Để khắc phục lái xe nên kiểm tra và thay lốp mới kịp thời. Dân lái ô tô vẫn truyền tai nhau mẹo dùng đồng xu 1 cent của Mỹ, kiểm tra bằng cách đặt đồng xu vào rãnh của gai lốp với chiều của đầu in hình Abe Lincoln cắm xuống mặt lốp. Nếu nhìn thấy toàn bộ tóc của Lincoln thì nên ngay lập tức thay lốp mới, vì lốp xe đã quá mòn.

Tại Việt Nam, Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Luật giao thông đường bộ và đường sắt có quy định người di chuyển xe ô tô, xe tải trong tình trạng mòn lốp sẽ bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng, kèm với đó là bắt buộc thay mới lốp xe khác có đủ tiêu chuẩn. 

Nổ lốp xe ô tô do chở quá tải

Chở quá tải trọng cho phép trong đăng kiểm của ô tô không bao giờ tốt và nó cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến nổ lốp xe.

Khi xe quá tải, lốp xe ma sát với mặt đường sinh nhiệt, nếu đi trên mặt đường không bằng phẳng vỏ lốp vượt quá giới hạn, dẫn tới phát nổ.

Xe cán phải vật sắc, nhọn

Việc vô tình cán phải vật sắc nhọn trên đường như đá, đinh, miếng sắt,kim loại... cũng có thể khiến lốp thủng hoặc phát nổ, đặc biệt khi xe chạy tốc độ cao. 

Để khắc phục nguy cơ trên, ngoài việc quan sát khi lái xe thì chủ ô tô có thể sử dụng một số biện pháp tăng cường an toàn như tráng cao su non bên trong lốp xe, dùng loại lốp đặc chủng chạy thêm được khi bị thủng như runflat.

La-zăng cong, vênh gây hỏng lốp

La-zăng ô tô bị hư hỏng trong quá trình sử dụng như cạ phải đá, vỉa hè hoặc mua phải loại hàng kém chất lượng (độ la-zăng), sẽ dẫn đến tình trạng cào xước lốp xe khi chuyển động. Vết cào quá sâu khiến lốp không đủ khả năng gánh áp suất lốp, dẫn đến nổ lốp.

Các chuyên gia ô tô khuyến cáo ngoài việc bơm đúng áp suất lốp để đảm bảo an toàn cho vành xe thì nên tiến hành thay la-zăng hoặc sửa chữa phục hồi khi phát hiện có va chạm hư hại chi tiết này.

Do lái xe

Với những tài xế có thói quen bẻ lái ở tốc độc cao sẽ dẫn đến nguy cơ lốp vừa phải chịu tải nặng và lực xé ngang đồng thời, dẫn đến nguy cơ bị nổ lốp. Do đó, để an toàn tài xế nên giảm tốc độ khi vào cua, vừa tránh hư hại lốp và cũng để an toàn cho hệ thống cân bằng trên xe.

Ngoài các nguyên nhân trên, nổ lốp xe ô tô còn xuất phát từ các yếu tố khách quan khác như chất lượng mặt đường cao tốc, thời tiết nắng nóng làm tăng nhiệt, tăng áp suất tại lốp… Các chuyên gia cũng khuyên nên bơm khí nitơ để hạn chế tình trạng lốp tăng nhiệt nhanh nếu thường lái xe ở nơi có môi trường nắng nóng.

Bên cạnh đó, khi phát hiện xe có tình trạng nổ lốp, tài xế cần bình tĩnh và giữ chặt vô lăng, từ từ giảm ga, rà phanh, quan sát và tấp vào lề đường để thay lốp hoặc gọi cứu hộ. Không nên phanh gấp, đánh lái mạnh, thả chân ga đột ngột. 

30 tháng 3, 2022

Tổ chức Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX tại Quảng Ninh và các tỉnh lân cận

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đồng ý tổ chức Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022 tại tỉnh Quảng Ninh và các địa phương lân cận.

Nhà thi đấu 5000 chỗ (Phường Đại Yên, TP Hạ Long) dự kiến là nơi diễn ra Lễ Khai mạc Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022.

