30 tháng 8, 2019

Sáp nhập trường THCS Núi Đèo và THCS Thủy Sơn (huyện Thủy Nguyên): Ổn định hoạt động trước ngày khai giảng

Cuối tháng 7 vừa qua, UBND huyện Thủy Nguyên tổ chức công bố quyết định thành lập Trường THCS Lê Ích Mộc, trên cơ sở sáp nhập 2 trường THCS Núi Đèo (thị trấn Núi Đèo) và Thủy Sơn (xã Thủy Sơn). Đây cũng là địa phương đầu tiên trên địa bàn thành phố sáp nhập trường học theo tinh thần của Nghị quyết 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12.

Trụ sở Trường THCS Núi Đèo chuyển thành Khu A Trường THCS Lê Ích Mộc.
THEO đồng chí Bùi Văn Vi, Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên, việc sáp nhập Trường THCS Núi Đèo và THCS Thủy Sơn có ý nghĩa quan trọng góp phần đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”. Đồng thời, đây là một bước để huyện triển khai thực hiện quy hoạch phát triển thị trấn Núi Đèo mở rộng năm 2035, tầm nhìn năm 2050 được UBND thành phố phê duyệt. Khu vực quy hoạch bao gồm thị trấn Núi Đèo hiện tại, xã Thủy Sơn và một phần xã Thủy Đường. Ngay sau khi có chủ trương và công bố việc sáp nhập, huyện chỉ đạo cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở và các trường ổn định công tác tổ chức và triển khai hoạt động dạy và học trong năm học mới.

 Theo Bí thư Đảng ủy xã Thủy Sơn Nguyễn Văn Bẩy, trước đây, thị trấn Núi Đèo được thành lập trên cơ sở chia tách từ xã Thủy Sơn. Do đó, việc sáp nhập hai trường, tiến tới thực hiện quy hoạch thị trấn Núi Đèo được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và người dân cơ bản ủng hộ. Trước đó, từ năm học 2017-2018, huyện chuyển đổi trụ sở Trường THCS Núi Đèo về vị trí Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện gần Trường THCS Thủy Sơn thuận tiện cho việc sáp nhập hai trường.

Hiệu trưởng Trường THCS Lê Ích Mộc Đỗ Văn Tịnh cho biết, đến thời điểm này, trường ổn định công tác tổ chức, cơ bản hoàn thành công tác chuẩn bị đón năm học mới 2019- 2020. Từ ngày 1-7-2019, trường hoàn thành tốt công tác tuyển sinh huyện giao. Chi ủy trường họp, phân công nhiệm vụ từng đồng chí trong Ban Giám hiệu về công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động nhà trường. Hội đồng sư phạm nhà trường họp, phân công giáo viên chủ nhiệm các lớp, chuyên môn và các tổ bộ môn. Hiện nay, so với quy định, nhà trường thiếu 4 giáo viên, nhất là giáo viên môn vật lý; thừa 1 kế toán. Trường làm việc với 2 kế toán của 2 trường cũ, trên tinh thần dân chủ, thống nhất lựa chọn 1 kế toán chính; đồng chí còn lại, nhà trường bố trí phụ trách công tác tiếp dân, chờ sự phân công của huyện. Để tránh tâm lý xáo trộn trong học sinh, trường bố trí tất cả học sinh khối 7 học tại khu B (Trường THCS Thủy Sơn cũ), các khối 6, 8, 9 học tại khu A (Trường THCS Núi Đèo cũ). Đối với khối 6 mới tuyển, trường phân chia các lớp theo hướng bảo đảm hài hòa số học sinh giữa hai địa phương và năng lực của các cháu. Với học sinh khối lớp 9, nhà trường giữ nguyên các lớp từ 2 trường cũ, không xáo trộn mặc dù sĩ số các lớp cũ có chênh lệch. Trường không may đồng phục mới để tránh lãng phí, chỉ phát phù hiệu trường mới miễn phí để học sinh tự gắn. Ông Đỗ Văn Tịnh cho biết thêm, tuy đây là năm học đầu tiên của Trường THCS Lê Ích Mộc nhưng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn tự hào về truyền thống lịch sử và thành tích của hai trường cũ; coi đó là động lực để xây dựng trường mới vững mạnh, trở thành trung tâm giáo dục đào tạo của huyện

Trường THCS Lê Ích Mộc nằm ở thôn 5 (xã Thủy Sơn), bao gồm trụ sở Trường THCS Núi Đèo và THCS Thủy Sơn. Năm học 2019-2020, Trường THCS Lê Ích Mộc có 28 lớp với hơn 1100 học sinh. Trong đó, khối 6 có 8 lớp với 308 học sinh; khối 7 có 7 lớp với 311 học sinh; khối 8 có 7 lớp với 282 học sinh và khối 9 có 6 lớp với 234 học sinh. Toàn trường có 57 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.

28 tháng 8, 2019

Vụ Gateway: NHỮNG TÌNH TIẾT CHƯA TỪNG CÔNG BỐ

Người đứng đầu Viện KSND quận Cầu Giấy tiết lộ, thời điểm phát hiện bé Long mặc áo xám trắng, bên trong ô tô có quả bóng bay. Trong ba lô của cháu bé có áo phông đỏ là đồng phục của trường. Chiếc áo này khi phát hiện rất ẩm ướt, có nhiều mồ hôi nhưng chưa rõ của ai.

Bị can Nguyễn Bích Quy.
Bé Long sốc nhiệt dẫn đến tử vong

Trao đổi với Tiền Phong tối 27/8, ông Đinh Minh Tảo - Viện trưởng KSND quận Cầu Giấy (Hà Nội) xác nhận đã ký quyết định khởi tố bị can, tạm giam 3 tháng đối với bà Nguyễn Bích Quy (SN 1964), người đưa đón học sinh trong vụ bé trai 6 tuổi trường Gateway bị bỏ quên trong ô tô.

Bị can Nguyễn Bích Quy bị khởi tố, bắt giam để điều tra về tội "Vô ý làm chết người", quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự.

Căn cứ kết quả điều tra, bà quy bị cáo buộc đã vô ý không kiểm tra hết trong ô tô Ford Transit 16 chỗ BKS29B-069.56 đưa đón học sinh, trong đó có bé Lê Hoàng Long (6 tuổi), học sinh lớp 1 Tokyo trường tiểu học Gateway ngày 6/8. Bé Long đã bị bỏ quên trong ô tô khoảng 9 giờ và tử vong sau đó.

Ông Tảo cũng cho biết, quá trình điều tra, sau khi khám nghiệm tử thi, Cơ quan CSĐT – Công an quận Cầu Giấy đã trưng cầu giám định Viện Khoa học Hình sự, đến nay, một số mẫu giám định pháp y đã có kết quả. Bé Long được xác định tử vong vì sốc nhiệt, suy hô hấp và không bị tác động ngoại lực gây tổn thương.

Giam định áo đồng phục màu đỏ

Về các tình tiết, thông tin bà Nguyễn Bích Quy khai với cơ quan điều tra chưa đồng nhất với thông tin khi làm việc với luật sư, người đứng đầu Viện KSND quận Cầu Giấy tiết lộ, thời điểm phát hiện bé Long mặc áo xám trắng, bên trong ô tô có quả bóng bay.

"Trong ba lô của cháu bé có áo phông đỏ là đồng phục của trường. Chiếc áo này khi phát hiện rất ẩm ướt, có nhiều mồ hôi nhưng chưa rõ của ai. Cơ quan tố tụng quận Cầu Giấy đã trưng cầu giám định về tình tiết này, tuy nhiên đến nay chưa có kết quả cụ thể", ông Tảo nói.

Người đứng đầu Viện KSND quận Cầu Giấy cũng thông tin, cơ quan điều tra cũng đã thu thập hình ảnh từ camera giám sát không chỉ ở cổng mà tất cả các camera khác trong trường Gateway, một số camera giám sát tại các điểm khác trên đường, toà nhà để có được những thông tin chi tiết về quá trình đưa đón, di chuyển của ô tô BKS 29B-069.56.

Cơ quan điều tra cũng đang mở rộng điều tra, thu thập thêm chứng cứ khác để làm rõ vai trò, trách nhiệm của những người liên quan, trong đó có tài xế Doãn Quý Phiến, một số giáo viên thuộc nhà trường và đơn vị vận tải.

“Viện KSND quận Cầu Giấy chưa nhận được đề nghị phê chuẩn khởi tố bị can đối với ông Doãn Qúy Phiến. Tuy nhiên, cơ quan điều cũng đã có những buổi làm việc, lấy lời khai đối với tài xế Phiến, giáo viên trường Gateway và cả các cháu học sinh khác được đưa đón trên ô tô 16 chỗ để mở rộng điều tra, làm rõ vai trò, trách nhiệm của cá nhân tập thể liên quan. Khi có kết luận điều tra, có đề nghị và đủ căn cứ, chúng tôi sẽ xem xét khởi tố bị can đối với tài xế hoặc người liên quan”, ông Tảo nói.

Ông Đinh Minh Tảo cũng cho rằng, vụ án này được dư luận đặc biệt quan tâm từ cơ quan chức năng các cấp, ngành đến người dân cả nước. VKSND quận Cầu Giấy sẽ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra, cơ quan liên ngành để đảm bảo tiến độ, tính khách quan, xử lý đúng người đúng tội.

Trong thời gian vừa qua, trên mạng xã hội đồn thổi nhiều thông tin chưa đúng sự thật, gây hoang mang dư luận. Ông Tảo cũng khuyến cáo người dân nên theo dõi thông tin chính thống từ cơ quan có thẩm quyền cung cấp để tránh hiểu sai bản chất vụ án trước đi đăng tải lên mạng xã hội.

NGUYỄN HOÀN

NHÀ BÁO NGUYỄN NHƯ PHONG - TRỞ MẶT

Sự việc diễn ra vào đúng dịp cả nước đang hướng tới 74 năm Cách mạng tháng Tám còn được gọi là Tổng khởi nghĩa tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Cùng với stt ĐỔI MỚI TƯ DUY của Osin Huy Đức thì những dòng dưới đây của cựu nhà báo, đại tá Nguyễn Như Phong, nguyên Phó biên tập báo CAND, nguyên Tổng biên tập báo điện tử Petrotimes thực sự khiến nhiều người lo cho đảng, chế độ khi có cả kẻ thù bên trong và cả những kẻ cơ hội bên ngoài.
Đương nhiên ông Phong được xác định là "kẻ thù" bên trong, thành phần trở cờ ngay khi còn là đảng viên, còn là kẻ ơn nặng nghĩa dày với chế độ. 


