28 tháng 2, 2018

Việt Nam bảo đảm tốt tự do báo chí theo luật pháp quốc tế về nhân quyền

Ban Bí thư vừa ban hành Thông báo kết luận tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 20-7-2010 của Ban Bí thư khóa X về công tác nhân quyền trong tình hình mới. Kết luận đã khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam tôn trọng, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, trong đó có quyền tự do báo chí và sẽ tiếp tục phát triển, phát huy những thành tựu đó. Hiện thực đó đã bác bỏ những quan điểm lệch lạc, xuyên tạc công tác nhân quyền của Việt Nam nói chung, quyền tự do báo chí nói riêng.

Quyền tự do báo chí nhìn từ luật pháp quốc tế

Trên bình diện quốc tế, quyền tự do báo chí được quy định cụ thể trong luật pháp quốc tế. Điều 19, Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị năm 1966 (ICCPR) đã khẳng định: Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp. Mọi người có quyền tự do ngôn luận; quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào. Tuy nhiên, quyền này có thể phải chịu những hạn chế nhất định.

Điều 19, ICCPR khẳng định: “Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để: a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội”.
Việt Nam bảo đảm tốt tự do báo chí theo luật pháp quốc tế về nhân quyền.
Ảnh minh họa / TTXVN.
Điều 29, Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới cũng nhấn mạnh: “Trong khi thụ hưởng các quyền và tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền và tự do của những người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung”.

Pháp luật nhiều quốc gia cũng đã quy định cụ thể về quyền tự do báo chí, theo đó, việc thực hiện quyền này phải trong khuôn khổ pháp luật. Ðiều 5, Hiến pháp Ðức quy định, mọi người có quyền thể hiện quan điểm qua hình ảnh, lời nói, bài viết trên sách báo hay phát tán qua phát thanh, truyền hình. Tuy nhiên, Điều 18, Hiến pháp Ðức cũng nhấn mạnh: “Ai lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là tự do báo chí, tự do tuyên truyền… làm công cụ chống lại trật tự của xã hội tự do dân chủ sẽ bị tước bỏ quyền công dân”.

Ngay ở nước Mỹ, một quốc gia vốn được coi là “đất nước của tự do báo chí”, Điều 2358, Bộ luật Hình sự Mỹ đã nghiêm cấm: “In ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá, buôn bán, phân phối hoặc trưng bày công khai bất kỳ tài liệu viết hoặc in nào có nội dung vận động, xúi giục hoặc giảng giải về trách nhiệm, sự cần thiết tham vọng hoặc tính đúng đắn của hành vi lật đổ hoặc tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp nào tại Mỹ bằng vũ lực hoặc bạo lực”. Như vậy, luật pháp quốc tế cũng như pháp luật các quốc gia đều khẳng định quyền tự do báo chí không phải là một quyền tuyệt đối. Khi thực hiện quyền này, con người phải chịu những hạn chế nhất định nhằm bảo vệ lợi ích chung của xã hội, nhà nước, của người dân.

Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do báo chí-quan điểm nhất quán

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhất quán quan điểm tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do báo chí. Trên cơ sở nội luật hóa pháp luật quốc tế về quyền tự do báo chí, Hiến pháp năm 1946, hiến pháp đầu tiên của nước ta, đã khẳng định người dân có quyền tự do báo chí và được pháp luật bảo đảm thực hiện. Các bản hiến pháp sau này đều kế thừa và phát triển nội dung của Hiến pháp năm 1946 về quyền tự do báo chí. Điều 25, Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” và khẳng định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Quy định này cũng được thể chế trong nhiều văn bản pháp luật Việt Nam, như: Bộ luật Hình sự 2015, Luật Báo chí năm 2016…

Những thủ đoạn xuyên tạc, chống phá

Trong những năm qua, các thế lực thù địch vẫn lợi dụng những sơ hở, thiếu sót của Việt Nam trong thực hiện chính sách, pháp luật và vu cáo Nhà nước Việt Nam: “Không có tự do ngôn luận, tự do báo chí”; “Việt Nam kiểm soát và bóp nghẹt quyền tự do báo chí, tự do internet”; “bắt bớ nhiều blogger”… Họ cố tình đưa ra những nhận định, đánh giá sai lệch, thiếu khách quan về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam để vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền hòng hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. Họ còn viện dẫn các quy định của luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam về quyền tự do báo chí, nhưng cố tình tảng lờ những điều khoản nghĩa vụ kèm theo để thực hiện các quy định đó rồi tán phát qua internet, mạng xã hội nhằm làm cho con người hiểu lầm rằng “tự do báo chí” là một quyền tuyệt đối; từ đó cổ xúy các phần tử bất mãn, các đối tượng chống đối lợi dụng quyền tự do báo chí hoạt động tích cực, quyết liệt hơn.

Các đối tượng còn tác động Quốc hội Mỹ và các nước phương Tây, các tổ chức quốc tế thông qua các dự luật, nghị quyết, báo cáo thường niên… với nội dung xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí ở Việt Nam, vu cáo Việt Nam “vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí”, điển hình như: Báo cáo nhân quyền thế giới hàng năm của Anh, Úc, Nghị quyết của Nghị viện EU; Báo cáo thường niên, thông cáo báo chí của các tổ chức quốc tế: Phóng viên không biên giới (RSF), Ủy ban bảo vệ nhà báo (CPJ)… mặc dù phải thừa nhận Việt Nam có “tiến bộ về dân chủ, nhân quyền” nhưng vẫn xuyên tạc tình hình, vu cáo Nhà nước vi phạm “tự do báo chí”, “đàn áp, bắt giữ trái phép các blogger”… Một số phần tử còn tác động các chính khách cực đoan trong Quốc hội Mỹ, Anh, Canada… tổ chức điều trần, hội thảo, xuyên tạc tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam nhằm tác động Liên hợp quốc ra nghị quyết bất lợi đối với Việt Nam.

Có không ít hoạt động tác động, lôi kéo, mua chuộc các phần tử chống đối, cơ hội chính trị, số phóng viên tha hóa, biến chất tăng cường viết bài xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền, vu cáo Việt Nam vi phạm “quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí” rồi tán phát trên mạng xã hội, internet… Đặc biệt, các đối tượng còn thành lập các câu lạc bộ, các diễn đàn trên mạng xã hội dưới chiêu bài “tự do ngôn luận, tự do báo chí” để tập hợp lực lượng, hình thành các tổ chức chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Thành tựu bác bỏ những sự xuyên tạc

Trên thực tế, Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn trong việc bảo đảm quyền tự do báo chí của người dân. Theo thống kê, tính đến năm 2016, cả nước có 857 cơ quan báo chí, gồm: 199 cơ quan báo chí in, 658 tạp chí (trong đó có 105 báo, tạp chí điện tử); 01 hãng thông tấn quốc gia; 67 cơ quan phát thanh truyền hình. Hầu hết các bộ, ban, ngành, đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội đều có báo, tạp chí hoặc trang thông tin, báo điện tử.

Ở Việt Nam, báo chí thực sự trở thành cầu nối giữa “ý Đảng, lòng dân”, tạo đồng thuận xã hội, thúc đẩy công cuộc xây dựng, phát triển đất nước; là phương tiện để người dân kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật và đóng góp ý kiến phản biện đối với các chính sách, pháp luật của Nhà nước; là công cụ bảo vệ lợi ích xã hội, bảo vệ quyền của người dân. Đó là minh chứng sinh động cho việc bảo đảm quyền tự do báo chí ở Việt Nam, phản bác luận điệu vu cáo Nhà nước Việt Nam.

Thời gian qua, Nhà nước Việt Nam đã xử lý các đối tượng lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí vi phạm quyền và lợi ích của Nhà nước và công dân theo pháp luật, điều này hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế và pháp luật các quốc gia khác quy định trên lĩnh vực này.

Nhằm góp phần phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với hoạt động lợi dụng tự do báo chí để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với công tác quản lý Nhà nước với báo chí, truyền thông và công tác phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí chống phá Việt Nam. Giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện đối với cả hệ thống chính trị, trong đó có các cơ quan báo chí, truyền thông trong cả bốn khâu: Định hướng phát triển; định hướng nội dung; công tác cán bộ; công tác kiểm tra, kiểm soát. Đặc biệt, coi trọng công tác rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý báo chí; thực hiện nghiêm các quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, lãnh đạo các cơ quan báo chí, truyền thông.

Hai là, phải làm tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ðể làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng”. Do đó, mỗi nhà báo cần không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tự giác học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng, đạo đức cách mạng, thực hiện tốt Luật Báo chí và các quy định của pháp luật trên lĩnh vực báo chí; hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích vì lợi ích của đất nước, của nhân dân; góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Ba là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về báo chí, truyền thông, quản lý internet. Tiếp tục tăng cường cơ chế phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng trong công tác chỉ đạo, quản lý trên lĩnh vực này. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các quy định đạo đức nghề nghiệp và giáo dục các chủ thể trong hoạt động báo chí, truyền thông tự giác thực hiện; các chế tài xử lý vi phạm cần đủ mạnh để bảo đảm  ngăn ngừa, răn đe.

Bốn là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trên lĩnh vực báo chí, truyền thông. Qua đó, chủ động phát hiện những hành vi sai phạm, xu hướng lệch lạc ở các cơ quan báo chí và đội ngũ phóng viên, nhà báo để có các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh. Đặc biệt, qua công tác thanh, kiểm tra, cần kịp thời phát hiện và kiên quyết đưa ra khỏi vị trí lãnh đạo, quản lý đối với những người không đủ bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn, những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Năm là, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, thành tựu bảo đảm quyền con người ở Việt Nam. Kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền đối nội và tuyên truyền đối ngoại; qua nhiều kênh và nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú làm cho cộng đồng quốc tế, người Việt Nam ở nước ngoài hiểu đúng quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước và thành tựu bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, góp phần đấu tranh hiệu quả các luận điệu vu cáo, xuyên tạc tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam.
(Theo QĐND)

HỘI SINH VIÊN NHÂN QUYỀN VIỆT NAM LẠI LỘNG NGÔN

Ngày 12/1/2018 vừa qua, Hội sinh viên nhân quyền Việt Nam đã đăng tải bài viết “Bầu chọn cho Giải Thưởng Trần Văn Bá”. Trong đó, Hội sinh viên nhân quyền Việt Nam đã kêu gọi người dân trong cả nước tham gia ủng hộ, bình chọn cho các cá nhân mà Ủy ban Giải thưởng năm 2018 đã đề cử gồm: Đinh Nguyên Kha, Linh Mục Nguyễn Duy Tân, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Thị Nga và Trịnh Bá Phương. Đây là hành động hết sức nguy hiểm, đi ngược lại lợi ích chung của toàn thể dân tộc Việt Nam, gây bức xúc cho xã hội. Bởi lẽ, các đối tượng trên đều là các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, thách thức sự nghiêm minh của pháp luật. Vậy mà Hội sinh viên nhân quyền Việt Nam lại kêu gọi người dân bỏ phiếu cho đám người này thì quả thật quá lố bịch.

