31 tháng 7, 2018

PHẢI BẮT ĐƯỢC CON BƯỚM CHÚA, XÃ HỘI MỚI THẬT SỰ TRONG SẠCH

Đại biểu Quốc hội cho rằng việc kỷ luật hàng loạt tướng lĩnh cao cấp trong quân đội và công an vừa qua là chuyện bình thường và chừng nào phải “bắt được con bướm chúa” thì mới có một xã hội thực sự trong sạch.

“Phải bắt được con bướm chúa”

Liên quan đến việc một số tướng lĩnh cấp cao của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng vừa bị xử lý kỷ luật, trả lời PV VTC News, ông Lưu Bình Nhưỡng, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Khóa 14, Ủy viên Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng đây là “chuyện bình thường” và “không phải là vấn đề nhạy cảm”.

"Thực ra chúng ta cứ tự xem đấy là vùng cấm, chứ tôi cho rằng đó là chuyện bình thường. Chỉ có những gì thuộc về bí mật quân sự, bí mật an ninh quốc gia, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư cá nhân... thì mới là vùng cấm, còn sai phạm của cán bộ thì tại sao lại có thể xem đó là vùng cấm được.


Nếu chúng ta coi đó là vùng cấm thì tức là từ trước đến nay đã có tình trạng bao che cho nhau, o bế nhau, dẫn đến tình trạng cấp dưới nói dối, báo cáo sai lên cấp trên, rồi nhiều cơ quan Nhà nước nói dối nhân dân.

Bây giờ không còn chuyện đó nữa. Chúng ta đang mong muốn xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng văn minh, đồng nghĩa với việc phải xây dựng một xã hội dân chủ và việc công khai sai phạm của các quan chức bây giờ là chuyện rất bình thường. Không nên coi đó là một vấn đề khó khăn hay là nhạy cảm”.

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, điều quan trọng là phải bắt được những “con sâu lớn”, “con bướm chúa” thì mới có một xã hội thực sự trong sạch. 

Bắt được nhiều sâu, bắt được những con sâu lớn, bắt được con bướm chúa, bắt hết được những con vi trùng gây bệnh có tính chất là nguy hiểm thì lúc đó chúng ta mới có một xã hội thực sự trong sạch

“Chừng nào mà trong công cuộc phòng chống tham nhũng, chúng ta bắt được nhiều sâu, bắt được những con sâu lớn, bắt được con bướm chúa, bắt hết được những con vi trùng gây bệnh có tính chất là nguy hiểm thì lúc đó chúng ta mới có một xã hội thực sự trong sạch, một “cơ thể nhà nước” khỏe mạnh”, ông Nhưỡng nhấn mạnh.

Theo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, lẽ ra đây là công viêc mà Đảng và nhà nước phải làm từ trước rồi, nếu trước kia làm quyết liệt thì đã không dẫn đến tình trạng này.

“Có những người mà trước kia chúng ta cứ ca ngợi là có công lao to lớn thì bây giờ lại trở thành những kẻ phản bội lại nhân dân, rồi có những ông trước kia trong lý lịch, khi khai hồ sơ cán bộ để bổ nhiệm thì khai rất rất hay nhưng bây giờ lại té ra là không phải vậy.

Đấy là điều đau đớn, nó thể hiện sự lỏng lẻo trong tổ chức và quản lý cán bộ, thậm chí là bao che cho nhau, ca tụng lẫn nhau, nâng nhau lên, dìm người khác xuống để đưa những người không xứng đáng vào. Để những người này đứng trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp là điều đáng tiếc trong công tác cán bộ. Chúng ta đã để tình trạng này xảy ra trong một thời gian rất dài”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nhận xét.

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, hình ảnh và uy tín của lực lượng vũ trang, cụ thể là công an và quân đội phụ thuộc rất nhiều vào cán bộ đứng đầu. Hình ảnh công an và quân đội hiện nay, phụ thuộc rất nhiều vào những tấm gương của những người lãnh đạo của lực lượng này.

"Vi phạm của những tướng lĩnh vi phạm vừa qua đã diễn ra trong một thời gian dài. Có người nắm vị trí vô cùng quan trọng, thậm chí là vị trí trọng yếu quốc gia như Tổng cục Tình báo, Quân chủng Phòng không. Điều này khiến cử tri lo ngại còn có những sai phạm khác liên quan đến các lãnh đạo cấp cao khác, ở các cấp ngành khác hay không?

Điều này cũng là dễ hiểu. Đây cũng là vấn đề mà Đảng cần cân nhắc để có hướng xử lý vụ việc trong thời gian tới” - ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng nói.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cũng khẳng định quan điểm của Đảng rất rõ. Đó là Đảng xác định không có vùng cấm trong xử lý cán bộ vi phạm.

"Bây giờ chúng ta đã tấn công vào những nơi từ trước đến nay chúng ta có quen gọi là “nhạy cảm”. Những nơi mà tưởng chừng không bao giờ chạm được vào thì bây giờ chúng ta làm được. Điều này thể hiện quyết tâm của Đảng, của Bộ Chính trị và Ban Bí thư trong việc làm trong sạch, lành mạnh bộ máy đội ngũ cán bộ Nhà nước.

Có thể nói là từ việc xử lý, kỷ luật một loạt cán bộ cấp cao trong hệ thống an ninh quốc phòng vừa qua cho thấy sự cần thiết của việc rà soát lại công tác cán bộ, phải đánh giá lại chất lượng công tác cán bộ và giám sát chất lượng cán bộ. Đây là những điều mà có lần tôi đã từng nêu tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội Khóa 14".

Vị đại biểu Bến Tre khẳng định không phải chỉ là quy định của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về rà soát hơn 1.000 cán bộ cấp cao do Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý, mà phải làm tất cả các khâu, các cấp các ngành mà phải đánh giá lại toàn bộ công tác cán bộ, chất lượng cán bộ ở mỗi cấp.

"Hiện chúng ta đã làm về bộ máy tổ chức hành chính rồi, vậy thì còn công tác cán bộ cũng cần thiết phải làm cho đồng bộ. Thực tế cho thấy, thời gian qua, công tác giám sát và kiểm tra cán bộ của chúng ta còn rất lỏng lẻo”, ông Nhưỡng nói.

Xử lý công khai 

Cũng liên quan đến vấn đề một số tướng lĩnh cấp cao bị đề nghị xử lý kỷ luật trong thời gian qua, trả lời PV VTC News, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng cho rằng việc công khai xử lý vi phạm là cần thiết, bởi xử lý công khai thì các thế lực xấu không có cơ hội lợi dụng, xuyên tạc.

“Theo tôi, mỗi sai phạm như vậy nếu để kéo dài sẽ tác động, ảnh hưởng xấu, nên khi đã phát hiện, có đủ cơ sở, chứng cứ để kết luận thì nên kết luận sớm và xử lý nghiêm minh, công khai, lấy lại trật tự kỷ cương trong Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị, đồng thời tránh các thế lực xấu lợi dụng, xuyên tạc.

Tất cả những vụ việc vừa qua đều dân chủ, minh bạch, công khai, đúng người, đúng tội. Xử lý nghiêm minh cán bộ vi phạm thì sẽ nâng cao được uy tín của Đảng, Nhà nước, được sự đồng lòng ủng hộ của cán bộ, đảng viên và nhân dân”, ông Phúc nói.

Nhận xét về việc có cả tướng lĩnh đang giữ chức vụ Thứ trưởng nhưng vẫn bị kỷ luật, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc cho rằng không có gì “đáng ngạc nhiên”, bởi vi phạm thì phải xử lý.

“Theo tôi, đến cấp Bộ trưởng còn bị kỷ luật thì nói gì đến cấp Thứ trưởng. Quan trọng là phải giữ nghiêm kỷ cương phép nước và kỷ luật trong Đảng.

Vụ việc trên không có gì đáng ngạc nhiên cả. Điển hình là Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT còn bị kỷ luật cả về Đảng và kỷ luật hành chính, cho thôi giữ chức Bộ trưởng, thì điều này cũng hết sức bình thường, càng củng cố lại quan điểm là không có “vùng cấm”, không có ngoại lệ".

PGS Nguyễn Trọng Phúc lấy dẫn chứng việc Bộ Công an đã kỷ luật Tổng Cục trưởng Phan Văn Vĩnh, Cục trưởng Nguyễn Thanh Hóa, giờ đến lượt Thứ trưởng Bộ Công an.

Những sai phạm đã rõ ràng, đã có kết luận rồi thì cứ theo quan điểm của Đảng mà xử lý. Có như vậy mới không sợ mất uy tín, củng cố được niềm tin, tin cậy của Đảng viên, nhân dân với các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

"Từ trước đến nay, ta cứ hay xử lý nội bộ, gần đây chúng ta công khai trước các phương tiện truyền thông đại chúng. Ở đây có hai vấn đề là kỷ luật trong Đảng và xử lý hành chính nhà nước, những ai thuần túy chỉ làm công tác Đảng thì kỷ luật Đảng, còn ai gắn với cơ quan nhà nước thì phải xử lý hành chính nhà nước. Nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thì phải xử lý theo đúng tội danh quy định của pháp luật" - ông Phúc nói. 

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc cho rằng: "Trước giờ ta vẫn hay dựa vào tập thể, cái gì cũng đổ cho tập thể mà không ai chịu trách nhiệm cả. Việc xử lý cán bộ cấp cao vừa qua đã thể hiện sự đề cao trách nhiệm cá nhân, có công thì tuyên dương, khen thưởng, còn có tội thì phải chịu trách nhiệm. 

Hội nghị Trung ương lần thứ 7 Khóa 12 này tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ cao cấp chiến lược, có phẩm chất, năng lực, có tầm chiến lược. Vậy nhưng bây giờ, chúng ta vẫn phải xử lý một số cán bộ có chức, có quyền, điều này là không mong muốn. Nhưng đây là việc hết sức cần thiết trong điều kiện xây dựng chỉnh đốn Đảng hiện nay”.

Xử lý nghiêm minh không sợ mất uy tín

Trả lời PV VTC News, ông Lê Như Tiến, nguyên ĐBQH Khóa 13, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết: "Trong chỉ đạo phòng chống tham nhũng, Đảng đã khẳng định không có “vùng cấm”. Ai có vi phạm là xử lý, không phân biệt là dân thường hay công an, quân đội.

Vừa qua, một số người nắm giữ vị trí trọng trách quan trọng trong Bộ Công an, Bộ Quốc phòng bị đưa ra kỷ luật khiến nhiều người lo ngại việc xử lý cán bộ cấp cao như vậy thì sẽ ảnh hưởng đến hệ thống cấp dưới, ảnh hưởng uy tín... 

"Tôi ủng hộ việc xử lý quyết liệt, không có vùng cấm. Không chừa một ai, hễ đã vi phạm. Chúng ta xử lý nghiêm minh thì không việc gì sợ mất uy tín cả.

Qua vụ này cho thấy sự quyết liệt vào cuộc của Đảng, Nhà nước trong chống tham nhũng và xử lý cán bộ vi phạm, đó là đã vi phạm là phải xử lý, cho dù đó là ai. Điều này càng thể hiện rõ quyết tâm phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta hiện nay", ông Tiến nói.

VỤ GIAN LẬN ĐIỂM THI Ở SƠN LA: CẦN MẠNH TAY CHO MỘT NỀN GIÁO DỤC SẠCH

Liên quan đến vụ gian lận điểm thi THPT Quốc gia tại tỉnh Sơn La, hôm nay ngày 31/7/2018, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La đã ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 3 đối tượng gồm:

Bà Nguyễn thị Hồng Nga, SN 1967, chuyên viên phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Sơn La, thư ký Ban chỉ đạo, ủy viên tổ chấm thi trắc nghiệm.

Ông Đặng Hữu Thủy, SN 1964, Phó Hiệu trưởng trường PTTH Tô Hiệu, ủy viên tổ chấm thi trắc nghiệm.

Ông Lò Văn Huynh, SN 1961, Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Sơn La, ủy viên Ban chỉ đạo, ủy viên Hội đồng thi, Trưởng Ban thư ký.


Khởi tố và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 2 đối tượng gồm:

Ông Trần Xuân Yến, SN 1971, Phó Giám đốc Sở Giáo dục- Đào tạo Sơn La, Ủy viên Ban Chỉ đạo thi, Phó Chủ tịch Hội đồng thi, Phó trưởng ban chấm thi, Tổ trưởng tổ chấm thi trắc nghiệm.

Bà Cầm Thị Bun Sọn, SN 1969, Phó trưởng phòng Chính trị Tư tưởng, ủy viên tổ chấm thi trắc nghiệm, đều về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo điều 356 Bộ Luật hình sự.

Trước đó, ngày 26/7, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" về những sai phạm tại Hội đồng thi THPT quốc gia năm 2018 tỉnh Sơn La.


Có thể nói, vụ gian lận thi cử tại Sơn La đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Đây là một vụ việc rất nghiêm trọng, được tiến hành có tổ chức và bài bản với sự tham gia và tiếp tay của những cán bộ có trách nhiệm thuộc Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Sơn La. So về tính chất phức tạp và sự tinh vi thì vụ việc ở Sơn La có tính phức tạp hơn vụ việc xảy ra ở Hà Giang bởi tính tổ chức và được tiến hành rất bài bản.

Những đối tượng liên quan bước đầu đã bị bắt, khởi tố. Sự thật của vụ việc, thủ đoạn gian lận điểm thi, có hay không việc chạy điểm... sẽ được cơ quan công an làm rõ để trả lời công khai trước dư luận. Tuy nhiên, dù sự thật có được làm rõ thế nào thì vết thương này khó được chữa lành, niềm tin của dư luận đối với sự minh bạch, công bằng của một kỳ thi quốc gia như kỳ thi THPT không dễ để lấy lại.

Những sự việc xảy ra ở Hà Giang, Sơn La trong kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua đã thực sự gây chấn động đối với dư luận và những người làm công tác giáo dục. Tại sao một kỳ thi tầm cỡ quốc gia mà lại có để xảy ra những câu chuyện đau lòng như vậy. Sau Hà Giang, Sơn La còn địa phương nào nữa hay không? Liệu câu chuyện ở Hà Giang, Sơn La vừa qua mới chỉ là lần đầu hay đã được tiến hành trong vài năm? Còn đó rất nhiều câu hỏi và nỗi lo của người dân cả nước trước thực trạng giáo dục nước nhà.

Cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela từng nói rằng: “Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên”. Điều đó hoàn toàn đúng. Bởi vậy, rất cần những biện pháp mạnh để chấn hưng lại nền giáo dục nước nhà vào lúc này.

Tòa Quân Sự: "ÚT TRỌC" ĐINH NGỌC HỆ BỊ TUYÊN PHẠT 12 NĂM TÙ

Bị cáo Đinh Ngọc Hệ bị tuyên 12 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Sử dụng tài liệu giả.

Chiều nay (31/7), sau hai ngày xét xử, Toà án quân sự Quân khu 7 tuyên mức án với bị cáo Đinh Ngọc Hệ (tức “Út trọc", cựu thượng tá quân đội, cựu Phó TGĐ Tổng Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng) và các đồng phạm.

Tại phiên toà, Đinh Ngọc Hệ không thừa nhận có hành vi phạm tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Trong khi đó, Trần Văn Lâm, Bùi Văn Tiệp, Trần Xuân Sơn đều thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng. HĐXX cho rằng, lời khai của các bị cáo tại toà và lời khai của người làm chứng cho thấy Đinh Ngọc Hệ có hành vi như cáo trạng là có căn cứ.

HĐXX đủ cơ sở kết luận hành vi của các bị cáo trên phạm tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ; bị cáo Phùng Danh Thắm phạm tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Bị cáo Đinh Ngọc Hệ. Ảnh:TTXVN
Toà nhận định tính chất vụ án là rất nghiêm trọng, trực tiếp xâm hại tới hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, vi phạm trong sử dụng tài sản công, hoạt động kinh tế kinh doanh xăng dầu, gây thất thoát hơn 1,4 tỷ đồng. Hành vi của bị cáo làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của quân đội, công an.

Từ nhận định trên, HĐXX tuyên phạt bị cáo Đinh Ngọc Hệ 10 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ; 2 năm tù về tội Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Tổng hợp hình phạt, bị cáo Hệ phải chấp hành 12 năm tù.

Cùng phạm tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ, bị cáo Trần Văn Lâm (cựu TGĐ điều hành Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Q.P) bị tuyên mức án từ 5 năm tù.

Bị cáo Trần Xuân Sơn (cựu TGĐ chi nhánh Công ty Thái Sơn Bộ Q.P tại Bình Dương) 18 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 36 tháng. Bị cáo Sơn được trả tự do tại phiên toà.

Bị cáo Bùi Văn Tiệp (nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367 Quân chủng PK-KQ) 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 48 tháng.

Bị cáo Phùng Danh Thắm (cựu TGĐ Tổng Công ty Thái Sơn Bộ Quốc phòng) nhận mức án 24 tháng cải tạo không giam giữ về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Các bị cáo phải khắc phục số tiền hơn 1,4 tỷ đồng thất thoát. Với số tiền hơn 6 tỷ thu lợi từ việc cho thuê xe biển xanh 80A trái pháp luật, toà tuyên sung quỹ Nhà nước.
(VOV . VN)

30 tháng 7, 2018

VŨ NHÔM LĨNH ÁN 9 NĂM TÙ

Chiều 30/7, TAND Hà Nội tuyên 9 năm tù với Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ nhôm) về tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước. Nguyên Tổng cục phó Tổng cục Tình báo, Bộ Công an lĩnh 7 năm tù.

Gần 17h ngày 30/7, TAND Hà Nội thông báo sẽ cho phóng viên vào dự phần tuyên án với Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ nhôm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79) và 2 bị cáo khác về tội Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước.

TAND Hà Nội tuyên bị cáo Phan Văn Anh Vũ 9 năm tù về tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước. Hai bị cáo đồng phạm với Vũ lĩnh 6 và 7 năm tù về cùng tội danh.

Họ gồm: Phan Hữu Tuấn (63 tuổi, nguyên Tổng cục phó Tổng cục Tình báo, Bộ Công an) và ông Nguyễn Hữu Bách, cán bộ Bộ Công an (55 tuổi).