Xin miễn bàn tới những vấn đề được Phong nêu ra dù không phải Mõ trốn tránh hoặc không đủ chính trị thưởng thức để nói hay chỉ ra những vấn đề trong đó... Mà xin đi vào nói tới động cơ khiến cựu nhà báo này trở cờ và công khai thách đấu chế độ thông qua sự hoài nghi và tìm câu hỏi cho những vấn đề được nêu lên... 

Theo đó, nếu ai đã từng biết, từng đọc về Nguyễn Như Phong sẽ biết, ông ta đã từng có thời kỳ vàng son của đời người, khi công thành danh toại. Ông ta đã là đại tá Công an, Phó Tổng biên tập một tờ báo uy tín, có lượng phát hành lớn vào loại top ten của đất nước; ngoài tư cách nhà báo ông ta còn là một nhà biên kịch tài và thành danh với những tác phẩm phim điện ảnh ăn khách và ghi dấu ấn trên phim trường với Cảnh sát hình sự hay Cổ cồn trắng...

Và ông ta sẽ có tất cả một cách tròn trịa nếu không có cái ngã rẽ định mệnh năm 2010, khi đang trên đỉnh cao của công việc, của uy tín con người, ông này đã làm đơn xin nghỉ hưu trước 5 năm để về Hội dầu khí Việt Nam, phụ trách cơ quan báo chí của Hội này. 

Sẽ là không phải nếu như không thấy rằng, tờ báo điện tử của Hội dầu khí dưới tay và chỉ đạo của Nguyễn Như Phong đã dần định hình tên tuổi, trở thành một báo điện tử hút khách. Khi đó, nhiều người đã nghĩ rằng, việc chấp nhận từ bỏ chức Phó tổng ở một cơ quan báo chí uy tín để làm Tổng một tờ báo chưa tên tuổi của Nguyễn Như Phong là hoàn toàn đúng đắn... Rằng không một ai dám nói Nguyễn Như Phong nói sai hoặc chí ít là đi chưa đúng hướng... Song, cái bi kịch nghề nghiệp đã đến với nhà báo và tờ báo được ông khai sáng này khi năm 2016, Nguyễn Như Phong bị cách chức, nhận quyết định thu hồi thẻ nhà báo và đình bản báo điện tử Petrotimes từ Bộ Thông tin và Truyền thông; bộ này ban hành 1 lúc hai quyết định: thu hồi thẻ nhà báo với ông Nguyễn Như Phong, Tổng biên tập báo Petrotimes và đình bản báo này 3 tháng với lí do: "Báo đã để xảy ra sai phạm trong hoạt động báo chí, bị cơ quan chủ quản đề nghị tạm đình chỉ hoạt động. Sau khi hết thời hạn đình bản tạm thời, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét, quyết định việc tiếp tục xuất bản Báo điện tử Petrotimes theo các quy định của pháp luật về báo chí".

Ở cái tuổi đến lúc nghỉ hưu, kể ra điều đó sẽ không có gì đó quá lớn, cùng lắm là về hưu vui thú điền viên với con cháu, nhưng cú ngã đau khiến cho Nguyễn Như Phong mất mất đi định hướng và cả những tâm thế phù hợp nhất. Và như một con ngựa thực sự bất kham và đến độ xem như mất hết tất cả, Nguyễn Như Phong đã khao khát tìm lại hào quang đã mất trong cái thời điểm tuổi trẻ và tài năng đã đi qua; cái sự làm lại từ đầu với ông xem như là điều không thể... Trong cái tâm thế đó, như nhiều kẻ trở cờ trước đó, thay vì im lặng, lắng nghe và làm điều gì đó có ích cho đời thì Nguyễn Như Phong đã quay sang tấn công chế độ bằng những điều được ẩn chứa dưới những điều góp ý.... 

Đồng ý trong 1 xã hội phẳng thì những điều như thế, chưa hẳn đã là chống phá, đó cũng có thể là những gợi mở mà có thể nó có ích cho Đảng, cho chế độ nếu như ai đó đủ tâm, tầm và tài để giải mã, đói sánh và tìm ra được những lời giải thích ứng nhất. Song có lẽ với những điều được viết ra ở trên, cái "tinh thần xây dựng" trong đó hết sức ít hoặc có thì đó cũng chỉ là hơi hướng... và thay vào đó là sự đả phá chế độ hết sức rõ ràng, mạch lạc. 

Có lẽ rồi đây và nhiều năm sau đó nữa, những câu hỏi (3 câu hỏi) của Nguyễn Như Phong sẽ không có lời đáp, sẽ mãi được để ngỏ. Và trước khi những lời đó có được đáp án thì chính ông chứ không phải ai khác là kẻ trờ cờ, sẽ là điển hình cho những kẻ vong ơn, "ăn cháo đái bát" tầm thường. Tên tuổi những kẻ như ông (cùng với Huy Đức) sẽ bị người đời ghẻ lạnh ở nhân cách, đạo đức. Rằng tại sao khi làm việc, khi đương quyền các ông không nói, làm rùa rụt đầu, để khi không còn gì lại sẵn sàng công kích và nói ra đủ chuyện để hạ bệ chế độ????

27 tháng 8, 2019

Cảnh sát biển Việt Nam vững vàng bảo vệ chủ quyền biển đảo

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 (CSB) luôn quán triệt thực hiện đúng đối sách, đúng pháp luật, xử lý tình huống linh hoạt và tích cực tổ chức tuyên truyền pháp luật cho các đối tượng hoạt động trên biển. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả mô hình công tác dân vận “CSB đồng hành với ngư dân” tại các địa phương.

Cán bộ chiến sĩ Vùng CSB1 quyết tâm bảo vệ vùng biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Thăng, Chính ủy Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng CSB 1, với chức năng, nhiệm vụ là quản lý, duy trì thực thi pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự trên vùng biển trải rộng từ cửa sông Bắc Luân (tỉnh Quảng Ninh) đến đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị), BTL Vùng CSB 1 đã cùng với các lực lượng khác làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo phía Đông Bắc của Tổ Quốc.


21 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ của đơn vị đã lập được nhiều thành tích xuất sắc, cùng với các lực lượng khác hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo được phân công.

Do yêu cầu phát triển của lực lượng và đứng trước yêu cầu của nhiệm vụ, BTL Vùng đã có sự phát triển về tổ chức, biên chế. Hải đoàn 11 được thành lập, các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện hiện đại được bổ sung, đóng mới. Điều đó thể hiện sự quan tâm, đầu tư của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, BTL CSB để xây dựng BTL Vùng ngày càng lớn mạnh, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới và góp phần xây dựng CSB “chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, có tính chuyên nghiệp cao”.

Từ khi thành lập đến nay, BTL Vùng CSB 1 đã tiến hành tốt hàng trăm chuyến tàu rời bến, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, bảo vệ chủ quyền, quyền tài phán và duy trì thực thi pháp luật. Thực hiện tốt Quyết định 133/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy chế phối hợp giữa lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Hải quan và CSB trong đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm trên biển.

Với ý chí quyết tâm cao, cán bộ, chiến sĩ BTL Vùng CSB 1 đã tổ chức 4 biên đội tàu/500 ngày thực hiện nhiệm vụ trực bảo vệ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi. Tiến hành xua đuổi trên 7.000 lượt tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam khai thác thủy sản. Phát hiện, bắt giữ, xử lý 224 lượt tàu thuyền mua bán, vận chuyển trái phép hàng hóa trên biển, tổ chức xác minh, điều tra làm rõ các hành vi vi phạm, tham mưu cho các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính 27 tỷ đồng, tịch thu số lượng lớn tang vật gồm: 116.000 tấn than, 12.000 tấn quặng, hơn 2 triệu lít dầu DO, 68.000 kg dầu FO, 141.000 lít xăng A92, 22.000 kg gạo, 380.000 bao thuốc lá ngoại, 15 m3 gỗ sưa, 7 khẩu súng hơi và nhiều tang vật khác như rượu ngoại, pháo nổ, vải may mặc, vật liệu xây dựng, cá giống, cá thịt, ếch thịt, các mặt hàng điện tử đã qua sử dụng… Tang vật bị tịch thu trong các vụ việc đã được BTL Vùng phối hợp với các cơ quan chức năng bán được trên 210 tỷ đồng sung quỹ Nhà nước…


Thực hiện mô hình công tác dân vận “CSB đồng hành với ngư dân”, BTL Vùng đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương ở 3 xã (huyện đảo) gồm Cô Tô (Quảng Ninh), Bạch Long Vỹ (Hải Phòng), Quảng Trạch (Quảng Bình) tổ chức tuyên truyền cho hơn 5.400 cán bộ và nhân dân; 870 giáo viên, học sinh; cấp phát 23.600 tờ rơi tuyên truyền các loại và 270 cuốn sổ tay tuyên truyền pháp luật cho hàng trăm tàu cá ngư dân đánh bắt hải sản trên vùng biển thuộc BTL Vùng quản lý. Thăm tặng quà cho 256 gia đình chính sách, ngư dân nghèo, học sinh nghèo học giỏi; đỡ đầu 6 cháu học sinh nghèo học giỏi đến hết 18 tuổi (500.000 đồng/tháng). Tặng 580 cờ Tổ quốc, 360 áo phao, 170 phao tròn; 10 xe đạp. Khám và cấp thuốc miễn phí cho 290 lượt ngư dân; tặng 100 cuốn sổ tay hướng dẫn cấp cứu thông thường trên biển, 20 tủ thuốc và túi thuốc… với tổng trị giá quà tặng là 516 triệu đồng.

Song song với công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thực thi pháp luật trên biển, CSB luôn sẵn sàng làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trong mọi hoàn cảnh. Mặc dù thời tiết hết sức phức tạp, sóng gió to, khu vực biển hoạt động rộng lớn nhưng khi nhận được tin báo có sự việc xảy ra trên vùng biển mình quản lý, bằng tình cảm, trách nhiệm và với mệnh lệnh thiêng liêng của người lính, cán bộ, chiến sĩ của đơn vị đã vượt qua mọi hiểm nguy, gian khó để nhanh chóng lên đường làm nhiệm vụ, kịp thời bảo toàn được tính mạng và phương tiện của bà con nhân dân không may gặp nạn.

Chỉ tính riêng từ năm 2008 đến 2018, BTL Vùng CSB 1 đã điều động 61 lượt tàu xuồng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, kết quả cứu được 150 người cùng 22 tàu thuyền các loại. Trên các mặt công tác của đơn vị đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua quyết thắng. Những tập thể, cá nhân đó đã cùng nhau viết nên truyền thống của BTL Vùng CSB 1: “Đoàn kết, kỷ luật, mưu trí, dũng cảm, khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ".