Theo văn bản 1939/VPCP-KGVX ngày 30/3/2022, xét đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; văn bản góp ý của các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo và văn bản đề nghị, góp ý của các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa về việc xem xét, phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022 (Đại hội IX), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có ý kiến như sau:

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tiếp thu ý kiến các cơ quan liên quan để hoàn thiện và phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội IX theo thẩm quyền; quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Đại hội IX và ban hành Quy chế hoạt động của các tổ chức này.

Bên cạnh đó, tổng hợp, báo cáo kết quả Đại hội IX; thực hiện thanh, quyết toán kinh phí tổ chức theo quy định; rà soát, nghiên cứu nhằm tiếp tục đổi mới, hoàn thiện công tác tổ chức Đại hội Thể thao toàn quốc ở những kỳ tiếp theo, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát, thống nhất và khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách trung ương, trong đó có kinh phí cho công tác bảo đảm an ninh và phòng, chống dịch bệnh thuộc trách nhiệm chủ trì, chỉ đạo, triển khai của các địa phương liên quan.

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và các địa phương liên quan chủ động bố trí nguồn ngân sách địa phương, bảo đảm cơ sở vật chất và một số điều kiện cần thiết khác để việc tổ chức Đại hội IX được thành công, đúng mục đích.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và các địa phương liên quan chủ động và chịu trách nhiệm toàn diện trong việc sử dụng kinh phí được bố trí từ ngân sách trung ương để tổ chức Đại hội IX, bảo đảm đúng quy định pháp luật.

Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022 dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11 với 40 môn thi đấu. Đại hội dự kiến có sự tham dự của 65 đoàn, với khoảng 8.000 cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên và 1.600 trọng tài. 

Giải thưởng nhân quyền kẻ chống phá VN, trò nực cười vĩ đại!

Trong bài trả lời phỏng vấn VOV mới đây, khi bàn về việc hàng loạt cơ quan, tổ chức trao giải thưởng nhân quyền cho Phạm Thị Đoan Trang, kẻ đã bị Tòa án tuyên phạt 9 năm tù vì hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước ngày 29/3/2022, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Cảnh Thìn, Phó Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống cho rằng, việc trao giải thưởng nhân quyền cho đối tượng có hành vi chống phá Nhà nước là một hành động bất chấp tất cả những tiêu chuẩn và quy định của pháp luật quốc tế khi họ chọn những đối tượng có tư tưởng bất mãn, chống lại một nhà nước, chống lại sự bình yên, phát triển của một quốc gia để chọn làm ngọn cờ, tạo biểu tượng lôi kéo nhiều người khác, chống phá Nhà nước. 

Được biết, Phạm Thị Đoan Trang vừa được Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải Phụ nữ can đảm quốc tế; Bộ Ngoại giao Anh và Canada trao giải tự do báo chí; Tổ chức nhân quyền tự xưng Martin Ennals trao giải thưởng nhân quyền.

Bài báo khẳng định, Nhân quyền là giá trị mang tính phổ quát toàn cầu, mỗi quốc gia tùy theo đặc điểm văn hóa và thể chế chính trị sẽ có quan điểm, góc nhìn và cách tiếp cận khác nhau về quyền con người. Vì thế, việc áp đặt quan điểm của nước này vào nước khác là không phù hợp, đó cũng được coi là hành động can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia. Vì vậy có thể khẳng định, việc một số cá nhân, tổ chức nước ngoài trao giải thưởng nhân quyền cho những đối tượng chống phá Nhà nước Việt Nam là việc làm mang ý đồ chính trị, họ đã tự "khoác" cho mình chiếc áo nhân quyền để trắng trợn can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. 

Phạm Thị Đoan Trang là nhà báo nuôi nhiều tham vọng, ảo tưởng quyền lực cá nhân, khi “sở cầu bất đạt” thì quay sang bất mãn, rồi dần dần cuốn theo các tổ chức phản động lưu vong, được VOICE – tổ chức ngoại vi của Việt tân đội lốt “tổ chức xã hội dân sự độc lập” ở Philipine đào tạo, tuyển dụng thành cánh tay đắc lực; sau khi được VOICE huấn luyện và với vốn tiếng Anh vững chắc, Đoan Trang được cử thay mặt tổ chức này chuyên đi gặp, đàm phán, vận động các chính khách phương Tây, tổ chức nhân quyền thậm chí cả doanh nghiệp Facebook để vận động họ ủng hộ, hậu thuẫn cho cái gọi là “phong trào dân chủ Việt Nam”, trong đó có  VOICE và Việt tân. Nhờ nỗ lực đó, Đoan Trang được Chính phủ Hoa Kỳ cấp cho học bổng về hành chính công – thực chất huấn luyện sâu những kỹ năng lãnh đạo phong trào, tổ chức, nhà nước rồi đưa về Việt Nam “cần mẫn” phát triển các phong trào, chiến dịch, tổ chức “chính trị đối lập”. Từ khi Đoan Trang về nước, hàng loạt tổ chức, chiến dịch được bà ta khởi xướng như phong trào cây phản đối dự án thay thế 6700 cây xanh ở Hà Nội, phong trào yêu cá nhân vụ Formosa, phong trào Hiến Chương 2000 học tập mô hình Hiến Chương 77, phong trào ứng cử Đại biểu Quốc hội …. Hàng loạt tổ chức như Mạng lưới Blogger Việt Nam, Green Trees, Hiến Chương 2000, NXB Tự do,…đều là sản phẩm do bà ta lập ra, điều hành.

Không chỉ chống phá Nhà nước và là công cụ đắc lực cho tổ chức phản động lưu vong, bà ta tích cực tiếp cận, móc nối, tuyên truyền, quảng bá thành phần chống phá cực đoan, bạo lực như linh mục Nguyễn Duy Tân, Nhóm Hiến pháp, nhóm Đồng Tâm…

Có thể nói, Phạm Thị Đoan Trang là con bài được tổ chức phản động lưu vong và thế lực thù địch với Việt Nam đào tạo bài bản, hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam chuyên nghiệp, nhưng mọi hoạt động, mọi mưu đồ của Trang đều bị cơ quan An  ninh Việt Nam vô hiệu hóa, thất bại. Với hàng loạt “tác phẩm” hưỡng dẫn kỹ năng chống phá cho đồng bọn, các bài trả lời phỏng vấn xuyên tạc, kích động …mà cơ quan công an thu thập được đã củng cố vững chắc hành vi tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam theo Bộ luật Hình sự. Sau khi đối tượng bị bắt, xử lý thì việc các cơ quan, tổ chức nhân danh “bảo  vệ nhân quyền” nô nức trao giải nhằm biến bà ta thành “biểu tượng” kích động phong trào chống phá Nhà nước Việt Nam. Đó là lý do vì sao TS Đỗ Cảnh Thìn và hàng loạt trí thức, nhà nghiên cứu Việt Nam đã lên tiếng phê phán, bóc mẽ bản chất việc trao những giải này cho Phạm Thị Đoan Trang    

Vì sao sân Vinpearl Golf Hải Phòng được lựa chọn đăng cai Giải Vô địch Golf Quốc gia?

Giải Vô địch Golf Quốc gia – Cúp VinFast năm 2022 diễn ra từ ngày 19-24/4 tại sân Marsh thuộc hệ sinh thái Vinpearl Golf Hải Phòng - sân golf sở hữu 36 hố tiêu chuẩn thi đấu par 72.

“Chúng tôi chọn sân Marsh thuộc hệ sinh thái Vinpearl Golf Hải Phòng vì Vinpearl Golf từng nhiều lần có ý định tổ chức các giải đấu quốc tế. Các chuyên gia khi sang Việt Nam đều đánh giá sân đấu này đủ tiêu chuẩn tổ chức các giải đấu tầm cỡ châu Á và quốc tế. Sân Marsh có mức độ thách thức rất cao. Hiện đang là sân có mặt green tốt nhất miền Bắc hiện nay”, ông Nguyễn Thái Dương cho biết.

Theo Phó Tổng thư kí Hiệp hội Golf Việt Nam, tại sân Marsh, BTC sẽ đảm bảo các golfer có thể đánh tập ở trên cỏ. Sân cũng rất gần trung tâm thành phố Hải Phòng với nhiều khách sạn lớn, đủ tiêu chuẩn để tổ chức giải đấu chuyên nghiệp quốc tế.

