Vụ ” Gia đình họ Triệu” ở Hà Giang, điều mong chờ nhất từ báo chí, đó là điều tra xem những người thân trong gia đình ông Triệu Tài Vinh có ai năng lực yếu, được bổ nhiệm sai, thiếu tiêu chuẩn bổ nhiệm…không thì chẳng thấy?
Những người cố ” gán” 2 vị cùng họ Triệu nhưng ko thân thích ruột thịt gì với ông bí thư vào danh sách gia đình cũng chẳng thấy cải chính, nói lại. Chỉ thấy mọi người lôi cái danh sách ấy ra dè bỉu với thái độ có vẻ đầy bức xúc hoặc mất niềm tin.
Về tình cảm mà nói, em thấy, việc ông Bí thư có nhiều người nhà làm cán bộ tỉnh, thành phố chẳng có gì đáng dè bỉu, lên án cả. Chúng ta vẫn nói: Gia đình là tế bào của xã hội. Vậy thì việc có 1 gia đình Hưng thịnh, danh giá hơn bình thường đâu có gì tổn hại đến xã hội? Thậm chí, ở góc độ nào đó, nó còn có tác dụng tích cực. Giống như ở 1 số ngành, người ta vẫn thường có quy định hoặc luật bất thành văn là: ưu tiên con em trong ngành đó thôi. Không ít bố mẹ còn đầy hãng diện, tự hào khi thấy con đi theo nghiệp bố mẹ đã cống hiến. Khi đọc gia phả 1 gia đình, dòng tộc, thấy họ có nhiều người làm trong ngành, cha truyền con nối, rạng danh thành đạt, chẳng phải chúng ta luôn ngưỡng mộ xuýt xoa?
Ngay cả bản thân chúng ta cũng vậy, khi trưởng thành 1 chút, có muốn giúp đỡ, dìu dắt các em, con, cháu của mình vào những chỗ tốt đẹp ko? Nhất là khi họ cũng có chí tiến thủ?
Nhìn danh sách cán bộ nhà họ Triệu, ngoài cậu em ruột ông Vinh đang là bí thư huyện ủy, còn lại có thể thấy đều là các cấp phó ở những ngành bình thường, trong khi tuổi họ ko quá trẻ. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào danh sách ấy mà gọi họ là ” gia đình trị” thì nghe hơi quá. với 1 tỉnh miền núi, nghèo thứ nhì cả nước, nơi phong trào học tập còn hạn chế, việc có những gia đình giàu truyền thống, quan tâm, đầu tư cho con cái, định hướng nghề nghiệp sớm để con em mình phương trưởng hơn các gia đình khác chả có gì là lạ. Thực tế ở một số tỉnh miền núi, cán bộ đứng đầu chỉ là cuộc đổi trao vòng tròn giữa 1 vài dòng họ giàu truyền thống, danh giá, ” có máu mặt”. Dân thường họ chẳng coi đó là điều lạ. Vì đơn giản, họ xuất phát điểm thấp hơn, ko tài giỏi hơn thì chấp nhận thôi. Chẳng lẽ, ông bí thư phải bắt con em mình dù được học hành bài bản nhường chỗ cho những người khác ko thân thích, trình độ năng lực ko vượt trội, thì chúng ta mới vui?
Chúng ta vẫn ngưỡng mộ các dòng tộc vinh hiển, vẫn xuýt xoa khen 1 ông bố bà mẹ nào đó bằng câu: hổ phụ sinh hổ tử. Vậy tại sao, với một số trường hợp, như nhà ông Triệu Tài Vinh này chẳng hạn, nhiều người lại cứ muốn Hổ phụ phải sinh ra Mèo hen??? (Sưu tầm)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét