28 tháng 2, 2020

Lợi dụng dịch nCoV để trục lợi, câu view và cái kết đắng

Hàng trăm nhà thuốc bị xử lý vì găm hàng và đẩy giá bán khẩu trang, thu lời bất chính, thao túng thị trường giữa mùa dịch

Hơn 200 trường hợp bị công an điều tra, xử lý vì đăng tin giả, phao tin không sự thật liên quan đến dịch bệnh bị xử lý theo Nghị định 174, con số đó chắc chắn còn chưa dừng lại

Chưa bao giờ công tác xử lý kẻ lợi dụng dịch bệnh để vụ lợi, vi phạm pháp luật bị xử lý gắt gao, quyết liệt đến như thế. Kể cả 3 nghệ sỹ lớn,  vì vô tình sai phạm đã phải vui vẻ nộp phạt, mỗi người hơn 10 triệu

Tuy nhiên dư luận vẫn cho rằng, mức xử phạt còn quá nhẹ, chưa đủ sức "răn đe" kẻ phạm tội.

Cần nhiều những văn bản luật và quyết tâm thực hiện kiểu Nghị định 100 về xử lý nạn sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.

Trong cái rủi có cái may. Nhờ có đại dịch mà khiến người dân có ý thức vệ sinh sạch sẽ hơn, am hiểu hơn về cơ chế lây bệnh, có hành xử văn minh hơn nơi công cộng... Lợi ích to lớn trong số đó là sự quyết tâm của cả xã hội chống tin giả, tin sai sự thật, hành vi trục lợi.

Mong rằng thế giới sẽ vượt qua dịch bệnh này và VN chống trọi thành công, dù còn muôn vàn khó khăn. Cũng mong rằng sau dịch bệnh này, ý thức cảnh giác và tẩy chay tin giả, chống lại kẻ trục lợi, lên án kẻ câu view bất chấp thủ đoạn, từ đó môi trường mạng sẽ tốt hơn lên, ý thức phòng bệnh, hành xử văn minh của người dân cũng như tinh thần cộng đồng của người dân cũng tốt hơn lên

12 tháng 2, 2020

Lợi dụng dịch bệnh để chống phá: Hành động vô lương

Hiện nay, toàn bộ hệ thống chính trị đang tích cực vào cuộc phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (2019-nCoV) gây ra. Tuy nhiên, không ít đối tượng đã lợi dụng dịch bệnh, xuyên tạc thông tin gây ra tâm lý hoang mang trong dư luận và xâm hại nghiêm trọng đến uy tín của Đảng, Nhà nước.

Dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra được xác định là một dịch bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, ngay khi dịch bệnh được phát hiện, toàn bộ hệ thống chính trị của nước ta đã vào cuộc để phòng, chống. Thực tế chứng minh, việc xử lý dịch bệnh của Việt Nam đến nay đã đạt được những kết quả rất tích cực.

Tuy nhiên, nhiều đối tượng đã lợi dụng dịch bệnh để lan truyền các thông tin sai lệch, tạo tâm lý hoang mang trong dư luận. Hành động lợi dụng sự kiện để đưa ra các thông tin giả mạo (fake news) xuất phát từ nhiều mục đích khác nhau. 

Có những đối tượng chỉ vì “câu view” nên bất chấp quy định để đưa ra thông tin không đúng. Vậy nhưng cũng có không ít đối tượng thù địch, chống đối, cơ hội chính trị trong và ngoài nước đã “tát nước theo mưa”, “ăn bám” dư luận, cố tình xuyên tạc tình hình để chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Đặc biệt, trên trang mạng xã hội của các cá nhân, tổ chức chống đối như Việt Tân, Chân trời mới media, Hội Anh em dân chủ, Điếu Cày… đang lan truyền nhiều bài viết có nội dung sai lệch về tình hình dịch nCoV cũng như công tác phòng, chống dịch bệnh Nhà nước ta. 

Những thông tin được đưa ra mang tính quy chụp, một chiều, phi khoa học nhưng đã có những tác động tiêu cực đối với xã hội; thể hiện sự vô lương tâm, coi thường pháp luật của những kẻ núp bóng “dân chủ”, “nhân quyền”.

Một số dạng thông tin xuyên tạc sai sự thật được các đối tượng đưa ra gồm:

Thứ nhất, lợi dụng vấn đề liên quan đến đóng cửa biên giới với Trung Quốc để xuyên tạc vấn đề chủ quyền của Việt Nam.

Trung Quốc được xác định là nơi phát sinh dịch nCoV. Trên mạng xã hội, nhiều đối tượng đang kêu gào đóng cửa biên giới với Trung Quốc ngăn chặn tình hình dịch bệnh. Các đối tượng đưa ra luận điệu nếu không đóng cửa biên giới sẽ khiến chúng ta luôn rơi vào thế bị động đối phó và không tạo ra được một phòng tuyến ngăn chặn dịch bệnh lây lan một cách hiệu quả.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng: “Chúng ta có lẽ chưa nên đặt vấn đề đóng cửa biên giới vì tình hình chưa đến mức đó”. Việc không đóng cửa biên giới với Trung Quốc không đồng nghĩa với việc chúng ta để mặc, không kiểm soát tình hình dịch bệnh. Thực tế, chúng ta đang áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp để phòng ngừa dịch bệnh như: hạn chế đi lại giữa hai bên, hủy toàn bộ các chuyến bay đã cấp phép và dừng cấp phép chuyến bay mới cho các hãng hàng không khai thác giữa Việt Nam và Trung Quốc, ngưng cấp visa cho hành khách Trung Quốc, tăng cường quản lý hoạt động tại khu vực cửa khẩu, tiến hành cách ly, theo dõi chặt chẽ những người từ Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam… 

Và cũng cần nói thêm, hiện nay hàng hoá nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc là rất lớn. Nếu đóng cửa biên giới cũng đồng nghĩa với việc thương mại hai bên bị gián đoạn. Dù chúng ta vẫn xác định sẽ chấp nhận hy sinh về kinh tế để phòng, chống dịch bệnh, tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại, việc đóng cửa biên giới là chưa thực sự cần thiết.

Vậy nhưng, “lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”, các đối tượng tiến hành xuyên tạc bản chất vụ việc, cho rằng Việt Nam “không thể” và “không dám” đóng cửa biên giới với Trung Quốc. 