Trong phần tuyên án kéo dài hơn 10 phút, nữ thẩm phán TAND Hà Nội cho hay sau khi thẩm vấn và tranh tụng tại tòa, HĐXX xác định về tội danh, tuyên bố các bị cáo Phan Văn Anh Vũ, Phan Hữu Tuấn, Nguyễn Hữu Bách phạm tội Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước.

Về hình phạt, HĐXX tuyên bị cáo Phan Văn Anh Vũ 9 năm tù; bị cáo Phan Hữu Tuấn 7 năm tù; bị cáo Nguyễn Hữu Bách 6 năm tù.

Về thu giữ vật chứng, bản án sơ thẩm quyết định thi hành theo Điều 47 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, HĐXX tuyên tiêu hủy một số điện thoại di động, đĩa DVD, USB, ổ cứng di động.

Về án phí, các bị cáo có nghĩa vụ nộp mỗi người 200.000 đồng. Các bị cáo có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

Sáng cùng ngày, phiên toà xét xử 3 bị cáo trên được xử kín.

Bên trong phòng tuyên án chiều 30/7. Ảnh chụp màn hình: Hoàng Lam.

Tháng 12/2017, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố bị can đối với ông Phan Văn Anh Vũ về tội Cố ý làm lộ tài liệu bí mật Nhà nước, theo Điều 263 Bộ luật Hình sự 1999. Tội danh này có khung hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù.

Khi khám xét nhà riêng ở Đà Nẵng, ông Vũ không có mặt ở nơi cư trú. Do đó, Cơ quan An ninh điều tra ra quyết định truy nã đối với Vũ.

Ngày 2/1/2018, Cơ quan Xuất nhập cảnh và Cửa khẩu Singapore (ICA) tạm giữ người có tên Phan Van Anh Vu vì vi phạm Luật di trú. Hai ngày sau, chuyến bay Vietnam Airlines từ Singapore về Hà Nội chở ông Vũ đã hạ cánh tại sân bay quốc tế Nội Bài.

Đến ngày 7/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiếp tục khởi tố bị can, tạm giam 4 tháng đối với Vũ về hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ để làm rõ vi phạm pháp luật của người này và các cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc mua, bán các nhà, đất công sản tại địa bàn TP Đà Nẵng và một số tỉnh, thành phố khác.

Ngày 18/4, Phan Văn Anh Vũ bị khởi tố về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản để điều tra về khoản tiền 200 tỷ Ngân hàng Đông Á bị thất thoát.

Ông Phan Văn Anh Vũ là đại gia bất động sản có tiếng ở Đà Nẵng.

Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành và 2 nguyên Chủ tịch UBND Đà Nẵng nằm trong danh sách những cán bộ bị cơ quan chức năng kết luận có sai phạm liên quan đến Phan Văn Anh Vũ.

***

Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước

1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù 2-7 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 5-10 năm:

a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 10-15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật;

c) Phạm tội 2 lần trở lên;

d) Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.
(Hoàng Lam)
Xem thêm tuyển tập dài kỳ về Phan Văn Anh Vũ để hiểu sâu thêm về con người này tại đây

BÙI TÍN LẠI XUYÊN TẠC NHẰM CHIA RẼ ĐẢNG VÀ NHÂN DÂN

Lợi dụng Đảng Cộng sản Việt Nam đẩy mạnh việc công khai tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng, quan liêu, lãng phí và tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; ngăn ngừa những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đặc biệt là việc xử lý các phần tử có những hành vi chống đối, gây rối, kích động nhân dân làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn, an ninh xã hội…, vừa qua, trên trang Blog của mình, Bùi Tín có bài viết với tiêu đề: “Coi nhân dân là thù địch, họ còn sống với ai?”. Nội dung bài viết đã xuyên tạc thực tiễn để bôi nhọ, nói xấu Đảng khi cho rằng chủ trương hiện đại hóa lực lượng dân quân xã của Đảng là nhằm mục đích “tăng cường đàn áp cơ sở, cho bọn xấu gây rối để lấy cớ hành trị dân”.

Có thể thấy, luận điệu trên của Bùi Tín thực chất là nhằm chia rẽ mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, làm cho dân xa rời và đối lập với Đảng, thủ tiêu nguồn sức mạnh vô địch và sức sống của Đảng, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.


Lịch sử cách mạng Việt Nam gần 90 năm qua đã chứng minh mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam là mối quan hệ gắn bó trong một chỉnh thể thống nhất. Chính lịch sử dân tộc và nhân dân ta đã lựa chọn Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo, dẫn dắt dân tộc trên con đường đi tới độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc. Đảng đã vì dân mà ra đời, mục tiêu hoạt động của Đảng là vì nhân dân, vì độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân dân; nguồn sức mạnh bất tận và vô địch của Đảng là từ nhân dân, ở trong nhân dân; Đảng là của dân, vì dân, Đảng quan tâm chăm lo đến dân. Dân một lòng, một dạ theo Đảng, chiến đấu dưới ngọn cờ của Đảng. Điều đó cho thấy, nhân dân Việt Nam đã lựa chọn và trao cho Đảng Cộng sản Việt Nam quyền duy nhất lãnh đạo, duy nhất cầm quyền ở nước ta. Và nhân dân ta đã một lòng theo Đảng, đoàn kết dưới ngọn cờ của Đảng để làm nên những kỳ tích vĩ đại, những thành tựu mang tầm vóc lịch sử. Đảng đã lãnh đạo cách mạng, đưa nhân dân thoát khỏi ách nô lệ, lầm than, vươn lên làm chủ đất nước, xây dựng cuộc sống mới, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, mọi người dân Việt Nam đều đã cảm nhận được mình là chủ thể mọi quyền lực. Trong quá trình lãnh đạo, tất cả các đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân. Mọi người dân đều trực tiếp hay gián tiếp đề đạt nguyện vọng và đóng góp ý kiến cho các cơ quan công quyền. Các cơ chế, chính sách phát huy quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được hoàn thiện và hoạt động hiệu quả. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra trở thành quy chế, thiết chế dân chủ trong xã hội; là phương châm hành động của người dân trong xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng Đảng; là yêu cầu ứng xử của cán bộ, đảng viên trong tiếp xúc, quan hệ với dân và chăm lo đến dân… Điều 4 Hiến pháp Việt Nam đã hiến định: “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”. Tất cả những điều này được coi là yếu tố quan trọng đảm bảo dưới sự lãnh đạo của Đảng, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao; xã hội ngày càng ổn định, kinh tế phát triển nhanh và bền vững… điều này được thế giới đánh giá cao, tin tưởng vào con đường phát triển của nước ta.

Như vậy, những luận điệu cho rằng Đảng ta “coi nhân dân là thù địch” của Bùi Tín là ý đồ đen tối, công kích, xuyên tạc, nói xấu Đảng nhằm chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, làm tổn hại đến sự ổn định chính trị – xã hội, đi ngược lại nguyện vọng, lợi ích của nhân dân. Do đó, chúng ta cần hết sức cảnh giác, đề cao trách nhiệm đấu tranh, bác bỏ các luận điệu sai trái, phản động của y.
Via Góc nhìn thời đại

Nóng: "ÚT TRỌC" ĐINH NGỌC HỆ KHAI MUA VÀ SỬ DỤNG BẰNG ĐẠI HỌC GIẢ

Sáng nay, 30/7/2018, Tòa án quân sự Quân khu 7 mở phiên tòa xét xử bị cáo Đinh Ngọc Hệ, tức "Út trọc”, cùng các đồng phạm. Phiên tòa diễn ra tại trụ sở Tòa án quân sự Thủ đô ở Hà Nội.

Bị cáo Đinh Ngọc Hệ tức "Út trọc" trong phiên xử sáng nay. Ảnh TTXVN.

Bị cáo Đinh Ngọc Hệ - nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Q.P - bị đưa ra xét xử về 2 tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Cùng bị đưa ra xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” còn có 3 bị cáo: 

- Trần Văn Lâm, nguyên TGĐ điều hành Công ty Cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Q.P;

- Trần Xuân Sơn, nguyên Giám đốc Chi nhánh Công ty Cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Q.P;

- và Bùi Văn Tiệp, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367, Quân chủng Phòng không - Không quân.

Riêng Đại tá Phùng Danh Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn - Bộ Quốc phòng, bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Chủ tọa phiên tòa là Thượng tá Nguyễn Xuân Phong. Dự kiến, phiên tòa xét xử sẽ được diễn ra trong 2 ngày từ 30 đến 31/7/2018.

Trong phần thủ tục, luật sư của bị cáo Hệ yêu cầu triệu tập nhiều nhân chứng nhưng đại diện VKS cho là không cần thiết. Trong buổi sáng, tòa kiểm tra thủ tục và đại diện VKS công bố bản cáo trạng.

Quang cảnh phiên tòa xét xử ông “Út trọc” cùng đồng phạm. 

Theo nội dung truy tố, mặc dù bị can Đinh Ngọc Hệ không thừa nhận hành vi phạm tội, nhưng căn cứ tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra, phù hợp với hồ sơ, tài liệu trong việc đăng ký, quản lý, sử dụng xe biển quân sự, xe biển xanh 80A, đã có đủ chứng cứ xác định.

