30 tháng 7, 2020

Hải Phòng tái lập tổ kiểm soát dịch bệnh tại khu dân cư

Chiều 30-7, chỉ đạo cuộc họp triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn, ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng cho biết TP Hải Phòng sẽ không tiếc tiền chi cho công tác phòng chống dịch.

Theo Sở Y tế Hải Phòng, căn cứ vào thống kê của các địa phương thì toàn TP có khoảng 2000 người từ Đà Nẵng về. Tuy nhiên, con số thực tế có thể lên tới 5000 người. Tới thời điểm này, TP xác định có 57 người được xác định là F1 từng đi tới những điểm mà Bộ y tế đã cảnh báo.


Ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành uỷ Hải phòng, chỉ đạo tái lập các tổ kiểm soát dịch bệnh tại khu dân cư theo hình thức tự quản. Ảnh: CTV

Bà Phạm Thị Thu Xanh, Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng cho biết hiện tại TP còn 2 triệu khẩu trang y tế, hơn 700.000 khẩu trang vải phục vụ phòng chống dịch. Theo bà Xanh, hiện Hải Phòng đang có 1 máy xét nghiệm virus SARS-CoV-2, căn cứ tình hình thực thế, ngành y tế sẽ thực hiện các thủ tục để mua thêm 1 máy xét nghiệm nữa phục vụ phòng chống dịch.

Bí thư Thành uỷ Hải Phòng Lê Văn Thành nhận định diễn biến dịch bệnh đang rất phức tạp, nếu dịch bệnh bùng phát sẽ rất khó kiểm soát.

Để kiểm soát, phòng chống dịch bệnh hiệu quả, ông Thành chỉ đạo từ 1-8, sẽ thực hiện đeo khẩu trang tại nơi công cộng. Cơ quan chức năng cũng khuyến cáo người dân, các ngành không đến các vùng dịch.

Theo Bí thư Thành, từ ngày mai, 31-7, Thành uỷ Hải Phòng sẽ ban hành chỉ thị chỉ đạo toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc phòng chống dịch. Theo đó, lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm nếu để dịch bệnh bùng phát.

Ông Thành chỉ đạo ngoài việc thành lập các ban chỉ đao phòng chống dịch tại TP và các địa phương, các quận huyện, phường xã có trách nhiệm triển khai tái lập lại hơn 2000 tổ kiểm soát dịch bệnh tại thôn, tổ dân phố theo mô hình tự quản, nòng cốt là cựu chiến binh.
“Mục tiêu của các tổ là giám sát toàn bộ người có dịch từ các địa phương. Không để có người từ vùng dịch về mà tổ dân phố không nắm được”- ông Thành nói.

Ông Thành đề nghị UBND TP chỉ đạo các cơ quan chức năng trong ngày 31-7 thực hiện kiểm tra, rà soát cơ sở vật chất, sẵn sàng tổ chức cách ly tập trung. Ngành y tế khẩn trương mua sắm trang thiết bị phòng chống dịch, trên tinh thần không tiếc tiền chi cho phòng chống dịch nhưng vẫn phải đảm bảo đúng quy định.

Theo chỉ đạo của Bí thư Thành uỷ, Hải Phòng sẽ hạn chế tổ chức các hội nghị hội thảo, chỉ tổ chức những hội nghị thật cần thiết.

26 tháng 7, 2020

Hải Phòng chuẩn bị động thổ dự án đầu tư xây dựng mới cầu Rào 1

Dự án đầu tư xây dựng mới cầu Rào 1 dự kiến làm lễ động thổ vào ngày 15/9/2020. Đây là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XVI.

Theo đó, Dự án đầu tư xây dựng cầu Rào 1 được HĐND thành phố Hải Phòng quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 62/NQ-HĐND ngày 09/12/2019. Dự án nhằm thay thế cầu cũ đã xuống cấp, góp phần nâng cao năng lực phục vụ bảo đảm an toàn giao thông, năng lực thông hành cho các phương tiện giao thông đi vào trung tâm thành phố. Đồng thời, tăng khả năng lưu thông cho các phương tiện vận tải đường thủy, giảm thời gian chờ đợi do khoang thông thuyền còn hạn chế...


Dự án đầu tư xây dựng mới cầu Rào 1 có tổng mức đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng, bao gồm xây dựng cầu Rào và nút giao. Theo thiết kế, cầu Rào 1 là cầu vĩnh cửu có kết cấu thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, rộng 30,5m, dài 456,5m gồm 11 nhịp, nhịp chính có vòm thép, nhịp dẫn dầm bản rỗng, 4 làn xe cơ giới cùng dải phân cách, dải an toàn, vỉa hè hai bên. Nút giao dưới cầu được xây dựng thành nút giao khác mức gồm các nhánh cầu dạng hoa thị đơn trộn dòng trong nút giao hình xuyến, kết hợp kênh hóa đảo giao thông ở tầng 1 để đi các tuyến Lạch Tray, Ngô Gia Tự, Thiên Lôi, Cát Bi, đường trục đô thị và ngược lại. Riêng đường Lạch Tray sẽ mở rộng từ nút giao đến số nhà 392 và khu vực Công ty Da giầy Hải Phòng. Dự kiến, dự án sẽ được hoàn thành vào năm 2022.

Tại cuộc họp báo cáo về tình hình thực hiện Dự án diễn ra chiều qua, 23/7, ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố đã ghi nhận và đánh giá cao chủ đầu tư - Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hải Phòng cùng các đơn vị bước đầu đã có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ các thủ tục để khởi công dự án. Ông Bình yêu cầu các cơ quan chức năng và đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ, bảo đảm hồ sơ, sớm thẩm định phê duyệt dự án để làm cơ sở triển khai các công việc tiếp theo. Khẩn trương điều chỉnh cục bộ quy hoạch để trình duyệt theo quy định, làm tốt công tác đề xuất để bảo đảm lựa chọn nhà thầu theo quy định...

25 tháng 7, 2020

Được Than Quảng Ninh chi viện, Hải Phòng đặt mục tiêu …bất ngờ

HLV Phạm Anh Tuấn của Hải Phòng cho biết, đội bóng đất Cảng đặt mục tiêu trụ hạng sau khi được Than Quảng Ninh cho mượn Hồng Quân và Xuân Tú.

Hải Phòng thi đấu rất tốt trong những vòng đấu đầu tiên ở V-League 2020, nhưng kể từ khi bóng đá trở lại sau dịch Covid-19, đội bóng đất Cảng chơi thiếu ổn định. Sau những kết quả không tốt, Hải Phòng đang đứng thứ 13 trên bảng xếp hạng với 10 điểm.
Sau trận hòa 1-1 trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, Hải Phòng nhận tin vui khi được Than Quảng Ninh cho mượn Mạc Hồng Quân và Nghiêm Xuân Tú. Đồng thời, Than Quảng Ninh cũng trả tiền đạo Fagan về đội chủ sân Lạch Tray.


Mạc Hồng Quân, Nghiêm Xuân Tú và Fagan là ba trụ cột của Than Quảng Ninh và chơi rất ăn ý với nhau trong thời gian qua. Do đó, sự có mặt của ba cầu thủ này ở giai đoạn 2 V-League 2020 được dự đoán giúp Hải Phòng thi đấu khởi sắc hơn.

Chia sẻ với phóng viên VOV.VN, HLV Phạm Anh Tuấn của Hải Phòng cho biết: “Trong thời điểm khó khăn như thế này thì sự có mặt của Mạc Hồng Quân, Nghiêm Xuân Tú và Fagan là điều tốt với Hải Phòng. Và mục tiêu của Hải Phòng trong giai đoạn 2 của mùa giải là trụ hạng thành công”.

Theo chia sẻ của HLV Phạm Anh Tuấn thì hàng công của Hải Phòng ở mùa giải năm nay hoàn thành chưa tốt nhiệm vụ, chơi hơi cùn nên đội bóng đất Cảng gặp khó khăn trong việc kết liễu đối thủ.

“Fagan là Hải Phòng cho Than Quảng Ninh mượn nên chúng tôi gọi về. Trong khi đó, Mạc Hồng Quân và Nghiêm Xuân Tú sẽ chơi cho Hải Phòng tới hết mùa giải năm nay” - HLV Phạm Anh Tuấn chia sẻ thêm.

24 tháng 7, 2020

Tiền đạo ngoại chửi thề khi biết Than Quảng Ninh cho Hải Phòng mượn người đá trụ hạng

Tiền đạo Fagan đã nổi giận, chửi thề và bày tỏ việc bị sốc khi tối 24-7, lãnh đạo CLB Than Quảng Ninh quyết định chuyển anh cùng Nghiêm Xuân Tú, Mạc Hồng Quân sang đội Hải Phòng để đá trụ hạng cho đội này!


Hải Huy (14) gãy chân nghỉ hết mùa, lãnh đạo CLB Than Quảng Ninh tiếp tục gây sốc khi cho Hải Phòng mượn bộ ba trụ cột Fagan (9), Nghiêm Xuân Tú (7) và Mạc Hồng Quân (8)

Than Quảng Ninh đang trong tốp 3 đội dẫn đầu V-League 2020 khi giành được 19 điểm sau 11 lượt trận, chỉ kém đội đầu bảng là Sài Gòn FC 4 điểm. Thế nhưng sau khi đánh bại SLNA 2-0 tối 24-7 thì đến khoảng 21 giờ, chủ tịch Phạm Thanh Hùng của CLB này lại bất ngờ kí quyết định đẩy ba trụ cột Fagan, Nghiêm Xuân Tú và Mạc Hồng Quân sang cho CLB Hải Phòng theo hợp đồng cho mượn.

Ông Phạm Thanh Hùng cho biết không có vấn đề gì mờ ám xung quanh việc cho CLB Hải Phòng mượn 3 cầu thủ. "Chuyện Than Quảng Ninh cho Hải Phòng mượn 3 cầu thủ là bình thường. Đội nào chẳng chuyển nhượng. Mọi người hiểu sai nên nghĩ chúng tôi có vấn đề, chứ thực ra tôi không làm gì mờ ám. Hải Phòng cần cầu thủ giỏi để đá trụ hạng, chúng tôi cho mượn quân là rất bình thường", ông Phạm Thanh Hùng chia sẻ với báo chí sáng 25-7.

Một điều khiến dư luận khó hiểu là Than Quảng Ninh đang trong tốp 3, tức hoàn toàn có thể đua vô địch sòng phẳng ở lượt về. Thế nhưng, việc cho đến 3 trụ cột đến Hải Phòng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến thực lực của đội, nhất là trước đó, tiền vệ Nguyễn Hải Huy chấn thương nặng, phải nghỉ hết mùa.

Trên mạng xã hội, sau khi biết tin bị đẩy sang Hải Phòng đá trụ hạng trong khi lẽ ra sẽ tiếp tục đua vô địch với Than Quảng Ninh, tiền đạo Fagan đã bày tỏ sự tức giận, sốc cũng như chửi thề với quyết định này. Dù sau đó, Fagan đã gỡ dòng trạng thái bày tỏ nỗi buồn này nhưng người hâm mộ hiểu rằng chân sút này không muốn trở lại Hải Phòng chỉ để đá trụ hạng.

Theo ông Hùng, ông có lí do để cho các trụ cột của Than Quảng Ninh ra đi. "Chúng tôi muốn tạo cơ hội cho các cầu thủ trẻ thể hiện nên để Fagan, Hồng Quân và Xuân Tú ra đi. Tôi đã nhận thấy tiềm năng của các cầu thủ rất trẻ như Vũ Hồng Quân hay Nguyễn Hữu Khôi. Họ sẽ chơi tốt khi có cơ hội thay các trụ cột kia. Có thể lấy trường hợp Nguyễn Hải Huy làm ví dụ. Cầu thủ này gãy chân nghỉ, Nguyễn Hai Long được bố trí thay thế và lập tức thi đấu ấn tượng, ai cũng phải khen", ông Hùng kết luận.

Anh Dũng

Công an Hải Phòng thông tin vụ clip nhạy cảm của người phụ nữ

Công an TP Hải Phòng vừa thông tin chính thức vụ hàng loạt clip người phụ nữ bán khỏa thân để trẻ đụng chạm vùng nhạy cảm, lan truyền trên mạng xã hội.


Thông tin về hàng loạt clip người phụ nữ bán khỏa thân để trẻ đụng chạm vùng nhạy cảm, lan truyền trên mạng xã hội, ngày 24/7, Công an TP Hải Phòng cho biết, Công an quận Hồng Bàng và các đơn vị nghiệp vụ Công an thành phố điều tra, làm rõ vụ việc và xử lý theo quy định của pháp luật.

Qua công tác nắm tình hình, Công an quận Hồng Bàng phát hiện trên mạng xã hội chia sẻ nhiều hình ảnh, video cắt chụp từ camera quay trong phòng ngủ có 1 phụ nữ, 1 bé gái và 2 bé trai có những hành động nhạy cảm.

Công an quận Hồng Bàng tiến hành xác minh, xác định người phụ nữ và 3 cháu bé hiện đang sinh sống tại một căn hộ khu Venice 19 (Thượng Lý, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng). Theo tìm hiểu, cơ quan công an đã làm việc với người phụ nữ này. Đồng thời xác định camera tại nhà người phụ nữ bị hacker xâm nhập rồi phát tán các clip. Hiện, cơ quan công an đang truy tìm kẻ phát tán clip bán khỏa thân để trẻ chạm vùng nhạy cảm để xử lý.

Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi cảnh người phụ nữ nằm trên giường trong tình trạng không mặc quần, bên cạnh một số trẻ em. Người phụ nữ này để các bé thoải mái đụng chạm phần nhạy cảm trên cơ thể trong khi đang  dùng điện thoại.

Nhiều ý kiến bức xúc với hành vi đột nhập vào hệ thống camera và đánh cắp clip, hình ảnh sau đó phát tán lên mạng xã hội, đồng thời không đồng tình với hành vi nhạy cảm của người phụ nữ đối với các cháu bé

Hiện Công an quận Hồng Bàng và các đơn vị nghiệp vụ Công an thành phố điều tra, làm rõ vụ việc và xử lý theo quy định của pháp luật.

Hải Phòng: Hàng tấn chân gà thải ra sông Ba La, nguy cơ cao ô nhiễm nguồn nước

Mấy ngày qua, trên mạng xã hội đang lan truyền hình ảnh những chiếc chân gà nổi lềnh bềnh trên sông Ba La thuộc địa bàn xã Tân Viên, huyện An Lão, Hải Phòng. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng cũng như báo động nguy cơ cao ô nhiễm nguồn nước tại con sông này.

Được biết, sông Ba La là một nhánh sông Đa Độ có chiều dài trên 3km đến điểm cuối là cống Kim Côn (đê tả Văn Úc) đi qua địa bàn các xã Tân Viên, Mỹ Đức, Chiến Thắng huyện An Lão.

Ông Đỗ Văn Trãi - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi Đa Độ (Công ty Đa Độ) cho biết, hiện trạng 2 bên bờ sông có khoảng 40 trang trại chăn nuôi, gia súc, gia cầm đang hoạt động đã ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước đoạn sông Ba La. Các hộ chăn nuôi này là tự phát chưa được cơ quan có thẩm quyền đồng ý cho phép hoạt động.


Gần đây nhất ngay sau khi Công ty nhận được phản ánh của người dân về việc tại một đoạn sông có rất nhiều chân gà và xác cá chết nổi trên mặt sông tập trung ở khu vực 2 xã Tân Viên và Mỹ Đức.

Phía Công ty đã tiến hành họp hộ dân, đồng thời lập biên bản làm việc để yêu cầu hộ ông Nguyễn Đình Thuận chấm dứt ngay hoạt động ô nhiễm nguồn nước, môi trường, khắc phục ngay hậu quả là vớt toàn bộ số chân gà và cá chết nổi trên mặt nước. Nước sông có mùi tanh hôi.

Đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện An Lão khẳng định, việc hộ nhà ông Thuận cùng với các hộ nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm môi trường khu vực sông. Yêu cầu hộ ông Thuận khắc phục ngay hậu quả, không tái diễn các hành vi tương tự trong thời gian tới.

Ông Lương Văn Trình - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Viên cho biết, hộ gia đình ông Thuận đã nuôi cá ở khúc sông này từ những năm 2005 đến nay. Việc các hộ dân làm trang trại hay nuôi cá thì chính quyền địa phương không quản lý, còn mặt nước sông và nguồn nước là do Công ty Đa Độ phụ trách. Tuy nhiên, ngay sau khi có hiện tượng chân gà, xác cá chết nổi lềnh bềnh trên sông, chính quyền cũng với cơ quan chức năng đã yêu cầu hộ ông Thuận vớt và buộc đem đi tiêu hủy.