Thượng tá Lê Huy, Phó Chính ủy BTL Vùng chia sẻ: “Trải qua chặng đường 21 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, cán bộ, chiến sĩ BTL Vùng CSB 1 luôn đoàn kết, chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Thành tích tuy còn khiêm tốn, song đó là niềm tự hào, là động lực to lớn thúc đẩy các thế hệ cán bộ, chiến sĩ hôm nay tiếp bước đi lên!”.

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2019: Cần đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người dân và du khách

Nhằm bảo tồn phát huy giá trị truyền thống văn hóa của lễ hội chọi trâu sau 30 năm khôi phục, đồng thời nâng cao chất lượng tổ chức lễ hội cũng như thu hút du khách thì trong mọi khâu tổ chức phải đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Ông Đỗ Văn Viết - Trưởng phòng Du lịch Văn hóa & Thể thao quận Đồ Sơn cho biết: Năm 2019 UBND quận Đồ Sơn sẽ tổ chức lễ hội chọi trâu truyền thống vào ngày 7/9/2019 (9/8 âm lịch).
Tham dự có 16 trâu của 7 phường trên địa bàn quận, mỗi phường được đăng ký 2 trâu, đối với mỗi phường có chủ trâu vô địch và đoạt giải nhì năm 2018 sẽ được đăng ký 01 trâu theo quy chế tổ chức của lễ hội.

Đối với các ông trâu, Ban tổ chức đã tiến hành kiểm tra số đo, thông số kỹ thuật và các điều kiện bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng trâu tham gia. Qua kiểm tra 16 ông trâu đều khỏe mạnh đủ các chỉ số theo quy định, không có ông trâu nào bất thường. Đối với những phường có trâu không đáp ứng được yêu cầu thì có phương án thay thế trâu khác đủ tiêu chuẩn nhằm đảm bảo đủ số và chất lượng trâu tham gia.

Đến hiện tại các công tác phối hợp với công an quận xây dựng cụ thể phương án bảo vệ, kiểm soát, khống chế lượng người vào sân vận động, các cửa thoát trâu, các vị trí trọng điểm trong khu vực tổ chức được Ban tổ chức lên phương án kỹ lưỡng.

Bên cạnh đó bộ phận trung tâm y tế dự phòng chịu trách nhiệm thực hiện xét nghiệm chất kích thích từ mẫu nước tiểu của các trâu chọi tham gia lễ hội, và sẽ tiến hành xét nghiệm đột xuất nếu trâu nào có biểu hiện bất thường. Tất cả lực lượng chức năng đều phải chuẩn bị sẵn sàng tinh thần để bảo vệ lễ hội, trong đó không thể thiếu công tác vệ sinh an toàn cho việc thực hiện giết mổ trâu chọi để bán ra ngoài.

Như vậy các công tác để bảo vệ an ninh trật tự cho lễ hội chọi trâu đã được chuẩn bị và lên kế hoạch sẵn sàng. Năm nay cũng là năm thứ 2 Ban tổ chức tiến hành không thu vé của du khách nên tường rào cũng được dựng lên tại sân vận động nhằm hạn chế tình trạng chen lấn xô đẩy.
Ban tổ chức cũng nghiêm cấm không được bán hàng tại khu vực sân vận động gây mất trật tự, người dân không được tự ý tăng giá vé tiền trông giữ xe… để du khách được thưởng thức trọn vẹn một lễ hội độc đáo của người dân Hải Phòng.

26 tháng 8, 2019

Đại học Đông Đô đào tạo 'chui': Học viên lo lắng chờ đợi câu trả lời của Bộ GD&ĐT

Từ năm 2017-2019, trường Đại học Đông Đô đã liên kết với Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hải Phòng để tuyển sinh, mở một số lớp văn bằng 2 tại Hải Phòng. Tuy nhiên, sau khi báo chí phản ánh thông tin trường Đại học Đông Đô đào tạo “chui” văn bằng 2 thì các học viên đây lo lắng không biết Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ có hướng giải quyết như thế nào với họ.

Mới đây 200 học viên đăng ký học văn bằng 2 và liên thông đại học của trường Đại học Đông Đô học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Hải Phòng có đơn kiến nghị tập thể gửi cơ quan Công an, Bộ GD&ĐT đề nghị hỗ trợ làm rõ một số vấn đề liên quan tới quyền lợi của người học.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, một học viên học văn bằng 2 của trường Đại học Đông Đô tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hải Phòng cho biết, các học viên đã đăng ký học văn bằng 2 của trường Đai học Đô Đô từ năm 2017 và theo quy định đến cuối năm 2018 sẽ được cấp bằng. “Nhưng không hiểu sao trường Đại học Đông Đô lại “khất” việc cấp bằng sang tháng 6/2019. Đến nay, thời hạn cấp bằng cũng đã qua nhưng 80 học viên lớp tôi vẫn chưa nhận được bằng”, học viên này cho biết.

Theo học viên này, những sai phạm của trường Đai học Đông Đô đang được cơ quan công an làm rõ, tuy nhiên về phía Bộ GD&ĐT cũng cần phải có hướng giải quyết cho họ được ổn thỏa. “Bộ GD&ĐT cần phải cho chúng tôi biết, những văn bằng 2 do trường Đại học Đông Đô đã cấp cho học viên có giá trị hay không. Đối với những học viên chưa được cấp bằng thì bao giờ sẽ được cấp bằng hoặc có được cấp cấp bằng hay không”, học viên này bức xúc.


Một số học viên cho biết, sự việc xảy ra ở trường Đại học Đông Đô đã ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch học tập, làm việc của nhiều người. Một học viên khác theo học văn bằng 2 tại Hải Phòng nói trên xin giấu tên, chia sẻ: “Có những người xin kinh phí của cơ quan để đi học nhưng đến nay không nhận được bằng. Có những người chờ trường Đại học Đông Đô cấp bằng để được nâng lương hay thi cao học… Do đó, Bộ GD&ĐT phải có câu trả lời rõ ràng, để chúng tôi có phương án phù hợp cho công việc những học học tập của mình”.

Theo học viên này, gần đây trường Đại học Đông Đô cũng có cuộc đối thoại với các học viên ở Hải Phòng. Song nhiều câu hỏi được các học viên đặt ra nhưng đại diện trường Đại học Đông Đô không có câu trả lời rõ ràng.

Từ thực trạng nêu trên, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho rằng, Bộ GD&ĐT cần nhanh chóng rà soát lại những người đã được cấp và đang sử dụng văn bằng do trường Đông Đô cấp để đảm bảo công bằng và chất lượng.

“Theo kinh nghiệm của tôi, với những trường hợp xác định được học viên thông đồng với nhà trường để mua bằng thì nhất định phải thu hồi. Còn những trường hợp khác cần có sự kiểm tra đánh giá lại”, ông Khuyến cho biết.

Theo ông Khuyến, trước đây Bộ GD&ĐT cũng đã từng xử lý với một số trường hợp bằng cách giao cho một cơ sở giáo dục đại học nào đó có thẩm quyền tổ chức thi, đánh giá lại kết quả học tập của các học viên và cấp bằng lại. Đây là cách hỗ trợ cho những người được coi là “nạn nhân” bị trường lừa dối.

25 tháng 8, 2019

Xôn xao 30.000 hoa đăng thả trôi trên biển gây ô nhiễm môi trường

Mới đây mạng xã hội xuất hiện thông tin, trong lễ Đại lễ Vu Lan được tổ chức tại đảo Cát Bà (huyện Cát Hải, TP Hải Phòng) ngày 10/8, 30.000 đèn hoa đăng được thả xuống vịnh Lan Hạ mang theo nhựa, xốp, pin, rác thải độc hại gây ô nhiễm môi trường nước.

Ngày 25/8, trả lời báo chí, ông Phạm Quang Hiển, Chủ tịch UBND huyện Cát Hải khẳng định, toàn bộ số hoa đăng thả xuống vịnh Lan Hạ được Công ty môi trường của huyện, Ban quản lý Vịnh, các tăng ni phật tử, đại diện trường học… thu gom luôn trong ngày hôm đó.

Ông Hiển cũng khẳng định không có gì trôi trên biển gây ra ô nhiễm môi trường sau sự kiện Đại lễ Vu Lan.


Cũng theo ông Hiển, hiện huyện Cát Hải đang đẩy mạnh việc giảm thải các chất thải nhựa nên chính quyền lường trước được vấn đề và đưa nội dung thu gom rác thải vào phương án tổ chức chương trình.

Trước đó, tối 10/8, tại đảo Cát Bà diễn ra Đại lễ Vu Lan báo hiếu thu hút hàng vạn người tham dự với nhiều nghi thức đặc sắc.

Từ năm 2015, Ban Trị sự Phật giáo huyện Cát Hải tổ chức Lễ Vu lan và Lễ hội hoa đăng hàng năm.

Năm 2019, nhân dịp kỷ niệm 5 năm Đại lễ Vu Lan Cát Bà, 30.000 hoa đăng thả được thả đêm trên biển đáp ứng nhu cầu của phật tử, nhân dân và du khách thập phương.

23 tháng 8, 2019

Quá đen cho chị áo đen

Quy trình để đưa một người đi tàu bay từ A đến B là một quy trình khép kín, chuyên nghiệp và khá rối rắm vì lý do an ninh, an toàn bay. Nôm na có thể chia ra 2 công đoạn chính: mặt đất và bay trên trời.

Khi một chiếc tàu bay taxi trên đường băng, nó trở thành một quả bomb khổng lồ với số lượng xăng dầu nó mang theo. Tai nạn hàng không luôn được tất cả các quốc gia phòng ngừa bằng các biện pháp khắt khe, hiện đại nhất vì hậu quả có thể gây ra là không đo đếm được.

Vì vậy, nhân viên mặt đất đóng vai trò như lớp “màn chắn” đầu tiên vừa làm thủ tục (check-in) hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi, hướng dẫn, đưa, đón hành khách lên, xuống tàu bay, làm tài liệu phục vụ chuyến bay, giao nhận tài liệu với tổ bay... vân vân và mây mây.

Vietnam Airlines có một công ty thành viên chuyên làm món này , công ty ấy có tên là VIAGS (đọc là Vi-ác) - Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam

Lúc 13h35 ngày 11/8, một chị hành khách xin đươc phép giấu tên, tạm gọi là chị “đ.é.o hiền” đi cùng 2 khách khác làm thủ tục chuyến bay VN248 lộ trình TP. HCM - Hà Nội.