Hội sinh viên nhân quyền Việt Nam cổ xúy cho các đối tượng phản động
Chắc hẳn chúng ta đều biết rằng, linh mục Nguyễn Duy Tân là quản xứ Thọ Hòa, ấp Thọ Hòa, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Với danh nghĩa linh mục, Nguyễn Duy Tân đã lợi dụng vấn đề giảng đạo để tuyên truyền, kích động quần chúng giáo dân tụ tập, biểu tình, gây rối an ninh trật tự; đồng thời sử dụng trang mạng cá nhân Facebook để tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhằm mục đích chống phá chính quyền nhân dân.

Ngoài ra, Trần Thị Nga cũng tỏ ra không hề kém cạnh đàn anh, “lưu manh” chuyên nghiệp khi lợi dụng thiết lập các tài khoản Blog, trang Facebook cá nhân và trang YouTube; sử dụng trang mạng xã hội đăng tải nhiều video clip có nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, truyền bá những tư tưởng phản động, gieo rắc sự nghi ngờ, gây hoang mang trong nhân dân… nhằm mục đích chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; biên soạn, viết, phát tán nhiều biểu ngữ có nội dung bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lực lượng Công an nhân dân, tẩy chay bầu cử Quốc hội khóa 14 và bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Với các hành vi coi thường pháp luật, TAND cấp cao đã tuyên phạt Trần Thị Nga 9 năm tù giam và 5 năm quản chế tại địa phương. Đây là bản án hết sức hợp lòng dân.

Bên cạnh đó, Trịnh Bá Phương cũng nổi lên là một đối tượng cực đoan, quá khích, thường xuyên lợi dụng vấn đề khiếu kiện đất đai để đăng tải các thông tin chống phá đất nước, vu cáo và bôi nhọ Đảng, chính quyền, xúc phạm lãnh tụ trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Youtube. Nguy hiểm hơn, Trịnh Bá Phương còn nhận sự chỉ đạo của đám “dân chủ” trong nước để tăng cường các hoạt động gây rối an ninh trật tự nhằm mục đích chống phá chính quyền nhân dân. Điển hình như trong vụ việc tranh chấp đất đai tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Trịnh Bá Phương đã khá “ranh ma” khi tổ chức kích động người dân tụ tập, biểu tình, quay phim, chụp ảnh rồi đăng tải lên trên mạng Internet để PR, đánh bóng tên tuổi, gây tiếng vang trong và ngoài nước.

Như vậy, có thể thấy rằng việc Hội sinh viên nhân quyền Việt Nam đã kêu gọi người dân trong cả nước tham gia ủng hộ, bình chọn cho Giải Thưởng Trần Văn Bá năm 2018 là hành động hết sức ngông cuồng, đi ngược pháp luật Việt Nam, thách thức chính quyền nhân dân. Vì vậy, chúng ta cần lên án, đấu tranh với hành động này, không để các đối tượng xấu lợi dụng để chống phá Đảng, Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu cho xã hội.

Trái cây sấy nhập ngoại tràn lan: Cẩn thận kẻo mất tiền oan

Các loại quả sấy khô có xuất xứ từ nước ngoài, bao bì đẹp, lại được quảng cáo “tốt cho sức khỏe” nên dù giá cao ngất ngưởng vẫn được người tiêu dùng săn lùng dịp Tết này. Tuy nhiên, liệu chất lượng có tốt như quảng cáo là băn khoăn của không ít người.

Dễ tìm, dễ mua

Giống như nhiều loại hoa quả nhập khẩu, trái cây sấy nhanh chóng chiếm được tình cảm của người tiêu dùng, nhất là thời điểm Tết Nguyên đán Mậu Tuất cận kề. Trước đây, mặt hàng này thường được người đi nước ngoài xách tay làm quà hoặc bày bán riêng trong các siêu thị lớn. Nay, trở nên phổ biến trong các siêu thị mini, cửa hàng bánh kẹo, chợ đầu mối: chợ Tam Bạc, chợ Ga; được quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội với giá dao động từ 450- 800.000 đồng/kg, cao gấp 3-5 lần so với mặt hàng cùng loại sản xuất trong nước. Chị Nguyễn Thị Duyên (ngõ 191, phố Đà Nẵng) cho biết: “Giống Tết năm ngoái, năm nay tôi mua nho sấy, xoài sấy dẻo, mít sấy… xách tay từ Thái Lan. Tuy giá đắt, nhưng tốt cho sức khỏe cả nhà. Để tránh hàng nhái, hàng kém chất lượng, tôi thường mua trên trang mạng xã hội uy tín, theo lời giới thiệu của người quen. Nhiều người khen chắc là sản phẩm tốt.”

Hoa quả sấy khô được nhiều người chọn mua. Ảnh: Hoàng Phước
Sớm nắm bắt sở thích của người tiêu dùng, từ cuối tháng 11 âm lịch, những người bán hàng online đua nhau “tung chiêu” quảng cáo, biến mặt hàng này thành “thần dược” với nhiều tác dụng thần kỳ: ngăn ngừa loãng xương, chống lão hóa, tăng cường sức đề kháng... Chị Phạm Ngọc Hà (phố Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân), kinh doanh hàng online cho biết: Năm ngoái, chị bán được hơn 50 kg hoa quả sấy các loại. Năm nay, xu hướng người tiêu dùng đặt mua nho khô nguyên cành của Úc, mứt vỏ bưởi, me tách hạt Thái Lan… tăng cao nên chị nhập hàng sớm, số lượng lớn vì càng gần Tết giá càng cao.

Đắt chưa chắc… xắt ra miếng

Trái cây sấy khô nhập khẩu luôn đi kèm lời quảng cáo ưu điểm vượt trội: tốt cho sức khỏe, được chế biến theo công nghệ tiêu chuẩn… nhằm tạo niềm tin để người mua chấp nhận chi một khoản tiền lớn rước “của ngon”. Tuy nhiên, theo Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng, Nguyễn Thị Xuân Mai, Phó giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe và sinh sản thành phố, không ít chị em nhầm tưởng trái cây tươi tốt cho sức khỏe thế nào thì trái cây khô cũng tương tự nên chọn mua trong dịp Tết vừa tiện lợi vừa hợp khẩu vị nhiều người. Trên thực tế, trong quá trình sấy khô ở nhiệt độ cao, một số loại vitamin (vi-ta-min C…), khoáng chất, nước… bị giảm đi, đường cô lại. Để bảo quản được lâu hơn, nhiều cơ sở còn tẩm ướp thêm đường, phụ gia, hóa chất… để tăng thêm vị ngọt, mùi thơm hấp dẫn cho hoa quả sấy. Người có tiền sử tiểu đường, mắc bệnh tim mạch, máu nhiễm mỡ… không nên sử dụng sản phẩm này. Chưa kể, quá trình bảo quản, đóng gói lẻ tại các cơ sở không tuân thủ quy trình, không bảo đảm tiêu chuẩn tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi, gây hại sức khỏe người tiêu dùng, bác sĩ Mai lưu ý.

Ông Nguyễn Văn Toản, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế) cho rằng: Sản phẩm hoa quả sấy khô được nhập khẩu từ nước ngoài đủ tiêu chuẩn phải có đủ 2 loại tem bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trên đó ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ, đơn vị nhập khẩu và phân phối cũng như công dụng, thành phần, hướng dẫn sử dụng… Những loại hàng xách tay, bán trên mạng xã hội chưa được cơ quan chức năng kiểm định, khó bảo đảm các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi phát hiện sản phẩm kém chất lượng, người tiêu dùng cũng không được bảo vệ, bồi thường theo quy định của pháp luật. Để tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm, người tiêu dùng cần tìm đến các cơ sở phân phối, bán hàng có uy tín, khi mua hàng cần xem xét kỹ bao bì sản phẩm, kiểm tra về nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, mã vạch sản phẩm trước khi chọn mua hoa quả sấy khô có nguồn gốc nước ngoài.
(Tuyết Mai)

Kỳ 15: ÔNG HỒ ÁNH CHỈ Ở NHỜ NHÀ CỦA VŨ NHÔM?

Khi giải trình về việc ở nhà Vũ Nhôm, ông Hồ Ánh, người từng là thư ký ông Nguyễn Xuân Anh cho hay do có mối quan hệ thân quen với Vũ Nhôm nên đã mượn tạm căn nhà số 51 đường Nguyễn Thái Học để ở nhờ. Đó là thông tin chính thức mà ông Lương Nguyễn Minh Triết, Chánh VP Thành ủy Đà Nẵng cung cấp. Ông Triết cho hay, ông Hồ Ánh đã nộp giải trình từ trước Tết Nguyên đán cho Đảng ủy Văn phòng Thành ủy, là đơn vị quản lý cán bộ.


Theo đó ông Hồ Ánh cho biết việc mượn nhà thực hiện từ thời điểm ông còn làm chuyên viên giúp việc, chưa có chức danh gì ở văn phòng UBND TP. Khi đó ông Ánh là người ở xa về TP làm việc chưa có nơi ở. Do có mối quan hệ thân quen với ông Phan Văn Anh Vũ từ trước nên có mượn căn nhà đó ở tạm để có chỗ làm việc cho thuận tiện. Ông Ánh có ký hợp đồng quyền sử dụng nhà, chứ không phải quyền sở hữu nhà hay quản lý như báo chí đưa tin. 

Theo giải trình của ông Hồ Ánh, trong năm 2015, ông đã xin được chung cư của TP nên chuyển gia đình về ở và bàn giao nhà lại cho ông Vũ. Lý giải việc không làm thủ tục kết thúc Hợp đồng thuê nhà, ông Ánh cho biết: lúc đó hợp đồng cũng gần hết hạn nên không làm thủ tục kết thúc hợp đồng. Theo quy định hết hạn hợp đồng sẽ tự hủy, và hiện tại ông Ánh không có mối quan hệ gì với căn nhà đó nữa. Ông Lương Nguyễn Minh Triết cho biết thêm, ông Hồ Ánh nhận ngôi nhà của Vũ Nhôm từ lúc đang là chuyên viên của văn phòng UBND TP chứ chưa phải là thư ký của cựu Bí thư Nguyễn Xuân Anh. Và sắp tới, Đảng ủy Văn phòng Thành ủy sẽ nghe hết giải trình của ông Hồ Ánh. Và nếu ông Hồ Ánh có sai phạm nào thì sẽ căn cứ các quy định để xem xét xử lý. 