Tại buổi trao đổi với báo chí vào sáng 25/7, ông Đỗ Văn Trãi khẳng định những ô nhiễm tại sông Ba La sẽ không ảnh hưởng gì đến nguồn nước tại sông Đa Độ đang cung cấp nguồn nước ngọt cho TP Hải Phòng. Bởi vì Công ty đã thực hiện tăng cường điều tiết nước một chiều chảy vào phía sông Văn Úc, đồng thời khoanh vùng vùng nước có nguy cơ ô nhiễm qua công Kim Côn và thau rửa để đảm bảo nguồn nước sông Ba La.

Công ty cùng với Công ty CP Cấp nước Hải Phòng đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm chất lượng nguồn nước tại sông Đa Độ và sông Ba La. Kết quả cho thấy chất lượng nguồn nước đảm bảo tiêu chuẩn.

Phía Công ty Đa Độ kiến nghị với các cơ quan chức năng về việc hiện sông Ba La phải chịu nguy cơ ô nhiễm từ hoạt động nuôi trồng thủy sản trên sông. Các cơ quan có liên quan cần kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi xả thải gây ô nhiễm nguồn nước, vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn. Kiểm tra, giám sát hoạt động nuôi trồng thủy sản trên sông thủy lợi đảm bảo đúng quy định của pháp luật, vệ sinh môi trường và không gây ô nhiễm nguồn nước.

Rà soát khoanh vùng khu quy hoạch khu vực chăn nuôi tập trung, có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thả phát sinh từ hoạt động chăn nuôi của các trang trại hai bên bờ sông không để xả thải trực tiếp ra sông, gây ô nhiễm nguồn nước.

23 tháng 7, 2020

Hải Phòng: Một chuyên viên Văn phòng UBND bị bắt vì làm giả tài liệu

Ngày 24/7, Công an thành phố Hải Phòng cho biết vừa bắt giữ một chuyên viên Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố về hành vi làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức.


Ngày 24/7, Công an thành phố Hải Phòng cho biết vừa bắt giữ một chuyên viên Văn phòng UBND thành phố về hành vi làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Cụ thể, ngày 23/7, Công an thành phố Hải Phòng bắt giữ Nguyễn Đình Biên, 39 tuổi, là chuyên viên Phòng Quản trị tài vụ - Văn phòng UBND thành phố Hải Phòng về hành vi làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Hiện Cơ quan An ninh điều tra, Công an thành phố Hải Phòng đang tập trung điều tra làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.

UBND thành phố Hải Phòng cho biết, các đơn vị chức năng đang làm rõ vụ việc. Khi có kết luận chính thức, UBND thành phố sẽ thông tin rõ đến công luận.

Theo TTXVN

21 tháng 7, 2020

Dưới áp lực của Mỹ, TikTok có nguy cơ thành Huawei tiếp theo?

Từ năm 2019, Huawei dính hàng loạt lệnh cấm vận từ Mỹ, khiến việc kinh doanh không tránh khỏi thiệt hại. Hiện tại, một công ty Trung Quốc khác cũng rơi vào tầm ngắm của Mỹ, đó chính là TikTok.

Đầu tháng 7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết chính phủ đang xem xét cấm các mạng xã hội Trung Quốc, trong đó có TikTok, vì nguy cơ an ninh quốc gia. Đây là lý do tương tự khiến Huawei bị Bộ Thương mại Mỹ thêm vào danh sách đen năm 2019.


Vì sao một mạng xã hội lại chịu sự giám sát và nghi ngờ ngang ngửa một nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn? Liệu TikTok có thể trở thành Huawei tiếp theo?

Đáp án cho câu hỏi đầu tiên là chính trị. Theo Samm Sacks, chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Paul Tsai China của Trường Luật Yale, chúng ta đang sống trong thời kỳ mà Trung Quốc bị đối xử như một “thực thể nguyên khối”. Điều đó đồng nghĩa các hãng công nghệ Trung Quốc bị xem là một và như nhau, dù TikTok và Huawei khác hoàn toàn về phân khúc thị trường, văn hóa, cơ cấu chủ sở hữu đến dấu ấn quốc tế. Thứ duy nhất mà họ có chung đó là sự thành công trên toàn cầu. Chính nó khiến TikTok có mặt trong tầm ngắm của Washington.

“Huawei và TikTok là hai hãng công nghệ Trung Quốc hiếm hoi thực sự thành công bên ngoài hệ sinh thái tương đối khép kín của Trung Quốc và trở thành thương hiệu toàn cầu”, bà Sacks nhận xét.

Theo hãng phân tích thị trường Sensor Tower, tính đến tháng 4, TikTok – cùng với phiên bản Douyin tại quê nhà – ghi nhận hơn 2 tỷ lượt tải trên thế giới. TikTok được tải hơn 180 triệu lượt tại Mỹ, chiếm hơn 10% lượng người dùng đang hoạt động ngoài Trung Quốc, chỉ sau Ấn Độ và Indonesia.

Giống với Huawei, TikTok bị vây quanh bằng hàng loạt câu hỏi về sự liên quan của Trung Quốc trong hoạt động và việc ra các quyết định. Nhà chức trách Mỹ đã đưa ra những dẫn chứng cho thấy công ty chủ quản ByteDance của TikTok có thể bị buộc phải chia sẻ dữ liệu người dùng với chính phủ Trung Quốc.

Với một số người, tầm ảnh hưởng toàn cầu kết hợp với khả năng kiểm soát của chính phủ Trung Quốc khiến TikTok cũng là nguy cơ lớn đối với Mỹ không kém Huawei. Tuy nhiên,ByteDance và TikTok khẳng định tất cả dữ liệu người dùng Mỹ được lưu trữ tại Mỹ, Singapore và hoạt động tại Mỹ không thuộc thẩm quyền của Trung Quốc.

Trong tuyên bố, TikTok cho biết: “TikTok do CEO người Mỹ dẫn dắt với hàng trăm nhân viên và lãnh đạo chủ chốt về an toàn, bảo mật, sản phẩm và chính sách công tại Mỹ. Chúng tôi không có ưu tiên nào cao hơn việc quảng bá trải nghiệm an toàn và bảo mật cho người dùng. Chúng tôi không bao giờ cung cấp dữ liệu người dùng cho chính phủ Trung Quốc và sẽ không làm vậy nếu được yêu cầu”.

TikTok đang làm nhiều cách để chứng minh cam kết bảo vệ dữ liệu người dùng của mình. Đầu tháng này, khi Bắc Kinh thông qua luật an ninh quốc gia tại Hong Kong, TikTok là công ty công nghệ đầu tiên hủy hoạt động tại đây. Tuy vậy, nghi ngờ của Mỹ vẫn còn đó dù không rõ lệnh cấm, nếu được ban hành, sẽ ra sao.

Cấm TikTok khó hơn nhiều so với cấm Huawei, công ty chuyên sản xuất thiết bị viễn thông và sản phẩm điện tử. Một cách tiếp cận khác mà chính phủ Mỹ có thể áp dụng là buộc ByteDance thoái vốn khỏi TikTok.

ByteDance mua lại ứng dụng nhạc Musical.ly của Mỹ vào năm 2018 rồi sau đó nhập với TikTok. Dù thương vụ diễn ra êm thấm vào thời điểm đó, vài tháng sau, Hội đồng Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) đã tiến hành đánh giá mức độ an ninh của vụ mua bán.

Trước đây, CFIUS đã buộc Kunlun Tech của Trung Quốc bán Grindr, ứng dụng hẹn hò LGBTQ lớn nhất thế giới, sau khi họ xác định Kunlun Tech có thể gây nguy cơ an ninh quốc gia. Nếu thương vụ ByteDance mua Musical.ly bị xác định như vậy, ByteDance sẽ phải bán TikTok.

Một lựa chọn khác là ban bố sắc lệnh hành pháp, yêu cầu tất cả nhà mạng chặn truy cập các ứng dụng Trung Quốc, giống với Great Firewall mà Trung Quốc đang thi hành để cấm ứng dụng ngoại. Theo bà Sacks, lựa chọn này sẽ xung đột với lập trường của Mỹ về tự do Internet.

Nhà Trắng đang cân nhắc đưa ByteDance vào Entity List, danh sách đen thương mại mà Huawei góp mặt. Nếu như vậy, TikTok sẽ khó tiếp cận công nghệ Mỹ, bao gồm cập nhật từ Apple và các kho ứng dụng khác.