Sau khi ký tờ trình, chỉ đạo cấp dưới ký tờ trình đề nghị xin mua xe bằng vốn tự có, đề nghị đăng ký xe biển quân sự, biển xanh 80A và được cấp có thẩm quyền cho mua, đăng ký, Đinh Ngọc Hệ là người quyết định, chỉ đạo việc sử dụng xe để thế chấp, cho thuê, giao xe cho các đối tượng ngoài xã hội sử dụng trái quy định, trong khi không phải nộp thuế trước bạ đối với số xe ô tô đó hơn 3,1 tỉ đồng, đồng thời hưởng lợi hơn 6 tỉ đồng.

Việc sử dụng nhiều xe biển quân sự, biển xanh 80A không đúng quy định đã ảnh hưởng đến uy tín của quân đội, vi phạm quy định của Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về quản lý, sử dụng xe công.

Có đủ cơ sở khẳng định, ông Út “trọc” đã chỉ đạo cấp dưới lợi dụng danh nghĩa là doanh nghiệp quân đội làm kinh tế quốc phòng, báo cáo sai sự thật với UBND tỉnh và các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương, câu kết làm giả hợp đồng gửi xăng, hợp thức nguồn gốc xăng dầu kém chất lượng, nhằm tránh bị xử phạt, gây thất thu cho ngân sách nhà nước hơn 1,4 tỉ đồng.

Ngoài ra, Út “trọc” còn bị xác định đã mua một bảng điểm và một bằng tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân giả và nhiều lần sử dụng để kê khai hồ sơ đảng viên, để được nâng lương, chuyển nhóm lương, bổ nhiệm, phong quân hàm trái quy định.

Bước vào phần xét hỏi, trả lời Hội đồng xét xử, bị cáo Đinh Ngọc Hệ khai trong quá trình làm việc có học trường ĐH Mở TPHCM.

HĐXX hỏi: "Bị cáo có mua bằng giả của ĐH Kinh tế Quốc dân không?", Đinh Ngọc Hệ thừa nhận việc này. Sau khi mua, bị cáo đã đưa vào hồ sơ và khai nhận mình có bằng đại học với cơ quan.

Bị cáo Hệ trình bày, bản thân có quen biết anh em ngoài xã hội và nghe họ nói không cần phải đi học vẫn có bằng nên đã dùng tiền mua.

"Không đi học dùng tiền mua bằng đúng hay sai?", đại diện VKS hỏi. "Út trọc" trình bày do trình độ dân trí lúc đó thấp nên "nhận thức việc mua bằng là đúng".

11h30 phiên tòa tạm nghỉ và sẽ tiếp tục vào chiều 13h30.

29 tháng 7, 2018

TRUNG TƯỚNG BÙI VĂN THÀNH TỪNG ĐỀ NGHỊ CẤP HỘ CHIẾU NGOẠI GIAO, TỰ Ý KÝ QUYẾT ĐỊNH CHO VŨ "NHÔM" ĐI NƯỚC NGOÀI

Theo kết luận của Bộ Chính trị, Trung tướng Bùi Văn Thành đã tự ý ký quyết định cho Phan Văn Anh Vũ (biệt danh Vũ "nhôm") tham gia đoàn đi nước ngoài và đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao cho Phan Văn Anh Vũ không đúng đối tượng, không đúng tiêu chuẩn.

Trung tướng Bùi Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an trực tiếp phụ trách Tổng cục HCKT
Theo kết luận của Bộ Chính trị sau cuộc họp ngày 28/7, Trung tướng Bùi Văn Thành, với cương vị Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an trực tiếp phụ trách Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng uỷ Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật.

Trung tướng Bùi Văn Thành đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm tại Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật; vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước và Quy chế làm việc của Bộ Công an.

Trung tướng Thành đã ký văn bản của Bộ Công an đề xuất bán chỉ định một số cơ sở nhà, đất an ninh không đúng quy định pháp luật; ký một số văn bản không thuộc trách nhiệm được phân công.

Ngoài ra, theo kết luận của Bộ Chính trị, Trung tướng Bùi Văn Thành đã tự ý ký quyết định cho Phan Văn Anh Vũ tham gia đoàn đi nước ngoài và đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao cho Phan Văn Anh Vũ không đúng đối tượng, không đúng tiêu chuẩn.

"Những vi phạm của đồng chí Trung tướng Bùi Văn Thành gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng, ngành Công an và cá nhân đồng chí, gây dư luận xấu và bức xúc trong xã hội", kết luận của Bộ Chính trị cho biết.

Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XII; căn cứ Quy định số 102-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Bùi Văn Thành bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng (Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Công an Trung ương nhiệm kỳ 2016 - 2021; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật Bộ Công an nhiệm kỳ 2010 - 2015). 

Ông Phan Văn Anh Vũ, biệt danh Vũ "nhôm", là cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên The Sunrise Bay Đà Nẵng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 ở Đà Nẵng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Nova Bắc Nam 79 ở TP.HCM. Kể từ đầu năm 2017 ông Vũ được nhắc nhở tới nhiều liên quan đến các cuộc điều tra của công an về vấn đề bất động sản ở Đà Nẵng.

Từ tháng 4 đến tháng 10/2017, Phan Văn Anh Vũ tuần tự rút vốn khỏi các công ty mình quản lý.

Trong tháng 12/2017, Phan Văn Anh Vũ đột ngột bỏ trốn và bị Bộ Công an ra lệnh truy nã vào ngày 22/12/2017.

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can đối với ông Phan Văn Anh Vũ về tội Cố ý làm lộ tài liệu bí mật Nhà nước, theo Điều 263 Bộ luật Hình sự 1999. 

Ngày 28/12/2017, ông Vũ bị Cục quản lý xuất nhập cảnh Singapore tạm giam, khi ông định rời khỏi Singapore sang Malaysia, vì ông Vũ mang theo 2 hộ chiếu với 2 nhân thân khác nhau mà đều do cơ quan quản lý Việt Nam cấp. Ngày 4/1, ông Vũ bị trục xuất về Việt Nam và bị công an bắt tại sân bay Nội Bài.

28 tháng 7, 2018

CÁCH TẤT CẢ CHỨC VỤ TRONG ĐẢNG CỦA THỨ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN BÙI VĂN THÀNH

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Thứ trưởng Bùi Văn Thành và nguyên Thứ trưởng Trần Việt Tân.

Ngày 28/7, tại trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

I- Sau khi xem xét đề nghị của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương tại Tờ trình số 130-TTr/UBKTTW, ngày 27/7/2018 về việc đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật trung tướng Bùi Văn Thành, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, Bộ Chính trị nhận thấy:

Trung tướng Bùi Văn Thành, với cương vị Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an trực tiếp phụ trách Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật.

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật trung tướng Bùi Văn Thành bằng hình thức Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng. Ảnh: Bá Chiêm.

Cá nhân tướng Thành đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm tại Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật; vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước và Quy chế làm việc của Bộ Công an; ký văn bản của Bộ Công an đề xuất bán chỉ định một số cơ sở nhà, đất an ninh không đúng quy định pháp luật; ký một số văn bản không thuộc trách nhiệm được phân công.

Ông Thành còn tự ý ký quyết định cho Phan Văn Anh Vũ tham gia đoàn đi nước ngoài và đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao cho Phan Văn Anh Vũ không đúng đối tượng, không đúng tiêu chuẩn.

Những vi phạm của trung tướng Bùi Văn Thành gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng, ngành công an và cá nhân, gây dư luận xấu và bức xúc trong xã hội.

Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XII; căn cứ Quy định số 102-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật ông Bùi Văn Thành bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng (Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Công an Trung ương nhiệm kỳ 2016 - 2021; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật Bộ Công an nhiệm kỳ 2010 - 2015).

Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo thực hiện quy trình xử lý kỷ luật về hành chính và giáng cấp bậc hàm đối với ông Bùi Văn Thành, bảo đảm đồng bộ, kịp thời, tương xứng với kỷ luật của Đảng theo quy định.

II- Sau khi xem xét Tờ trình số 131-TTr/UBKTTW, ngày 27/7/2018 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về việc đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật thượng tướng Trần Việt Tân, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Công an Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Bộ Chính trị nhận thấy:

Nguyên Thứ trưởng Bộ Công an Trần Việt Tân. Ảnh: CAND.

Thượng tướng Trần Việt Tân, trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, đã ký một số văn bản vi phạm quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước, gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của ngành công an và cá nhân, gây dư luận xấu trong xã hội.

Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XII; căn cứ Quy định số 102-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật ông Trần Việt Tân bằng hình thức cách chức Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Công an Trung ương nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo thực hiện quy trình xử lý kỷ luật về hành chính và giáng cấp bậc hàm đối với ông Trần Việt Tân bảo đảm đồng bộ, kịp thời, tương xứng với kỷ luật của Đảng theo quy định.

***

Trung tướng Bùi Văn Thành sinh năm 1958 ở xã Khánh An, huyện Yên Khánh, Ninh Bình. Trước khi làm Thứ trưởng Bộ Công an, ông là Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật - Bộ Công an, hàm đại tá (sau thăng thiếu tướng).