Chuyện anh em bạn bè quý mến nhau, giúp đỡ, bao bọc nhau trong lúc khó khăn là chuyện đáng quý và nên làm. Song sử dụng vật chất để lợi dụng nhau lại là câu chuyện khác. Cần nhớ Vũ Nhôm bị khởi tố với tội danh ban đầu là "cố ý làm lộ bí mật nhà nước", vì vậy, việc làm rõ bản chất mối quan hệ này là việc làm hết sức cần thiết, dù rất khó.


Lễ ra quân học sinh giỏi quốc gia, quốc tế

Sáng 26-2, tại hội trường Trường THPT chuyên Trần Phú, Sở Giáo dục-Đào tạo tổ chức lễ ra quân Đội tuyển dự thi Cuộc thi khoa học kỹ thuật (KHKT) quốc gia và Đội tuyển dự thi Kỳ thi chọn học sinh giỏi vào các đội tuyển quốc gia dự thi Ô-lim-píc quốc tế năm 2018. Đồng chí Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND thành phố đến động viên tinh thần các đội tuyển. Cùng dự có đại diện lãnh đạo Sở GDĐT, các ban, ngành thành phố và phụ huynh của các học sinh tham dự kỳ thi.


Phó chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam tặng hoa động viên các học sinh tham gia 2 kỳ thi, đồng thời đề nghị các thầy giáo, cô giáo, các nhà trường tiếp tục quan tâm bồi dưỡng kiến thức, hướng dẫn kỹ năng làm bài cho các em học sinh trước khi bước vào 2 kỳ thi quan trọng. Các bậc phụ huynh chia sẻ, quan tâm động viên để các em có tinh thần và sức khỏe tốt; đồng thời các em học sinh cần quyết tâm, tập trung khi làm bài thi để giành được kết quả cao nhất.

Năm học 2017- 2018, thành phố có 106 học sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Kết quả có 90 học sinh đoạt giải, với 11 giải nhất, 20 giải nhì, 28 giải ba và 27 giải khuyến khích, xếp vị trí thứ 2 toàn quốc. Trong đó, 6 học sinh lớp 12 thuộc Trường THPT chuyên Trần Phú được chọn tham gia kỳ thi chọn đội tuyển Ô-lim-píc quốc tế ở 3 môn khoa học tự nhiên: Toán học, Vật lý, Sinh học. Kỳ thi sẽ diễn ra tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 30-3 đến ngày1-4.

Đối với cuộc thi KHKT cấp quốc gia dành cho học sinh trung học, Sở Giáo dục-Đào tạo chọn 12 dự án tham dự cuộc thi thuộc các lĩnh vực: Hóa sinh, Hóa học, Y sinh và khoa học sức khỏe, Hệ thống nhúng, Sinh học và tế bào phân tử, Năng lượng vật lý, Kỹ thuật cơ khí, Khoa học-xã hội hành vi. Trong tổng số 12 dự án, Trường THPT chuyên Trần Phú có 4 dự án; Trường THPT Ngô Quyền có 2 dự án; các trường: THPT Phạm Ngũ Lão, THPT Toàn Thắng, THPT Trần Hưng Đạo, THCS Trần Phú (quận Kiến An), THCS Ngô Quyền (quận Lê Chân), THCS Chu Văn An (quận Ngô Quyền), mỗi trường có 1 dự án. Cuộc thi này diễn ra tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An từ ngày 10-3 đến ngày 13-3.
(Đỗ Hiền)

Dự án Công viên Tam Bạc gần 150 tỷ: Hải Phòng khẳng định không có thất thoát, lãng phí

Ngày 27-2, UBND thành phố có thông cáo báo chí về kết quả thực hiện Dự án Công viên cây xanh Tam Bạc (giai đoạn 2).


Trước đó, ngày 22-2, một số cơ quan báo chí đưa tin về việc Kiểm toán Nhà nước khu vực 6 đề nghị Công an thành phố Hải Phòng xác minh, làm rõ việc nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành tại dự án Công viên cây xanh Tam Bạc (giai đoạn 2). Sau khi có thông tin trên, UBND thành phố chỉ đạo Công an Hải Phòng, các ngành, đơn vị chức năng tổ chức rà soát toàn bộ thực tế dự án .

Và tại cuộc họp báo được tổ chức vào chiều 27/2, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Xuân Bình cho biết: Dự án Công viên cây xanh Tam Bạc (giai đoạn 2) được khởi công ngày 16/1/2017 với tổng giá trị đầu tư là 147,5 tỷ đồng. Đến nay, tổng cộng số tiền dự án đã tạm ứng là 113,3 tỷ đồng.

Đến ngày 14/2/2018 (29 Tết) công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng và đã được UBND quận Hồng Bàng (chủ đầu tư), nhà thầu xác nhận giá trị khối lượng hoàn thành là 147,5 tỷ đồng. Như vậy, số tiền UBND quận Hồng Bàng chưa thanh toán cho nhà thầu là 34,2 tỷ đồng.

"Hiện nay, UBND TP Hải Phòng đang chỉ đạo chủ đầu tư (UBND quận Hồng Bàng), nhà thầu xây dựng, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế thực hiện quyết toán đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật.  


Hiện nay, những những thông tin liên quan đến việc nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành Dự án Công viên cây xanh Tam Bạc, UBND TP Hải Phòng đã giao cho cơ quan Công an xác minh. Khi nào có kết luận chính thức từ phía cơ quan chức năng và dự án kết thúc, UBND TP Hải Phòng sẽ công khai những kết luận này.

"Chiến binh báo đen" đại náo rạp Bắc Mỹ

Bộ phim "Black Panther", tạm dịch "Chiến binh báo đen", do Marvel Studios sản xuất và Walt Disney phân phối, đã khai màn khá ấn tượng tại thị trường Bắc Mỹ, với doanh thu lên tới 192 triệu USD, chỉ trong 3 ngày cuối tuần. Với đánh giá cao của giới chuyên môn, "Black Panther" là tác phẩm điện ảnh ra mắt trong tháng 2 có doanh thu tốt nhất lịch sử và là mức doanh thu mở màn cao thứ 5 từ trước tới nay tại khu vực Bắc Mỹ. Tính trên phạm vi toàn cầu, "Black Panther" đã giúp nhà sản xuất "bỏ túi" tới 361 triệu USD. 

Bom tấn Hollywood "Black Panther" phá tan hàng loạt kỷ lục phòng vé
Bộ phim thứ 18 của Marvel lấy bối cảnh hậu Nội chiến siêu anh hùng, trong đó T’Chala/Black Panther (do Chadwick Boseman thủ vai) - vị vua vừa kế vị ngai vàng của Vương quốc Wakanda, được biết đến như một siêu anh hùng với tên gọi Chiến binh báo đen, phải gánh trọng trách bảo vệ quê nhà khỏi những kẻ thù độc ác đang dần bành trướng thế lực, cũng như đối diện với những khó khăn ngay trong vương quốc. "Black Panther", do Ryan Coogler đạo diễn, có bối cảnh quay ở châu Phi, với hầu hết diễn viên là người da màu. Siêu phẩm không những mang lại cho người yêu điện ảnh những giây phút mãn nhãn mà còn hàm chứa thông điệp vô cùng ý nghĩa về bình đẳng chủng tộc. 

Sự lấn át của "Black Panther" đã khiến các bộ phim khác bị lép vế tại các rạp chiếu. Theo đó, bộ phim hoạt hình "Peter Rabbit"của hãng Sony, có nội dung xoay quanh câu chuyện về chú thỏ Peter láu cá, lém lỉnh và các bạn của mình - những động vật đáng yêu sống trong khu rừng gần trang trại của anh nông dân McGregor, giữ nguyên vị trí thứ 2 của tuần trước, với doanh thu 17,25 triệu USD. 

Trong khi đó, quán quân của tuần trước, "Fifty Shades Freed", phần 3 của loạt phim chuyển thể từ bộ tiểu thuyết đình đám "50 sắc thái", đã tụt xuống vị trí thứ 3 với 16,94 triệu USD. 

Danh sách 10 phim ăn khách khu vực Bắc Mỹ cuối tuần qua gồm: 

  1. "Black Panther" - 192 triệu USD 
2. "Peter Rabbit" - 22,5 triệu USD 
  3. "Fifty Shades Freed" - 18 triệu USD 
  4. "Jumanji: Welcome to the Jungle" - 10 triệu USD 
  5. "The 15:17 To Paris" - 9,1 triệu USD 
  6. "The Greatest Snowman" - 6,3 triệu USD 
7. "The Early Man" - 4,2 triệu USD 
8. "Maze Runner: The Death Cure" - 3 triệu USD 
  9. "Winchester" - 2,7  triệu USD 
  10. "Samson" - 2,4 triệu USD./.
(Theo TTXVN)

Ed Sheeran – nghệ sĩ có album và đĩa đơn bán chạy nhất thế giới năm 2017

Vượt qua Taylor Swift và rapper người Canada Drake, ca sĩ-nhạc sĩ người Anh Ed Sheeran đã trở thành nghệ sĩ có sản phẩm âm nhạc bán chạy nhất thế giới trong năm 2017 nhờ album "Divide", và các đĩa đơn "Shape of You" và "Perfect”.


Theo Liên đoàn Công nghiệp ghi âm quốc tế (IFPI), album "Divide" phát hành hồi tháng 3/2017, và các đĩa đơn "Shape of You", "Perfect” của Ed Sheeran đã khuynh đảo thị trường âm nhạc của hơn 30 quốc gia trên thế giới trong năm ngoái. IFPI cho biết đây là lần đầu tiên một nghệ sĩ ghi âm có cả album và đĩa đơn bán chạy nhất trong cùng một năm. Ed Sheeran cũng được Giải thưởng âm nhạc nước Anh - Brit Awards 2018 xướng tên ở hạng mục Nghệ sĩ thành công toàn cầu hôm 21-2 vừa qua.
         
Ed Sheeran, 27 tuổi, có ngoại hình không mấy hấp dẫn và tính cách có phần nhút nhát, được mệnh danh là người mã hóa âm nhạc bằng những ký hiệu toán học. Ed Sheeran đã đặt tên cho 3 album lần lượt là “Plus” (+), “Multiply” (x) và “Divide” (÷).
         