Chị đã gửi 4 kiện hành lý tiêu chuẩn miễn cước nhưng yêu cầu nhân viên làm thủ tục gửi thêm 1 kiện hành lý xách tay. Tất nhiên, nhân viên VIAGS không chịu, ai cũng như chị chắc chuyến VN248 chất hàng lên mui rồi lăn từ SG ra HN luôn, bay cl gì tầm này nữa?

Với giọng nói khoan thai của quý tộc, chị hít hơi dài và đ.ị.t tung tóe khắp nơi trong sân bay. Nhưng xét thấy không thể lay chuyển được bản lĩnh của em nhân viên VIAGS, chị đã quẩy túi hành lý lên vai hiên ngang bước về đài soi chiếu để thăng thiên.

Họa vô đơn chí, quá đen cho đội áo đen là trong suốt quá trình giao cấu bằng mồm khi nãy chị làm rơi mẹ mất cái thẻ lên tàu bay. Chị lúc này gồng lên, chỉ số nóng giận đã đạt cấp 2, cấp 3, giật lên cấp đại học. Tất nhiên, đáp lại thái độ của chị là một cái lệnh dừng bay và một biên bản bàn giao cho công an Tân Bình đem về xơi nước.

Việc có chút chức quyền gây rối nơi công cộng thật ra là việc bình thường của cái xứ sở trên răng dưới dép, thích ra oai, nhất lại là đàn bà giai đoạn tiền mãn kinh như chị gì trong clip. NHƯNG, hôm qua xem qua cái clip, thấy lời lẽ chị chửi nó hoàn toàn không bình thường.

Đỉnh điểm là khi chị rủa người khác ế chồng, rủa con cái người ta sau này sinh ra bị DỊ TẬT.

Đó không phải là cái nóng giận của đàn bà thông thường, đó là lời nói xuất ra từ cái mùm lòn bẩn thỉu đại diện cho một nhân cách bệnh hoạn, đê tiện và điếm đàng.

Trong đầu chị là một ổ rắn độc không hơn không kém và tiếc thay chị lại mang quân hàm, là sĩ quan trong lực lượng Công an nhân dân.

Mặt khác, Anh Ba còn thấy cả bài chị share từ Page chính thức của tổ chức khủng bố Việt Tân với nội dung xúc phạm lãnh đạo đảng và nhà nước. Hy vọng đứa nào ác ý giả nick chị, hình đại diện của chị, tên của chị để làm trò ngu này, vì nếu nó là thật thì điều này vi phạm nghiêm trọng quy định về những điều Đảng viên không được làm (nếu chị là Đảng viên) và 10 điều kỷ luật Công an nhân dân Việt Nam.

Friend list của Anh Ba có cả nghìn cán bộ chiến sĩ công an, không ai không bức xúc với hành vi mất dạy của chị và Anh Ba tin, bất cứ một người nào có lương tri và điềm tĩnh đến mấy khi nghe những lời nguyền rủa của chị thì họ chỉ ước vả cho chị răng môi lẫn lộn, vú đít đổi chiều.

Án phạt 200k thật ra là hợp lý, thế là đủ rồi. Cái loại còn đi ăn gian vài ký hành lý thì mất 200k nó cũng xót đít lắm. 200k không lớn nhưng nó thể hiện bên đúng, bên sai trong sự việc.


Hình phạt bổ sung ở cơ quan đang chợ chị quay về, trước mắt quyết định đình chỉ công tác trong một mùa kinh nguyệt. Và rất có thể sẽ cấm bay suốt đời với chị, đồng nghĩa với việc chị muốn đi Sài Gòn chơi thì vui lòng leo lên tàu hoả, xe khách hoặc đi bộ tuỳ ý.

Nếu được thay mặt đàn ông Việt Nam, tôi kính cẩn nghiêng mình cảm ơn vị hôn phu của chị, đã ôm chặt chị vào lòng bảo vệ cộng đồng trong suốt thời gian qua. Tập thể người yêu cũ của chị giờ này chắc hú hồn ha.

Đen thì cái đèn nó cũng lôn. Âu cũng là cái liễn

Ảnh minh họa:

- Chị áo đen, nước mắt em rơi trò chơi kết thúc
- Bài chị share
- Quyết định tạm đình chỉ công tác

Vụ bố tố con gái 6 tuổi bị nhóm người xâm hại chỉ là một màn kịch được dàn dựng

Trong ngày 21/8, lãnh đạo 3 ngành của 2 cấp cũng đã họp để đánh giá và đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc là cháu Th. (con gái anh Trung) không bị xâm hại tình dục và khẳng định đây là vụ bịa đặt.

Theo Thiếu tướng Cầu, kết quả giám định cho thấy, cháu Th. bị giãn màng trinh. Việc giãn màng trinh này tự nhiên không có tác động của ngoại lực, không có việc xâm hại.

Riêng cháu Th. có vết thương tại hậu môn là do quá trình chăm sóc con không chu đáo, Trung đã để con bị viêm nhiễm. Sau khi bị viêm nhiễm, gia đình đã đưa cháu bé đi viện điều trị.

Quá trình điều tra, Trung đã khai nhận vụ việc trên hoàn toàn không có thật. Trung đã dựng lên toàn bộ sự việc.

Trung khai mua dâm cô A. nhiều lần. Trung muốn lấy A. làm vợ nhưng vì ghen, sợ A. quan hệ với những người khác nên đã đặt ghi âm theo dõi.


Toàn bộ ghi âm này đã được Trung chuyển cho chuyển cho công an và đăng lên mạng. Công an giám định kỹ băng ghi âm thì thấy hai người mà Trung tố cáo là không có thật. Cô A. và cháu Th. chỉ ở với nhau hơn một giờ đồng hồ.

Cũng theo Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, trong vụ việc vừa qua có 2 cháu nhỏ bị ảnh hưởng. Trong đó, cháu Th. (con gái anh Trung) bị xúc phạm danh dự. Người thứ 2 là cô Trần Thị Thúy A. Cô A. tại thời điểm bị xâm hại là 15 tuổi 8 tháng 22 ngày. Cô này đang là trẻ em và còn bị tố cáo tội xâm hại trẻ em.

Công an đã xác định vụ việc vừa qua đã bị đẩy đi quá đà. Trong đó có 3 đối tượng giúp sức Trung để thực hiện màn kịch này. Người đầu tiên là chị ruột của Trung. Người này bán hàng online nên muốn nhiều người biết đến. Ngoài ra còn 2 đối tượng khác tại Hà Nội. Công an sẽ làm rõ các đối tượng liên quan.

Được biết, Trung là đối tượng nghiện ma túy, ngáo đá. Năm 2013, Trung bị công an TP. Vinh khởi tố, bắt tạm giam về hành vi cố ý gây thương tích. Sau đó người bị hại vào TP.HCM, rút đơn nên không khởi tố được.

22 tháng 8, 2019

TẢN MÁT VỚI NHÀ THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA

ĐÔI LỜI VỚI NHÀ THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA trong bài viết: "Nói thêm về ông bạn láng giềng xấu bụng".


Tôi biết anh Trần Đăng Khoa khi còn là thằng lính c21 Lữ 101 hải quân đánh bộ. Hồi đó khi chúng tôi đang huấn luyện chiến thuật và vũ thuật thì anh Khoa và Lưu Trọng Lư cùng thằng Nguyễn Quang Vinh (vốn là lính c21 Trinh sát được điều lên Ban TH Lữ đoàn) đến thăm. Anh Khoa nói hay lắm, khen chúng tôi đặc biệt tinh nhuệ, ít mà tinh…Rồi thằng Vinh hứng lên nhờ thằng đồng hương Ba Đồn nhà nó luyện vài miếng võ, nhưng chẳng biết sao bị đồng hương quật phát cắm mỏ xuống đất phải ăn cháo mấy bữa…

Sau này tốt nghiệp SQ ra trường thì rất thích anh qua bài thơ “Biển một bên và em một bên”…rồi đọc các bài viết của anh thấy chất lính, rất thích.

Vừa qua thấy trên MXH kháo ầm lên rằng anh trở cờ, kích động chiến tranh…nên cũng tìm đọc bài đó của anh, rồi đọc bài anh phản hồi…quả thật tôi cũng thấy áy náy nên viết đôi điều về anh.

Rõ ràng, Trung Quốc có dã tâm với VN mình bao đời nay cho nên như anh nói, nêu các dẫn chứng để khuyến cáo người dân nêu cao cảnh giác trước dã tâm của Trung Quốc là không có sai. Anh không phải là nhà Ngoại giao nên không cần phải dùng ngôn ngữ ngoại giao, nói thẳng cho mọi người nghe, hiểu…nên tôi hoàn toàn đồng tình. Tuy nhiên có 2 điểm mà tôi thấy sai sai thế nào ấy…

Thứ nhất, anh có cách nhìn, so sánh lực lượng ta và địch, cụ thể ta và Trung Quốc rất chi là “thơ”. Anh đừng coi thường sức mạnh của Hải quân Trung Quốc (PLAN) và quá đề cao khả năng của Việt Nam. (Tôi đảm bảo với anh là chỉ riêng Hạm đội Nam Hải của PLAN nó đã mạnh hơn nhiều lần HQVN rồi). Dó đó, để bảo vệ vững chắc biển đảo khi chiến tranh xảy ra không đơn giản đâu phải tốn nhiều máu máu lắm. Đấy như Campuchia mà anh đã từng tham gia, đánh chiếm giải phóng nhanh lắm nhưng anh là nhà thơ nên anh chẳng cầm súng, nhưng tôi dù đi lính sau anh, tuổi nhỏ hơn anh mà đã nhiều lần vác xác đồng đội trên vai rồi. Anh chắc đã nghe: CHIẾN TRANH KHÔNG PHẢI TRÒ ĐÙA chứ. Đúng vậy đấy.

Chính vì “tính chất thơ” của anh, của một người nổi tiếng thay vì bình thường như tôi, nhận định đánh giá tương quan lực lượng rồi vạch ra đối sách phòng thủ như “thơ” nên người đọc bị dẫn đến 2 nhận thức: Một là cũng chủ quan coi thường địch, đề cao sức mạnh của ta như anh. Hai là kẻ có lạc quan tếu thì cho rằng chúng ta mạnh như thế, dễ thắng như thế nhưng tại sao quân đội, Hải quân VN cứ im lặng không thấy làm gì cả…Còn những kẻ thù hằn chế độ thì rống lên Đảng CSVN, quân đội, Hải quân hèn nhát không dám nổ súng, đầu hàng, bán đảo cho giặc…Đúng vậy không anh Khoa? Thật đáng tiếc, lợi dụng sự nổi tiếng của anh, thế lực căm thù chế độ đã rống lên như vậy về Đảng, quân đội, hải quân ta như thế đó.