Năm 2014, ông Thành được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công an và được thăng quân hàm trung tướng.

***

Thượng tướng Trần Việt Tân sinh năm 1955, quê huyện Tiền Hải, Thái Bình. Sau khi tốt nghiệp Học viện An ninh nhân dân, ông có nhiều năm công tác trong ngành an ninh thuộc lực lượng công an nhân dân.

Trước khi được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an vào tháng 10/2011, ông từng giữ các chức vụ Phó tổng cục trưởng rồi Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo (Bộ Công an), hàm thiếu tướng. Tháng 7/2013, ông được thăng hàm thượng tướng công an. Ông nghỉ hưu theo chế độ vào đầu 2016.
(Nhật Lâm)

27 tháng 7, 2018

MỘT LOẠT TƯỚNG CÔNG AN BỊ ĐỀ NGHỊ KỶ LUẬT

Đúng là không có vùng cấm trong đấu tranh phòng chống tiêu cực, tham nhũng và cũng không có khái niệm hạ cánh an toàn. Mọi sai lầm dù cố tình hay vô ý đều phải trả giá.

Tại kỳ họp thứ 28 từ ngày 24 đến 26/7/2018 tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của ông Trần Cẩm Tú, UBKT Trung ương đã xem xét, kết luận về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an. 

UBKT Trung ương kết luận, Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật (Tổng cục IV) đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo; thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm trong quản lý, sử dụng đất an ninh và quản lý tài sản công; bán chỉ định tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, liên kết kinh doanh, cho thuê đất an ninh không đúng quy định pháp luật.

Trung tướng Lê Văn Minh, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy và chịu trách nhiệm cá nhân về những vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Trung tướng Bùi Xuân Sơn (ảnh bên), nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tổng cục trưởng cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy và chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm trong công tác tham mưu thực hiện quản lý, sử dụng đất an ninh của ngành Công an khi được giao phụ trách lĩnh vực này.

Cá nhân ông Bùi Văn Thành đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm tại Tổng cục IV

Trung tướng Bùi Văn Thành, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an trực tiếp phụ trách Tổng cục IV, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục IV cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục IV.

Cá nhân ông Bùi Văn Thành đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm tại Tổng cục IV. Qua kiểm tra, Trung tướng Bùi Văn Thành còn vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước và Quy chế làm việc của Bộ Công an; ký văn bản của Bộ Công an đề xuất bán chỉ định một số cơ sở nhà, đất an ninh không đúng quy định pháp luật; ký một số văn bản không đúng thẩm quyền được phân công phụ trách.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận, những vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật và các Trung tướng Lê Văn Minh, Bùi Xuân Sơn là nghiêm trọng, vi phạm của Trung tướng Bùi Văn Thành là rất nghiêm trọng, làm thất thoát tài sản nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và ngành Công an, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật Trung tướng Bùi Văn Thành, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, vì đã có những vi phạm như nêu trên.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật Thượng tướng Trần Việt Tân, nguyên Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an. Trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, ông Trần Việt Tân đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, ký một số văn bản vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Với Trung tướng Nguyễn Văn Chuyên, Phó Bí thư, Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng; Trung tướng Ksor Nham, Ủy viên Ban Thường vụ, nguyên Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng và Trung tướng Vũ Thuật, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Tổng cục trưởng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy và chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, cần phải tiến hành kiểm điểm, xem xét trách nhiệm theo quy định.

Kỷ niệm về liệt sĩ: Bài thơ: “ Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh”


Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh
Anh có tên như bao khuôn mặt khác
Mẹ sinh anh tròn ngày tròn tháng
Cha đặt tên chọn tuổi, chọn mùa
Anh lớn lên cùng lưỡi cày lưỡi hái
Vẹt mòn dưới nắng, dưới mưa.

Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh
Anh từng có tên như bao khuôn mặt khác
Hạt lúa củ khoai nuôi anh khôn lớn
Tháng tám nước trong, tháng năm nắng trải
Bàn chân săn chắc dáng trai
Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh
Anh từng có tên như bao khuôn mặt khác
Ngày lên đường bờ vai mặn chát
Mắt ai vấn vít hàng quân.

Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh
Anh có tên như bao khuôn mặt khác
Chiến trường gần, chiến trường xa đuổi giặc
Tên làng, tên đất theo Anh

Bình yên sau cuộc chiến tranh
Anh trở về không tên không tuổi
Trắng hàng bia những ngôi sao không nói
Rưng rưng cỏ mọc dưới chân

Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh
Anh từng có tên như bao khuôn mặt khác
Tổ quốc không đánh mất tên anh
Chỉ lặng thầm nhận về mình nỗi đau xanh cùng năm tháng.

Vinh, tháng 7/1993
Nhà thơ Văn Hiền
------------------------------------
Tháng 7-1996, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đổi tên gọi liệt sĩ vô danh thành liệt sĩ chưa tìm thấy tên tuổi, quê quán, hài cốt. Sau đó không lâu đã có hơn 400.000 ngôi mộ liệt sĩ tại các nghĩa trang trong cả nước đã được đổi lại tên gọi. Đó là một thay đổi lịch sử, các Anh được tổ quốc ghi nhận và biết ơn, không có ai là “Liệt sĩ Vô danh”.

26 tháng 7, 2018

Lúng túng quản lý phim truyền hình 18+

Với việc tạm dừng phát sóng bộ phim truyền hình 18+ “Quỳnh Búp bê”vì có nhiều ý kiến trái chiều của người xem cho thấy sự lúng túng của VTV trong việc quản lý đối với những phim truyền hình có nội dung nhạy cảm.
Phim "Quỳnh Búp bê" chỉ được dán nhãn 18+ sau khi chiếu được 4 tập phim. (Ảnh: Facebook)
Bối rối trong quản lý

Ngày 10-7, VTV ra thông báo ngừng phát sóng phim “Quỳnh Búp bê” do ý kiến trái chiều của công chúng. Tác phẩm được gắn nhãn 18+ do kể về cuộc sống của những cô gái mại dâm, có lối tiếp cận trực diện qua nhiều cảnh "nóng" và bạo lực. Với nội dung nhạy cảm như vậy, một số người xem nhận định, phim không nên chiếu  vào 20 giờ 45, thuộc khung “giờ vàng” (từ 18 giờ đến 21 giờ), lúc nhiều thành viên trong gia đình, trong đó có các em nhỏ, xem phim.

Bên cạnh sai lầm trong việc chọn khung giờ chiếu phim, việc gắn nhãn 18+ quá muộn màng cho “Quỳnh Búp bê” cũng khiến không ít công chúng phẫn nộ. Trong suốt 4 tập đầu của bộ phim, những hình ảnh “nóng”, ngôn ngữ thô tục, cảnh bạo hành phụ nữ được chiếu thoải mái mà không có bất kỳ khuyến cáo hay cảnh báo nào về nội dung. Phải đến tập 5, sau nhiều ý kiến phản hồi của người xem, phim mới được nhà đài dán nhãn giới hạn lứa tuổi. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, do phim vẫn được chiếu trong giờ vàng, nên việc gắn mác 18+ muộn màng này không có nhiều ý nghĩa.

Trước “Quỳnh Búp bê”, bộ phim 18+ “Sex and the City” cũng được chiếu  vài tập vào lúc 22 giờ 45 hằng ngày, nhưng sau đó  VTV buộc phải ngừng phát sóng do phim có nhiều cảnh “nóng” và thảo luận về đề tài tình dục một cách quá táo bạo. Talkshow của nhà báo Trác Thúy Miêu “Chuyện ấy là chuyện nhỏ” cũng gặp nhiều dư luận trái chiều nên phải tạm biệt sóng truyền hình. Cứ duyệt chiếu rồi lại gỡ khỏi sóng, gây tranh cãi rồi mới ngừng phát sóng, dường như nhà đài quá thiếu chủ động trong việc quản lý phim và đánh giá phản ứng của công chúng.

Thực tế, việc những bộ phim có nội dung nhạy cảm xuất hiện ngày càng nhiều trên truyền hình là điều tất yếu. Sự phát triển của xã hội khiến công chúng có cái nhìn cởi mở hơn với các vấn đề vốn ít được bàn luận công khai trên truyền hình. Các nhà làm phim từ đó cũng mạnh dạn khai thác các đề tài gai góc của cuộc sống một cách trần trụi, táo bạo hơn. Tuy nhiên, rất cần vai trò của nhà quản lý của cơ quan chức năng, nhất là vai trò của nhà Đài trong việc phát sóng những bộ phim này vào khung giờ thích hợp, lựa chọn nhãn mác cảnh báo về nội dung phim. Nếu bị công chúng quay lưng chỉ vì sự quản lý lúng túng, phim dù hay đến đâu cũng không còn nhiều giá trị.

Cần mã riêng để xem phim 18+

Cấm hay không cấm không còn là câu hỏi quan trọng nhất. Vì để cấm phát sóng bộ phim rất dễ, nhưng để quản lý bảo đảm nội dung phim phù hợp đối tượng công chúng, nhất là giáo dục giới tính một cách đúng đắn mới là điều khó. Công tác này còn khó thực hiện hơn khi hiện nay, thiếu những quy định cụ thể về việc phân loại, quản lý phim truyền hình có nội dung nhạy cảm.