Lệnh cấm dưới bất kỳ hình thức nào đều tiềm ẩn nguy cơ lớn với TikTok và ByteDance. Theo Sensor Tower, người dùng Mỹ chiếm gần 60% chi tiêu trong ứng dụng trong quý II/2020, tương đương gần 20 triệu USD. Ngoài doanh thu trực tiếp từ người dùng, mất thị trường Mỹ sẽ tác động đáng kể đến doanh thu quảng cáo của TikTok ngoài Trung Quốc, theo CEO Sensor Tower Alex Malafeev.

TikTok ra mắt nền tảng mới mang tên TikTok for Business vào tháng 6 để khuyến khích nhiều thương hiệu quảng cáo trên ứng dụng. Tuy nhiên, hầu hết các nhà tiếp thị đều tỏ ra dè dặt cho tới khi các vấn đề chính trị được hóa giải, theo Jin Kim, nhà sáng lập kiêm CEO hãng quảng cáo Creative Digital Agency.

Ông Kim cho biết phần lớn các nhãn hàng đều đang trong chế độ chờ đợi. Ông không thấy thương hiệu lớn nào quảng cáo trên TikTok trong thời điểm này do họ quan tâm nhiều đến rủi ro và quyền riêng tư hơn những thương hiệu nhỏ.

Mất thị trường Mỹ sẽ khắc sâu nỗi đau của TikTok sau khi ứng dụng vừa mất một nguồn thu quan trọng khác là Ấn Độ. Tháng trước, chính phủ Ấn Độ quyết định cấm TikTok và 58 ứng dụng khác vì vấn đề an ninh quốc gia.

TikTok dự kiến thiệt hại ít nhất 12 triệu USD doanh thu nếu lệnh cấm kéo dài 1 năm. Song, hiệu ứng gợn sóng của lệnh cấm Mỹ còn đi xa hơn cả vấn đề tài chính và sẽ làm bùng lên ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc công nghệ. Bà Sacks lo ngại lệnh cấm sẽ tạo tiền lệ trên toàn cầu, nơi chính phủ bắt đầu cấm doanh nghiệp dựa trên gốc gác của họ và dựa trên quyền lực chính trị. “Chúng ta đang chứng kiến ngày càng nhiều chính phủ lập các bức tường xoay quanh code, thuật toán, luồng dữ liệu như một cách để bảo vệ chủ quyền của họ trên mạng”.

18 tháng 7, 2020

Vạch trần âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để hình thành “nhà nước Mông”

Những năm qua, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, các thế lực thù địch, các tổ chức người Mông lưu vong… tăng cường các hoạt động kích động, tuyên truyền tư tưởng ly khai tự trị trong đồng bào các dân tộc. Đặc biệt ở những khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa các tỉnh biên giới phía Bắc nổi lên vấn đề tuyên truyền, hoạt động thành lập “nhà nước Mông” tự trị.


Sau năm 2011, mặc dù chính quyền ta đã tập trung trấn áp, bóc dỡ, xử lý, tuy nhiên vấn đề tuyên truyền, hoạt động hình thành “nhà nước Mông” gần đây có xu hướng phức tạp trở lại.

Vấn đề tuyên truyền, thành lập “nhà nước Mông” trên địa bàn các tỉnh vùng cao, đặc biệt tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên manh nha xuất hiện từ những năm 2003, 2004, sau đó nhanh chóng lan rộng ra toàn huyện.

Tư tưởng ly khai, tự trị được các đối tượng phản động trong dân tộc Mông ở nước ngoài tuyên truyền vào địa bàn thông qua một số đối tượng cốt cán để tuyên truyền, vận động, tập hợp lực lượng, hành động trong người Mông.

Từ năm 2005 xuất hiện một số đối tượng cầm đầu tuyên truyền thành lập “nhà nước Mông”, như đối tượng Sùng Vả Mình, Hờ Tủa Mình. Năm 2007, Công an huyện Mường Nhé đã xác minh, điều tra làm rõ và bắt đối tượng Sùng A Sài (SN 1983, là đối tượng cầm đầu, hoạt động tích cực tuyên truyền lập “vương quốc Mông”, có HKTT tại bản Cây Sặt, xã Huổi Lếch). Năm 2009 xuất hiện 2 nhóm tuyên truyền thành lập “Nhà nước Mông” riêng biệt, đó là: Nhóm Vàng A Ía, Thào A Lù, Giàng Pà Tỉnh và nhóm do Tráng A Chớ, Lầu A Lềnh, Hờ A Phùa cầm đầu. Đáng chú ý một bộ phận quần chúng người Mông đã nhẹ dạ, cả tin theo nhóm Tráng A Chớ để tham gia tập luyện võ thuật, quân sự, chuẩn bị cho việc thành lập “nhà nước Mông”.                                 

Đỉnh điểm, năm 2011, nhóm đối tượng Vàng A Ía chủ trương lợi dụng mê tín dị đoan, lợi dụng thần quyền để cầu nguyện, tuyên truyền xuyên tạc, lừa bịp, kêu gọi, tập hợp lực lượng, tổ chức đón “vua Mông”, “xưng vua”, lập “vương quốc Mông”. Do ảnh hưởng của những luận điệu trên, trong những ngày đầu tháng 5/2011 đã có nhiều người Mông gồm cả thanh niên, phụ nữ, người già, trẻ em từ các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Đắk Lắk, Đắk Nông… mang chăn, màn, quần áo, tư trang, lương thực, nước uống, xăng dầu, theo đường mòn, men các sườn núi kéo về bản Huổi Khon, xã Nậm Kè để tụ tập “Xưng vua - lập vương quốc Mông”.

Các đối tượng cầm đầu chỉ đạo dựng khoảng 300 lều, lán để ở, lập barie, bố trí người canh gác không cho người lạ vào, đã làm cho tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn diễn biến hết sức phức tạp. Một số đối tượng cực đoan, quá khích đã bắt giữ 16 cán bộ quân đội và cấp ủy, chính quyền cơ sở khi đến công tác tại bản...

Các đối tượng trên địa bàn rất manh động, liều lĩnh, nguy hiểm: Chuẩn bị vũ trang, tập võ, tập bắn, mua vũ khí, đồng thời móc nối với các đối tượng ở nước ngoài thông báo tình hình, tìm hiểu về hoạt động lập “vương quốc Mông”, đề nghị tài trợ, cử người hướng dẫn hoạt động; lén lút nhóm họp và chuẩn bị các điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc lập “vương quốc Mông”.

Trước tình hình trên, lực lượng Công an đã phối hợp các đơn vị chức năng tiến hành giải tỏa sự việc tại bản Huổi Khon. Kết quả bắt giữ 127 đối tượng có hành vi cản trở người thi hành công vụ, thu được nhiều quả nổ tự chế, súng kíp, bao đựng thuốc nổ, đạn, súng AK, cung nỏ, dao kiếm, hàng chục tấn lương thực, máy xát, máy phát điện. Sau khi phân loại các đối tượng bị bắt giữ, cơ quan chức năng đã khởi tố, xét xử nhiều đối tượng về hành vi phá rối an ninh.

Sau năm 2011, mặc dù lực lượng chức năng đã đấu tranh, bóc gỡ, xử lý nhiều đối tượng cầm đầu, cốt cán, tích cực gặp gỡ, giáo dục, vận động, củng cố địa bàn, tuy nhiên những hoạt động tuyên truyền lập “nhà nước Mông” vẫn chưa được giải quyết triệt để và có biểu hiện diễn biến phức tạp trong thời gian gần đây. Đáng chú ý, từ đầu năm 2020 đến nay, một số đối tượng do chưa từ bỏ tư tưởng chống đối, vẫn ảo tưởng sẽ được bên ngoài giúp đỡ thành lập nhà nước riêng của người Mông nên đã móc nối, câu kết với tổ chức ở nước ngoài và một số đối tượng ở Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu tập trung về Mường Nhé để bàn bạc, thống nhất, nhen nhóm tổ chức hoạt động lập “nhà nước Mông”.

Theo thống kê, cộng đồng người Mông ở Mỹ đã hình thành hơn 160 tổ chức, hội nhóm, ở 25 bang. Điển hình là các tổ chức “Phát triển quốc gia Mông” (H Mong National Development. Inc-HND); “Mặt trận giải phóng thống nhất người Mông” (HMong United Liberation Front)… Các tổ chức này đều tập hợp các phe phái, hội nhóm người Mông, kêu gọi thành lập một “nhà nước Mông”, thông qua Hội người Mông quốc tế, xác định cương lĩnh xây dựng “nhà nước” của dân tộc Mông...