Các giải golf của báo Tiền Phong luôn có sự xuất hiện của nhiều hoa hậu, á hậu, người đẹp của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. Không chỉ đóng vai trò là khách mời để lan toả hình ảnh của giải đấu, các hoa hậu, á hậu, người đẹp còn tham gia tranh tài trên sân.

Là một người chơi golf, Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh chia sẻ: “Cơ duyên của Linh đến với golf là vì chơi với các chị em ‘bông hậu’ và thấy các chị em hăng say ra sân, có những buổi đánh golf rất vui nên Linh cũng đã đi tập bộ môn này. Sau một thời gian thì mình nhận thấy có niềm đam mê với golf và tiến bộ hơn mỗi ngày.

Đây là năm đầu tiên Linh tham gia với tư cách người chơi nên cảm thấy rất vui, hào hứng chờ đợi xem mình có may mắn 'rinh' được giải thưởng nào không. Dù số gậy cho lần đầu thử sức còn cao nhưng được hoà mình vào thiên nhiên trong điều kiện thời tiết lý tưởng làm Linh thấy thoải mái và thích thú. Từ đó, Linh bị cuốn hút thực sự với golf”.

Trong khi đó, người đẹp Lê Thanh Tú cho biết, lý do cô yêu thích bộ môn golf là vì văn hoá trong cách chơi. “Golf luyện cho người chơi tính kiên trì, nhẫn nại và biết cố gắng để chỉn chu trong từng tư thế. Giống như việc chỉnh lại swing sau mỗi lần chơi vậy. Và hơn hết môi trường của golf rất lành mạnh, Tú được gặp gỡ thêm nhiều bạn bè mới, được giao lưu và học hỏi thêm nhiều điều hay”, Thanh Tú nói.

29 tháng 3, 2022

Bảo đảm công tác y tế phục vụ SEA Games 31

Chiều 29/3, PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Phó trưởng Thường trực Tiểu ban Y tế và kiểm tra doping SEA Games 31, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh đã có buổi làm với Sở Y tế Hà Nội về chuẩn bị công tác y tế phục vụ SEA Games 31.

SEA Games 31 sẽ chính thức diễn ra trong 12 ngày, từ 12-23/5 với 40 môn thi đấu. Riêng với ngành y tế, thời gian phục vụ là 15 ngày, từ 10-24/5.

Cùng với Hà Nội, 11 tỉnh/thành phố lân cận gồm: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ sẽ là những địa phương diễn ra các hoạt động và môn thi đấu.

Hà Nội là nơi tổ chức sự kiện lễ khai mạc, lễ bế mạc SEA Games 31 và cũng là nơi diễn ra 22 môn thi đấu, nhiều nhất trong các địa phương.

PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Phó Trưởng Thường trực Tiểu ban, nhấn mạnh đây là sự kiện lớn của cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn ra phức tạp, ngành y tế Hà Nội và các địa phương, đơn vị cần có kế hoạch rất cụ thể, quán triệt tinh thần tới các cơ quan chuyên môn, bảo đảm mức cao nhất, chuyên nghiệp nhất.

ThS Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, Sở đã có kế hoạch chỉ đạo CDC Hà Nội, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và các đơn vị, bệnh viện, Trung tâm y tế chuẩn bị công tác y tế phục vụ SEA Games 31 như: Phòng, chống dịch Covid-19, đáp ứng y tế… tại 11 khách sạn và 22 môn thi đấu tại 15 địa điểm nhà thi đấu trên địa bàn thành phố.

Theo đó, 14 bệnh viện và 16 trung tâm y tế được giao thường trực y tế, phòng, chống dịch Covid-19 tại khách sạn và địa điểm thi đấu.

Về công tác thường trực cấp cứu, khám, chữa bệnh, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo các bệnh viện, trung tâm y tế các quận/huyện/thị xã bố trí các tổ y tế phục vụ tại địa điểm tổ chức hoạt động và môn thi đấu; Sẵn sàng tham gia cấp cứu, chăm sóc y tế cho thành viên ban tổ chức, vận động viên và khán giả tham dự khi có yêu cầu.