Từ tháng 10-2017, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình phải cảnh báo nội dung không phù hợp trẻ em trên báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử và xuất bản phẩm. Tuy nhiên, khác với phim điện ảnh - vốn có luật về dán nhãn với bốn mức, phim truyền hình Việt chưa có phân loại cụ thể về nội dung. Theo điều 38 Luật Điện ảnh (2006), hiện nay, việc kiểm duyệt phim truyền hình chủ yếu do các đài tự thực hiện và chịu trách nhiệm. Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch chỉ thu hồi giấy phép phổ biến nếu phát hiện vi phạm về nội dung, hình ảnh. Theo nhà báo Nguyễn Phong Việt - người nhiều năm theo dõi mảng phát hành phim, "việc phân loại hiện tại chủ yếu phụ thuộc vào ý thức của nhà đài. Chuyện kiểm duyệt đang rất mơ hồ. Phim nào người xem không phản ứng, xem như không có việc gì, còn phim nào người xem phản ứng mạnh như “Quỳnh búp bê” thì nhà đài tự ngừng chiếu".

Việc xây dựng hệ thống đánh giá và khung giờ chiếu là điều cần thiết trong bối cảnh phim truyền hình Việt đang phát triển nhanh về số lượng. Điều này tạo hành lang thông thoáng cho các nhà làm phim trong tương lai. Theo nhà báo Nguyễn Phong Việt, nên nhanh chóng dán nhãn độ tuổi với phim truyền hình và áp khung giờ chiếu phù hợp. Cơ chế rõ ràng sẽ tốt hơn là để mọi thứ phụ thuộc vào dư luận như hiện tại". Ngoài ra, giải pháp khác cho các phim 18+ có thể là chiếu trên các kênh VOD - video theo nhu cầu.

Trong khi đó, NSND Hoàng Dũng đặt vấn đề tại sao lại xảy ra chuyện dừng sóng khi có cả hệ thống, đội ngũ duyệt phim trước khi chiếu? Theo nghệ sĩ cần có trọng tài, “người phán xử” thật sự có “văn hóa”, có trình độ và công tâm. Công chúng chính là đối tượng quan trọng nhất và họ phải tâm phục khẩu phục. Người trọng tài ở đây trước hết nên là chính các nhà đài. Chênh vênh giữa việc làm hài lòng người xem và trân trọng sự cống hiến nghệ thuật của đoàn làm phim, ý thức chủ động dán nhãn phim phù hợp, chọn khung giờ chiếu hợp lý sẽ tránh xảy ra những lùm xùm đáng tiếc như vừa qua.
(Thu Thảo tổng hợp)

VỤ TRƯỞNG BAN TRUYỀN HÌNH BÁO TUỔI TRẺ DÍNH NGHI ÁN HIẾP DÂM ĐỒNG NGHIỆP, LIỆU CÓ CHÌM XUỒNG?

Đã 3 tháng rưỡi trôi qua, vụ anh Trưởng ban Truyền hình báo Tuổi Trẻ dính nghi án hiếp dâm 1 nữ CTV của báo này có vẻ đã đi vào quên lãng. Nói theo ngôn ngữ báo chí là "có khả năng chìm xuồng", dù anh này đã bị tạm đình chỉ công việc.

Tối 18/4/2018, mạng facebook xôn xao thông tin 1 nữ cộng tác viên phải nhập viện cấp cứu vì bị Trưởng ban Truyền hình báo Tuổi trẻ Đặng Anh Tuấn (tức nhà báo Anh Thoa) hiếp dâm. 

Theo thông tin trên mạng facebook, nữ CTV của báo Tuổi Trẻ bị Trưởng ban Truyền hình làm chuyện ấy nhiều lần, dẫn tới phải nhập viện cấp cứu. 

Bà Nguyễn Thị Hương - Ủy viên Ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã có thông tin ban đầu trả lời báo chí: Báo đang trong quá trình gặp gỡ các bên liên quan để xác minh vấn đề. Khi nào có thông tin chính thức Báo sẽ trả lời. Bà Hương cũng cho biết, những thông tin trên facebook không rõ ràng và cần phải kiểm chứng và sáng 19/4/2018, báo Tuổi Trẻ đã họp để bàn cách giải quyết sự việc. Hiện nay, nữ CTV này đang rất mệt và đang nằm tại bệnh viện nên Công đoàn Báo đã đi thăm và sẽ nghe đầy đủ hết câu chuyện của những người liên quan.

Về anh Trưởng ban Truyền hình Đặng Anh Tuấn (Anh Thoa) bị cư dân mạng chỉ đích danh hiếp dâm nữ CTV Giang, bà Hương thông tin: "Hiện nay tòa soạn đã yêu cầu các bộ phận thu thập thông tin, giải trình theo đúng quy trình của cơ quan, ông này vẫn công tác, làm việc bình thường vì chuyện này chưa rõ ràng, nhiều tình tiết không được thông tin đầy đủ mà chỉ mới nghe từ một phía".

Theo Facebook của Lê Nguyễn Hương Trà và Rông ơi là rông thì “Đại nhà báo tự phong” Anh Thoa, trưởng phòng truyền hình Báo Tuổi Trẻ, (bị tình nghi) là kẻ hiếp dâm một nữ sinh viên Khoa Báo Chí, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, là cộng tác viên của hắn. Nạn nhân đã quyết định tử tử. 2 lần tự tử và may mắn là bất thành và hiện đang cấp cứu ở bệnh viện. Vụ việc đã được báo công an. Do đó, nếu nay mai nhà báo Anh Thoa bị công an kêu lên làm việc hay bị bắt khẩn cấp thì không có gì ngạc nhiên cả.

Ngay sau nỗi điếm nhục này, Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ Lê Thế Chữ tuyên bố từ chức và báo Tuổi Trẻ đã tạm đình chỉ công việc của nhà báo Anh Thoa, tên thật là Đặng Anh Tuấn (trưởng Phòng truyền hình Báo Tuổi Trẻ) để làm rõ việc bị "tố" hiếp dâm một nữ CTV của báo. Tuy nhiên, nhà báo Anh Thoa cho rằng thông tin lan truyền không đúng sự thật, là oan cho anh ta.

Trong một diễn biến khác, một facebooker có nickname là Kim Nguyen đã trần tình trên mạng xã hội về việc từng bị "sếp" trưởng văn phòng sông Tiền của Báo Tuổi Trẻ quấy rối tình dục và buộc phải xin nghỉ việc khỏi Tuổi Trẻ vì tổn thương danh dự. Nhưng vụ việc thời điểm đó đã bị chìm xuồng. (xem ảnh)

Trong phản hồi của khoa Báo chí trưởng ĐH KHXH&NV, các thầy cô giáo viết: "Chúng tôi đánh giá cao quyết định đình chỉ công tác của nhà báo Đặng Anh Tuấn để giải trình làm rõ vụ việc, nhưng chúng tôi cũng phải trao đổi thẳng thắn rằng, nội dung thông cáo báo chí mà Tuổi trẻ đã phát đi cùng với bản tin phát ngôn về vụ việc này đăng trên báo Tuổi Trẻ online chiều ngày 19/4/2018 khiến chúng tôi rất thất vọng. Chúng tôi muốn lưu ý, chúng ta cần nhìn thẳng vào bản chất của vấn đề là SV CCC đã chịu đựng một quá trình khủng hoảng tâm lý nặng nề làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần khiến cô ấy suy kiệt sức khỏe và phải đối mặt với quyết định tiêu cực về cuộc đời mình. Vấn đề có tự tử hay không chỉ là một khía cạnh về hành vi, còn điều bản chất cần được nắm bắt là SV CCC đã phải chịu đựng một bất ổn tâm lý nghiêm trọng kéo dài nhiều tháng ròng do tác động của việc bị xâm hại. .....Chúng tôi cũng chia sẻ với Ban biên tập báo Tuổi Trẻ những áp lực mà quý vị đang phải gánh chịu từ khi vụ việc này bị tố cáo, nhưng cũng kêu gọi quý vị nghiêm túc đối mặt với một vấn đề mà không phải lần đầu báo Tuổi Trẻ phải đối mặt".





Vụ việc xảy ra đã hơn 3 tháng mà thanh danh, uy tín của nhà báo Anh Thoa vẫn chưa được cứu vớt. 

Có lẽ chúng ta tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi. Trong khi chờ đợi sự thật được phanh phui, đề nghị anh chị em tiếp tục yêu cầu minh bạch thông tin để tránh vụ việc bị chìm xuồng.

***

Nói thêm về Tuổi Trẻ. 

Mới đây, hôm 16/7/2018, Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc ký quyết định số 140 về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Báo Tuổi trẻ Online. Theo đó, báo Tuổi trẻ Online bị phạt 220 triệu đồng, đình bản 3 tháng, buộc phải cải chính, xin lỗi công khai, do thông tin sai sự thật, gây mất đoàn kết dân tộc.