Đây là những tổ chức đứng đằng sau giật dây, hà hơi, tiếp sức, kích động, chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí để các hội, nhóm trong người Mông tổ chức các hoạt động, tập hợp lực lượng, chống đối, hiện thực hóa âm mưu thành lập “nhà nước Mông”. Trong thời gian qua, từ hoạt động của cá nhân, nhóm đối tượng, tổ chức lợi dụng vấn đề dân tộc hình thành “nhà nước Mông”, ta có thể thấy âm mưu, thủ đoạn của các đối tượng tập trung ở một số khía cạnh sau đây:

Một là, trên phương diện quốc tế, các tổ chức phản động người Mông lưu vong triệt để lợi dụng Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị để tuyên truyền xuyên tạc. Họ lợi dụng các diễn đàn quốc tế vu cáo Việt Nam “đàn áp, diệt chủng người Mông”, kêu gọi Mỹ, Liên hợp quốc can thiệp, gây sức ép ngoại giao với Việt Nam.

Các tổ chức phản động người Mông tuy tính chất, hình thức hoạt động khác nhau, tranh giành ảnh hưởng trong cộng đồng người Mông ở Mỹ và trên thế giới nhưng đều có xu hướng dựa vào nước ngoài để lôi kéo, tập hợp lực lượng, thành lập “Nhà nước” của người Mông.

Hai là, lợi dụng vào đặc điểm đồng bào Mông luôn đề cao tính thân tộc, dòng họ, gắn kết cộng đồng. Bản chất của đồng bào là tốt bụng, chất phác, thật thà, suy nghĩ đơn giản, dễ tin...

Với đồng bào, việc mang cùng họ nghĩa là anh em và họ sẵn sàng tin và giúp người cùng họ, cùng dân tộc ngay cả khi mới gặp lần đầu. Vì thế, các đối tượng luôn tận dụng triệt để điều này để xuyên tạc, kích động, lôi kéo đồng bào cho những âm mưu, ý đồ chống phá.

Các đối tượng tung ra những luận điệu tuyên truyền mang tính chất hoang đường, lợi dụng mê tín dị đoan như: “sắp có họa lớn”, “sắp đến ngày tận thế”... để lừa phỉnh, lôi kéo, làm cho đồng bào vừa hoang mang, lo sợ, vừa hy vọng vào sự xuất hiện của một vị cứu tinh, thoát kiếp nghèo khó.

Ba là, để dễ tạo niềm tin, các đối tượng triệt để lợi dụng tôn giáo, đưa đạo Tin Lành xâm nhập vào đồng bào Mông. Các đối tượng tuyên truyền “Vua của người Mông sẽ cứu giúp người Mông, đưa người Mông đến chỗ sung sướng, có cuộc sống no đủ...”, “muốn có vương quốc Mông thì phải đi theo đạo, phải tin theo Chúa”... Đặc biệt các đối tượng tung tin “ngày tận thế” đất sẽ sụp, cháy khắp nơi, mọi người sẽ chết hết. Lúc đó, “đấng cứu thế”, “vua Mông” sẽ xuất hiện ở bản Huổi Khon.

“Những ai đến Huổi Khon sẽ được Chúa cứu giúp; sẽ được cho đất, cho tiền đưa về một nơi sống sung sướng”... Tin theo những điều hoang đường này, năm 2011, nhiều người Mông từ Sơn La, Hà Giang, Lai Châu, thậm chí là Tây Nguyên đổ bộ về tụ tập tại bản Huổi Khon chờ… Chúa trời đón đi. Từ đó gây tình trạng mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Bốn là, lợi dụng tập quán du canh, du cư, cuộc sống còn nhiều khó khăn của đồng bào Mông để tuyên truyền xuyên tạc. Các đối tượng hứa “sẽ có một cuộc sống no đủ, không làm thì cũng có ăn”... nhiều người đã tin, nghe theo, hoặc vì lợi ích vật chất trước mắt nên làm theo.

Các đối tượng tập trung vào các vấn đề về lịch sử, đất đai, những hạn chế trong việc thực hiện các chính sách dân tộc để kích động, lôi kéo người Mông biểu tình, bạo loạn, trốn ra nước ngoài, vu cáo Việt Nam đàn áp người Mông; tìm cách móc nối, phát triển tổ chức vào trong nước; câu kết, hỗ trợ cho số đối tượng chống đối trong nước bằng nhiều hình thức; triệt để lợi dụng không gian mạng Internet để tiến hành các hoạt động chống phá…

Sự thật là, “ngày tận thế” không đến, trời đất không sụp đổ, chẳng có “ông vua” nào, không có ai được đi về nơi gọi là “miền đất hứa”. Khi người dân về tập trung tại Huổi Khon theo lời xúi giục thì bị các đối tượng không cho ra, “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, mặc cho người già ốm đau, bệnh tật, chịu cảnh thiếu ăn. Không có “đấng cứu thế” hay “vua Mông” nào xuất hiện đến cứu như những lời lừa phỉnh.

Thay vào đó, những đối tượng cầm đầu thực hiện âm mưu, thủ đoạn, ảo vọng thành lập “nhà nước Mông” bị bắt giữ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Chỉ có Công an, bộ đội, cán bộ chính quyền, đoàn thể đến giúp đỡ đồng bào về nhà bằng tất cả trách nhiệm, tình thương, đó là minh chứng vạch trần luận điệu xuyên tạc, chống phá của các đối tượng rắp mưu hình thành “nhà nước Mông”.

15 tháng 7, 2020

TikTok - mối lo ngại về an ninh quốc gia với các nước

Sức ép "ngàn cân"

Chánh văn phòng Nhà Trắng, Mark Meadows, ngày 15/7 cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump hiện đang đánh giá nguy cơ về an ninh quốc gia của các ứng dụng truyền thông xã hội như TikTok và WeChat.

Phát biểu với các phóng viên trên chuyến bay từ Georgia đến Washington, ông Mark Meadows cho hay nhiều quan chức chính quyền đang đánh giá nguy cơ an ninh quốc gia liên quan đến TikTok, WeChat và nhiều ứng dụng khác, đặc biệt trong vấn đề thu thập thông tin về công dân Mỹ.

Ông Mark Meadows không cho biết thời gian cụ thể, song hành động được đưa ra với TikTok có thể chỉ trong vài tuần.


Trước đó, TikTok liên tục được chính quyền Tổng thống Donald Trump đưa vào tầm ngắm.

Phó tổng thống Mỹ Mike Pence hôm 7/7 nói, nước Mỹ sẽ "giữ lập trường cứng rắn" với các thực thể Trung Quốc đe dọa an ninh, bao gồm ứng dụng TikTok. Ông Pence đưa ra tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn của kênh Fox News, một ngày sau khi Ngoại trưởng Mike Pompeo nói rằng Mỹ đang xem xét cấm các ứng dụng mạng xã hội Trung Quốc, bao gồm TikTok.

Năm ngày sau, hôm 12/7, cố vấn Thương mại của Nhà Trắng Peter Navarro cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ có hành động cứng rắn đối với các ứng dụng truyền thông xã hội TikTok và WeChat của Trung Quốc.

Theo các nhà lập pháp Mỹ, vấn đề cốt lõi là mối lo ngại về an ninh quốc gia khi TikTok nắm trong tay dữ liệu người dùng. Phía Mỹ cho rằng dữ liệu người dùng ứng dụng của công ty ByteDance có trụ sở ở Trung Quốc có thể được chia sẻ với các cơ quan an ninh Trung Quốc khi có yêu cầu.

Chính phủ Mỹ có thể sẽ sử dụng lý do TikTok đã xâm phạm bảo mật thông tin của trẻ em làm đòn bẩy để cấm nền tảng video này, 9to5mac cho biết. Trước đó, TikTok đã 2 lần bị buộc tội vi phạm Luật Bảo vệ trẻ em của Mỹ. Lần đầu tiên vào tháng 12/2019, ứng dụng này cho phép trẻ em dưới 13 tuổi mở tài khoản mà không có sự đồng ý của phụ huynh. Lần thứ 2, TikTok bị kiện vì công khai dữ liệu như ảnh tiểu sử và vị trí ngay cả khi tài khoản của trẻ em được đặt ở chế độ riêng tư. Ngoài ra, TikTok bị cáo buộc không xóa video và thông tin cá nhân của người dùng dưới 13 tuổi như họ đã cam kết từ 2019.

Hôm 29/6, Chính phủ Ấn Độ quyết định cấm 59 ứng dụng có nguồn gốc Trung Quốc trong đó có TikTok. Một ngày sau đó, ứng dụng này bị gỡ khỏi App Store và Play Store Ấn Độ. Ấn Độ được xem là thị trường nước ngoài lớn nhất của TikTok với hơn 200 triệu người dùng.

Australia cũng đưa TikTok vào tầm ngắm khi bày tỏ lo ngại ứng dụng TikTok có thể gây ảnh hưởng tới an ninh của quốc gia này. Theo Herald Sun, ứng dụng này có thể được đưa ra trước Quốc hội Australia để bàn về mối lo ngại gián điệp. TikTok cũng bị cấm tại Bangladesh từ tháng 2/2019.

Ai chờ hưởng lợi? 

TikTok đang đứng bên bờ vực bị cấm ở Mỹ. Nếu điều này xảy ra, nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội này của Trung Quốc sẽ tiếp tục đánh mất thêm 1 thị trường quan trọng. Trước đó là Ấn Độ, thị trường đông dân nhất thế giới, và sắp tới có thể là Mỹ, thị trường có nền kinh tế phát triển nhất.

Nhưng sự thất thế của TikTok lại là cơ hội cho các nền tảng và các ứng dụng mạng xã hội khác. Các công ty công nghệ sẽ ngay lập tức lợi dụng sự hỗn loạn để thu hút người dùng về với nền tảng của riêng mình.


Có thể thấy, trong tuần qua, các nền tảng mới như Byte, một sản phẩm của người đồng sáng lập Vine, và Dubsmash lần lượt vươn lên vị trí cao trên mảng xếp hạng các ứng dụng được tải về nhiều nhất. Theo Business Insider, Byte chứng kiến số lượt tải về tăng tới 126% trong ngày 8/7, leo lên vị trí số 1 trên App Store Mỹ, dữ liệu từ công ty phân tích ứng dụng Sensor Tower cho biết. Dữ liệu được cung cấp cho Reuters cho thấy, số lượng lượt tải về tăng vọt dành cho Dubsmash, Triller và Likee.

Các "gã khổng lồ" như Snapchat và YouTube cũng cho ra những tính năng mới với nhiều điểm tương đồng với hình thức video ngắn và dòng video cuộn lên của TikTok.

Facebook và Google tất nhiên sẽ coi đây là cơ hội hiếm có. Cả 2 "ông lớn" này đều từng nỗ lực tạo ra các sản phẩm tương tự TikTok trong quá khứ. Mới đây, YouTube đang thử nghiệm một tính năng video ngắn cho nhóm người dùng nhỏ.

Cùng thời điểm, Snapchat chuyển sang cách thức xem nội dung mới bằng cách lướt dọc, cuộn lên xuống như TikTok, thay vì lướt sang ngang như trước đây. Instagram nói với Business Insider rằng, họ đang thử nghiệm một tính năng video ngắn có tên Reels ở một số quốc gia, trong đó có Ấn Độ, quốc gia chiếm 30% tổng số lượt tải TikTok.

Người "mở cờ trong bụng" nhất chắc chắn sẽ là CEO Facebook, Mark Zuckerberg. TikTok đang cho thấy ứng dụng này là đối thủ đáng gờm nhất của Instagram. Lệnh cấm TikTok của Ấn Độ và sắp tới có thể là Mỹ sẽ chặn đứng tham vọng trở thành ứng dụng phổ biến nhất thế giới của mạng xã hội này.

Cho đến hiện tại, mọi nỗ lực đưa Facebook thâm nhập thị trường Trung Quốc của Mark Zuckerberg vẫn không mang lại kết quả. Facebook vẫn rất khó tiếp cận người dùng tại Trung Quốc. Vì vậy, nếu TikTok đang là mạng xã hội được người dùng Mỹ đặc biệt yêu thích, chắc chắn ứng dụng mạng xã hội này sẽ khiến Mark Zuckerberg chưa thể "kê cao gối ngủ".

6 tháng 7, 2020

Xin đừng "tát nước theo mưa"

Nếu như chỉ các thế lực thù địch, các đối tượng bất mãn lợi dụng vụ án này để xuyên tạc, chống phá thì dễ bề nhận diện. Đáng tiếc, một số cá nhân trong nước, trong đó có người là cán bộ, đảng viên, nhất là người có danh vị xã hội lại thiếu tỉnh táo, đưa ra những ý kiến bình luận rất chủ quan...

Lợi dụng vụ án Hồ Duy Hải để xuyên tạc

Vụ án giết người, cướp tài sản xảy ra tại Bưu điện Cầu Voi (tỉnh Long An) xảy ra từ đầu năm 2008. Quá trình điều tra, truy tố, xác định Hồ Duy Hải là thủ phạm gây ra cái chết của 2 nữ nhân viên tại bưu điện này.

Tại phiên tòa sơ thẩm tháng 12-2008, TAND tỉnh Long An tuyên phạt Hải với mức án cao nhất. Tháng 4-2009, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP Hồ Chí Minh giữ nguyên mức án tử hình đối với Hải. Ngày 24-5-2011, sau khi xem xét đơn kêu oan của gia đình Hải, Chánh án TAND Tối cao quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm. Ngày 24-10-2011, Viện trưởng VKSND Tối cao cũng có quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm. Ngày 17-5-2012, Chủ tịch nước có quyết định bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình đối với Hải.

Trong thời gian này, trên mạng xã hội, một số đối tượng sử dụng các đài nước ngoài, các trang web, lợi dụng một số sai sót trong quá trình tố tụng vụ án Hồ Duy Hải để mở một "chiến dịch" bôi nhọ nền tư pháp nước ta bằng các bài viết có nội dung xuyên tạc, suy diễn, đưa thông tin lập lờ, không đúng sự thật, gây hiểu sai về một số tình tiết vụ án.

Với thái độ thận trọng trước sinh mạng của một con người, cuối năm 2014, ngay trong ngày dự kiến thực hiện bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải, Văn phòng Chủ tịch nước có văn bản truyền đạt ý kiến của Chủ tịch nước yêu cầu tạm dừng thi hành án để tiếp tục xem xét lại việc Hải có bị oan sai như đơn kêu oan của gia đình Hải hay không.

Ngày 12-12-2018, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội kiến nghị Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao xem xét, kháng nghị giám đốc thẩm vụ án. Ngày 23-7-2018, Văn phòng Chủ tịch nước yêu cầu Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội có văn bản thể hiện quan điểm, cách giải quyết cụ thể để xử lý dứt điểm vụ án này.

Ngày 22-11-2019, Viện trưởng Viện KSND Tối cao ban hành quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, phúc thẩm đã tuyên bị án Hải tử hình để điều tra lại.

Lúc này, một số đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị trong nước tiếp tục  "hùa vào" đả kích chế độ, đưa ra "thuyết âm mưu" theo kiểu "phe này đang đánh phe kia"; khẳng định Hồ Duy Hải bị oan, đòi phải trả tự do ngay cho Hải; thậm chí còn tự phán xét rằng đối tượng A, đối tượng B mới là thủ phạm thực sự, nhưng vì là "con quan to" nên Hải trở thành "vật tế thần"... Những thông tin hỏa mù, lẫn lộn thật giả được nhiều người sử dụng mạng xã hội bình luận, chia sẻ, "like" tạo ra thông tin tràn lan trên mạng xã hội; mục đích các đối tượng nhằm gây sức ép lên cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là trước phiên tòa giám đốc thẩm; làm ảnh hưởng đến tính độc lập, chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án.

Sự việc càng "nóng" thêm, khi ngày 8-5-2020, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm TAND Tối cao quyết định bác kháng nghị của Viện KSND Tối cao, giữ nguyên mức án tử hình đối với Hồ Duy Hải.

Nếu như chỉ các thế lực thù địch, các đối tượng bất mãn lợi dụng vụ án này để xuyên tạc, chống phá thì dễ bề nhận diện. Đáng tiếc, một số cá nhân trong nước, trong đó có người là cán bộ, đảng viên, nhất là người có danh vị xã hội lại thiếu tỉnh táo, đưa ra những ý kiến bình luận rất chủ quan.

Trong xã hội tôn trọng tự do ngôn luận, tự do bày tỏ ý kiến cá nhân, nhất là trên nền tảng mạng xã hội như hiện nay, việc đưa ra những ý kiến mang tính phản biện, góp ý, phê bình khách quan, có căn cứ... là một kênh thông tin quan trọng để các cơ quan chức năng, Nhà nước và toàn xã hội xem xét, rút ra những bài học, kinh nghiệm, hoặc cũng có thể sử dụng làm căn cứ để xử lý những vi phạm nếu những vụ việc nêu trên mạng xã hội là đáng tin cậy.

Ngược lại, nếu đưa thông tin sai, thông tin chưa được kiểm chứng, hoặc áp đặt ý thức chủ quan vội vã để đưa ra kết luận cá nhân sẽ tạo hiệu ứng tiêu cực, làm lây lan những thông tin không chính xác, gây ảnh hưởng đến uy tín, tạo áp lực lên hoạt động bình thường của cơ quan tiến hành tố tụng thì người viết, tán phát phải chịu trách nhiệm thông tin mình đưa ra.

Thực tế, ở vụ án Hồ Duy Hải, các cơ quan chức năng đã lắng nghe thông tin nhiều chiều để xem xét lại vụ án Hồ Duy Hải qua nhiều cấp, kéo dài suốt 12 năm nay. Hiện vụ án này vẫn chưa dừng lại, còn được các cấp thẩm tra, xem xét khi còn có những thông tin chưa được làm rõ, để từ đó đưa ra một kết luận thực sự khách quan, công bằng, không làm oan người vô tội nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm.

Một vụ án được quan tâm, xem xét kéo dài, có lúc đồng thuận, có lúc đưa ra quan điểm trái ngược nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng khi phát hiện có những tình tiết mới, thông tin mới, không thể gọi là bước "thụt lùi" của nền tư pháp được mà đó mới là minh chứng thể hiện tính độc lập, chỉ tuân theo pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng. Đó chính là thành quả của cải cách tư pháp, khuyến khích việc tranh tụng để làm sáng tỏ sự thực khách quan của vụ án.

Một cá nhân, một cơ quan, một cấp xét xử không thể tự mình chi phối, áp đặt ý thức chủ quan mà đó là quyết định của cả một tập thể, từ cấp thấp đến cấp cao, lại chịu sự giám sát chéo giữa các cơ quan quyền lực với nhau... Người nào làm sai, người đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Với một cá nhân cụ thể, nhất là với người nổi tiếng, là cán bộ, đảng viên cần hết sức thận trọng, có trách nhiệm trong lời nói, phát ngôn; cân nhắc nên viết gì, có chính xác hay không, có khách quan hay không; cho dù là viết trên báo chính thống hay trên mạng xã hội. Nên suy nghĩ độc lập về một sự việc, không nên "đánh bóng" mình bằng cách "tát nước theo mưa". Bởi nếu không tỉnh táo, chính họ đang vô tình trở thành công cụ cho một số thế lực phản động, đối tượng bất mãn, lợi dụng một vụ án để kích động, chia rẽ nhằm thực hiện mưu đồ chính trị của mình.

2 tháng 7, 2020

Phơi bày âm mưu áp dụng Luật Magnitsky

Hoạt động dưới danh nghĩa “Nhà xuất bản Tự do”, thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước, tuyên truyền các thông tin sai sự thật, công kích chế độ chính trị, chia rẽ đoàn kết dân tộc, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, tác động làm băng hoại giá trị đạo đức thuần phong, mỹ tục của người Việt...
Tăng cường đấu tranh, ngăn chặn âm mưu chống phá của các thế lực thù địch
Hoạt động dưới danh nghĩa “Nhà xuất bản Tự do”, thoát ly khỏi sự quản lý của Nhà nước, tuyên truyền các thông tin sai sự thật, công kích chế độ chính trị, chia rẽ đoàn kết dân tộc, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, tác động làm băng hoại giá trị đạo đức thuần phong, mỹ tục của người Việt, đó là những gì các đối tượng núp sau cái mác Nhà xuất bản Tự do đang làm. Dựa trên hệ quy chiếu thiếu khách quan về tình hình nhân quyền Việt Nam, với cách nhìn phiến diện, ý chí chủ quan, họ kêu gọi “áp đặt” cái mũ Magnitsky đối với Việt Nam.

Ngày 29/6 vừa qua, số đối tượng đứng sau Nhà xuất bản Tự do đăng tải thông tin với nội dung “Hướng dẫn sử dụng Luật Magnitsky để trừng phạt kẻ vi phạm nhân quyền”. Số đối tượng này cho rằng: “Sử dụng một công cụ pháp lý đặc biệt được tạo ra và thực thi ở các quốc gia như Mỹ, Anh, Canada,…để trừng phạt những kẻ vi phạm nhân quyền tại Việt Nam...”.

Theo đó, ấn phẩm này đưa ra cách hướng dẫn cho những đối tượng núp dưới danh nghĩa đấu tranh cho “dân chủ”, “nhân quyền” tại Việt Nam kêu gọi một số quốc gia gây áp lực đối với Việt Nam trên cơ sở Luật Magnitsky. Với tin tưởng rằng, các hoạt động này được sự tài trợ, hậu thuẫn của các phần tử chống phá Việt Nam nên các đối tượng này càng ung dung, tự đắc tiến hành các hoạt động manh động, liều lĩnh, thách thức pháp luật.

Luật Magnitsky là gì ?

Theo các nguồn thông tin chính thống được đăng tải bởi các hãng thông tấn nước ngoài, Manitsky là một dự án bắt nguồn từ một sự kiện tại nước Nga vào năm 2008 - 2009. Vào tháng 12/2016, Tổng thống Mỹ Barack Obama ký thành văn bản luật từ dự luật S. 2943, tức Luật Chuẩn chi Ngân sách Quốc phòng năm 2017 (NDAA 2017).Trong đó, văn bản này có điều luật “Chịu trách nhiệm về Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky” (gọi tắt là Magnitsky Act), quy định chế tài với các cá nhân mà Hoa Kỳ cho là vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới. Theo đó, chế tài áp dụng với các quốc gia vi phạm có thể là phong tỏa tài sản hoặc cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

Việc ban hành mở rộng Magnitsky đã tạo ra nhiều phản ứng trái chiều đối với dư luận quốc tế, trong đó nhiều ý kiến cho rằng: Điều luật nhân quyền toàn cầu Magnitsky không phù hợp với các nguyên tắc trong quan hệ quốc tế, tính khả thi không cao, không có sự đóng góp tích cực cho sự phát triển các mối quan hệ giữa các quốc gia. Việc vận dụng luật này sẽ thiếu khách quan khi không có các bằng chứng chính xác, thậm chí là sẽ gây ra sự ảnh hưởng đến uy tín của một số quốc gia trên trường quốc tế, trong đó có Việt Nam.

Có thể đánh giá, kể từ khi Việt Nam – Hoa Kỳ thiết lập bình thường hóa mối quan hệ ngoại giao từ tháng 7-1995 cho đến nay, mối quan hệ giữa Việt Nam - Hoa Kỳ đã, đang và tiếp tục phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực chính trị - ngoại giao, khoa học – kỹ thuật, giao lưu nhân dân… Đó là những thành quả đáng trân trọng để mối quan hệ ngày càng thắt chặt, vững mạnh, tạo điều kiện thuận lợi, tốt đẹp hơn dành cho nhân dân hai nước.


"Nhà xuất bản Tự do" là ai?

Tự xưng là “Nhà xuất bản Tự do” theo mô hình của một tổ chức phi lợi nhuận tuyên bố thành lập ngày 14-2-2019. Nhà xuất bản Tự do tiến hành một số hoạt động chính là xuất bản, in và phát hành các ấn phẩm có nội dung kích động bạo lực, chống đối quốc gia sở tại. Mặc dù là một tổ chức tự xưng không lợi nhuận, nhưng số đối tượng cầm đầu vẫn công khai hình thức bán sách với giá khá cao, một số sản phẩm theo hình thức cho/tặng sách in miễn phí; đăng tải các bản ebook công khai và miễn phí.

Với phương thức, thủ đoạn là thiết lập các kênh thông tin qua Internet như website, Facebook, Youtube... dựa trên nền tảng các ứng dụng mạng xã hội để lan tỏa tin tức tới cộng đồng phục vụ mục đích, ý đồ chống đối của các đối tượng.