Thứ 2, tôi không phê phán anh yêu hay ghét Trung Quốc mà là tư tưởng bài xích Trung Quốc cực đoan của anh, tôi không đồng tình việc anh cho rẳng: “Cha ông đã thoát họ bằng chiến thắng Bạch Đằng, Đống Đa. Thời hiện đại, Tướng Giáp cũng thoát họ bằng đánh chắc thắng chắc. Nhờ thế mới có Điện Biên Phủ. Nếu nghe họ đánh nhanh thắng nhanh thì toàn bộ quân đội non trẻ bị tuyệt diệt rồi. Cụ Lê Duẩn và những người cộng sự của cụ cũng thoát họ để thống nhất đất nước. Bây giờ chúng ta cũng phải thoát họ mới tồn tại được…” 

Có ai như Vua Quang Trung mà sau chiến thắng quân Thanh vẫn phải cống nộp hòa hiếu. Thoát Trung Quốc thì Bác và Việt Minh mở chiến dịch Biên Giới năm 1950 mần chi. Thoát Trung Quốc thì lấy đâu trang bị vũ khí áo quần lượng thực…để chống Mỹ, để có ngày 30/4…Anh Khoa không nên gán ghép, áp đặt, ý tưởng hay nhận thức chủ quan của mình cho Tổ tiên cho thế hệ CM lão thành tinh hoa…Tổ Tiên ta, Cha ông chúng ta có thừa bản lĩnh, trí tuệ, khôn khéo để sống chung với Trung Quốc bao đời nay rồi, vẫn tồn tại, phát triển… 

Xin nhắc cho anh biết, chúng ta không và chưa bao giờ bài xích Trung Quốc, thoát Trung Quốc, mà từ cổ chí kim đường lối của chúng ta với Trung Quốc là “vừa đấu tranh vừa hợp tác”. ĐÂY KHÔNG CHỈ LÀ ĐƯỜNG LỐI, SÁCH LƯỢC MÀ LÀ QUY LUẬT TỒN TẠI, PHÁT TRIỂN BÊN CẠNH TRUNG QUỐC.

Anh là người lính, là nhà thơ yêu thích của người Việt trong đó có tôi nên mới góp ý đôi lời, chứ như thằng hề Vượng Râu hay thằng MC gì đó thì tôi chả thèm…

21 tháng 8, 2019

Rà soát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục toàn thành phố

Sáng 21-8, tại Cung Văn hoá lao động hữu nghị Việt-Tiệp, Sở Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020. Đến dự có đồng chí Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND thành phố, cùng đại diện các sở, ban, ngành thành phố.


Đồng chí Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND thành phố trao cờ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và của UBND thành phố tặng các tập thể có thành tích cao năm học 2018-2019. Ảnh: Đỗ Hiền

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Lê Khắc Nam ghi nhận và biểu dương những kết quả ngành GD-ĐT thành phố đạt được trong năm học 2018-2019, nổi bật trên các lĩnh vực: thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; thi THPT quốc gia; phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non... Đồng chí cũng chỉ rõ một số hạn chế, yếu kém của ngành GD-ĐT cần được ngành nghiêm túc nhìn nhận, khắc phục, như việc kêu gọi tài trợ chưa đúng quy định; việc vi phạm đạo đức nhà giáo còn xảy ra ở một số đơn vị giáo dục gây bức xúc trong nhân dân…

Về nhiệm vụ năm học 2019-2020, đồng chí Lê Khắc Nam yêu cầu ngành GD-ĐT tập trung thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu, 5 nhóm giải pháp cơ bản theo Chỉ thị số 2268 của Bộ GD-ĐT. Theo đó, ngành GD-ĐT tiếp tục đẩy mạnh thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Bộ GD-ĐT phát động. Rà soát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục toàn thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Các trường học, cơ sở giáo dục tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh, sinh viên, tăng cường các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên... Đồng chí Phó chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Sở GD-ĐT, các quận, huyện, các trường chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc quy định các khoản thu, chi, bảo đảm công khai, minh bạch, không để xảy ra tình trạng lạm thu, thu sai quy định; tăng cường bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, thực hiện nghiêm các quy định về đạo đức nhà giáo. Sở GD-ĐT cần chủ động, khẩn trương phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng Đề án miễn học phí để trình HĐND thành phố thông qua vào kỳ họp cuối năm 2019.

Năm học 2019-2020, ngành GD-ĐT phấn đấu hoàn thành rà soát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố; nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; đổi mới chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; định hướng nghề nghiệp phân luồng học sinh; nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, nhất là môn tiếng Anh ở các bậc học; đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở GD-ĐT; tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo…

Nhân dịp này, nhiều cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác GD-ĐT của thành phố được tặng bằng khen, cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ và UBND thành phố./.

20 tháng 8, 2019

Phê bình Trường Tiểu học Ngô Gia Tự thu tiền tài trợ giáo dục trong 1 tuần

UBND thành phố vừa có văn bản yêu cầu UBND quận Hồng Bàng chỉ đạo Trường Tiểu học Ngô Gia Tự thực hiện nghiêm các khoản thu và tiếp nhận tài trợ theo quy định; nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm liên quan đến việc yêu cầu phụ huynh đóng tiền tài trợ giáo dục trong 1 tuần; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để tạo sự đồng thuận của phụ huynh học sinh và nhân dân trên địa bàn.


Theo báo cáo của UBND quận Hồng Bàng, Trường Tiểu học Ngô Gia Tự xây dựng Kế hoạch số 18/KH-NGT ngày 4/7/2019 về việc tiếp nhận các khoản tài trợ năm học 2019-2020, được Phòng giáo dục và Đào tạo, Phòng Tài chính Kế hoạch và UBND quận Hồng Bàng phê duyệt và cho phép thực hiện.

Nhà trường đã ban hành Quyết định số 33/QĐ-THNGT ngày 10/7/2019 về việc thành lập tổ tiếp nhận tài trợ gồm 15 thành viên.

Ngày 24/7/2019, nhà trường họp tổ tiếp nhận tài trợ, quán triệt chủ trương; triển khai kế hoạch vận động, tiếp nhận tài trợ; phân công nhiệm vụ các thành viên của tổ.

Trong kế hoạch dự kiến tổng giá trị tiếp nhận tài trợ ước tính 768.680.000 đồng, để tăng cường trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động dạy học, giáo dục; sửa chữa một số các hạng mục các lớp học và công tác bán trú chuẩn bị cho năm học mới.

Thời gian tiếp nhận tài trợ trong cả năm học 2019-2020, cụ thể từ ngày 28/7/2019 đến ngày 5/8/2019 và các thời điểm khác trong năm theo đăng ký của nhà tài trợ.

Ngày 28/7/2019, nhà trường giao giáo viên chủ nhiệm tổ chức họp phụ huynh của 7 lớp 1, trong đó có triển khai nội dung vận động, tiếp nhận tài trợ theo tinh thần Kế hoạch số 18 của nhà trường đã được UBND quận phê duyệt (có 7 biên bản họp được lưu giữ).

Trong biên bản cuộc họp của lớp 1A1, lớp 1A2 không thể hiện rõ thời gian tiếp nhận tài trợ; riêng lớp 1A4 phổ biến thời gian tiếp nhận tài trợ từ 28/7/2019 đến 5/8/2019.

Như vậy, có giáo viên chủ nhiệm lớp 1 khi triển khai kế hoạch đã phổ biến chưa chuẩn về thời gian tiếp nhận tài trợ, gây bức xúc trong phụ huynh học sinh.

Tính đến ngày 2/8/2019, nhà trường đã tuyển sinh 256 học sinh lớp 1; tiếp nhận tài trợ của 114 cá nhân; mức tài trợ cao nhất là 5.500.000 đồng, mức tài trợ thấp nhất là 500.000 đồng; tổng số tiền được tài trợ hơn 371 triệu  đồng.

Toàn bộ số tiền trên đã gửi vào tài khoản của nhà trường mở tại Vietinbank.

Ngày 3/8/2019, Trường Tiểu học Ngô Gia Tự đã có báo cáo UBND quận về việc thực hiện công tác tài trợ năm học 2019-2020.

UBND quận đã ban hành văn bản về việc chấn chỉnh, rút kinh nghiệm và phê bình Trường Tiểu học Ngô Gia Tự; yêu cầu nhà trường tổ chức kiểm điểm giáo viên chủ nhiệm lớp 1 đã phổ biến chưa chuẩn về thời gian tiếp nhận tài trợ, gây bức xúc trong phụ huynh; Ban Giám hiệu họp tự kiểm điểm về công tác quản lý còn để xảy ra vi phạm; tiếp tục công khai kế hoạch tiếp nhận tài trợ bằng nhiều hình thức. 

Khẩn trương ổn định tình hình, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho khai giảng năm học mới.

Từ sau khi nhà trường họp quán triệt, chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong Ban Giám hiệu, Ban Đại diện Cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp 1, tổ tiếp nhận tài trợ đến ngày 2/8/2019 không còn nhận được ý kiến phản ánh nào của phụ huynh học sinh nữa.

Phụ huynh vẫn tiếp tục tài trợ, tính đến hết ngày 9/8/2019 đã có 218 phụ huynh tài trợ với tổng số tiền là 637.600.000 đồng.

UBND thành phố giao Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan liên quan phối hợp, hỗ trợ quận Hồng Bàng làm tốt công tác cung cấp thông tin, định hướng tuyên truyền để đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn, không gây bức xúc, ảnh hưởng đến dư luận và hoạt động của Trường Tiểu học Ngô Gia Tự.

19 tháng 8, 2019

Huyện Thủy Nguyên: Phấn đấu xây dựng thêm 11 trường học đạt chuẩn quốc gia

Sáng 19-8, UBND huyện Thủy Nguyên tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2018-2019, triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020. Năm học 2019-2020, huyện Thủy Nguyên phấn đấu xây dựng thêm 11  trường chuẩn quốc gia (trong đó khối mầm non 3 trường, tiểu học 2 trường, THCS 2-3 trường, THPT 4 trường). Đồng thời, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quản lý, dạy và học, duy trì vị trí dẫn đầu khối ngoại thành và top đầu toàn thành phố.