Thực tế, Tuổi Trẻ bị phạt không chỉ vì 2 sai phạm như đã nêu, mà trước đó báo này đã có nhiều sai phạm khác mà cư dân mạng đã chỉ ra: (1) "Núp dưới cái bóng "hòa hợp, hòa giải, Tuổi trẻ đã đăng nhiều bài viết có ý “tôn vinh” binh lính của chế độ ngụy VNCH như là những anh hùng đã hy sinh để giữ nước. Núp dưới cái bóng "hòa hợp, hòa giải, Tuổi trẻ đã đăng nhiều bài viết có ý “tôn vinh” binh lính của chế độ ngụy VNCH như là những anh hùng đã hy sinh để giữ nước"; (2) Đăng tải nhiều bài viết bình luận, dẫn tin từ báo nước ngoài về Trung Quốc theo hướng “bài Trung, sùng bái Mỹ”; (3) Khi đưa tin về các sự kiện quốc tế, Tuổi trẻ luôn thông tin theo quan điểm chính trị của phương Tây và đả kích quan điểm của đảng, Nhà nước; (4) ấn phẩm Tuổi Trẻ Cười có nhiều nội dung biếm họa công kích vào các chủ trương, chính sách của Nhà nước ta, đặc biệt là về công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước; (5) Tuổi trẻ đã buông lỏng quản lý, dung dưỡng cho trang Fanpage của mình đăng rất nhiều bình luận trực tiếp đả phá Đảng và Nhà nước ta một cách công khai, chỉ trích nặng nề, bôi nhọ lãnh đạo của Đảng và TP. HCM, đăng tải hình ảnh “cờ vàng ba sọc” trên fanpage, dẫn dắt dư luận theo hướng tiêu cực kích động hận thù, chia rẽ tinh thần dân tộc. Đặc biệt, các biên tập viên của trang Fanpage đã chủ động hướng lái dư luận xấu bằng cách cho đăng các bình luận tiêu cực, xóa bỏ các bình luận có xu hướng tích cực trên rất nhiều bài viết đăng trên Fanpage của mình". 

Nỗi đau ngân sách

Thật khó lý giải khi mà Chính phủ không ngừng thực hiện tiết kiệm và tăng cường các giải pháp để làm đầy ngân sách thì hàng loạt dự án lại đội vốn không thương tiếc, đội vốn một cách phi lý, đội vốn một cách bất chấp.

Khi mà những dự án ngày càng phình to ra như dự án Sào Khê (Ninh Bình) chưa kịp hạ nhiệt, khi mà những khoản đầu tư đầy tù mù của các dự án BOT còn chưa được làm rõ và minh bạch, thì thông tin Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận 22 dự án đội vốn nghìn tỷ ở Hải Phòng càng khiến dư luận choáng váng.

Trên thực tế, đội vốn dự án chính là cách nói khác đi của một cụm từ mà chúng tôi nghĩ nên dũng cảm viết thẳng, đó chính là “chảy máu ngân sách”.

Minh hoạ: Ngô Xuân Khôi.
Điều đáng quan tâm nhất chính là những công trình đội vốn ấy lại được hợp thức hóa, được điều chỉnh tăng vốn, được rất nhiều thứ rất kỳ lạ khác.

1. Có một vài dự án đội vốn vẫn đang trơ ra cùng tháng năm, điểm nhanh có thể thấy, dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội), tổng mức đầu tư ban đầu 552 triệu USD đã đội lên đến 868 triệu USD. 

Dự án đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội có mức đầu tư ban đầu hơn 18 nghìn tỷ đội vốn lên gần 33 nghìn tỷ. Dự án tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên (TP HCM) tổng mức đầu tư ban đầu hơn 17 nghìn tỷ đội vốn lên hơn 47 nghìn tỷ. Dự án Bến Thành – Tham Lương, tuyến metro thứ 2 tại TP HCM có vốn đầu tư ban đầu gần 26 nghìn tỷ đội vốn lên gần 48 nghìn tỷ…
Những dự án đội vốn hàng chục nghìn tỷ, hàng trăm triệu USD vừa dẫn ra vẫn chưa có thời điểm hoàn thành mặc dù đã nhiều lần vượt qua cột mốc về thời gian dự kiến hoàn tất.

Có nhiều kiểu đội vốn đến không thể tin được. Đơn cử như dự án cải tạo nhà thi đấu Phan Đình Phùng (TP HCM) thành Trung tâm thể dục thể thao Phan Đình Phùng. Năm 2010, UBND TP HCM đồng ý cho công ty Phát Đạt thực hiện công trình này với tổng kinh phí đầu tư là 988 tỷ đồng. 

Đến năm 2013, UBND TP chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình, tổng mức đầu tư dự án lên gần 1.353 tỷ đồng. Đổi lại dự án, UBND TP HCM bán chỉ định cho công ty Phát Đạt 2 khu đất ngay tại quận 1, quận trung tâm của TP HCM. 

Năm 2018, khi mà công trình này còn dở dang thì UBND TP HCM lại xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ giao tiếp cho công ty Phát Đạt thêm 3 hecta đất tại trường đua Phú Thọ với lý do, vốn của dự án đã đội lên thành 1.954 tỷ đồng.

Nếu tính cả những dự án đổi đất lấy hạ tầng trước đó thì có vẻ như UBND TP.HCM lại chủ động chịu phần thiệt để nhường những phần lợi không thể nào tốt đẹp hơn cho các chủ đầu tư.

2. Câu chuyện công trình hay dự án đội vốn không mới, vốn đã được bàn rất nhiều, vốn đã được đưa ra để tìm giải pháp rất nhiều. Thế nhưng, bàn thì bàn, giải pháp thì giải pháp, còn đội vốn vẫn cứ đội vốn.

Sẽ thật khó thuyết phục dư luận với những lý do vốn thường được đưa ra, như: đội vốn do trượt giá, đội vốn do bổ sung thêm chi tiết trong dự án, đội vốn do điều kiện khách quan… Cần phải nhìn nhận một cách sòng phẳng rằng, không có công trình hay dự án nào lại không “phóng khoáng” trong việc xin tổng vốn đầu tư. 

Ngân sách cũng chưa bao giờ làm khó các dự án hạ tầng phục vụ cho dân sinh (Ngoại trừ việc siết lại chi tiêu cho tượng đài, cho quảng trường, cho công viên văn hóa ở một số tỉnh nghèo). Nghĩa là, ngay tổng kinh phí đầu tư ban đầu thì chủ đầu tư đều đã được nới tay để tiện tính toán và đảm bảo chất lượng cho công trình. Ấy vậy mà, vẫn đội vốn, đội vốn bất chấp.

Mấy tuần trước, tôi có ngồi cà phê với chủ đầu tư một dự án. Người này than phiền là từ khi anh T. thôi làm lãnh đạo, việc xin thêm kinh phí cho dự án khó lắm. Hồi anh T. còn tại vị, muốn xin bao nhiêu được duyệt chi bấy nhiêu. Tôi nghe rất chua chát, vì lãnh đạo mà thoải mái vậy thì hỏi làm sao ngân sách không bị xà xẻo.

Bấy lâu nay luôn tồn tại những câu chuyện lại quả trong việc phân bố ngân sách ở những dự án hạ tầng công cộng, chuyện này có không, tôi tin là có và tôi lại càng tin ai cũng biết điều này đang tồn tại. Có điều, vẫn chưa có biện pháp giám sát chặt lỗ hổng này.

3. Mỗi lần đội vốn dự án lớn như những dự án tôi kể ở phần đầu bài viết này, đều phải vay nợ. Vay nợ thì trả lãi, lãi vẫn trả, nợ vẫn thiếu mà dự án thì cứ ì ạch, đã ì ạch lại luôn luôn lăm le đội thêm vốn mới. Rõ ràng, ngoại trừ Chính phủ thì vẫn chưa thấy ai xót cho ngân sách. Tiền ngân sách vẫn được xem như tiền chùa, tiền từ trên trời rơi xuống, xin được bao nhiêu càng lời bấy nhiêu.

Khi mà Bộ Tài chính vẫn đang khốn khó tính chuyện tăng thuế này, tăng thuế kia thì cả một vấn đề lớn hơn là tiết kiệm, ngăn chặn chảy máu ngân sách vẫn chưa được thực hiện triệt để. Làm lành lỗ hổng khiến ngân sách chảy máu, cá nhân tôi nghĩ rằng vẫn quan trọng hơn tất thảy.

Các giải pháp về tiết kiệm, về tăng thu sẽ không có hiệu quả nếu như vẫn còn tình trạng ai tiết kiệm cứ tiết kiệm, ai tăng thu cứ tăng thu, ai xòe tay xin cứ xòe tay xin. Đó có thể gọi là, không có một giải pháp đồng bộ. Xét về lý luận, là phá sản hoàn toàn giải pháp.

Ngay cả những địa phương nghèo thì những công trình, những dự án cũng đội vốn không thương tiếc. Bức tranh đội vốn trên toàn quốc gia không thiếu bất cứ nơi nào, thật sự vô cùng đáng báo động.

Có lẽ, đã đến lúc phải đặt nghi vấn về động cơ, về nhóm lợi ích ở các công trình, dự án đội vốn.