Thâm độc hơn, các đối tượng này còn vẽ ra thông tin cho rằng chính quyền Việt Nam “xem thường sức khoẻ người dân”. Và cuối cùng, các “nhà dân chủ mạng” này cũng không ngần ngại đưa ra tuyên bố Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc, đánh mất chủ quyền quốc gia vào Trung Quốc nên không thể đóng cửa biên giới. Đây là những thông tin suy diễn, quy chụp độc hại.

Thứ hai, xuyên tạc tình hình thực tiễn dịch bệnh.

Trước tình hình của dịch bệnh, chúng ta đã có những giải pháp đồng bộ để phòng, chống dịch bệnh, không để xảy ra tình trạng lây lan trên diện rộng. Theo thông báo của Bộ Y tế, chúng ta đã phân lập thành công chủng virus Corona mới. Đây là một tiền đề có ý nghĩa quan trọng phục vụ các giai đoạn tiếp theo.

Đại diện của WHO cũng đánh giá cao nỗ lực cũng như các kết quả tích cực mà Việt Nam đạt được. Vậy nhưng, với ý định tạo ra “bóng ma” khiến dư luận hoảng sợ, các đối tượng tô vẽ, đưa ra nhiều thông tin lệch lạc về tình hình dịch bệnh. Các đối tượng cho rằng Việt Nam đang cố tình che giấu số trường hợp bị mắc bệnh trên thực tế, việc Việt Nam tuyên bố chữa trị thành công cho một số trường hợp bị mắc nCoV chỉ là hành động trấn an dư luận, “đánh lừa” người dân.

Qua ngòi bút của mình, các đối tượng thổi phồng, xuyên tạc tình hình dịch bệnh ở Việt Nam “đã vô cùng nghiêm trọng”, số trường hợp bị mắc bệnh đã lên đến hàng ngàn ca, số người tử vong do dịch bệnh lớn. Đồng thời, các đối tượng cũng cho rằng Việt Nam sẽ lãnh đủ thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Các “nhà dân chủ” tích cực sử dụng chiêu bài “nước mắt thằng hề” để chống phá đất nước, tạo ra sự bất ổn trong xã hội. Đằng sau những luận điệu gian trá “vì nhân dân” chính là sự chống đối chính quyền vô cùng quyết liệt.

Thứ ba, xuyên tạc chức năng, vai trò của các cơ quan nhà nước.

Như đã đề cập ở trên, hiện nay nhiều người đang đưa ra các tin đồn thất thiệt, thiếu kiểm chứng về dịch bệnh, gây ra sự hoang mang trong quần chúng nhân dân. Liên quan đến vấn đề này, cơ quan Công an, Sở Thông tin và Truyền thông của nhiều địa phương đã tiến hành làm việc, xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp đưa tin sai sự thật. 

Đây là biện pháp quyết liệt của các đơn vị chức năng liên quan đến việc giải quyết nạn đưa thông tin giả. Hành động này của cơ quan chức năng nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng. Vậy nhưng, với kiểu “bới bèo ra bọ”, bất chấp sự thật, các “nhà dân chủ”, “nhân quyền” đổi trắng thay đen, xuyên tạc, hướng lái bản chất vụ việc. Các đối tượng trắng trợn vu khống việc chính quyền xử lý những người đưa tin giả như trên là hành động mang tính “bịt miệng” người dân.

Hài hước hơn, các đối tượng còn đổ vạ dịch bệnh xảy ra là do “lỗi của cộng sản”. Dịch bệnh bùng phát xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy nhưng, với tư tưởng thù hằn chế độ, các đối tượng chống đối Đảng, Nhà nước Việt Nam bất chấp khoa học, đổ thừa nguyên nhân dịch bệnh phát sinh là do “lỗi của cộng sản”. Đây là một luận điệu hết sức nực cười, lố bịch.

Mục đích của các đối tượng chống đối khi đưa ra các thông tin lệch lạc, thiếu kiểm chứng, xuyên tạc như trên là nhằm gây ra tâm lý hoang mang, bất ổn trọng xã hội, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Việc các đối tượng xuyên tạc thông tin như trên là hành động vô lương tâm, coi thường pháp luật, người dân cần cảnh giác, tỉnh táo nhận diện phòng tránh.

11 tháng 2, 2020

Vụ Đồng Tâm: Cảnh giác với những thông tin sai lệch trên không gian mạng

Bài viết sau đây giúp nhìn rõ bộ mặt thật của Lê Đình Kình và các đối tượng để người dân có thể tự giác phòng ngừa với các thông tin sai lệch...

Các đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị, phản động, chống đối trong và ngoài nước triệt để lợi dụng không gian mạng để đưa thông tin xuyên tạc, sai sự thật, vu cáo chính quyền “cướp đất”, “đàn áp người dân”, “giết người” yêu cầu cho phép quan sát viên quốc tế vào Đồng Tâm để giám sát việc điều tra, kêu gọi tôn vinh Lê Đình Kình, kích động biểu tình, chống đối chính quyền và lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ.

Bài viết sau đây giúp nhìn rõ bộ mặt thật của Lê Đình Kình và các đối tượng để  người dân có thể tự giác phòng ngừa với các thông tin sai lệch...

Cụ thể, các đối tượng đã sử dụng các thủ đoạn đánh tráo khái niệm, coi việc lợi dụng kích động ở Đồng Tâm là chống tham nhũng; lợi ích nhóm. Từ đó, các tổ chức, đối tượng phản động lưu vong tung hô, gửi tiền để kích động, chống đối, hướng dẫn làm bom xăng, chống lại chính quyền...

Cụ thể, từ ngày 8/1 đến ngày 14/1/2020, đã có hàng chục nghìn tin, bài video clip đăng trên các trang thông tin điện tử, blog, mạng xã hội facebook, youtube liên quan vụ việc, thu hút hàng trăm nghìn lượt tương tác, bình luận, cổ súy và kích động chống phá.

Các đối tượng chống phá với nhiều nội dung: Thứ nhất, xuyên tạc bản chất sự việc, vu cáo chính quyền chỉ đạo lực lượng Công an sử dụng vũ khí đàn áp người dân Đồng Tâm nhằm “cướp đất” phục vụ “lợi ích nhóm”. Bôi nhọ, hạ uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước...

Tuyên truyền hoạt động chống đối chính quyền cực đoan của một số đối tượng tại Đồng Tâm là “cuộc chiến chính nghĩa”, “phòng vệ chính đáng”, sẵn sàng “xả thân, đổ máu”... ; ca ngợi, suy tôn Lê Đình Kình, Lê Đình Chức, Lê Đình Công là ngọn cờ tiêu biểu chống “lợi ích nhóm”, “giặc nội xâm” để bảo vệ quê hương.

Kêu gọi cộng đồng mạng tán phát, chia sẻ thông tin, hình ảnh, video clip phản ánh sai lệch bản chất vụ việc để yêu cầu các tổ chức nhân quyền, các hãng thông tấn báo chí, tòa án quốc tế quan tâm, theo dõi và tiến hành điều tra “toàn diện” về vụ việc Đồng Tâm.

Và cuối cùng là tán phát thông tin kích động, kêu gọi người dân tập trung đến Đồng Tâm tuần hành, gây rối an ninh trật tự, gây áp lực với chính quyền, hỗ trợ pháp lý cho người dân Đồng Tâm.

Số tổ chức, hội nhóm phải kể đến “Hội anh em dân chủ”, “Nhà xuất bản tự do”, “Diễn đàn xã hội dân sự”, “Lập Quyền Dân”, “Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng”, “Hội nhà báo độc lập Việt Nam”, “Văn đoàn Việt Nam” và 25 đối tượng chống đối ra bản “Tuyên bố Đồng Tâm”, kêu gọi các đối tượng, hội nhóm chống đối khác cùng ký tên qua địa chỉ email “tuyenbo...” và đã có một số tổ chức, cá nhân ký tên vào bản tuyên bố với 7 yêu sách...

Đáng chú ý, nhóm “Lisa Phạm phong trào 3 sạch” đã phát trực tiếp video của các đối tượng thành viên tổ chức “Chính phủ Quốc gia Việt Nam lâm thời” kêu gọi nhân dân Đồng Tâm tấn công lực lượng Công an, Quân đội, thu hút nhiều lượt bình luận, cổ súy. Fanpage “Thảm sát Đồng Tâm” (được tạo lập vào tháng 1/2020) đăng tải nhiều tin, bài viết, hình ảnh, video xuyên tạc về vụ việc tại Đồng Tâm, kêu gọi người dân dành một tuần cầu nguyện bắt đầu từ 8h ngày 12/1/2020 đến hết ngày 19/1/2020.

Số đối tượng phản động chống đối như Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Nguyễn Thị Tâm (“Tâm Dương Nội”) đóng vai trò như đầu mối thu thập, phát tán thông tin. Đây là những đối tượng đầu tiên đăng tải nhiều hình ảnh, video quay từ Đồng Tâm như cảnh lực lượng chức năng trấn áp các đối tượng, thường xuyên cập nhật diễn biến tình hình, kêu gọi số đối tượng chống đối trong, ngoài nước gia tăng tán phát trên không gian mạng gây phức tạp tình hình.

Các đối tượng chống đối cực đoan như Nguyễn Văn Đài, Lê Trung Khoa, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Xuân Diện, Hoàng Văn Dũng..., còn đòi chất vấn lãnh đạo Bộ Công an. Đáng chú ý, số đối tượng chống đối dân oan, một số đối tượng là luật sư tại địa bàn Hà Nội còn có nhiều hành vi chuẩn bị lực lượng để tiến hành tuần hành, gây áp lực với chính quyền, hỗ trợ pháp lý cho người dân Đồng Tâm.

Trong đó, Nguyễn Anh Tuấn (SN 1990, trú tại Hiên Đông, Sơn Trà, Đà Nẵng) đối tượng cầm đầu tổ chức “Voice – tổ chức ngoại vi của Việt Tân) đã móc nối với số đối tượng cầm đầu trong “Tổ đồng thuận” để hướng dẫn làm đơn gửi đến chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế kiến nghị bảo vệ nhân quyền và quyền lợi hợp pháp của nhân dân xã Đồng Tâm...

Trong khi đó, Nguyễn Anh Tuấn là kẻ có tư tưởng chống đối quyết liệt từ nhiều năm nay. Năm 2011, Nguyễn Anh Tuấn gửi “Đơn tự thú về việc phạm tội giống Cù Huy Hà Vũ” đến Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội và đề nghị xử lý trước pháp luật như Cù Huy Hà Vũ.

Đến tháng 8/2013, Nguyễn Anh Tuấn cùng 102 đối tượng chống đối tham gia ký tên vào “Tuyên bố 258” nhằm gây sức ép đòi Việt Nam xóa bỏ Điều 258 Bộ Luật hình sự. Tháng 12-2013, cùng số chống đối như Nguyễn Lân Thắng, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Thảo Chi, Nguyễn Hoàng Vi..., trao bản “Tuyên bố 258” cho đại diện Văn phòng cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc tại Băng Cốc, Thái Lan, vu cáo Việt Nam vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền”.

Trước hoạt động chống phá quyết liệt của Nguyễn Anh Tuấn, đối tượng này bị cơ quan An ninh Việt Nam đưa vào diện đấu tranh.

Song với bản chất manh động, tháng 1/2013, Nguyễn Anh Tuấn lại tham gia vào khóa huấn luyện “xã hội dân sự” do Voice tổ chức tại Philippines. Tháng 2/2016, Nguyễn Anh Tuấn tiếp tục hoạt động chống đối; thường xuyên sử dụng blog, trang facebook cá nhân viết, đăng tải hơn 100 bài viết có nội dung xuyên tạc, vu cáo Nhà nước Việt Nam “ủng hộ Formosa”, “dung túng cho những sai trái trong việc xử lý đất đai tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội”..., kêu gọi đa nguyên, đa đảng, cổ vũ cho các đối tượng chống đối trong nước.  

Một số đối tượng còn đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh xuyên tạc, công kích lực lượng Công an “đối đầu” với người dân Đồng Tâm; ủng hộ hành vi chống người thi hành công vụ tại Đồng Tâm; lên án lực lượng chức năng cưỡng chế “sai quy định” theo Luật đất đai; công kích chính quyền Hà Nội... Không dừng lại ở đó, một số đối tượng còn sáng tác âm nhạc, vẽ chân dung ca ngợi Lê Đình Kình, cổ súy hoạt động chống đối Đồng Tâm...

Trên các trang mạng “Báo Tiếng dân”, “Nghiệp đoàn báo chí”, “Việt Tân”, “Việt Nam Thời báo”..., cho đăng tải một loạt bài viết với nội dung xuyên tạc chính quyền chỉ đạo lực lượng vũ trang tập trung tại xã Đồng Tâm nhằm đe dọa người dân phải trao 59 ha đất nông nghiệp cho chính quyền...

Tài khoản facebook “Thuy Trang Nguyen”, “Cong Ly Justice”, “Kim Long Huynh Khang”, “Chính luận Trần Trung Đạo”... đăng tin, bài kêu gọi cho phép tổ chức ASia Law Alliance hoặc cộng đồng người Việt tại New York thay mặt gia đình Lê Đình Kình gửi đơn kiện một số đồng chí lãnh đạo ra Tòa án quốc tế; vu khống lực lượng Công an... Tán phát kêu gọi “5 ngày quốc tang” Lê Đình Kình,  kêu gọi người dân tập trung tại Đồng Tâm để viếng, tổ chức thắp nến, hương tại nhà thờ và kêu gọi mọi người quyên góp tiền để ủng hộ, cúng viếng Lê Đình Kình...

Một số kênh Youtube như “Thông tấn Việt”, “SBTNOfficial”, “Tiếng Dân TV”..., đăng tải nhiều video vu cáo chính quyền huy động lực lượng vũ trang cùng nhiều trang thiết bị hiện đại đàn áp, cướp đất của người dân Đồng Tâm; xuyên tạc vụ việc tại Đồng Tâm cho rằng thông tin số chiến sỹ hy sinh sai sự thật, gây nhiễu thông tin, là kế “gắp lửa bỏ tay người” nhằm vu cáo người dân Đồng Tâm; các cơ quan truyền thông Đảng, Nhà nước đang ra sức biện minh cho hành động “đàn áp, cướp đất” người dân Đồng Tâm.

Số báo đài và các đối tượng, tổ chức ở nước ngoài lợi dụng việc xảy ra tại Đồng Tâm, các hãng thông tấn báo, đài quốc tế có xu hướng chống Việt Nam đăng tải nhiều thông tin suy diễn, xuyên tạc tình hình dân chủ ở Việt Nam, kích động biểu tình, cổ súy tập hợp lực lượng gia tăng chống phá nhằm gây mất ổn định chính trị, an ninh trật tự  an toàn xã hội trong nước.

Cùng với đó, ngày 12/1, nhóm gồm 25 người được cho là “nhà hoạt động xã hội” đã tập trung tại quảng trường Trocadero ở Paris (Pháp) nhằm “để tang tưởng niệm” cho các nạn nhân ở Đồng Tâm; đồng thời kêu gọi tổ chức tuần lễ tưởng niệm từ ngày 12/1 đến 19/1/2020 do nhóm “Những người ủng hộ nạn nhân Đồng Tâm” phát động.

Số đối tượng chống đối, tổ chức phản động lưu vong đã đưa ra các bản “Thông cáo”, “Tuyên bố” gửi tới Chính phủ các nước phương Tây, kêu gọi sự hậu thuẫn, can thiệp đối với Việt Nam. Tổ chức phản động Việt Tân dự kiến tổ chức lễ cầu nguyện cho đối tượng Lê Đình Kình tại Toronto, Canada và “Diễn Đàn Nghiên Huấn” đầu năm 2020 của tổ chức “Việt Tân” sẽ đề cập đến chủ đề “Công an tấn công dân Đồng Tâm”.

Tổ chức “Theo dõi Nhân quyền quốc tế” cũng đã ra thông cáo với nội dung xuyên tạc, kêu gọi “Việt Nam mở cuộc điều tra công khai, khách quan về vụ việc tại Đồng Tâm”.

Những phân tích ở trên cho thấy, các thông tin tuyên truyền phá hoại tư tưởng, chống Đảng, Nhà nước liên quan đến vụ việc xảy ra tại Đồng Tâm được các đối tượng tích cực tán phát trên không gian mạng, với các phương thức, thủ đoạn tinh vi.

Các đối tượng lợi dụng mạng xã hội facebook để tuyên truyền, tán phát thông tin.  Trong đó, chúng thiết lập nhiều trang, nhóm facebook cả công khai lẫn riêng tư để chia sẻ, tán phát thông tin, bài viết, video có nội dung tuyên truyền xuyên tạc, xấu độc hoặc dẫn người đọc về các trang thông tin có nội dung chống Đảng, Nhà nước liên quan vụ việc Đồng Tâm.

Tích cực sử dụng tính năng phát trực tiếp (livestream) trên mạng xã hội tán phát rộng rãi, số lượng tiếp cận thông tin cùng lúc rất lớn. Tạo các tiêu đề, bài viết, video mang tính “nóng”, giật tít liên quan vụ việc xảy ra tại Đồng Tâm nhằm tạo sự tò mò, thu hút người đọc để tăng khả năng tương tác, chia sẻ, bình luận; thực hiện các tuyên bố, kiến nghị, lấy ý kiến qua mạng hòng tạo dư luận, gây áp lực đối với chính quyền.

Cùng với đó là sáng tác âm nhạc, vẽ chân dung và đồng loạt sử dụng các avata (hình đại diện) là hình ảnh của Lê Đình Kình để thể hiện sự ủng hộ đối với Lê Đình Kình và cổ súy cho hoạt động chống đối tại Đồng Tâm.

Thông qua các hãng thông tấn có hoạt động chống Việt Nam và nhiều website, blog, mạng xã hội thường xuyên đưa tin chống đối, phản động có nhiều người theo dõi để tán phát thông tin, tuyên truyền xuyên tạc chống Đảng, Nhà nước liên quan vụ việc xảy ra tại Đồng Tâm làm giảm sút niềm tin của quần chúng nhân dân vào vai trò lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước. 

Tất cả thủ đoạn của các đối tượng không thể che đậy hành vi tàn nhẫn của Lê Đình Kình khi chỉ đạo đối tượng ném bom xăng xuống hố khi cán bộ, chiến sỹ ngã xuống để thiêu cháy. Điều đó lột tả rõ nhất bản chất mất hết nhân tính con người của các đối tượng. Việc các đối tượng trong và ngoài nước đăng tải các thông tin không chính xác; thông tin không đúng, thổi phồng sự việc..., là hành vi vi phạm pháp luật.

Vì thế, mỗi người dân cần phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về sử dụng, đăng tải, truyền đưa các thông tin trên không gian mạng. Tuyệt đối không chia sẻ, thích, bình luận, theo dõi các bài viết, các trang thông tin có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước, xuyên tạc tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, kích động biểu tình, gây rối.

Không tham gia, chia sẻ thông tin về các hội, nhóm trên mạng xã hội facebook, có hoạt động chống Đảng, Nhà nước, đăng tải thông tin gây mất an ninh trật tự an toàn xã hội.

Và cuối cùng là khi tìm hiểu, chia sẻ thông tin trên không gian mạng, nhất là mạng xã hội cần hiểu rõ nguồn gốc, bản chất của thông tin để tránh việc chia sẻ các thông tin không có căn cứ, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức.


9 tháng 2, 2020

Lại kiểu báo cáo quy chụp, đánh lận bản chất

Báo cáo thường niên thế giới 2020 của Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế (Human Rights Watch - HRW) và Quyền con người khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Tổ chức Ân xá quốc tế (Amnesty International - AI) công bố cuối tháng 1 vừa qua đánh giá tình hình nhân quyền ở nhiều quốc gia trong năm 2019.

Tuy nhiên như thường lệ, báo cáo của các tổ chức này tiếp tục có những đánh giá thiếu khách quan và không đúng tình hình thực tiễn vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.

Giữ cách nhìn thiếu thiện cảm và cố hữu, tổ chức này cho rằng năm 2019 là một năm “tàn bạo” đối với các quyền tự do căn bản ở Việt Nam khi chính quyền kết án tù ít nhất 30 nhà hoạt động và bất đồng chính kiến. 

Chính quyền Việt Nam đã bỏ tù các nhà hoạt động xã hội và bất đồng chính kiến chỉ vì họ “đã thực hiện các quyền tự do căn bản như tự do biểu đạt, lập hội và tự do tín ngưỡng”; “Nhà nước độc đảng giới hạn một cách nghiêm trọng tất cả các quyền chính trị và dân sự căn bản, cấm bất cứ các hoạt động nào mà Đảng Cộng sản cho là mối đe dọa với độc quyền lãnh đạo. Đặc biệt, các nhà hoạt động và blogger bị giám sát, bị cấm đi lại, bị đánh đập, thẩm vấn, bắt giữ và bị kết án tù nhiều năm”. 

HRW và AI cũng đồng thời chỉ trích Luật An ninh mạng có hiệu lực từ đầu năm 2019. Theo đó, luật mới với những điều khoản mù mờ và trải rộng cho phép giới chức có quyền bí mật kiểm duyệt các bày tỏ ý kiến tự do, đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ phải gỡ bỏ các nội dung mà chính quyền cho là không đúng trong vòng 24 giờ đồng hồ kể từ khi nhà cung cấp dịch vụ nhận được yêu cầu từ chính phủ.

Với luật An ninh mạng, HRW vu cáo đã có ít nhất 25 người trong năm qua bị kết án vì bày tỏ ý kiến chỉ trích trên mạng Internet. Các hoạt động tự do tín ngưỡng cũng bị giới chức Việt Nam cấm cản với lý do phương hại đến lợi ích quốc gia, trật tự xã hội hay đoàn kết.

Những người theo các nhóm tôn giáo không được Nhà nước thừa nhận thường bị chỉ trích, bị ép phải từ bỏ đạo, bị bắt giữ, thẩm vấn, tra tấn, thậm chí bỏ tù...

Sau khi HRW và AI công bố, các báo cáo, đánh giá này được nhiều tờ báo quốc tế đăng tải, các trang mạng phản động lợi dụng “đục nước béo cò” để tăng cường chống phá; các nhà “dân chủ” thừa cơ tung lên mạng xã hội tạo cớ công kích, vu cáo tình hình dân chủ, nhân quyền; nhiều tổ chức, cá nhân gắn mác “xã hội dân sự” xuyên tạc, câu kết, móc nối, báo cáo, kiến nghị, gây sức ép yêu cầu hoãn, hủy bỏ phê chuẩn Hiệp định thương mại EU – Việt Nam (EVFTA).

Trong thực tiễn, Việt Nam hiện đã đạt được những kết quả tích cực, đảm bảo quyền cơ bản của con người theo những giá trị phổ quát quốc tế.

Điển hình, Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung, có hiệu lực từ 2018, trong đó có việc xóa bỏ hình phạt tử hình đối với 7 tội danh, không áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội.

Nhiều nội dung của Bộ luật Hình sự được sửa đổi, bổ sung theo hướng tăng cường tính nhân đạo và hài hòa với các quy định của các điều ước quốc tế về phòng, chống tội phạm mà Việt Nam là thành viên. Với cáo buộc nêu trên, cần phải nói rõ, ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm”, “nhà bất đồng chính kiến”.

Đây là một sự mập mờ, đánh tráo khái niệm, cố tình tạo ra cách hiểu không đúng là nhà nước bắt bớ người vô tội, bỏ tù oan, sai đối với công dân. Thực chất đây là những đối tượng đang chịu hình phạt tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định rõ ràng, cụ thể trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Về quyền tự do ngôn luận, báo chí, báo chí ở Việt Nam đã phát triển không ngừng, trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, nhân dân, là công cụ bảo vệ quyền của người dân, lợi ích của xã hội, hỗ trợ công tác kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật, chính sách.

Tính đến nay, cả nước đã có tới có 857 cơ quan báo chí với 1.119 ấn phẩm, số lượng trang thông tin điện tử được cấp phép là 1.510. Nhiều cơ quan báo chí nước ngoài có phóng viên thường trú tại Việt Nam. Internet phát triển nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận thông tin, phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Số người dùng Internet ở Việt Nam hơn 60 triệu người...

Luật An ninh mạng đi vào đời sống là công cụ hữu hiệu bảo vệ an ninh, trật tự trên không gian mạng, ngăn chặn các loại tội phạm mạng, công nghệ cao, thông tin xấu, độc. Đảm bảo quyền được thông tin, tiếp cận thông tin lành mạnh của người dân thì sao lại đánh giá Luật An ninh mạng là vi phạm nhân quyền, tự do thông tin?

Về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Việt Nam luôn coi trọng chính sách đoàn kết và hòa hợp giữa các tôn giáo, đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo. Ở Việt Nam, không có việc cưỡng ép từ bỏ niềm tin, theo dõi, đe dọa, xúc phạm, giam giữ, tra tấn, hạn chế quyền tiếp cận tôn giáo. Hiện có 42 tổ chức thuộc 15 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân; 60 cơ sở đào tạo tôn giáo, thuộc Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo.

Thực tế, thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng đã xử lý một số đối tượng lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để kích động hận thù, chia rẽ, gây mâu thuẫn và xung đột, làm tổn hại đến an ninh, ổn định của đất nước và cuộc sống yên bình của người dân. Dựa vào đây để quy kết Việt Nam cấm cản, đàn áp tôn giáo là sự quy chụp, đánh lận bản chất.

Quyền lập hội đã được quy định trong Hiến pháp 2013, Bộ luật Hình sự 2015 và một số văn bản quy phạm pháp luật khác.

Đến năm 2019, Việt Nam có 68.125 hội, trong đó có các tổ chức, hiệp hội của thanh niên, phụ nữ, công nhân, nông dân, người cao tuổi, người khuyết tật, các hội từ thiện, các tổ chức khoa học, nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ.

Các tổ chức chính trị-xã hội các cấp có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội là: Công đoàn, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh là nơi tập hợp, sinh hoạt, bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên theo quy định của pháp luật.

Thực tiễn Việt Nam năm 2019, tốc độ tăng GDP đạt 7.02%, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu thế giới. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2768 USD/người/năm. Năng suất lao động tăng 5,9%; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đạt 42,7%. Hệ số tín nhiệm quốc gia được nâng hạng lên BB với triển vọng tích cực.

Kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu tiên cán mốc 500 tỷ USD đạt 514 tỷ USD, xuất siêu cao nhất trong những năm vừa qua, đạt 9.7 tỷ USD. Với môi trường hòa bình, ổn định, là điều kiện lý tưởng, điểm đến của các nhà đầu tư quốc tế, 2019 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt kỷ lục 38 tỷ USD, tăng 7,2%...

Qua đó, các lĩnh vực đảm bảo đời sống người dân được chú trọng, gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống tiếp tục được cải thiện rõ rệt. Các chính sách người có công, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững đạt nhiều kết quả.

Thành tích giảm nghèo của Việt Nam tiếp tục là một điểm sáng, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Chất lượng dịch vụ y tế tiếp tục được nâng lên; đạt 8,6 bác sỹ, 27,5 giường bệnh trên 1 vạn dân và tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 89,3%, vượt mục tiêu đề ra; chú trọng công tác y tế dự phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Chất lượng giáo dục đào tạo và dạy nghề được nâng lên, xếp hạng đại học tăng 12 bậc, từ hạng 80 lên 68.

Thể chế chính trị, nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện, thật sự của dân, do dân và vì dân, là công cụ, chủ thể thực thi, bảo vệ, bảo đảm quyền cơ bản của con người. Đời sống vật chất, tinh thần người dân không ngừng được nâng cao. Môi trường chính trị ổn định, được lựa chọn là nơi tổ chức nhiều hội nghị, sự kiện quốc tế quan trọng, điểm đến của nhiều nhà đầu tư quốc tế.

Việt Nam được bầu Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 với 187 phiếu, cao nhất trong lịch sử, tiếp nhận Chủ tịch AIPA 41, Chủ tịch ASEAN 2020... Năm 2019 với những thành tựu nổi bật quan trọng như vậy là minh chứng sinh động, bác bỏ báo cáo, đánh giá thiếu khách quan, không chính xác về thực tiễn vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.

8 tháng 2, 2020

Lộ mặt những kẻ chủ mưu, cầm đầu

Sau vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội), các thế lực thù địch, tổ chức, hội nhóm, đối tượng phản động, chống đối đã triệt để lợi dụng vụ việc và không gian mạng để xuyên tạc, vu cáo chính quyền, kích động hoạt động chống phá, phản đối chính quyền, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự xã hội...

Chân tướng những kẻ lợi dụng khiếu kiện đất đai ở Đồng Tâm để chống phá chính quyền

Việc các đối tượng trong và ngoài nước đăng tải các thông tin không chính xác, quy chụp; thông tin không đúng, thổi phồng bản chất sự việc là trái với quy định của pháp luật.  Thực tế khi làm việc, lời khai của các đối tượng đã chứng minh điều đó...

Không có quyền lợi trực tiếp liên quan đến vụ khiếu nại đất đai ở khu vực Đồng Sênh, xã Đồng Tâm nhưng Lê Đình Kình và các đối tượng được sự “hậu thuẫn”,  “hỗ trợ” của các tổ chức khủng bố bên ngoài như “Việt Tân”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam Lâm thời, “Triều Đại Việt” và một số phần tử chống đối trong và ngoài nước như Nguyễn Văn Đài (ở Đức), Trần Ngọc Tuấn (Séc), Hồ Cương Quyết (Pháp), Nguyễn Thúy Hạnh (cầm đầu nhóm 50 K ở Hà Nội), Nguyễn Anh Tuấn (thành viên Voice)... để gây ra vụ án “giết người, tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép và chống người thi hành công vụ” tại xã Đồng Tâm, gây hậu quả nghiêm trọng. Trong sự việc này, Lê Đình Kình và một số đối tượng như Bùi Viết Hiểu, Lê Đình Công, Lê Đình Quang, Lê Đình Uy, Nguyễn Văn Tuyển giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu, trực tiếp chỉ đạo các hoạt động trên. Vậy mục đích của đối tượng là gì?

Kích động, lôi kéo, khống chế một bộ phận quần chúng

Mục đích đầu tiên của Lê Đình Kình và các đối tượng là muốn khẳng định ảnh hưởng và quyền lực với dòng họ, làng xã. Để thực hiện ý đồ này, các đối tượng đã dùng nhiều thủ đoạn để kích động, lôi kéo, thậm chí sử dụng bạo lực để ép buộc, khống chế một bộ phận quần chúng phải nghe theo sự chỉ đạo của họ... Những trường hợp không nghe theo sẽ bị cô lập hoặc trả thù.

 Ngoài ra, mặc dù không có quyền lợi liên quan nhưng số đối tượng trên đã thành lập, trực tiếp điều hành, chỉ đạo cái gọi là “Tổ đồng thuận” để thực hiện các động thái gây rối an ninh trật tự, gây ra vụ “Giết người, tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép và chống người thi hành vụ” vào ngày 9-1-2020.

Ngoài ra, số đối tượng trên còn có động cơ để trục lợi cá nhân. Cụ thể, những năm qua vừa qua, các tổ chức phản động, khủng bố bên ngoài và số chống đối ở trong nước đã tài trợ tiền cho Lê Đình Kình, Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Lê Đình Uy và số “cốt cán” thông qua các hoạt động chuyển tiền bất hợp pháp. Số tiền này, các đối tượng sử dụng một phần để mua lựu đạn, hung khí, chế tạo bom xăng để chống trả lực lượng chức năng, phần còn lại sử dụng vào hoạt động chi tiêu cá nhân. Cùng với đó, còn có dấu hiệu cho thấy số đối tượng trên gây ra vụ án vì mục đích chính trị... 

Cụ thể, cùng với việc hỗ trợ tài chính cho gia đình Lê Đình Kình và số đối tượng “cốt cán”, các tổ chức phản động, khủng bố bên ngoài còn chỉ đạo, yêu cầu số này thu thập thông tin, tài liệu, hình ảnh liên quan đến vụ việc tại xã Đồng Tâm để quay video, tổ chức livestream tuyên truyền, xuyên tạc vu cáo Việt Nam vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền”, kêu gọi các thế lực thù địch can thiệp...

Lời khai của một số đối tượng đã chứng minh điều đó. Lê Đình Quang (SN 1984, trú tại xã Đồng Tâm), một trong những đối tượng bị bắt giữ khai nhận đã sử dụng tài khoản facebook đều nhằm mục đích khiếu nại đất tại khu vực Đồng Sênh, xã Đồng Tâm. 

Đến năm 2018, Nguyễn Đình Quang, một công chức về hưu đã hướng dẫn Lê Đình Quang cách sử dụng Whatsapp. Từ đó, Lê Đình Quang thường xuyên sử dụng tài khoản facebook để chia sẻ các bài viết về đất đai, tình hình Đồng Tâm; livestream các cuộc họp tháng của “Tổ đồng thuận” và kết bạn với những đối tượng hoạt động trong vấn đề dân chủ như Nguyễn Anh Tuấn; Lê Dũng VoVa, “Cát Tiên”, “AnTony Tuấn”. Còn Whatsapp, Lê Đình Quang sử dụng để liên lạc với Nguyễn Đăng Quang, Trần Thị Thảo, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Anh Tuấn, Lê Dũng VoVa để trao đổi về tình hình Đồng Tâm... Ngoài ra, Lê Đình Quang còn giúp Lê Đình Kình liên lạc với Nguyễn Đăng Quang. Sau này, Lê Đình Quang trở thành thành viên ban quản trị “Page Đồng Tâm Media”, “Lê Đình Công”...

 Với vị trí này, Lê Đình Quang thường xuyên livestream các cuộc họp của “Tổ đồng thuận” trên page “Đồng Tâm Media” và Lê Đình Công để thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước. Người chỉ đạo Lê Đình Quang livestream các cuộc họp của tổ là Lê Đình Công. Lê Đình Quang quen biết với nhiều người hoạt động trong lĩnh vực dân chủ, trong đó có Nguyễn Anh Tuấn, Lê Dũng Vova, Antony Tuấn. Ngoài ra còn biết một số đối tượng khác như Hồ Cương Quyết, Nguyễn Đăng Quang và Trần Thị Thảo..., khi các đối tượng này về nhà Lê Đình Kình thăm “Tổ đồng thuận” vào năm 2018. 

Quá trình gặp mặt, Nguyễn Anh Tuấn đã hướng dẫn Lê Đình Kình và “Tổ đồng thuận” cách viết đơn gửi các cơ quan chức năng có thẩm quyền việc khiếu nại đất đai, xã Đồng Tâm. Và Nguyễn Anh Tuấn đã động viên mọi người giữ đất... Cuối năm 2018, Nguyễn Đăng Quang, Trần Thị Thảo và Nguyễn Ngân Bùi (đều trú tại Hà Nội) về thăm “Tổ đồng thuận”... 

Tại nhà Lê Đình Kình, ba người trên đã hỗ trợ cho “Tổ đồng thuận” 3 triệu đồng để phục vụ việc đi lại, gửi đơn thư khiếu nại về đất đai của thôn Hoành. Tại đây, Nguyễn Đăng Quang đề nghị “Tổ đồng thuận” cài đặt ứng dụng Whatsapp để liên lạc. Trả lời câu hỏi về số tiền hoạt động của “Tổ đồng thuận” những cá nhân, tổ chức ủng hộ tiền cho “Tổ đồng thuận”, Nguyễn Đăng Quang cho biết Nguyễn Thị Nơi (ở xóm 6, xã Đồng Tâm) và Mai Thị Phần là thủ quỹ, quản lý chi tiêu của Đồng Tâm.

Một trường hợp khác là Lê Đình Công (SN 1964, trú tại  xóm 6, thôn Hoành, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội). Xuất phát từ việc thường xuyên xem các clip chống người thi hành công vụ trong các vụ cưỡng chế đất đai trên mạng nên Công cùng với Lê Đình Quang và Nguyễn Văn Tuyển bàn bạc và thống nhất đưa ra cách thức đấu tranh bằng bạo lực, sử dụng vũ khí tấn công lực lượng chức năng cưỡng chế đất. 

Theo lời khai của Công thì chúng đã vận động anh em đóng góp và sử dụng tiền quỹ của “Tổ đồng thuận” để đưa cho Nguyễn Quốc Tuấn mua 10 quả lựu đạn. Việc sử dụng bom xăng do bà Nơi đề nghị, còn Công chủ động lên mạng tìm hiểu cách chế tạo và thực hiện. Công thường xuyên sử dụng facebook cá nhân để livestream về tình hình Đồng Tâm, kêu gọi các tổ chức  trong và ngoài nước hỗ trợ cho hoạt động của các đối tượng.  

Ở ngoài nước Đài RFA đã phỏng vấn Công 3 lần, với nội dung phản đối kết quả thanh tra của UBND TP Hà Nội và Chính phủ; Hồ Cương Quyết ở Pháp và một người Mỹ do Nguyễn Chí Tuyến đưa xuống thăm địa bàn để chụp ảnh và quay phim. Ngoài ra, còn một số người nước ngoài gửi tiền về nước cho Nguyễn Văn Tuyển... 

Ở trong nước, các cá nhân tổ chức xã hội dân sự đã nhiều lần xuống thăm hỏi, hướng dẫn Công cách thức đưa thông tin lên mạng xã hội và tài trợ tiền cho Công như Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Nguyễn Bình, Trần Thị Thảo, Nguyễn Trường Thụy...

“Kể từ sau vụ Đồng Tâm xảy ra vào năm 2017 đến nay, chúng tôi đã nhận hỗ trợ tổng cộng hơn 300 triệu đồng. Trong đó có hơn 1.000 USD từ nước ngoài về” - trả lời câu hỏi của phóng viên về số tiền tài trợ từ các tổ chức khủng bố, Công cho biết. 

Cũng theo lời của Công thì “Tổ đồng thuận” do bố của Công và ông Hiểu lập ra. Công tham gia vào tổ chức này để đấu tranh giữ đất và cũng là người đã hô hào, vận động mọi người giữ đất”. Công đồng thời cũng là người trực tiếp đưa ra nhiều phương thức đấu tranh bạo lực.

Với sự hướng dẫn của Lê Đình Quang, Nguyễn Văn Tuyển (SN 1974, trú tại thôn Hoành) cũng trở thành một tay chân tích cực trong việc sử dụng mạng xã hội để lôi kéo, kích động những người dân nhẹ dạ, cả tin. Đối tượng thường xuyên sử dụng facebook để livestream, cập nhật tình hình Đồng Tâm; kêu gọi các cá nhân và tổ chức nhân quyền quốc tế, Chính phủ các nước ủng hộ Đồng Tâm đòi lại đất. 

Đối tượng còn sử dụng mạng Whatsapp để liên lạc với một số người thường xuyên quan tâm đến tình hình Đồng Tâm. Tuyển chính là người đã gửi đơn do Bùi Viết Hiểu viết cho Nguyễn Văn Đài và Ngọc Tuấn Trần, Trịnh Bá Phương để nhờ họ chuyển đến Đại sứ quán các nước ở Việt Nam, Liên hợp quốc, chính phủ các nước và tổ chức khủng bố Việt Tân.

Quá trình này, Tuyển kêu gọi các tổ chức ở bên ngoài ủng hộ, hỗ trợ các đối tượng chống đối ở Đồng Tâm. Ở ngoài nước là Nguyễn Văn Đài và Nguyễn Tuấn Trần. Còn ở trong nước là các đối tượng như Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Cấn Thị Thêu, Nguyễn Thị Tâm. Nội dung tương tác chủ yếu cập nhật về tình hình Đồng Tâm, việc hỗ trợ thì có Nguyễn Văn Đài và Nguyễn Văn Tuấn gửi tiền về cho vào tài khoản ngân hàng của Lê Thị Giang (SN 1989, trú tại Đồng Tâm). 

Cụ thể, Nguyễn Văn Đài đã gửi tổng cộng 1.300 USD; Ngọc Tuấn Trần gửi số tiền là 7 triệu đồng. Sau khi chuyển tiền, các đối tượng yêu cầu Tuyển liên tục cập nhật tình hình Đồng Tâm, đăng tải trên facebook. Số tiền này, Tuyển đã chuyển cho Lê Đình Công 13 triệu đồng để phục vụ các hoạt động đấu tranh đòi lại đất. Số còn lại đã cùng một số đối tượng mua lương thực, thực phẩm gồm gạo, mỳ tôm, mỳ chính và quần áo để hỗ trợ cho người dân khiếu kiện tại Đồng Tâm. 

Cũng theo lời khai của Tuyển thì toàn bộ phương thức đấu tranh bạo lực đều do ông Kình và Công đề ra; Tuyển chỉ đóng vai trò là người truyền thông và sử dụng nhà làm nơi tập kết vũ khí gồm bom xăng, lựu đạn, đồ ăn thức uống của những người được cho là cùng đấu tranh giữ đất... 

Nhiều đối tượng phản động ở nước ngoài tăng cường hà hơi, tiếp sức

Sau khi xảy ra vụ việc tại Đồng Tâm năm 2017, nhiều đối tượng phản động, chống đối trong, ngoài nước như Nguyễn Văn Đài, cầm đầu “Hội anh em dân chủ” ở Đức, Nguyễn Anh Tuấn (thành viên Voice), Trần Ngọc Tuấn (đối tượng chống đối tại Séc), Lê Văn Dũng, “Nhóm luật sư Lộc Hưng”..., đã liên hệ với số đối tượng cốt cán “Tổ đồng thuận” hỗ trợ pháp lý, hướng dẫn cách thức đăng tải, cập nhật tình hình Đồng Tâm, viết đơn, thư gửi các tổ chức quốc tế, chính giới các nước nhằm kêu gọi sự hỗ trợ. Đáng chú ý, có một số báo, đài  như RFA, “Chân trời mới Media” đã trực tiếp gọi điện thoại phỏng vấn Lê Đình Công để viết bài tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước ta.

Một số đối tượng như Hồ Cương Quyết (người Pháp quốc tịch Việt Nam), Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Nguyên Bình, Nguyễn Đăng Quang, Trần Thị Thảo, Lê Văn Dũng, Nguyễn Chí Tuyến..., nhiều lần trực tiếp xuống Đồng Tâm để phô trương lực lượng, tiếp cận, hướng dẫn người dân hoạt động chống đối; kêu gọi quyên góp, ủng hộ tài chính cho “đồng bào Đồng Tâm”. 

Để chuẩn bị cho các hoạt động chống lại lực lượng chức năng bằng bạo lực, số đối tượng cực đoan tại Đồng Tâm đã tìm hiểu, nghiên cứu cách thức chế tạo bom xăng, hung khí từ các video clip hướng dẫn trên Youtube; đối tượng Lê Đình Công đã chỉ đạo Nguyễn Quốc Tiến mua lựu đạn thông qua trang web bán hàng trực tuyến trên mạng Internet.