Một số ấn phẩm vi phạm của Nhà xuất bản Tự do đã công khai trên website như: “Chính Trị Bình Dân,” “Cẩm Nang Nuôi Tù,” “Phản Kháng Phi Bạo Lực”... đã tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình chính trị - xã hội tại Việt Nam. Vậy, mục đích ra đời của Nhà xuất bản Tự do là gì?

Thứ nhất, cái gọi là Nhà xuất bản Tự do ra đời với mục đích để phục vụ nhu cầu của một bộ phận chống đối, bất mãn trong xã hội. Những ấn phẩm của các đối tượng chủ yếu nói về các bất mãn cá nhân, tiêu cực, thậm chí là “giả tạo tình huống, cảm xúc” để đánh lừa cộng đồng bằng những ngôn từ mỹ miều.

Nhà xuất bản Tự do tụ tập những thành phần chống đối bất hảo, viết bài vu cáo chế độ để kêu gọi các quốc gia can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, đặc biệt là kêu gọi áp dụng Magnitsky đối với Việt Nam trong thời gian vừa qua. Nhiều bài viết của các đối tượng lộng ngôn, xuyên tạc sự thật, đường lối, chính sách, pháp luật của Việt Nam, tạo ra sự hiểu nhầm, gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thứ hai, nhiều ấn phẩm đăng tải trên Nhà xuất bản Tự do tập trung vào tuyên truyền, kích động, lôi kéo lực lượng tham gia biểu tình, gây rối an ninh, trật tự. Sự thật là, các đối tượng đã có nhiều bài viết kích động với nhiều thủ đoạn tinh vi, nham hiểm.

Các đối tượng triệt để lợi dụng các sự kiện chính trị xã hội phức tạp, nhạy cảm ở trong nước, tâm lý bất ổn của một bộ phận quần chúng để tuyên truyền kích động, lôi kéo các tầng lớp nhân dân tham gia xuống đường biểu tình, tuần hành, gây rối an ninh trật tự, tập dượt cho các cuộc “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”. Nhà xuất bản Tự do đăng tải những ấn phẩm bằng những thủ đoạn xảo quyệt, lừa bịp, dối trá để đánh lừa một bộ phận quần chúng nhân dân.

Thứ ba, các thành phần tham gia vào Nhà xuất bản Tự do đăng tải các thông tin để định hướng Việt Nam phát triển “xã hội dân sự” theo tiêu chí phương Tây. Vu cáo Việt Nam vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền” để tìm kiếm sự hậu thuẫn của các chính giới nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động móc nối, tạo dựng lực lượng chống đối.

Thứ tư, các nội dung, ấn phẩm của Nhà xuất bản Tự do ra đời với các nội dung tuyên truyền nhằm tạo ra các tiền đề, nhân tố, điều kiện cho việc xóa bỏ chế độ XHCN, định hướng Việt Nam đi theo quỹ đạo Tư bản chủ nghĩa, tạo dựng các trào lưu, khuynh hướng đối lập và thù địch cách mạng trong lòng xã hội.

Thứ năm, tuyên truyền các luận điệu phi Cộng sản, tấn công vào Hiến pháp, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ chính trị tại Việt Nam. Các đối tượng này sử dụng sức mạnh của công cụ tuyên truyền để gây sức ép tước bỏ công cụ chuyên chính của Đảng là lực lượng Công an và Quân đội. Theo thuyết âm mưu “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang.

Âm mưu kêu gọi áp dụng Magnitsky với Việt Nam

Với thủ đoạn “Ấn phẩm này sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng một công cụ pháp lý đặc biệt được tạo ra và thực thi ở các quốc gia như Mỹ, Anh, Canada,…để trừng phạt những kẻ vi phạm nhân quyền hoặc tham nhũng tại Việt Nam”, các đối tượng đưa ra ấn phẩm bộc lộ mục đích, âm mưu, ý đồ trong việc kêu gọi sự can thiệp của nước ngoài vào Việt Nam thông qua các vấn đề liên quan đến “dân chủ”, “nhân quyền”.

Các đối tượng đưa ra quan điểm cho rằng, dựa vào Magnitsky “Mỹ có thể trừng phạt một quan chức Việt Nam sống ở Việt Nam vì đã có hành động vi phạm nhân quyền trầm trọng đối với công dân Việt Nam (như tra tấn, giết hại...), bằng cách phong tỏa tài sản của y ở Mỹ và cấm nhập cảnh vào nước Mỹ...”. Ý đồ của số đối tượng Nhà xuất bản Tự do là nhằm tạo ra một làn sóng mới để “áp đặt” vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” ở Việt Nam, đồng thời nó được xem như là một công cụ để cung cấp bằng chứng mà theo họ là “vi phạm nhân quyền” để cung cấp cho phía Mỹ nhằm đưa ra các chế tài áp đặt đối với Việt Nam.

Như vậy, nếu hoạt động vừa xuyên tạc trắng trợn tình hình dân chủ, nhân quyền, vừa tìm cách kêu gọi phía nước ngoài, thực thi Luật Magnitsky để áp đặt vào Việt Nam thì chẳng khác gì hành động “vừa đá bóng, vừa thổi còi” của các đối tượng.

Hơn nữa, Việt Nam là quốc gia luôn khẳng định sự tôn trọng quyền con người, luôn mở rộng các quyền tự do, dân chủ và được các quốc gia trên thế giới đánh giá cao. Hiến pháp Việt Nam 2013 khẳng định: Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN; Nhà nước tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo quyền con người, quyền công dân.

Có thể nói rằng, mối quan hệ giữa các quốc gia cần phải dựa trên nguyên tắc hợp tác, bình đẳng, tôn trọng lợi ích của các bên liên quan mới có thể giải quyết được các vấn đề mấu chốt, bảo đảm theo tinh thần nhân đạo, nhân văn. Muốn cho quyền cơ bản của con người được nâng lên, điều cốt lõi là phải có sự tôn trọng về điều kiện kinh tế, hoàn cảnh lịch sử, giá trị văn hóa dân tộc của mỗi quốc gia chứ không phải là việc áp đặt, đưa ra các chế tài ràng buộc như quan điểm áp dụng luật Magnitsky đối với Việt Nam.

Sự vi phạm nghiêm trọng luật pháp của Nhà xuất bản Tự do

Mặc dù số đối tượng hoạt động dưới danh nghĩa Nhà xuất bản Tự do sinh sống, làm việc tại Việt Nam, chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam nhưng lại đưa ra quan điểm hoạt động: “Chúng tôi hoạt động độc lập, với hoạt động chính là xuất bản và phát hành các ấn phẩm không chịu sự kiểm duyệt của chính quyền Việt Nam…”. Vậy, họ đã vi phạm pháp luật Việt Nam trên các phương diện như sau:

- Vi phạm Luật Xuất bản (Luật số: 19/2012/QH13, ngày 20 tháng 11 năm 2012) trong đó Khoản 2, Điều 6 Luật Xuất bản quy định:

“Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản trong phạm vi cả nước.

Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản”.

Luật cũng quy định rõ điều kiện thành lập nhà xuất bản, các hành vi bị nghiêm cấm.

Rõ ràng, đối chiếu với Luật Xuất bản, cái gọi là Nhà xuất bản Tự do là vi phạm, trái pháp luật.

Trước các hành vi, hoạt động tuyên truyền các thông tin sai sự thật của Nhà xuất bản Tự do, để phòng tránh những tác động tiêu cực về mặt nhận thức, chính trị tư tưởng, ảnh hưởng đến tình hình chính trị - xã hội Việt Nam, mỗi người dân chúng ta nên:

Thứ nhất, cần nhận thức rõ âm mưu tuyên truyền sai sự thật, phá hoại tư tưởng của cái gọi là Nhà xuất bản Tự do. Các hoạt động của số đối tượng kêu gọi áp dụng chế tài của luật Magnitsky với mục tiêu, ý đồ “áp đặt” lên Việt Nam với các chế tài bất hợp lý cần phải bị lên án.

Hai là, mỗi công dân Việt Nam thể hiện đúng đắn lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nhất là thế hệ trẻ, không bị các đối tượng chống đối nói chung, số đối tượng tham gia Nhà xuất bản Tự do nói riêng tuyên truyền, kích động; khơi dậy niềm tự hào của thanh niên, sinh viên về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc; đồng thời giúp họ hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của Nhà xuất bản Tự do trong bối cảnh hiện nay; chủ động nâng cao tinh thần cảnh giác khi tiếp cận thông tin bên ngoài, thông tin từ Internet, không để các đối tượng lợi dụng kích động người dân.