Để hoàn thành mục tiêu trên, ngành giáo dục huyện Thủy Nguyên đề ra 8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp cơ bản. Trong đó, tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục thông qua đổi mới quản lý, thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục theo hướng phân cấp giao quyền tự chủ cho các trường học; kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý, thực hiện đúng quy trình về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, đánh giá cán bộ quản lý. Tăng cường kỷ cương, nền nếp trong hoạt động giáo dục tại các cơ sở; chỉ đạo và thực hiện hiệu quả đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh thay cho phương pháp giảng dạy chỉ tập trung vào cung cấp kiến thức; đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Hai tốt” và thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua trong ngành.


Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố trao cờ thi đua xuất sắc của Bộ Giáo dục - Đào tạo và UBND thành phố tặng các đơn vị.

Năm học 2018-2019, ngành giáo dục đào tạo huyện Thủy Nguyên tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao với nhiều chỉ tiêu dẫn đầu khối ngoại thành.

Nhân dịp này, các trường Mầm non Đông Sơn, Phục Lễ được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;  Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) huyện và trường Tiểu học Thủy Đường được nhận cờ thi đua xuất sắc của Bộ GD-ĐT; các trường Mầm non Minh Tân, Tiểu học Núi Đèo và THCS Minh Đức được nhận cờ thi đua xuất sắc của UBND thành phố. Nhiều tập thể, cá nhân khác được UBND thành phố tặng bằng khen. Huyện biểu dương, khen thưởng 21 tập thể, 70 giáo viên tiểu biểu và 213 học sinh giỏi các cấp tiêu biểu trong toàn huyện. Hội Khuyến học thành phố trao 10 suất học bổng “Hoa phượng đỏ”, mỗi suất trị giá 500.000 đồng tặng các học sinh nghèo, vượt khó học giỏi.
Minh Châm

Văn phòng Thành ủy Hải Phòng thông báo miễn nhiệm Tổng Giám đốc Cty Ngô Quyền

Văn phòng Thành ủy Hải Phòng vừa có thông báo miễn nhiệm ông Nguyễn Văn Hưng - Tổng Giám đốc Cty TNHH MTV Xây dựng Dịch vụ Ngô Quyền (Cty Ngô Quyền) vì để xảy ra hàng loạt sai phạm như nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, nợ thuế…

Trụ sở Cty TNHH MTV Xây dựng Dịch vụ Ngô Quyền (Ảnh: Bảo vệ Pháp luật).
Tìm hiểu được biết, năm 2005, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng có Quyết định ủy quyền cho Văn phòng Thành ủy là chủ sở hữu vốn, tài sản tại Cty Ngô Quyền. Trái lại với sự kỳ vọng của Văn phòng Thành ủy cũng như Thành ủy Hải Phòng, Cty Ngô Quyền ngày càng làm ăn sa sút, lâm vào tình trạng nợ lương, nợ BHXH, nợ thuế kéo dài. Năm 2018, Cty lọt “top” đơn vị nợ thuế khủng của TP Hải Phòng. Nợ thuế của đơn vị này kéo dài 8 tháng với số tiền thuế gần 500 triệu đồng (tính đến 31/10/2018).

Năm 2017, ông Nguyễn Văn Hưng được Văn phòng Thành ủy Hải Phòng bổ nhiệm là Tổng Giám đốc, kiêm người đại diện pháp luật Cty Ngô Quyền. Theo phản ánh, kể từ khi ông Nguyễn Văn Hưng về làm Tổng Giám đốc, mọi việc của công ty ông Hưng đều tự quyết, không bàn bạc lấy ý kiến, tuyển dụng nhân sự ồ ạt, việc quản lý yếu kém, để xảy ra sai phạm về tài chính hàng chục tỷ đồng…

Hậu quả là, hàng trăm người lao động của Cty Ngô Quyền hơn 6 tháng nay không có lương, nợ bảo hiểm, nợ thuế, ngân hàng niêm phong tài khoản, mọi hoạt động đình trệ. Nghiêm trọng hơn, ông Nguyễn Văn Hưng - Tổng Giám đốc Công ty Ngô Quyền còn để xảy ra sai phạm về tài chính với số tiền hơn 10 tỷ đồng.

Trước sai phạm tại Cty Ngô Quyền, thực hiện quyền, trách nhiệm cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn, Văn phòng Thành ủy Hải Phòng đã có nhiều văn bản nhắc nhở, yêu cầu Cty Ngô Quyền nghiêm túc thực hiện nội dung kiến nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và báo cáo tài chính công ty.

Tuy nhiên, Nguyễn Văn Hưng - Tổng Giám đốc Cty Ngô Quyền lại không thực hiện sự chỉ đạo của Văn phòng Thành ủy Hải Phòng và có đơn xin nghỉ việc để “né” trách nhiệm. Điều đáng nói, ông Hưng tự ý vắng mặt khi chưa có quyết định chính thức từ đơn vị chủ quản - Văn phòng Thành ủy Hải Phòng.

Ngày 6/8/2019, Văn phòng Thành ủy Hải Phòng có thông báo về việc miễn nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Cty Ngô Quyền đối với ông Nguyễn Văn Hưng.

Theo đó, Văn phòng Thành ủy Hải Phòng giao Chủ tịch HĐQT Cty Ngô Quyền ban hành quyết định miễn nhiệm theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Cty Ngô Quyền.

Văn phòng Thành ủy Hải Phòng cũng yêu cầu ông Nguyễn Văn Hưng tiếp tục công tác tại công ty để báo cáo giải trình, khắc phục các tồn tại phát sinh trong thời gian ông Hưng làm Tổng Giám đốc.

Thực hiện thông báo của Văn phòng Thành ủy Hải Phòng, ngày 7/8/2019, Chủ tịch Cty Ngô Quyền có quyết định miễn nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc đối với ông Nguyễn Văn Hưng và bố trí công việc phù hợp để ông Hưng báo cáo giải trình, khắc phục hậu quả.

18 tháng 8, 2019

“ĂN SẬP” HẢI PHÒNG Ở CÁC QUÁN CHỈ “THỔ ĐỊA” MỚI BIẾT VỚI GIÁ HẠT DẺ

Chúng tôi có một ngày, 2 người, 500 ngàn đồng với một chiếc 4 bánh nhỏ xinh để “ăn sập” Hải Phòng với các món ăn đặc trưng nhất tại những nơi mà gần như chỉ có dân thổ địa ở đó mới biết.

Có nhiều cách để bạn có thể thực hiện một hành trình foodtour Hải Phòng trong một ngày, có thể là xe khách, xe máy, xe cá nhân như chúng tôi hay đi tàu (6h sáng từ Hà Nội và khoảng 18h45 từ Hải Phòng). Và thành phố cảng ấy cũng có đến hàng chục món ăn khác nhau để bạn thoải mái lựa chọn mà thưởng thức, chỉ sợ không có “bụng” mà chứa hết thôi.

Như hành trình của chúng tôi, trên chiếc xe compact nhỏ gọn Brio để có thể dễ dàng “luồn lách” qua từng con phố cổ của đất cảng thưởng thức 7 món ăn là bánh đa cua, trà cúc, bún nem cua bể, chè, nộm bò khô, ốc, giá bể và mua bánh trung thu Đông Phương nức tiếng mang về. Hành trình ấy, chỉ vẻn vẹn chừng 12h đồng hồ với sự trợ giúp của một “thổ địa” sinh ra và lớn lên ở phố cổ Hải Phòng. Nào, lên đường cùng Đẹp nhé.

Bánh đa cua cô Yến

Địa chỉ: 2B Phạm Ngũ Lão, cách ga Hải Phòng 200m

Giá: 20.000 – 30.000 đồng

Đây là món ăn rất phù hợp cho bữa sáng cũng là bắt đầu hành trình ẩm thực Hải Phòng. Bát bánh đa đỏ đầy đủ với nước dùng thanh ngọt, vị cua đậm đà cùng với đó là chả bò hoặc chả lợn, cả một viên chả lá lốt cùng tôm… đặc biệt là rau rút được cắt nhỏ vào bát khiến cho hương vị them đặc biệt hơn. Người bạn của tôi nói rằng Hải Phòng có tới hơn 10 quán bánh đa cua nhưng bánh đa cua cô Yến với gần 40 năm ở đây là đặc biệt và phù hợp với khẩu vị của nhiều khách nhất.



Quán bánh đa cua cô Yến ở ngõ 2B Phạm Ngũ Lão đã ở đây gần 40 năm

Đến Hải Phòng mà chưa kịp ăn bánh đa cua cô Yến thì quả là đáng tiếc!

Trà cúc

Địa chỉ: 46 Minh Khai

Giá: 20.000 đồng


Sau bữa sáng lạ miệng với bánh đa cua cô Yến, chúng tôi giải khát bằng thức uống cũng đậm chất của thành phố hoa phượng đỏ là trà cúc cùng hướng dương được rang bằng muối. Chúng tôi chọn quán số 46 phố Minh Khai vì hương vị của trà được cho là thơm ngon nhất. Quả thật, khi đến nơi quán chật kín khách, đến 98% là người dân bản địa ở đây. Một cốc trà cúc thường có các nguyên liệu là hoa cúc khuy vàng ủ nóng với trà mạn nên khi uống có một chút vị chát của trà tàu, vị ngọt thanh ấm của hoa cúc, chút chua của quất lẫn thêm ngọt dịu của cam thảo và một chút xíu đường. Ngồi nhâm nhi ly trà cúc với cắn hạt hướng dương rang muối có vị mặn đầu môi, kèm đĩa hoa quả dầm nữa thì ngon hết nấc.

Có rất nhiều quán trà cúc ở phố Minh Khai nhưng quán 46 được xem là ngon nhất

Bún nem cua bể

Địa chỉ: chợ Cố Đạo (chợ Ga)

Giá: 60.000 đồng


Cô bạn “thổ địa” Hải Phòng nhất định dẫn chúng tôi đi sâu vào chợ Cố Đạo (nay mọi người hay gọi là chợ Ga) để thưởng thức món nem cua bể sau khi đã nhàn nhã với trà cúc thanh tao. Nem được làm từ thịt cua biển, nấm hương, mộc nhĩ, giá đỗ, tôm, lòng đỏ trứng… Sau đó được cuốn trong vỏ nem làm riêng và chiên lên cho chín vàng. Điều đặc biệt là hình dáng nem cua bể là hình vuông, to khoảng bằng lòng bàn tay người lớn, giống như một chiếc bánh chưng cỡ nhỏ vậy. Bạn có thể ăn kèm với bún và nước chấm rất ngon, chút rau sống nữa thì tuyệt vời. Vị cua ngọt, lẫn cả bùi của nấm, giòn rộm của lớp vỏ nem, mặn mặn chua chua của nước chấm… khiến một ai có thể chối từ.