Sau Ed Sheeran, rapper người Canada Drake là nghệ sĩ có sản phẩm bán chạy thứ 2 trên thế giới với album "More Life". Đứng thứ 3 là ca sĩ Taylor Swift với album "Reputation” dù sản phẩm âm nhạc này mới được nữ ca sĩ-nhạc sĩ người Mỹ phát hành hồi tháng 11/2017./.

(Theo TTXVN)

Vì sao đám “rận chủ” chăm chửi Đảng?

Luôn rêu rao vì quyền lợi của người khác, không màng tư lợi, thế nhưng qua những lần chúng cắn nhau vì tiền mới biết chúng ăn tiền nhiều như thế nào.

Cách đây không lâu là những trường hợp như Mai Xuân Dũng, Bùi Minh Hằng,…Và mới đây là vụ Lê Anh Hùng (người được khoa Tâm thần bệnh viện Bạch Mai đã xác định Hùng bị mắc bệnh “rối loạn tâm thần dai dẳng”, đồng thời là một cây viết của VOA) vì mâu thuẫn về chuyện tiền bạc đã tố Phạm Phú Thiện Giao, Trưởng ban Việt ngữ của VOA (Đài tiếng nói Hoa Kỳ, một kênh truyền thông thường xuyên có những bài viết tuyên truyền, xuyên tạc chống Việt Nam) là an ninh cộng sản.


Hùng viết “Thông qua sự giới thiệu của Luật sư Vũ Đức Khanh ở Canada, tôi bắt đầu cộng tác với Ban Tiếng Việt của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ – cơ quan truyền thông chính thức của chính phủ Hoa Kỳ – từ tháng 7 năm 2013. Từ đó cho đến tháng 3/2016, tôi đều đặn đóng góp bài vở cho chuyên mục Diễn đàn (trước kia là Bạn đọc làm báo) của VOA tiếng Việt trên tinh thần tự nguyện. Bắt đầu từ tháng 3/2016, tôi được Ban Biên tập VOA tiếng Việt ký hợp đồng viết blog cho Đài. Theo hợp đồng, mỗi tháng tôi viết 4 bài cho VOA, nhuận bút mỗi bài là 100$, thời hạn hợp đồng 1 năm rưỡi. Đến tháng 9/2017, tôi được tái ký hợp đồng, với khác biệt duy nhất là theo hợp đồng mới, mỗi tháng tôi viết 8 bài cho VOA. (Ban đầu, hợp đồng cũ của tôi cũng theo khung 8 bài, nhưng vì mới ký hợp đồng viết lách chuyên nghiệp lần đầu nên tôi đề nghị chuyển sang khung 4 bài.) Nhìn chung các bài viết của tôi trên VOA Tiếng Việt đều được độc giả quan tâm, đón nhận; gần như bài nào cũng được các trang mạng độc lập uy tín đăng lại; phần lớn các bài đều rơi vào nhóm “Bài được xem nhiều nhất” của VOA”. Như vậy, danh nghĩa là blog cho trang tin, nhưng bản chất là ký hợp đồng cộng tác viên, định lượng bài, thẩm duyệt và chỉnh sửa theo đúng “tôn chỉ” của nhà đài, quan trọng nhất là có trả nhuận bút 100 USD/mỗi bài, một số tiền không hề nhỏ với các phóng viên, báo chí chuyên nghiệp trong nước, nhuận bút vài chục ngàn, cho đến vài trăm ngàn/bài là cùng!… Tuy nhiên, từ tháng 4/2017 đến nay, lại xẩy ra nhiều chuyện rất khó giải thích liên quan đến các bài viết của tôi. Đây là thời gian mà ông Vinh Nguyễn mắc bệnh rồi mất và các bài viết của tôi được vị tân Trưởng ban VOA tiếng Việt trực tiếp biên tập và xét duyệt. (Chính ông Phạm Phú Thiện Giao đã cho tôi biết như vậy) Kể từ đấy, các bài viết của tôi không còn có thể xem là “được biên tập” nữa, mà chính xác hơn là “bị can thiệp” và bị can thiệp một cách thô bạo, đến mức không thể hiểu nổi (Những gì tôi nêu ra đây đều có hình ảnh làm bằng chứng).

Vâng, quả thật là số tiền không nhỏ, 100 USD/mỗi bài (tính theo giá đô hiện tại thì cũng hơn 2tr2/bài). Có thể nói, đến một nhà báo kỳ cựu ở Việt Nam cũng không được nhận tiền nhuận bút như vậy, vậy mà một kẻ tâm thần có chứng chỉ, chỉ đơn giản với những lời lẽ xuyên tạc, vu cáo chế độ lại nhận được khoản tiền bằng cả tháng lương của giáo viên tiểu học. Điều này cũng lý giải vì sao các cây viết trên RFA, RFI, VOA, BBC tiếng Việt, Danlambao, Quanlambao…nhiệt tình chửi Đảng, Nhà nước (Vô đức, vô học, vô nghiệp nhưng lại muốn kiếm nhiều tiền thì chỉ có thể làm những công việc như đám rận chủ, cũng như những cây viết trên các kênh truyền thông thù địch trên). Qua đây, chúng ta cũng thấy được việc các thế lực thù địch “đầu tư” cho hoạt động chống Việt Nam nhiều như thế nào? Mỗi người dân Việt Nam chúng ta nếu không vững lập trường, chỉ vì những lợi ích cá nhân trước mắt thì sẽ vô hình chung đã tiếp tay thế lực thù địch xâm hại độc lập tự do đất nước, đe dọa đến tương lại các thế hệ con, em sau này.

Hỗ trợ cho những tên phản động chống phá chính quyền dưới mác điều trần nhân quyền

RFA tiếng Việt đưa tin, ngày 15/2/2018, một “buổi điều trần” về nhân quyền Việt Nam của Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos đã diễn ra tại Quốc hội Hoa Kỳ.

Theo RFA, tham gia “buổi điều trần” có các vị đại diện dân cử Hoa Kỳ gồm dân biểu Rand Hultgren, đồng chủ tịch Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos, dân biểu Alan Lowenthal, nữ dân biểu Sheila Jackson-Lee. Tổ chức Boat People SOS- BPSOS loan tin cho biết tại buổi điều trần một danh sách gồm 167 “tù nhân lương tâm” tại Việt Nam được phổ biến.


Mục tiêu của “buổi điều trần” là nhằm chuẩn bị cho cuộc vận động “kêu gọi trả tự do cho các tù nhân lương thức tại Việt Nam”.

RFA cũng cho biết, tính đến thời điểm hiện nay đã có 16 “tù nhân lương tâm” Việt Nam được một số dân biểu Hạ Viện và một thượng nghị sĩ Mỹ kết nghĩa. Trong số những “tù nhân lương tâm” Việt Nam được kết nghĩa đó, có 13 người được Hà Nội trả tự do và 4 người sang Hoa Kỳ định cư.

Danh sách “tù nhân lương tâm” được kêu gọi trả tự do trong “buổi điều trần” trên có những người đang bị giam giữ vì vi phạm pháp luật Việt Nam như blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Bùi Văn Trung, A Đảo, A Tích, blogger Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Trần Anh Kim, Đỗ Thị Hồng, Hồ Văn Hải…

Nhìn vào danh sách các “tù nhân lương tâm” mà Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos và tổ chức Boat People SOS- BPSOS đưa ra “điều trần” tại Quốc hội Hoa Kỳ nhằm kêu gọi Việt Nam trả tự do không khó để nhận ra đó là những người vi phạm pháp luật Việt Nam có “thâm niên”.

Nếu như Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hiện đang phải chịu hình phạt 10 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” (trước đó đã không ít lần vào tù ra tội) thì Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh đang chịu mức án 5 năm tù giam về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân”. Hồ Văn Hải mới đây đã bị TAND TP.HCM tuyên phạt 4 năm tù và 2 năm quản chế về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Còn Trần Anh Kim thì đang chịu mức án 13 năm tù giam về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Như vậy, có thể thấy rằng, những người được Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos và tổ chức Boat People SOS- BPSOS đưa ra “điều trần” tại Quốc hội Hoa Kỳ rõ ràng là những kẻ phạm tội, những kẻ vi phạm pháp luật. Là những kẻ phạm tội, vi phạm pháp luật ấy thế nhưng Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos và tổ chức Boat People SOS- BPSOS lại đưa họ ra để “điều trần nhân quyền” tại Quốc hội Hoa Kỳ đó chẳng phải là một việc làm nhằm trợ giúp cho những kẻ phạm tội đó sao?

Bác sĩ là con người, không phải là nô lệ để bị đánh đập

Gần đây, tình hình bạo lực nhắm vào nhân viên y tế đang tăng nhanh cả về số vụ và tính manh động cũng như mức độ nguy hiểm.


Nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, BS Võ Xuân Sơn đã có những trao đổi thẳng thắn về vấn đề bạo hành nhân viên y tế. Đây hoàn toàn không phải là vấn đề mới mà đã tồn tại nhức nhối nhiều năm nay.

BS Võ Xuân Sơn chia sẻ: “Chỉ trong mấy ngày đầu năm 2018 đã có liên tục các ca bạo hành nhân viên y tế. Có thể nói, nền tảng đạo đức của xã hội đã xuống cấp đến mức báo động nên người ta tự cho phép mình làm những việc vô đạo đức, trong đó có việc đánh bác sĩ. Đỉnh điểm là vụ hành hung bác sĩ ở Yên Bái cho thấy rõ ràng tính côn đồ của những kẻ hành hung, chúng đánh không cần lý do”.

Tại sao những vụ việc như vậy không được giải quyết mà ngày một tăng lên? Lý do chủ yếu nhất, theo BS Võ Xuân Sơn, là tư duy của các nhà lãnh đạo phải thay đổi, lực lượng bảo vệ trật tự, bảo vệ an ninh phải thấy rằng bác sĩ là đối tượng cần được quan tâm. Những vụ bạo hành ngày một tăng, một phần lớn do phía công an không kiên quyết xử lý những vụ việc này. Cụ thể như vụ ở Bệnh viện 115 Nghệ An, bác sĩ bị một doanh nhân đánh, có sự tham gia của một lãnh đạo địa phương thì chỉ phạt hành chính, nhắc nhở là xong. BS Sơn nói: “Những chuyện như thế, thêm vào đó là ý kiến của một lãnh đạo Nhà nước lại đổ lỗi cho các bác sĩ, khác nào khích lệ người ta tiếp tục đánh bác sĩ?”.