Mỗi tổ y tế gồm 2 bác sĩ, 2 điều dưỡng, 1 xe ô-tô cứu thương và bảo đảm cơ số thuốc, trang thiết bị theo đúng quy định. Mỗi bệnh viện được yêu cầu chuẩn bị từ 5-10 giường bệnh sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.  

Góp ý với Hà Nội về công tác an toàn thực phẩm chuẩn bị phục vụ sự kiện, PGS, TS Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề nghị Hà Nội cần tập huấn kỹ; kiểm tra, giám sát trước từng địa điểm khách sạn nơi có các đoàn lưu trú, thậm chí những khu vực chung quanh khách sạn hay địa điểm thi đấu.

Theo ông Long, Hà Nội cũng cần chuẩn bị trước mọi công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, cần có kế hoạch chi tiết hơn nữa từ nay đến khi diễn ra sự kiện.

Tại cuộc làm việc, PGS, TS Lương Ngọc Khuê đặc biệt lưu ý Hà Nội cần nhanh chóng hình thành sơ đồ tổ chức, quản lý, điều hành chi tiết bảo đảm phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả, làm rõ trách nhiệm từng đơn vị, cá nhân, hướng tới sự chuyên nghiệp trong tổ chức triển khai.

Nhấn mạnh SEA Games 31 là sự kiện lớn, phục vụ số lượng người rất đông, Sở Y tế Hà Nội cần có kịch bản, phương án chi tiết, cụ thể, đặc biệt về tổ chức y tế ngày diễn ra lễ khai mạc, bế mạc.

Phó Trưởng Tiểu ban Y tế và kiểm tra doping khuyến nghị Hà Nội đề xuất và phát động phong trào xanh-sạch-đẹp toàn thành phố hướng tới SEA Games 31, trong đó nhấn mạnh vấn đề “sạch”, đặc biệt trong an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường.

PGS, TS Lương Ngọc Khuê cũng đề nghị thực hiện SEA Games 31 không khói thuốc, đúng với tinh thần thể thao. Trước đó, PGS Khuê đã từng kêu gọi Hà Nội xây dựng Hồ Gươm không khói thuốc, Phố đi bộ không khói thuốc…

Để bảo đảm mức cao nhất công tác y tế, Tiểu ban Y tế và kiểm tra doping sẽ phối hợp Sở Y tế Hà Nội kiểm tra sự chuẩn bị và tuân thủ yêu cầu chuyên môn tại một số bệnh viện, đơn vị, nhà thi đấu tiến tới diễn tập y tế phục vụ SEA Games 31.

Hải Phòng lập kỷ lục về tốc độ tăng trưởng kinh tế

Ngày 29/3, UBND TP Hải Phòng đã tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 3/2022 đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý I, nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2022.

Báo cáo tại phiên họp, Giám đốc Sở KH&ĐT Nguyễn Hoàng Long cho biết, quý I/2022, KT-XH TP tiếp tục ổn định và phát triển, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 10,01% so với cùng kỳ 2021, gấp 2 lần so với bình quân cả nước.

Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế trong quý I/2022 đều tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 9,76%. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 6,76 tỷ USD, tăng 10,67% so với cùng kỳ, bằng 21,81% kế hoạch. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tháng 3 đạt trên 8.184 tỷ đồng; trong đó thu nội địa đạt trên 2.690 tỷ đồng; quý I ước 24.926,49 tỷ đồng, bằng 23,6% dự toán HĐND TP giao. Sản lượng hàng hóa qua cảng 3 tháng ước đạt 32,24 triệu tấn, bằng 19,19% kế hoạch. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội quý I ước tính 31.128,8 tỷ đồng, bằng 15,56% kế hoạch…

Tính đến 24/3, Hải Phòng thu hút 486,37 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (gồm cấp mới và điều chỉnh tăng vốn), bằng 51,67% so với cùng kỳ 2021, đạt 19,45% kế hoạch. Trong quý I/2022, TP đã cấp đăng ký thành lập mới cho 731 DN với số vốn đăng ký hơn 6.895 tỷ đồng, tăng 0,83% về số DN và 2,75% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ.