Làm sao chấp nhận được chuyện bao nhiêu cán bộ, bao nhiêu ban bệ, bao nhiêu chuyên gia lại tính toán khái toán đủ thứ rồi cuối cùng lại thản nhiên báo cáo, vì lý do này vì lý do kia mong Chính phủ cấp thêm vốn để thực hiện dự án. Mà mỗi lần xin đội vốn, toàn nghìn tỷ đến chục nghìn tỷ.

Đừng nói là ngân sách của quốc gia đang khó, mà ngay cả khi ngân sách quốc gia đang đầy ắp cũng không thể nào chịu nổi với những kiểu đội vốn như thế này.
(Ngô Nguyệt Lãng)

25 tháng 7, 2018

Chảy máu ngân sách

Đội vốn dự án chính là cách nói khác đi của một cụm từ mà chúng tôi nghĩ nên dũng cảm viết thẳng, đó chính là “chảy máu ngân sách”...

Nỗi đau ngân sách

Khi mà những dự án ngày càng phình to ra như dự án Sào Khê (Ninh Bình) chưa kịp hạ nhiệt, khi mà những khoản đầu tư đầy tù mù của các dự án BOT còn chưa được làm rõ và minh bạch, thì thông tin Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận 22 dự án đội vốn nghìn tỷ ở Hải Phòng càng khiến dư luận choáng váng.

Trên thực tế, đội vốn dự án chính là cách nói khác đi của một cụm từ mà chúng tôi nghĩ nên dũng cảm viết thẳng, đó chính là “chảy máu ngân sách”.

Nói tới miếng bánh, người ta liên tưởng ngay đến việc nó được chia nhau để ăn. Tất nhiên, ngân sách nhà nước thì không phải là miếng bánh, đó là tiền thuế từ mồ hôi, công sức của nhân dân đóng góp vào để xây dựng và phát triển đất nước.

Người có tâm, tiêu một đồng của ngân sách cũng phải nghĩ, nhưng cũng có những người xem ngân sách không khác gì miếng bánh, tìm cách để lấy càng nhiều càng tốt; và cũng không ít người quan niệm rằng, vốn nhà nước mặc sức mà tiêu!

Mới đây, báo chí đồng loạt công bố kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng tại TP Hải Phòng giai đoạn 2010-2017 cho thấy rằng: hàng chục dự án đội vốn đầu tư, có dự án đội lên hàng nghìn tỉ đồng.

Trong đó, dự án cải tạo 2,2km có vốn đầu tư ban đầu khoảng 314,9 tỉ đồng, nhưng bị đội lên 1.310,9 tỉ đồng sau khi hoàn thành; dự án xây dựng công trình tuyến đê biển Nam Đình Vũ thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải bị đội vốn 2.250 tỉ đồng, từ 998,4 tỉ đồng lên 3.248,8 tỉ đồng; có dự án bị đội vốn gấp... 11 lần mức đầu tư phê duyệt ban đầu, từ 182,6 tỉ đồng tăng vọt lên... 2.082 tỉ đồng! 

Và nhiều dự án khác cũng bị đội vốn từ vài chục đến hàng trăm tỉ đồng.

Minh họa: Ngô Xuân Khôi
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, chỉ với 8 dự án thực hiện trong giai đoạn 2010-2017 tại địa phương này, tổng số vốn bị đội thêm lên tới... 7.326 tỉ đồng.

Nhưng chuyện đội vốn không chỉ có ở Hải Phòng, cách đây không lâu, dân tình bàng hoàng khi hay tin dự án nạo vét, xây kè, bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê, tỉnh Ninh Bình đã điều chỉnh tăng 36 lần, từ 72 tỷ lên 2.595 tỷ đồng, nhưng sau hơn 17 năm thi công, dự án này vẫn dang dở!

Cũng tại Ninh Bình, theo kết luận thanh tra tại 10/62 dự án có tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng của Thanh tra Chính phủ, tất cả các dự án đều bị đội vốn. Trong đó có dự án nạo vét lòng sông Đáy đoạn từ cầu Giám Khẩu đến cửa Đáy và các tuyến qua sông Đáy nhằm thoát lũ Hoàng Long đã bị tăng thêm hơn 7.000 tỷ đồng…

Công bằng mà nói, không phải cứ dự án nào bị đội vốn so với dự tính ban đầu đều là do sai phạm, yếu kém. Có những dự án phải được điều chỉnh vốn so với mức được phê duyệt thời gian đầu thì mới triển khai được. Như câu chuyện ở Dự án Điện lực Dầu khí Sông Hậu 1 (Tỉnh Hậu Giang).

Cụ thể, tổng vốn đầu tư theo Hợp đồng EPC hiện tại của dự án là 43 nghìn tỷ đồng (ký vào năm 2015) so với dự tính tổng vốn đầu tư được phê duyệt ở thời điểm đầu tháng 5/2011 (30 nghìn tỷ đồng) là có điều chỉnh cao hơn khoảng 10 nghìn tỷ đồng; chính điều này dẫn đến việc hiểu lầm rằng: dự án chậm triển khai nên bị đội vốn!

Nhưng, việc dự án được triển khai trễ so với dự tính ban đầu có nguyên nhân khách quan, chủ yếu là theo kế hoạch điều chỉnh quy hoạch điện của Chính phủ. 

Còn về mức tổng vốn đầu tư có điều chỉnh so với thời điểm đầu năm 2011 thì nguyên nhân chính là vấn đề trượt giá, về thay đổi phương án đấu nối của dự án vào lưới điện quốc gia thay đổi từ 220kV lên 500kV,… Còn nếu tính theo Hợp đồng EPC ký năm 2015 thì hiện tại, dự án không bị đội vốn một đồng nào.

Ngược lại, cũng có những dự án bị đội vốn một cách… khó hiểu, đến mức có vị đại biểu Quốc hội đã phải thốt lên rằng: cả thế giới khó có thể tìm thấy loại bột nở nào khủng khiếp như vậy. 

Câu hỏi đặt ra là, liệu việc xin chủ trương đầu tư, tới khâu phê duyệt dự án cho tới khâu xin chấp thuận tăng vốn lên có dấu ấn nào của lợi ích nhóm, có biểu hiện của việc ăn chia hay không? Nếu không, tại sao các dự án đội vốn mới được chấp thuận dễ dàng như vậy? Ngoài ra, dự án bị đội vốn khủng còn có thể do trình độ của người xây dựng, dự toán chi phí quá yếu kém và hội đồng thẩm định dự án vô trách nhiệm, làm việc sơ sài.

Đằng sau mỗi dự án bị đội vốn đó là mỗi lần ngân sách bị thu hẹp, và số tiền “nở” ra càng lớn thì số lượng những công trình phúc lợi cho nhân dân càng bị “teo” đi.

Vì vậy, người đứng đầu dự án, các lãnh đạo liên đới trách nhiệm trong việc để dự án công đội vốn khủng cần phải chịu trách nhiệm và bị xử lý thì mọi việc mới mong có sự thay đổi được. Còn không, vẫn sẽ là tình trạng “cha chung không ai khóc” và nhiều người vẫn sẽ xem ngân sách nhà nước là một miếng bánh lớn mặc sức mà ăn!
(Hoàng Lãm)

Ông Nguyễn Mạnh Hùng được Thủ tướng giao quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Tập đoàn Viettel, vừa được Thủ tướng giao quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông từ hôm nay, 25.7.


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sáng nay (25.7) vừa ký quyết định giao quyền Bộ trưởng Bộ Thông - Truyền thông cho ông Nguyễn Mạnh Hùng, Uỷ viên T.Ư Đảng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel). 

Trước đó, Ban Bí thư đã có quyết định điều động ông Nguyễn Mạnh Hùng giữ chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Thông tin - Truyền thông thay cho ông Trương Minh Tuấn, người vừa bị Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo và cho thôi chức vụ Bí thư Ban cán sự đảng Bộ, và bị Chủ tịch nước tạm đình chỉ chức vụ Bộ trưởng.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng sinh năm 1962, quê Phú Thọ, là cử nhân xuất sắc của Đại học Kỹ thuật quân sự khóa 14. Sau đó, ông được Bộ Quốc phòng tuyển chọn đi du học và tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành điện tử viễn thông ở Liên Xô (cũ). Ngoài ra, ông cũng có bằng thạc sĩ viễn thông của Trường Đại học tổng hợp Sydney, Australia; thạc sỹ kinh tế Trường đại học Kinh tế Quốc dân.

Ông Hùng là một trong những người đầu tiên được Bộ Quốc phòng điều động về Viettel từ những ngày đầu thành lập (năm 1989). Đến năm 2000, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó giám đốc Công ty Viễn thông Quân đội rồi Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel vào năm 2010.

Năm 2012, ông được phong quân hàm thiếu tướng và giữ chức tổng giám đốc tập đoàn vào tháng 3.2014. Tháng 1.2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần XII của Đảng, ông Nguyễn Mạnh Hùng đã trúng cử vào Ban chấp hành T.Ư Đảng.

Mới đây, hồi giữa tháng 6.2018, ông Hùng trở thành chủ tịch đầu tiên của Viettel trong khi vẫn kiêm chức vụ tổng giám đốc.