BS Võ Xuân Sơn bức xúc: “Bác sĩ là con người, không phải là nô lệ. Những kẻ hành hung nhân viên y tế không coi bác sĩ, y tá, điều dưỡng là con người, mà giống như kẻ phục vụ, như nô lệ nên bọn chúng tự cho mình có quyền ra lệnh, sai khiến và đánh đập nếu không vừa ý. Tại sao một cô tiếp viên hàng không bị đánh thì kẻ đó bị cấm bay? Tại sao một nhân viên vệ sinh bị đánh thì chủ tịch thành phố đến hỏi thăm mà nhân viên y tế bị đánh thì không ai đứng ra giải quyết? Vụ ở Yên Bái, mười mấy người lao vào đánh nhân viên y tế mà tại sao bao nhiêu ngày nay rồi vẫn chưa tìm ra thủ phạm? Là do không tìm được hay họ không muốn tìm?”

Không những thế, hành lang pháp lý hiện nay quá mỏng và yếu, không đủ sức bảo vệ nhân viên y tế. BS Sơn đơn cử ví dụ sửa đổi luật vừa qua có điều chỉnh về xử phạt nặng người đánh người đang chữa bệnh cho mình, nhưng rõ ràng, có bệnh nhân nào đánh bác sĩ, mà chỉ có người nhà bệnh nhân đánh bác sĩ. Người nhà bệnh nhân lại không phải là người đang chữa bệnh, vì thế mức xử phạt rất nhẹ và không có ý nghĩa răn đe gì hết.

BS Võ Xuân Sơn cũng là người lập ra website và fanpage “Chống bạo hành y tế” với mục đích thu thập thông tin về các trường hợp bạo hành trong y tế, bao gồm các trường hợp hành hung nhân viên y tế và các hình thức bạo hành khác nhắm vào nhân viên y tế. Từ đó đưa ra các nhận định về nguyên nhân, cách phòng, chống các hành vi bạo hành nhắm vào nhân viên y tế.

Cùng với đó là những kiến nghị với các cơ quan chức năng các biện pháp nhằm là giảm dẫn đến triệt tiêu những hành vi bạo hành nhắm vào nhân viên y tế, xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, tạo sự yên tâm cho nhân viên y tế hành nghề, gia tăng khả phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Tuy nhiên, thực tế không khả quan như vậy. BS Sơn cho biết, trang “Chống bạo hành y tế” đã nhiều lần gửi kiến nghị đến các cơ quan chức năng, như đề nghị bên công an phải có hợp tác chặt chẽ, có quy định cụ thể bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút phải có mặt khi có cuộc gọi từ phía bệnh viện; kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông về cách đưa tin những tai biến y khoa, những vụ bạo hành y tế; kiến nghị Quốc hội có những sửa đổi về luật, nếu không có được bộ luật riêng về chống bạo hành trong y tế thì cũng cần sửa lại những điều khoản của Bộ Luật hình sự có liên quan đến vấn đề bạo hành y tế, tăng hình thức xử phạt lên… nhưng đến nay không hề có hồi âm nào từ phía các cơ quan chức năng.

Trước mắt, theo BS Võ Xuân Sơn, các bác sĩ cần phải tự biết bảo vệ mình. Nhiều bác sĩ âm thầm an phận chịu đựng, vì nhiều lý do mà không dám lên tiếng, việc đó sẽ càng làm cho sự việc trở nên trầm trọng hơn. Các bác sĩ, nhân viên y tế phải đồng lòng lên tiếng phản ứng lại những hành vi bạo hành này, đưa sự việc lên công luận, tiếp đó phải yêu cầu tất cả các cơ quan chức năng vào cuộc, đưa những kẻ hành hung này ra xét xử trước pháp luật với những khung hình phạt thích đáng.

Hiện nay, nhân viên y tế đang ở thế yếu, gần như không có ai bảo vệ trong khi vẫn phải cố gắng làm tròn nhiệm vụ cứu người, đảm bảo y đức của mình.
(An Nhiên)

22 tháng 2, 2018

500 học sinh giỏi của thành phố dự Lễ hội khai bút Xuân Mậu Tuất 2018

Sáng 21-2 (tức mùng 6 tháng Giêng), tại Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc (xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy) , Lễ hội khai bút Xuân Mậu Tuất 2018 diễn ra trang trọng, ý nghĩa, với sự tham gia của 500 học sinh giỏi toàn thành phố.



Chương trình lễ hội thường niên được mở đầu bằng lễ rước bút quy mô từ Từ đường họ Mạc đến khu tưởng niệm. Đội rước gồm hơn 100 người trong đó có đội múa lân sư rồng, đội tế, rước bút và đại diện các em học sinh giỏi, xuất sắc của thành phố, địa phương. Sau lễ an vị bút, chương trình chính của lễ hội diễn ra trước Thái miếu với các màn múa lân, đọc chúc văn khai bút, đánh trống khai hội và nghi lễ khai bút của lãnh đạo ngành giáo dục – đào tạo thành phố và huyện Kiến Thụy.


500 học sinh giỏi, xuất sắc đại diện đông đảo học sinh thành phố dự lễ hội khai bút năm nay đến từ các trường THPT chuyên Trần Phú, THPT Thái Phiên, THPT Ngô Quyền, THCS Hồng Bàng, THCS Lý Tự Trọng, tiểu học Đinh Tiên Hoàng, các trường THPT  trên địa bàn huyện Kiến Thụy gồm THPT Kiến Thụy, Thụy Hương, Nguyễn Huệ, Nguyễn Đức Cảnh cùng học sinh Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên huyện Kiến Thụy cùng các em học sinh giỏi khối THCS, tiểu học của huyện Kiến Thụy, các em học sinh có bài viết xuất sắc trong Lễ khai bút Xuân Đinh Dậu 2017.


Bám sát chủ đề khai bút năm nay “Những suy nghĩ, những ước mơ của bản thân về thành phố Hải Phòng trong tương lai”, các em học sinh cùng viết những đoạn văn ngắn gửi gắm ước mơ về học tập, mong muốn đóng góp trí lực góp phần xây dựng và phát triển quê hương trong tương lai gần. Các bài khai bút sau đó được đội tế lễ dâng lên trước lư hương Trung thiên và trình tấu tới các vị tiên đế của triều Mạc.


Sau lễ khai bút, phần hội kéo dài từ chiều 21 đến 23-2 với nhiều hoạt động phong phú như Ngày thơ Nguyên Tiêu, thi đấu cờ người, thư pháp, các trò chơi dân gian… Đặc biệt, Lễ hội khai bút Xuân Mậu Tuất 2018 còn có các hoạt động trải nghiệm Khu văn hóa truyền thống vừa đi vào hoạt động trong khuôn viên Khu tưởng niệm các vua nhà Mạc. Theo đó, người dân và du khách được trải nghiệm những hoạt động sản xuất nông nghiệp, xay thóc, giã gạo, làm gốm, viết thư pháp trên gốm, tạo dáng chụp ảnh bên những kiến trúc đậm nét văn hóa làng của đồng bằng Bắc bộ như cổng làng, gốc đa, tham quan chợ quê…
(Thùy Linh. Ảnh: Đỗ Hiền)

Du lịch dịp Tết Nguyên đán: Nhiều người lựa chọn "xuất ngoại"

Muốn thay đổi không khí, nhiều người lựa chọn cách nghỉ ngơi bằng những chuyến du lịch cùng người thân ngay trong những ngày Tết truyền thống.

"Nóng" đường bay xuất ngoại

Tết Nguyên đán là kỳ nghỉ truyền thống của nhiều nước châu Á, xu hướng "xuất ngoại" đón Tết cũng nổi lên trong vài năm trở lại đây. Chị Nguyễn Thu Vân, ở số nhà 4/258 phố Đà Nẵng (quận Ngô Quyền) cho biết: Tết này, gia đình chị quyết định chọn tua đi Phượng Hoàng Cổ Trấn (Trung Quốc) để tìm kiếm những trải nghiệm mới về ngày Tết của nước bạn. Ngoài thăm các địa danh, đây cũng là dịp để cả gia đình tìm hiểu nét văn hóa, phong tục đón Tết ở một đất nước khác.


Do năm nay thời gian nghỉ Tết không quá dài nên xu hướng khách chọn các tua khoảng 3-5 ngày là chủ yếu. Thị trường được khách đăng ký đông trong dịp Tết Nguyên đán là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Tiếp đó là những điểm đến tại các nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Malaixia, Mianma, Xingapo...  Ngoài ra, nhiều người Hải Phòng cũng lựa chọn điểm đến là các tỉnh phía Nam như Nha Trang, Phú Quốc, thành phố Hồ Chí Minh.

Nét chung của những điểm đến trong dịp Tết Nguyên đán là đều có đường bay thẳng từ Hải Phòng hoặc Hà Nội. Thông thường, vé máy bay chiếm khoảng 40-50% giá trị toàn bộ chuyến đi. Để bảo đảm tiết kiệm cho mục chi này, nhiều người đặt vé cho chuyến du lịch Tết từ cách đây hơn 1 tháng. Chị Vũ Thu Hường, chủ phòng vé máy bay Minh Vũ ở phố Văn Cao (quận Hải An) cho biết: Những "hành khách cuối" của các chuyến du lịch nước ngoài trong dịp Tết Nguyên đán thường phải chịu mức giá cao ngất ngưởng. Tại nhiều phòng vé, mức giá báo hầu hết tuyến bay từ Hải Phòng trong dịp Tết Nguyên đán đều tăng 70-80%. Nhiều tuyến bay không còn vé hạng phổ thông, khách du lịch buộc phải chuyển lựa chọn sang vé hạng thương gia với mức giá gấp đôi, thậm chí gấp ba vé phổ thông.

Đối với những chuyến bay khởi hành từ sân bay Nội Bài (Hà Nội), để phục vụ du khách, nhất là khách du lịch tự túc, nhiều đơn vị vận tải cung cấp thêm dịch vụ chuyên chở khách từ Hải Phòng đi thẳng sân bay với 4 khung giờ chính: 5 giờ 30 phút, 10 giờ, 13 giờ 30 phút và 20 giờ 30 phút hằng ngày. Du khách có nhu cầu có thể liên hệ để được đưa đón tại nhà.

Du lịch trọn gói lên ngôi

Bên cạnh đó, nhiều người lựa chọn đi du lịch là cách để cả gia đình quây quần trong dịp Tết Nguyên đán. Nắm bắt được tâm lý này, các công ty du lịch năm nay cũng triển khai nhiều tua du lịch trọn gói cả gia đình hoặc nhóm bạn bè. Các loại tua chủ yếu thiên về nghỉ dưỡng, thiên nhiên. Đây cũng là cách để nhiều người lựa chọn du lịch tự túc sau khi ngày càng có nhiều đường bay thẳng cũng như sự thông thoáng trong thủ tục xuất, nhập cảnh đối với người có hộ chiếu phổ thông của Việt Nam.

Trao đổi qua đường dây nóng, nhân viên Trung tâm du lịch Alehap cho biết: Du lịch trọn gói bao gồm vé máy bay, khách sạn và hoạt động vui chơi, giải trí. Điểm khác biệt của phương thức này là việc du khách tự lựa chọn các điểm tham quan, vui chơi trong hành trình. Ngoài ra, du khách được tham khảo, lựa chọn khách sạn, phương tiện giao thông tại các điểm đến chính. Chi phí toàn bộ chuyến đi phụ thuộc vào lựa chọn của du khách đối với từng nội dung. Việc lựa chọn du lịch trọn gói sẽ giúp khách du lịch tiết kiệm khoảng 20% chi phí so với đi du lịch tự túc. Quan trọng hơn, việc chủ động lựa chọn điểm đến sẽ giúp các tua du lịch bớt nhàm chán hơn với du khách và chính hướng dẫn viên du lịch.

Du lịch trọn gói được cung cấp trực tuyến chủ yếu bởi các doanh nghiệp du lịch tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Toàn bộ khách hàng tại các địa phương khác được hỗ trợ làm thủ tục xuất, nhập cảnh và tới điểm trung chuyển đều được hỗ trợ qua mạng internet. Do đó, để bảo đảm chuyến hành trình đầu Xuân suôn sẻ, du khách nên lựa chọn một số doanh nghiệp du lịch trực tuyến có thương hiệu, có hệ thống phòng vé máy bay cũng như cung cấp các dịch vụ đặt phòng, đặt vé trực tuyến.
(Minh An)

Sử dụng đồ ăn chế biến sẵn: Tiện nhưng vẫn lo

Trong bối cảnh cuộc sống bận rộn, sử dụng đồ ăn chế biến sẵn trở thành lựa chọn của nhiều chị em. Nhanh, gọn, tiện lợi, nhưng việc sử dụng đồ ăn chế biến sẵn bán online hoặc bán tại các chợ truyền thống cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

“Phao” cho nhiều bà nội trợ

Làm việc tại một ngân hàng trên phố Tô Hiệu (quận Lê Chân), do công việc áp lực lớn, nên chị Trần Hoài Anh thường xuyên về muộn. Để cả nhà không phải “dài cổ” đợi bữa tối, giải pháp của chị Hoài Anh là đặt mua thức ăn chế biến sẵn rao bán qua mạng xã hội. Tối về, chị chỉ việc cắm nồi cơm, hâm lại thức ăn và canh. Trong lúc chờ cơm chín thì tranh thủ tắm, giặt hoặc chơi đùa cùng con.


 Cũng là khách hàng thường xuyên của các địa chỉ cung cấp đồ ăn chế biến sẵn, nhưng chị Nguyễn Thị Mai Quyên, ở phố Chùa Hàng (quận Lê Chân) lại có lý do khác. Là người miền Nam, mới về làm dâu Hải Phòng chưa được 1 năm, chị Quyên chưa rành cách chế biến các món ăn của miền Bắc. Trong một lần gia đình làm cỗ cúng mà mẹ chồng lại ốm, chị Quyên được bạn chia sẻ mấy địa chỉ đặt mua đồ ăn chế biến sẵn uy tín. Đồ mua về bày mâm cỗ ngon lành, đẹp mắt, ai cũng khen. Nên từ đó, chị Quyên thường áp dụng khi phải làm cỗ hay tiệc đãi mọi người. Mẹ chồng chị khi biết “bí quyết” chuẩn bị cỗ của chị và qua thưởng thức thực tế cũng bị thuyết phục cũng dần ưa chuộng dịch vụ này. Dịp Tết này, chị Quyên và mẹ chồng cũng lên thực đơn và đặt mua xong thực phẩm sơ chế sẵn để chế biến các mâm cỗ, làm món lẩu, nướng phục vụ mọi người từ 27, 28 tháng Chạp. Việc chuẩn bị đón tết cũng không quá cập rập, vất vả, mọi người trong nhà vừa nhàn, vừa vui.

Hiện, ngoài các loại đồ ăn được chế biến, nấu chín sẵn, còn có loại thực phẩm được làm sạch, sơ chế, chuẩn bị đẩy đủ các loại nguyên liệu gia vị, gia giảm đi cùng, giúp chị em giảm đáng kể thời gian nấu nướng mà vẫn có những bữa ăn nóng hổi, ngon lành. Các địa chỉ cung cấp đồ ăn chế biến sẵn cũng rất chiều khách, thường xuyên thay đổi thực đơn nên khách hàng có thể yên tâm đặt hàng cho cả tuần mà không lo lặp lại món. Theo chia sẻ của chị Lê Thị Thuý Quỳnh, ở ngõ phụ 42 An Đà, phường Đằng Giang (quận Ngô Quyền), chuyên cung cấp đồ nướng, lẩu được sơ chế, ướp sẵn, lượng khách có nhu cầu sử dụng đồ ăn chế biến sẵn càng ngày càng đông. Vào dịp lễ, Tết, nhu cầu liên hoan, tiệc tùng nhiều, 5 thành viên nhà chị làm việc hết công suất mà vẫn không có đủ đồ để bán. Phục vụ dịp rằm tháng Giêng này, nhà chị chuẩn bị 2 tủ cấp đông cỡ lớn đựng đầy thực phẩm gồm bẹ sữa, ba chỉ, sườn, sụn, vách, bò… để phục vụ khách ăn nướng, lẩu nhưng vẫn lo thiếu hàng.

Lựa chọn cơ sở uy tín, bảo đảm chất lượng

Mặt tích cực của dịch vụ đồ ăn chế biến sẵn không thể phủ nhận. Tuy nhiên, điều khiến không ít người ngần ngại khi mua đồ ăn chế biến sẵn là các sản phẩm liệu có an toàn hay không. Trên thực tế, không ít chị em rơi vào cảnh dở khóc, dở cười vì mua phải đồ ăn chế biến sẵn “có vấn đề”. Khoảng giữa tháng 1-2018, khi gia đình có giỗ, chị Trần Võ Tường Vi, ở xã An Hưng (huyện An Dương) mua bánh chưng ở chợ Hỗ về để thắp hương. Chiếc bánh khá đẹp nhưng khi bóc hết các lớp lá, chị hoảng hốt khi thấy xác một con rết nằm chình ình bên trong. Bất đắc dĩ, chị Vi phải bỏ chiếc bánh đó đi. Sau khi chia sẻ thông tin trên mạng facebook, chị Vi nhận được khá nhiều đồng cảm. Nhiều thành viên chia sẻ về lần mình mua phải xôi bị mốc hay giò lẫn cả ruồi.

Quá trình thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng cũng phát hiện, thu giữ nhiều loại nguyên liệu, sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ phục vụ việc chế biến các loại đồ ăn sẵn. Cuối tháng 10-2017, Đội 6 Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Công an thành phố) phát hiện, xử phạt hai cơ sỏ chế biến mỡ bẩn tại thôn Vĩnh Khê, xã An Đồng (huyện An Dương), thu giữ, tiêu huỷ 250kg mỡ, bì lợn bẩn, 200kg tóp mỡ và 100kg mỡ nước. Gần đây nhất, ngày 30-1-2018, UBND thành phố Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh) bắt giữ 1 xe tải vận chuyển 2.400kg sò không rõ nguồn gốc do lái xe Phạm Quốc Ban, trú tại xã Quang Phục (huyện Tiên Lãng) điều khiển và 1 xe tải vận chuyển các loại gia vị như xì dầu, dầu hào, nước tương không rõ nguồn gốc của chủ hàng Nguyễn Thị Vân Huệ (trú tại đường Tô Hiệu, quận Lê Chân) về thị trường Hải Phòng tiêu thụ.

Để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, thời gian qua, các ngành chức năng thành phố triển khai xây dựng, tổ chức chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Đến nay, Hải Phòng có 3 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, trong đó có 1 chuỗi thực phẩm chế biến sẵn là cá mòi kho. Thành phố triển khai đề án mô hình điểm quản lý thức ăn đường phố tại 10 phường thuộc 4 quận: Ngô Quyền, Lê Chân, Hồng Bàng và Kiến An. Năm 2017, các đoàn kiểm tra của Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm thành phố kiểm tra hơn 17.000 cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó có cả các cơ sở kinh doanh thực phẩm, thực phẩm chế biến sẵn. Nhiều hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm bị xử lý. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình, người tiêu dùng vẫn cần chủ động tìm kiếm, lựa chọn các địa chỉ, cơ sở có uy tín, thương hiệu để mua thực phẩm, nhất là thực phẩm, đồ ăn chế biến sẵn để mỗi bữa cơm của gia đình không chỉ nhanh chóng, đẹp mắt, ngon miệng mà còn an toàn đối với sức khoẻ mọi người.
(Thành Lê)

Chính sách cho giáo dục mầm non: Niềm vui trong xuân mới

Bắt đầu từ 20/2, Nghị định số 06/2018/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non có hiệu lực thi hành. Việc bổ sung chế độ, chính sách này là một niềm vui lớn đối với trẻ em mầm non vùng khó khăn và giáo viên mầm non.


Nghị định mở rộng đối tượng ăn trưa cho trẻ mẫu giáo và kinh phí hỗ trợ được tính theo % lương cơ sở, đồng thời bổ sung chính sách cho giáo viên mầm non trực tiếp dạy 2 buổi/ngày tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ghép từ hai độ tuổi trở lên ở các điểm lẻ hoặc trực tiếp dạy tăng cường tiếng Việt tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ em là người dân tộc thiểu số tại các điểm lẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

Thêm cơ hội đến lớp cho trẻ mầm non thuộc hộ cận nghèo

Trước khi có chính sách hỗ trợ ăn trưa của Nhà nước cho trẻ em thuộc diện khó khăn theo quy định tại Quyết định số 239/2010/QĐ-TTg và Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg, việc huy động trẻ ra lớp là một khó khăn, vì cha mẹ trẻ thường có thói quen cho con lên nương cùng chứ không có điều kiện đưa trẻ tới trường.

Trẻ em không được chăm sóc giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non, không được ra lớp hoặc chỉ ra lớp 1 buổi/ngày, không được tổ chức ăn trưa tại trường, do đó, chất lượng chăm sóc, giáo dục không được bảo đảm, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao.

Từ khi có chính sách hỗ trợ ăn trưa của Nhà nước, các cơ sở giáo dục mầm non có điều kiện để tổ chức ăn bán trú tại trường cho trẻ.

Ở nhiều địa phương, cơ sở giáo dục mầm non đã huy động thêm sự đóng góp của phụ huynh và các ban ngành đoàn thể (hội phụ nữ, đoàn thanh niên…) tăng gia sản xuất, trồng rau sạch, đóng góp trứng, thịt, gạo, củi, hỗ trợ ngày công nấu ăn... để nâng cao chất lượng ăn bán trú cho trẻ tại trường. Nhờ đó, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp tăng lên rõ rệt, đảm bảo chuyên cần và duy trì tốt việc học 2 buổi/ngày, tạo điều kiện để chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn.

Chính sách này đã tác động sâu sắc đối với việc phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn, vùng núi cao, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần, tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường và tỷ lệ chuyên cần; nâng tỉ lệ trẻ được chăm sóc giáo dục 2 buổi/ngày, từ đó, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

Khi Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg hết hiệu lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu trình Chính phủ tiếp tục duy trì hỗ trợ bữa ăn trưa cho trẻ thuộc các đối tượng này, và Nghị định số 06/2018/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 5/1/2018.

Tại Nghị định số 06/2018/NĐ-CP đã bổ sung thêm đối tượng là trẻ em mầm non thuộc các hộ cận nghèo, là đối tượng cũng gặp rất nhiều khó khăn khi đến lớp, để hỗ trợ giúp các em duy trì chuyên cần, được chăm sóc, giáo dục tốt tại trường. Đồng thời, để bảo đảm bù đắp trượt giá, Nghị định số 06/2018/NĐ-CP đã tính hỗ trợ ăn trưa cho trẻ theo % lương cơ sở.

Bình đằng trong chính sách cho giáo viên mầm non dạy hợp đồng

Cả nước hiện có trên 50.000 giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập vẫn làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, chưa được tuyển dụng vào viên chức.

Nguyên nhân của tồn tại này là do một thời gian dài trước đây, hệ thống trường mầm non chủ yếu là loại hình bán công, gắn với hợp tác xã, xí nghiệp, công ty, giáo viên hưởng lương theo công điểm hoặc từ nguồn kinh phí của phụ huynh đóng góp, hoặc do công ty trực tiếp chi trả.

Thực hiện Luật Giáo dục năm 2005, các trường mầm non bán công chuyển dần sang loại hình trường công lập và dân lập, tư thục. Khi chuyển đổi loại hình trường, giáo viên mầm non trong các trường công lập được tuyển dụng viên chức. Tuy nhiên, do chỉ tiêu biên chế ít, nên số lượng giáo viên được tuyển dụng còn hạn chế nên dẫn đến tình trạng giáo viên có đủ tiêu chuẩn, trình độ, làm việc tương tự như giáo viên là viên chức trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập nhưng không được hưởng các chế độ phụ cấp thâm niên, phụ cấp đứng lớp như giáo viên là viên chức.

Do đó, Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg đã đưa giải pháp hỗ trợ để đối tượng giáo viên hợp đồng lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập được hưởng chế độ tương đương như giáo viên là viên chức.

Phần lớn giáo viên thuộc đối tượng này được hỗ trợ chính sách theo quy định tại Thông tư 09/TTLT-BNV-BGDĐT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cũng như tiếp tục được quy định tại Nghị định số 06/2018/NĐ-CP, cụ thể:

Thứ nhất là giáo viên mầm non (bao gồm cả phó hiệu trưởng) làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong định mức giáo viên được cấp có thẩm quyền phê duyệt ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

Đối tượng trên, nếu đủ tiêu chuẩn chức danh giáo viên mầm non hạng IV (mã số V.07.02.06) trở lên thì được ký hợp đồng lao động, xếp lương ở chức danh giáo viên mầm non hạng IV (mã số V.07.02.06) theo bảng lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, Nghị định số 17/2013/NĐ-CP và được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành như giáo viên mầm non là viên chức trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

Thời gian và bậc lương hưởng khi thực hiện chế độ hợp đồng lao động được nối tiếp để xếp lương và thực hiện chính sách khi được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng làm việc.

Thứ hai là giáo viên mầm non (bao gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) đang làm việc ở các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục. Các giáo viên này được nhà nước hỗ trợ tài liệu và chi phí tập huấn khi tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

Giáo viên đang công tác tại các cơ sở mầm non tư thục được hỗ trợ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ như giáo viên công lập, giúp các cô vững vàng hơn về kỹ năng nghề nghiệp, từ đó, các cô tự tin tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tốt hơn.

Mức hỗ trợ của ngân sách thực hiện theo mức hỗ trợ đối với giáo viên công lập có cùng trình độ tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.

Hỗ trợ giáo viên vùng khó khăn học tiếng của người dân tộc thiểu số

Để giao tiếp tốt và hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non đối với trẻ người dân tộc thiểu số, giáo viên mầm non phải tự học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, trước đây chưa có chế độ cho giáo viên mầm non khi tham gia các lớp học này. Nay Nghị định số 06/2018/NĐ-CP đã bổ sung chính sách với giáo viên mầm non tham gia học tiếng nói và chữ viết của người dân tộc thiểu số.
Theo đó, giáo viên mầm non (bao gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ em dân tộc thiểu số thuộc vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn được thanh toán tiền mua tài liệu học tập (không tính tài liệu tham khảo) tiếng nói và chữ viết của người dân tộc thiểu số (nếu có) theo quy định. Tiền mua tài liệu học tập (không tính tài liệu tham khảo) được chi trả theo hóa đơn tài chính thực mua và được trả không quá 3 năm.

Nghị định số 06/2018/NĐ-CP cũng đã bổ sung chính sách mới cho giáo viên mầm non trực tiếp dạy 2 buổi/ngày tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ghép từ hai độ tuổi trở lên ở các điểm lẻ hoặc trực tiếp dạy tăng cường tiếng Việt tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ em là người dân tộc thiểu số tại các điểm lẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, hàng tháng được hỗ trợ thêm một khoản bằng tiền là 450.000 đồng/tháng. Thời gian hưởng hỗ trợ là 9 tháng/năm (từ tháng 9 năm trước đến hết tháng 5 của năm liền kề), tiền hỗ trợ được trả cùng với việc chi trả tiền lương của tháng và không dùng tính đóng hưởng BHXH, BHYT, BHTN.

Đời sống của giáo viên mầm non hiện còn gặp nhiều khó khăn, giáo viên chịu áp lực vì thời gian và cường độ làm việc căng thẳng, tuy nhiên, chế độ lương và các thu nhập khác chưa tương xứng với công sức và áp lực nghề nghiệp, đặc biệt tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, các thôn/bản nằm cách xa trung tâm, điều kiện đi lại khó khăn.

Do điều kiện địa lý, dân cư, phải tồn tại nhiều điểm trường, số lượng trẻ từng độ tuổi ít nên phải tổ chức các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ghép từ 2 đến nhiều độ tuổi, đa dân tộc. Thực tế, trong một lớp học có nhiều dân tộc (có lớp có tới 11 dân tộc) với nhiều độ tuổi khác nhau khiến giáo viên mầm non gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.

Để bảo đảm chất lượng chăm sóc, giáo dục, giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian hơn cho công việc soạn bài, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi; trên lớp, giáo viên phải phân nhóm, làm việc với từng nhóm trẻ khác nhau cả về dân tộc cũng như độ tuổi, thời gian làm việc kéo dài 9 đến 10 giờ/ngày chưa kể thời gian soạn bài và làm đồ dùng, đồ chơi tại nhà.

Vì vậy, Nghị định số 06/2018/NĐ-CP là một niềm vui lớn đối với trẻ em mầm non vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào người dân tộc thiểu số và các cô giáo mầm non được hưởng chính sách. Đồng thời, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục mầm non, giúp bậc học có cơ sở để phát triển ổn định bền vững. Mùa xuân mới sắp tới, hy vọng giáo dục mầm non sẽ có nhiều khởi sắc, nhân rộng nhiều niềm vui từ đây.
(Theo Chinhphu)

Không thương mại hóa, khơi dậy ham muốn vật chất trong mùa lễ hội

Dịp Tết Nguyên đán cũng là thời gian mở đầu mùa lễ hội Xuân ở Việt Nam. Người dân khắp nơi, đặc biệt là ở các tỉnh miền Bắc, nô nức du Xuân, trẩy hội.


Năm nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các địa phương đã sớm vào cuộc nhằm chấn chỉnh các hoạt động tổ chức, quản lý lễ hội; kiên quyết không để xảy ra những hình ảnh phản cảm, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Đặc biệt, ngành văn hóa nỗ lực thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: không để xảy ra tình trạng thương mại hóa, những hành vi khơi dậy lòng ham muốn vật chất của con người trong lễ hội.

Đề cao tuyên truyền, vận động 

Theo báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, công tác quản lý, tổ chức lễ hội trong cả nước năm 2017 cơ bản đã có chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nề nếp. Phần lớn các lễ hội đều được diễn ra trong không khí linh thiêng, trang trọng, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và các trò chơi dân gian, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh đồng thời thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia.

Có được điều này là do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các địa phương đã vào cuộc mạnh mẽ, chủ động thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó công tác tuyên truyền được đặt lên hàng đầu nhằm hạn chế những hình ảnh chưa đẹp của lễ hội. 

Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy, thực tế cho thấy ở địa phương nào chính quyền địa phương vào cuộc nghiêm túc, quyết liệt, làm đúng cách thì ở đó, công tác quản lý và tổ chức lễ hội đạt hiệu quả cao, hạn chế những hình ảnh phản cảm, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Ví dụ như tại Yên Bái, từ năm 2017, Yên Bái tích cực vận động, giải thích để người dân hiểu và thay đổi cách thức thực hành các lễ hội có tính phản cảm như treo trâu (ở Đông Cuông); 7 địa phương bỏ lễ hội chọi trâu trong năm 2017. Trong năm 2018, Yên Bái cam kết sẽ không còn địa phương nào tổ chức lễ hội chọi trâu. 

Những hình ảnh tranh giành, xô đẩy ở các lễ hội cướp phết Hiền Quan (Phú Thọ), cướp phết (Bản Giản, Vĩnh Phúc) hay cướp hoa tre ở hội Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội), tranh giành lộc ở lễ hội chùa Hương (Hà Nội)... vẫn xảy ra, khiến dư luận không khỏi bức xúc. Do đó, trong mùa lễ hội 2018, lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng giải pháp tốt nhất để cải thiện tình trạng này vẫn phải là tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người tham gia lễ hội, khơi dậy giá trị nhân văn, hướng thiện, không chạy theo lợi ích vật chất ở lễ hội. 

Bên cạnh đó, việc phân công, phân cấp trong tổ chức, quản lý lễ hội cần phải làm tốt hơn để các cấp địa phương nhận thức rõ trách nhiệm chính của mình, tránh tư tưởng đùn đẩy, né trách nhiệm. 