Chè và nộm bò khô

Địa chỉ: ngõ 96 Hai Bà Trưng (tên cũ Trương Hán Siêu)

Giá: 15.000 đồng/cốc chè, 20.000 đồng/đĩa nộm


Chiếc Honda Brio lại tiếp tục đưa chúng tôi vòng qua các con phố cổ của Hải Phòng để tới với quán chè không có tên ở ngay đầu ngõ 96 phố Hai Bà Trưng (người dân địa phương vẫn gọi là ngõ Trương Hán Siêu), cạnh đó là quán nộm bò khô đã có lịch sử hơn 66 năm. Chè thập cẩm gồm cả rong biển, mãng cầu, hạt sen… mát ngọt vô cùng. Nộm ăn giòn ngọt thanh với bánh đa bẻ vụn, lạc rang, bì bò, thịt bò khô, gan bò, chấm với thứ nước chua cay mặn ngọt, ăn cùng rau thơm cắt nhỏ là ngon không thể bàn cãi.

Giá bể xào 

Địa chỉ: gần sân vận động Lạch Tray

Giá: 25.000 đồng/bát giá bể, 75.000 đồng/đĩa gỏi



Có lẽ, chỉ có mỗi đất Hải Phòng là có món ăn đặc biệt này và cả thành phố cũng chỉ còn vài chỗ làm bán mà thôi. Giá bể là loài nhuyễn thể sống vùi dưới lớp cát trên bãi biển, trông giống như cây giá đỗ, nên gọi là giá bể và có thịt ngọt, chân giòn. Món giá bể xào có màu vàng mịn quyện trong nước sốt sánh mịn, thơm nồng, phần chân giá bể dài khoảng 5cm ăn giòn giòn sật sật rất ngon, đoạn chân này cũng có thể hấp cách thủy hoặc chần nước sôi để làm nộm hoa chuối hoặc ăn kèm với giá xào rất ngon. Cách chế biến thử hai là làm gỏi giá bể, lúc này phải tách con giá bể ra để lấy phần thịt trộn cùng thính, chân, ăn kèm với các loại rau thơm và cuốn thành nem ăn rất thú vị. Chúng tôi ăn ở quán cũng chẳng có tên, ngay bên cạnh sân vận động Lạch Tray với số năm làm món giá bể cũng ngót nghét hơn nửa đời người.

Thiên đường ốc ở thành phố phượng đỏ

Địa chỉ: Hà ốc, bên cạnh sân vận động Lạch Tray

Giá: khoảng 150.000 – 200.000 đồng cho nhóm 2-3 người.


Hải Phòng có hàng chục quán ốc cùng hàng chục loại ốc khác nhau

Cũng như Sài Gòn, Hải Phòng là thiên đường của các loại ốc. Cô bạn nói rằng quán ốc nào ở Hải Phòng cũng ngon cả, ăn quán nào cũng được, hương vị không khác nhau nhiều và giá cũng thế. Bạn có thể chọn các loại ốc khác nhau để hấp mắm hoặc xào. Đặc biệt có món ốc môi đỏ khá nhỏ nhưng ăn ngọt bùi rất thú vị.

Hải Phòng là sự giao thoa văn hóa ẩm thực độc đáo, như trong hình là cầu thang chữ Y rất độc đáo của khu người Việt gốc Hoa

Một ngày thưởng thức ẩm thực Hải Phòng của chúng tôi kết thúc với món bánh nướng hiệu Đông Phương ở 172 Cầu Đất làm quà cho mọi người. Khác với tất cả các nơi khác, bánh trung thu ở Hải Phòng được làm bán quanh năm bởi chúng là đồ lễ không thể thiếu trong các đám cưới, đám hỏi ở đất cảng. Tổng số tiền mà nhóm hai người đã ăn 7 món trên là khoảng 500 ngàn đồng. Một mức giá rẻ đến kinh ngạc với chất lượng trên mức tuyệt vời.

Ngoài ẩm thực thì Hải Phòng cũng có nhiều thứ để bạn khám phá về kiến trúc, văn hóa… như trong hình là nhà hát lớn có tuổi đời hơn 100 năm

Nếu có thời gian lưu trú tại Hải Phòng thì bạn nên thưởng thức nhiều món ăn đặc sản khác như bánh đúc tàu, bún cá cay, bánh cuốn, xôi đỗ đen, bánh mỳ que, lẩu cua, sủi dìn (ăn mùa đông), bánh bèo, dừa dầm,…

Ngành Giáo dục – Đào tạo huyện Thủy Nguyên: Dẫn đầu khối giáo dục ngoại thành

Kết thúc năm học 2018-2019, ngành Giáo dục –Đào tạo (GD-ĐT) huyện Thủy Nguyên tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, giữ vững vị trí dẫn đầu khối giáo dục ngoại thành.


Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục

Năm học 2018-2019, ngành GD-ĐT Thủy Nguyên có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Số lượng học sinh trên địa bàn tăng nhanh; cơ sở vật chất phục vụ dạy và học chưa đáp ứng nhu cầu; đội ngũ giáo viên, nhân viên các ngành học còn thiếu nhiều so với quy định… Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; nỗ lực của tập thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường; sự ủng hộ của các bậc phụ huynh học sinh, ngành GD-ĐT huyện tiếp tục gặt hái thêm nhiều “quả ngọt”.

Nổi bật là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Năm học 2018-2019, toàn huyện có 592 học sinh giỏi cấp huyện; 105 học sinh khối lớp 9 và 207 học sinh THPT đoạt các giải học sinh giỏi cấp thành phố. Với 4 giải nhất, 32 giải nhì, 33 giải ba, 36 giải khuyến khích ở khối lớp 9; 12 giải nhất, 8 giải nhì, 82 giải ba, 64 giải khuyến khích ở khối THPT, ngành GD-ĐT huyện Thủy Nguyên tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu khối ngoại thành và đứng thứ 3 toàn thành phố về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

Chất lượng giáo dục đại trà của huyện tiếp tục được nâng cao. Ở bậc học mầm non, công tác chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm được triển khai sâu rộng tại các đơn vị. 100% số trường bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần cho các cháu. Chất lượng bậc tiểu học, THCS được duy trì ổn định. Đáng chú ý, tại kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học vừa qua, toàn huyện có 2675/2941 học sinh dự thi đỗ vào trường công lập. Điểm trung bình 4 môn thi đạt hơn 7,1 điểm, cao hơn 1 điểm so với năm học trước. Với kết quả này, ngành GD-ĐT huyện vươn lên dẫn đầu khối ngoại thành về chất lượng điểm thi vào lớp 10. Trong đó, ngày càng có nhiều trường đạt thành tích tốt như các trường THCS: Minh Tân điểm trung bình 4 môn đạt 7,94 điểm; Hòa Bình 7,73 điểm; Núi Đèo 7,73 điểm; Lưu Kiếm 7,72 điểm; Ngũ Lão, Phục Lễ 7,61 điểm, Minh Đức 7,6 điểm...Ngoài ra, tỷ lệ học sinh chuyển lớp, chuyển cấp, đỗ tốt nghiệp hằng năm đạt từ 99-100%; học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng trong toàn quốc đạt 54,8%, tăng gần 20% so với năm 2011. Hai tiêu chuẩn phổ cập trung học và nghề đạt kết quả cao (huy động đạt 97,42%, hiệu quả đạt 95,67%).

Phát triển quy mô, chuẩn hóa cơ sở hạ tầng

Kết thúc năm học 2018-2019 là thời điểm ngành GD-ĐT huyện đánh giá 8 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 19 của Ban Thường vụ Huyện ủy về “Phát triển giáo dục và đào tạo huyện Thủy Nguyên đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”. Đến thời điểm này, không chỉ đạt thành tích mới trong nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, ngành GD-ĐT huyện Thủy Nguyên còn lớn mạnh về quy mô giáo dục, chuẩn hóa cơ sở hạ tầng và đào tạo, nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên.

Hiện nay, huyện Thủy Nguyên có 100% đội ngũ cán bộ, giáo viên trình độ đạt chuẩn, trong đó, 90% số giáo viên đứng lớp có trình độ trên chuẩn. Các thầy, cô tâm huyết, trách nhiệm cao, luôn có ý thức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Kết thúc năm học, 100% cán bộ giáo viên được đánh giá xếp loại theo chuẩn của Bộ GD-ĐT quy định. 120 giáo viên tiểu học và THCS được công nhận giáo viên giỏi, cấp thành phố. Trong đó, cấp tiểu học có 4 đồng chí đạt điểm số trong top 10; THCS có 3 đồng chí thủ khoa, 3 á khoa các môn thi. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học của các trường học được tăng cường.

Trên địa bàn huyện có 127 trường học, 1 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên, 1 trường trung cấp nghề, 37 trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng nhu cầu học tập của thanh, thiếu nhi, học sinh và các tầng lớp nhân dân. So với năm học trước, khối mầm non tăng 1 trường mầm non tư thục; khối tiểu học tăng 50 lớp với 3190 học sinh; khối THCS tăng 11 lớp với 774 học sinh. 100% các trường được các xã, thị trấn bố trí đủ diện tích theo quy định chuẩn.Trong năm học, huyện có 3 trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1, nâng tổng số trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia của huyện lên 85 trường (tăng 29 trường so với năm 2011), tiếp tục là đơn vị dẫn đầu thành phố về công tác xây dựng trường chuẩn. 100% các trường hoàn thành hồ sơ tự đánh giá theo quy định của Bộ GD-ĐT, 92 trường được Sở GD-ĐT và UBND thành phố công nhận hoàn thành công tác kiểm định chất lượng giáo dục đạt mức độ cao, là đơn vị dẫn đầu thành phố về công tác kiểm định chất lượng giáo dục các nhà trường …

Với những kết quả đạt được, năm học 2018-2019, toàn ngành GD-ĐT huyện có 29 tập thể và 65 cá nhân được UBND thành phố, Bộ GD –ĐT tặng bằng khen. Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen các trường mầm non Đông Sơn, Phục Lễ. Phòng GD-ĐT huyện và Trường tiểu học Thủy Đường là 2  trong 5 đơn vị, tiêu biểu của ngành GD-ĐT Hải Phòng được Bộ GD-ĐT tặng cờ thi đua xuất sắc. Những “quả ngọt” ngành GD-ĐT huyện gặt hái được trong năm học qua phản ánh nỗ lực của tập thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh toàn huyện. Đây cũng là hành trang quan trọng để ngành GD-ĐT huyện Thủy Nguyên vững tin bước vào năm học mới 2019-2020, phấn đấu đạt thêm nhiều thành quả mới, trở thành điểm sáng của ngành GD-ĐT thành phố./.
Bùi Thế Hiệp
(Trưởng Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Thủy Nguyên)

Hàng trăm sinh viên ở Hải Phòng kêu cứu vì Đại học Đông Đô

Báo CAND đã có nhiều bài phản ánh về những sai phạm của Trường Đại học (ĐH) Đông Đô, sau khi cán bộ trường này bị khởi tố. 


Mới đây, trong số báo CAND ra ngày 18-8, chúng tôi đã đưa thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) khẳng định, Bộ chưa cho phép Trường ĐH Đông Đô đào tạo văn bằng 2 bất cứ ngành nào. 

Như vậy, ngoài việc trường này bất chấp đào tạo văn bằng 2 cử nhân Ngôn ngữ Anh đã bị cơ quan An ninh Điều tra khởi tố, thì tất cả những ngành mà Trường ĐH Đông Đô đang đào tạo văn bằng 2 đều là trái pháp luật.

Ngay sau khi Báo CAND đăng tải về Trường ĐH Đông Đô, chúng tôi đã nhận được phản ánh kêu cứu của tập thể sinh viên đang theo học tại một số lớp chính quy Văn bằng 2 Khoa Luật Kinh tế được Trường ĐH Đông Đô liên kết tổ chức đào tạo tại TP Hải Phòng từ năm 2017 – 2019. Đơn vị liên kết là Trung tâm Giáo dục thường xuyên TP Hải Phòng. 

Theo phản ánh, Trường ĐH Đông Đô hiện đang đào tạo nhiều lớp văn bằng 2 Luật Kinh tế tại Hải Phòng, số lượng lên đến hàng trăm học viên. “Chúng tôi nhận được thông tin về việc khởi tố bắt giữ hiệu trưởng và một số cán bộ của Trường ĐH Đông đô về tội “Giả mạo trong công tác”, khiến chúng tôi rất lo lắng về tính hợp pháp của ngành nghề mình đang theo học”, các sinh viên cho hay.

Cũng theo tập thể sinh viên các lớp này, trong suốt hơn 2 năm theo học, họ có rất nhiều khúc mắc không được Khoa Luật Kinh tế và Trường ĐH Đông Đô giải đáp thỏa đáng. Đó là việc nhà trường liên kết với Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hải Phòng để Trung tâm này đứng ra thông báo tuyển sinh, nhận hồ sơ và thu tiền của học viên có hợp pháp hay không? 

Do nghi ngờ về tính hợp pháp đào tạo các lớp hệ chính quy văn bằng 2 Khoa Luật kinh tế ngoài giờ tại Hải Phòng, nên ngày 31-7-2019, một số học viên tại Hải Phòng đã đến làm việc với Ban lãnh đạo Trung tâm Giáo dục Thường xuyên thì được ông Nguyễn Văn Thiện - Giám đốc Trung tâm trả lời rằng, việc Trường ĐH Đông Đô được đào tạo tại địa phương khác hay không, Trung tâm không nắm được, Trung tâm chỉ ký hợp đồng cho thuê phòng và không chịu trách nhiệm về quản lý đào tạo. 

Vì sao Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hải Phòng chỉ ký hợp đồng thuê phòng mà Trung tâm lại được phép thông báo liên kết tuyển sinh, thu hồ sơ tuyển sinh, cử giáo viên chủ nhiệm phụ trách điểm danh lớp, thu tiền học phí xuất biên lai đóng dấu của Trung tâm. 

Trước đó, ngày 9-7-2019, đại diện lớp văn bằng 2 (ký hiệu lớp 522-03) đã đến trường làm việc, yêu cầu nhà trường giải đáp thắc mắc về việc Trường ĐH Đông Đô có được Bộ GD & ĐT cấp phép đào tạo hệ chính quy văn bằng 2 Khoa Luật kinh tế tại địa phương khác hay không thì không nhận được câu trả lời thỏa đáng. Phía đại diện nhà trường là bà Nguyễn Hải Yến (Phó Trưởng phòng Đào tạo của Trường ĐH Đông Đô) không giải đáp bất kỳ thắc mắc nào. 

Cũng theo phản ánh của sinh viên, mỗi học viên lớp văn bằng 2 đóng học phí 6 kỳ học, ước tính số tiền đã đóng là nhiều tỷ đồng (mỗi kỳ, 1 học viên đóng từ 6 triệu đến 7,1 triệu đồng tùy lớp văn bằng 2 hay liên thông). 

Học viên còn phản ánh, họ đã đóng 100.000 đồng /người để làm thẻ sinh viên, nhưng đến nay vẫn không được nhận thẻ. “Vậy thực tế chúng tôi có phải là học viên của Trường ĐH Đông Đô hay không? Và số tiền đã thu được sử dụng vào việc gì, đến giờ chúng tôi không hề được biết?”, các sinh viên cho biết.

Ngay sau khi nhận được phản ánh trên của tập thể sinh viên đang theo học tại Hải Phòng, chúng tôi đã liên hệ để làm việc với Trường ĐH Đông Đô. Bà Trần Kim Oanh, Phó Hiệu trưởng yêu cầu chúng tôi để lại nội dung làm việc, để báo cáo Ban giám hiệu. Chúng tôi đã đáp ứng yêu cầu này.

Ngày 15-8-2019, bà Phạm Thu Hằng, Trưởng phòng Truyền thông của Trường ĐH Đông Đô có điện thoại cho PV, mời chiều 19-8 đến trường làm việc. Và chiều 19-8, chúng tôi đến trường để làm việc thì phía Ban giám hiệu Trường ĐH Đông Đô không có ai tiếp báo chí, chỉ có bà Phạm Thu Hằng, Trưởng phòng Truyền thông tiếp. 

Bà Hằng cho hay, đã báo cáo lịch làm việc với báo chí lên Hiệu phó Trần Kim Oanh, nhưng đến nay, Trường ĐH Đông Đô không có ai trong Ban giám hiệu đứng ra phát ngôn. Do đó, với những phản ánh của tập thể sinh viên tại Hải Phòng, Trưởng phòng Truyền thông cũng không biết trao đổi nội dung gì(!).

Để tiếp tục xác định tính hợp pháp của việc Trường ĐH Đông Đô có được liên kết với Trung tâm Giáo dục thường xuyên TP Hải Phòng đào tạo văn bằng 2 Luật Kinh tế tại Hải Phòng hay không, chúng tôi đã trao đổi với Bộ GD & ĐT thì được ông Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết, Bộ chưa nhận được văn bản đề nghị về việc cho phép đào tạo văn bằng 2 ngành Luật Kinh tế của Trường ĐH Đông Đô, nên Bộ chưa có văn bản cho phép trường được đào tạo văn bằng 2 ngành này.

Như vậy đã rõ! Dù không được Bộ cho phép nhưng Trường ĐH Đông Đô vẫn mở các lớp đào tạo văn bằng 2 Khoa Luật Kinh tế, liên kết với Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hải Phòng để tuyển sinh, chiêu sinh hàng trăm học viên. Hiện nay, hàng trăm học viên tại Hải Phòng đang rất hoang mang lo lắng vì theo thông báo của nhà trường, học viên sẽ được cấp bằng tốt nghiệp vào tháng 6-2019. 

Đến nay, học viên đã hoàn thành các nội dung học tập theo chương trình đào tạo và đã thi tốt nghiệp nhưng chưa được cấp bằng. Đó là chưa kể “cung cách đào tạo kỳ lạ” được thực hiện ở các lớp học này tại Hải Phòng, cách thu tiền tràn lan đã được sinh viên bức xúc phản ánh, Báo CAND sẽ tiếp tục thông tin vụ việc đang gây bức xúc dư luận.

17 tháng 8, 2019

Chúng Huyền Thanh không hối hận vì lui về hậu trường: "Hạnh phúc gia đình là điều trân quý nhất”

Về chung một nhà gần 2 năm kể từ khi Chúng Huyền Thanh bất ngờ rút lui khỏi cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam và “lên xe hoa” cùng bạn trai lâu năm Jay Quân khiến người hâm mộ vô cùng bất ngờ. Cô cũng rút lui khỏi làng giải trí để lui về phía sau thực hiện thiên chức làm vợ, làm mẹ, đồng thời hỗ trợ ông xã trong một số hoạt động nghệ thuật. Đó cũng là lí do cả hai vẫn mặn nồng như những ngày đầu mới kết hôn.

Thời gian gần đây, Chúng Huyền Thanh tái xuất với hình ảnh ngày một diễm lệ hơn cùng với vai trò hoàn toàn mới – quản lý và đào tạo người mẫu. Bên cạnh đó, tổ ấm nhỏ của cặp đôi cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của khán giả qua kênh Youtube mang tên “JMJ Family” luôn chia sẻ những khoảnh khắc đời sống thường ngày qua lăng kính hóm hỉnh và thú vị.

Chúng Huyền Thanh không hối hận vì lui về hậu trường: Hạnh phúc gia đình là điều trân quý nhất”
Mới đây trong dịp kỷ niệm gần hai năm “về chung một nhà”, cặp đôi JMJ đình đám bất ngờ rủ nhau “cưới lại từ đầu”. Chúng Huyền Thanh – Jay Quân khiến người hâm mộ không khỏi suýt xoa trong những thiết kế cô dâu – chú rể đến từ thương hiệu váy cưới Marymy. Cả hai trông vô cùng đẹp đôi và ăn ý, khiến cho mỗi bức hình đều như một khuôn hình quảng cáo tại Hàn Quốc. Đây cũng là bộ sưu tập đồ cưới mới nhất của Marymy tung ra cho mùa cưới năm nay.


Cuối năm 2017, Chúng Huyền Thanh bất ngờ rút lui khỏi cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam và “lên xe hoa” cùng bạn trai lâu năm khiến người hâm mộ tiếc nuối. Sau khi kết hôn, mỹ nhân Hải Phòng cũng không theo đuổi con đường nghệ thuật mà chọn lui về hậu trường đảm nhiệm thiên chức làm vợ, làm mẹ, đồng thời hỗ trợ ông xã trong những dự án nghệ thuật.

Chúng Huyền Thanh không hối hận vì lui về hậu trường: Hạnh phúc gia đình là điều trân quý nhất”
Sau hai năm, nếu Jay Quân vẫn miệt mài theo đuổi con đường ca hát và người mẫu thì Chúng Huyền Thanh lại lựa chọn rẻ hướng sang lĩnh vực đào tạo và quản lý người mẫu.