Về thực hiện chủ đề năm 2022 “Đẩy mạnh chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị - Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu - Thực hiện chuyển đổi số”, TP đã tiếp thu, chỉnh sửa, hoàn thiện Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Hải Phòng đến 2040, tầm nhìn 2050 trình HĐND TP thông qua và trình Thủ tướng phê duyệt.

Ngoài ra, đã phê duyệt kết quả thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc công trình Trung tâm Chính trị - Hành chính; Trung tâm Hội nghị - Biểu diễn TP tại Khu đô thị Bắc sông Cấm. Thành lập Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc. Phê duyệt danh sách hộ nghèo trên địa bàn TP đủ điều kiện hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở theo Nghị quyết 52/2014/NQ-HĐND ngày 9/12/2019 của HĐND TP về cơ chế, chính sách hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở với hộ nghèo trên địa bàn Hải Phòng giai đoạn 2020 - 2025.

TP đã hoàn thiện hồ sơ trình Bộ NN&PTNT đề nghị tổ chức Hội đồng thẩm định xét công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) cho 4 huyện Kiến Thụy, An Dương, Tiên Lãng, Thủy Nguyên; hoàn thành hồ sơ 2 huyện Vĩnh Bảo, An Lão trình Bộ NN&PTNT đề nghị xét công nhận huyện đạt chuẩn NTM. Tiếp tục đẩy nhanh thi công các công trình xây dựng thuộc 14 xã NTM kiểu mẫu nối tiếp từ năm 2021 (đã hoàn thành khoảng 80% khối lượng). Ban hành Bộ tiêu chí xã NTM kiểu mẫu Hải Phòng giai đoạn 2021-2025.

Đồng thời, đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 26/10/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về chuyển đổi số Hải Phòng đến 2025, định hướng 2030; Kế hoạch truyền thông về chuyển đổi số trên địa bàn…

Tăng cường thanh, kiểm tra lĩnh vực đất đai

Theo UBND TP Hải Phòng, tình hình KT-XH quý I/2022 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Chỉ số sản xuất công nghiệp thấp nhất trong 5 năm qua, có 30/56 ngành công nghiệp cấp 4 tăng trưởng âm, hầu hết là các ngành công nghiệp nhẹ gặp khó khăn về lao động do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác chuẩn bị đầu tư và giải phóng mặt bằng phục vụ một số dự án trọng điểm của TP còn chậm. Số ca nhiễm COVID-19 trên địa bàn vẫn ở mức cao, người dân có tình trạng lơ là; công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống COVID-19 của một số địa phương có phần nới lỏng; còn xảy ra các vụ tình trạng đình công, tai nạn lao động.

Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Tùng nêu rõ, dù các chỉ tiêu KT-XH trong quý I tăng trưởng khá so với cùng kỳ nhưng hầu hết các chỉ tiêu đều thấp hơn so với kế hoạch năm như: Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, tổng vốn đầu tư toàn xã hội, kim ngạch xuất khẩu, sản lượng hàng qua cảng…

Ông Tùng yêu cầu các ngành, các địa phương nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy kinh tế trong những tháng tới.

Trong đó, tập trung rà soát các nguồn thu, sắc thuế, quyết liệt thu ngân sách nhà nước; tập trung chỉ đạo các dự án đấu giá đất, đầu thầu lựa chọn nhà đầu để tăng thu ngân sách. Tiếp tục giải quyết kịp thời các thủ tục đầu tư, vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Quyết liệt đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng giao thông, công nghiệp, du lịch trọng điểm; các giải pháp thực hiện hiệu quả chủ đề năm 2022 của TP…

Ông Tùng cho biết thêm, vừa qua tại một số địa phương cận đô đã xuất hiện một số sai phạm trong việc hợp thức hóa đất ở, việc thu phí và lệ phí… Ông Tùng yêu cầu các địa phương chủ động rà soát, tăng cường công tác thanh, kiểm tra nhằm sớm phát hiện sai phạm trong công tác quản lý đất đai.