Trong công tác tuyên truyền, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đánh giá cao vai trò hỗ trợ của báo chí, truyền thông trong việc nêu cái sai, cái chưa đẹp của lễ hội. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mong muốn các đơn vị truyền thông, cơ quan báo chí đưa tin một cách khách quan, trung thực, kịp thời, đặc biệt là khơi dậy những giá trị tốt đẹp trong thực hiện các lễ hội truyền thống. 

Phó Chánh thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phạm Xuân Phúc nêu rõ xuất phát từ đặc thù của hoạt động lễ hội, không nên tuyệt đối hóa công tác quản lý, thậm chí có những “hạt sạn” phải chấp nhận, tìm cách giải quyết dần. Bởi lẽ, quản lý lễ hội cũng là quản lý văn hóa, không thể đòi hỏi tuyệt đối tốt 100%. Với việc quản lý văn hóa, không nên áp dụng các biện pháp hành chính mà phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động... để đạt được sự đồng thuận của người dân.

Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội Tô Văn Động mong muốn các cơ quan báo chí, truyền thông công bằng hơn khi tuyên truyền về lễ hội. Mô hình nào tiêu biểu thì cần được tuyên dương chứ không nên chỉ tập trung vào mặt trái.

Dù đặt vấn đề tuyên truyền lên hàng đầu song Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vẫn đồng thời thực hiện hiện nghiêm túc việc thanh kiểm tra, xử phạt nếu phát hiện sai phạm. Ngay từ đầu năm 2018, Thanh tra Bộ, Cục Di sản văn hóa, Cục Văn hóa cơ sở đã thanh tra, kiểm tra ở nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc. 

Từ ngày mùng 6 Tết Nguyên đán, Thanh tra Bộ sẽ triển khai ngay công tác tổ chức, quản lý lễ hội ở các lễ hội lớn... Bộ sẽ thanh, kiểm tra với tinh thần đồng hành cùng địa phương tìm giải pháp giảm nhiệt cho từng điểm nóng, điển hình như hội Lim (Bắc Ninh), chùa Hương (Hà Nội), đền Trần (Nam Định), đền Trần (Thái Bình), Yên Tử (Quảng Ninh), Côn Sơn-Kiếp Bạc (Hải Dương), hội phết Hiền Quan (Phú Thọ)...

Quyết liệt chấn chỉnh cướp lộc, chọi trâu 

Mới đây, tại hội nghị triển khai công tác tổ chức, quản lý lễ hội, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy thẳng thắn chỉ ra rằng các hành vi như cướp lộc tại lễ hội Đền Sóc (Hà Nội), lễ hội Đúc Bụt (Vĩnh Phúc), Đền Trần (Nam Định) hay chen lấn, tranh cướp phản cảm tại hội Phết Hiền Quan; chọi trâu bạo lực tại Yên Bái, Tuyên Quang… là những điển hình nổi cộm ở mùa lễ hội 2017. 

Trong mùa lễ hội năm 2018, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý, cam kết các giải pháp khắc phục phù hợp, không nể nang né tránh, không để tái diễn loại hình lễ hội này ở các địa phương. 

Riêng về lễ hội chọi trâu, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cho rằng ở một số nơi, việc tổ chức lễ hội không gắn với bất cứ di sản văn hóa cụ thể nào mà được giao cho doanh nghiệp như một hình thức kinh doanh. Ngay sau lễ hội chọi diễn ra cảnh bán thịt trâu, thậm chí biến cả thư viện, trường học, trụ sở chính quyền địa phương làm nơi xẻ thịt trâu để bán. Đó là hiện tượng, hình thức phản cảm. Mặt khác, lễ hội chọi trâu ở nhiều nơi đều có bán vé thu tiền, tức là vi phạm quy định tổ chức lễ hội. 

Bên cạnh đó, lễ hội chọi trâu cũng làm nảy sinh một số hiện tượng tiêu cực, biến tướng như cá cược, gây bất ổn trên địa bàn... 

Phó Chánh thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phạm Xuân Phúc đề nghị cần nghiên cứu kỹ lưỡng xem xét nguyên nhân nhiều doanh nghiệp, đơn vị đua nhau xin cấp phép tổ chức chọi trâu. Việc nghiên cứu cũng là căn cứ để giải thích cho nhân dân các địa phương hiểu, đồng thuận với việc không nên tổ chức các loại hình lễ hội có yếu tố kích động bạo lực, đầy tính thương mại hóa như chọi trâu.

Hà Nội là địa phương có nhiều lễ hội gần như nhất cả nước. Chỉ ba tháng đầu năm, ở Hà Nội có khoảng 1.200 lễ hội, tính ra mỗi ngày ở có đến hàng chục lễ hội. 

Năm 2017, Hà Nội gây xôn xao dư luận với tranh cướp lộc ở lễ hội Đền Sóc. Riêng về vấn đề này, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội Tô Văn Động khẳng định năm nay tình trạng này sẽ không tái diễn. Lễ hội đền Sóc sẽ thay đổi hình thức tán lộc. Lộc hoa tre và trầu cau sau khi làm lễ sẽ được san sẻ, tán lộc cho người đi lễ trong khu vực thờ tự một cách trật tự, văn minh. 

Ông Tô Văn Động cũng nêu rõ trong lễ hội xưa, các cụ dùng từ “cướp lộc” nhưng “cướp” ở đây là người trẻ nhường người cao tuổi, thanh niên nhường phụ nữ, còn bây giờ thì là cướp thật. Thanh niên lao vào nhau giằng xé, gây gổ… nên nếu không thay đổi phương thức tán lộc thì những hạn chế này sẽ mãi "điểm nóng," gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nam Định vốn rất nổi tiếng với lễ hội khai ấn đền Trần, thu hút rất đông thu khách thập phương. Từ năm 2012, khi Nam Định tiến hành đổi mới phương án phát ấn, lễ hội này đã cơ bản không tái diễn cảnh tượng giẫm đạp, xô đẩy ngay trong đêm khai ấn. Tuy nhiên, lễ hội này vẫn còn “sạn” bởi hiện tượng ném tiền lên kiệu ấn, cướp lộc trên ban thờ, chen lấn, xô đẩy khi bắt đầu khai ấn... 

Nguyên nhân được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam ĐỊnh giải thích là lượng người đổ về đêm khai ấn quá đông, cơ sở hạ tầng còn chật chội nên những nổi cộm, phản cảm vẫn còn tái diễn dù địa phương đã lên phương án cụ thể nhằm hạn chế tối đa các hiện tượng tiêu cực.

Cục Văn hóa cơ sở cũng đã có công văn đề nghị Phú Thọ tổ chức Hội Phết Hiền Quan và Hội Chọi trâu xã Phù Ninh năm 2018 an toàn, hiệu quả, phù hợp với nghi lễ truyền thống. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đối với công tác tổ chức ở hai lễ hội này. 
Không thương mại hóa, khơi dậy ham muốn vật chất trong mùa lễ hội


Đối với Hội Phết Hiền Quan, cần tổ chức theo đúng nghi lễ truyền thống; triển khai thực hiện phương án phân chia theo đội đánh Phết, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, không tranh cướp Phết dẫn đến các hành vi chen lấn, xô đẩy, bạo lực cho người tham gia lễ hội và du khách. 

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của lễ hội; nêu cao vai trò, trách nhiệm của người dân địa phương trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của Hội Phết Hiền Quan.

Đối với hội Chọi trâu xã Phù Ninh, cần rà soát, kiểm tra nguồn gốc, quy trình tổ chức hội chọi trâu đảm bảo thực hành đúng nghi lễ truyền thống, quy mô tổ chức; tăng cường tuyên truyền, giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và lợi ích cá nhân. 

Đặc biệt, Ban tổ chức lễ hội phải có phương án bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho người tham gia hội; có hàng rào kiên cố ở khu vực chọi trâu và các phương tiện chuyên dụng để phòng ngừa, xử lý những tình huống phát sinh trong tổ chức lễ hội. 

Ban tổ chức cần chú ý kiểm soát, ngăn chặn, có biện pháp xử lý kịp thời các hiện tượng cá cược, không bán vé thu tiền vào khu vực lễ hội; không giết trâu bán thịt... 

Với sự kiên quyết, chung tay của các cơ quan quản lý, sự đồng thuận của người dân, hy vọng lễ hội Xuân Mậu Tuất 2018 sẽ có thêm những gam màu tươi sáng.
(Theo TTXVN)

Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội đầu năm 2018

Ngày 21/2, Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ VHTTDL) đã có văn bản gửi Sở VHTTDL, Sở VHTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội đầu năm 2018.

Cụ thể, văn bản nêu rõ công tác quản lý và tổ chức lễ hội trong những ngày đầu Xuân Mậu Tuất 2018 đã được diễn ra an toàn, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, thuần phong mỹ tục, tập quán tốt đẹp của địa phương.

Tuy nhiên, ở một số lễ hội, di tích vẫn còn xảy ra hiện tượng đổi tiền lẻ, rải tiền lẻ, đặt tiền lễ không đúng nơi quy định, đốt nhiều đồ mã, vàng mã, hương, nến gây tốn kém, lãng phí, ô nhiễm môi trường, nguy cơ cháy nổ mất an toàn trong di tích và lễ hội, Cục Văn hóa cơ sở đề nghị Sở VHTTDL, Sở VHTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số nội dung gồm xây dựng phương án đảm bảo an ninh, trật tự, công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt chú trọng đến phương án đảm bảo an toàn tính mạng cho người tham gia hoạt động lễ hội; tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại di tích và lễ hội; Có biện pháp kịp thời thu gom tiền lẻ, tiền đặt lễ; hướng dẫn thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường; phối hợp với cơ quan liên quan kiểm soát chặt chẽ hiện tượng người ăn xin, ăn mày đeo bám gây bức xúc cho du khách; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu về nguồn gốc của lễ hội, di tích, những nét đẹp văn hóa truyền thống trong hoạt động lễ hội; người tham gia lễ hội phải ứng xử có văn hoá; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của di tích và lễ hội; Tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra, kịp thời xử lý vi phạm trong quản lý và tổ chức lễ hội; không để xảy ra các hành vi phản cảm, kích động bạo lực, vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.

Văn bản cũng nêu rõ, Cục Văn hóa cơ sở đề nghị Sở VHTTDL, Sở VHTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích nghiêm túc thực hiện và gửi báo cáo kết quả về Cục Văn hóa cơ sở trước ngày 16/3/2017 để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTTDL. 
(Hoàng Minh)