8 tháng 8, 2019

Nhạc sĩ Tuấn Khanh – Kẻ đưa văn hóa “động lắc” vào phá hoại nền âm nhạc và chính trị Việt Nam

Có lẽ thành tích phá hoại của nhạc sĩ Tuấn Khanh phải được xếp vào hạng nhất trong số những kẻ phá hoại có tên tuổi ở Việt Nam hiện nay. Từ việc làm tan nát chất lượng âm nhạc đại chúng của Việt Nam tới việc lái dư luận phá tan tành ổn định chính trị của nước ta, nhạc sĩ Tuấn Khanh xứng đáng được liệt vào danh sách những kẻ phá hoại hàng đầu ở xứ Việt này.

Thông tin về nhạc sĩ Tuấn Khanh trên Internet không nhiều. Wikipedia chỉ cho biết một mẩu thông tin duy nhất về ngày sinh của nhạc sĩ này, 1 tháng 10 năm 1968, mà không cho biết quê quán ở đâu và cha mẹ là ai.


Tuấn Khanh học cả âm nhạc và báo chí, và hoạt động trong cả hai lĩnh vực này. Tên tuổi của Tuấn Khanh bắt đầu được biết đến kể từ khi Tuấn Khanh tìm thấy và hợp tác với nhóm nhạc POP MTV vào năm 2001. Cùng với MTV, Tuấn Khanh cho ra mắt những ca khúc với giai điệu và ngôn từ rất bốc đồng và nông cạn. như ca khúc Sóng tình hay Rêu phong. Tuấn Khanh đồng thời quản lý một nhóm nhạc nữ khác là Trio666 với phong cách khác người và được truyền thông đẩy lên quá mức bình thường. Nhìn lại khoảng thời gian MTV và Trio666 làm mưa làm gió trên truyền thông, có lẽ chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy rằng phong cách mà Tuấn Khanh muốn áp đặt lên nhạc POP Việt Nam lại được truyền thông tung hô nhiều như thế. Chính điều này đã khiến cho nhạc POP Việt dần dần đi vào chỗ nhảm hóa. Không còn các giai điệu và ngôn từ đẹp, chỉ còn những trò gào thét, giật đùng đùng bắt chước của dòng nhạc sử dụng trong các bar, sàn, động lắc ở phương Tây. Nói một cách khác, Tuấn Khanh đã “động lắc” hóa nền âm nhạc Việt Nam.

Không những thế, Tuấn Khanh còn bao luôn cả sóng truyền hình thực tế. Năm 2003, Tuấn Khanh được mời tham dự chương trìnhSao Mai điểm hẹn và là thành phần trong ban giám khảo của cuộc thi này. Năm 2005, Tuấn Khanh được Đài truyền hình Việt Nam mời tham gia với vai trò commander của trò chơi truyền hình mang tên Trò chơi âm nhạc. Vào năm 2007, Tuấn Khanh lại được chọn làm thành viên Ban giám khảo chương trình Việt Nam Idol. Tôi tự hỏi không rõ ông nhạc sĩ Tuấn Khanh này có gì đặc biệt, có đóng góp gì đặc biệt mà lại được xuất hiện trên nhiều sóng truyền thông như vậy? Nhìn đi nhìn lại các ca khúc mà Tuấn Khanh sáng tác, chúng ta chẳng thể chỉ ra được lấy một tác phẩm thực sự có chất lượng và xứng tầm với một nhạc sĩ gần 50 tuổi đời.

Nói dông dài như vậy là vì tôi muốn khẳng định một điều rằng Tuấn Khanh là một kẻ bất tài, không có khả năng âm nhạc. Kẻ bất tài này đã luồn sâu vào thị trường âm nhạc, trèo lên một vị trí cao, mua chuộc truyền thông, áp thứ văn hóa “động lắc” này vào đời sống tinh thần của giới trẻ. Và giờ đây, ở một cấp độ cao hơn, Tuấn Khanh lại muốn áp thứ văn hóa “động lắc” này vào tình hình chính trị xã hội ở Việt Nam.

Thế nào là văn hóa “động lắc”? Đó là không khí ở các bar sàn khi mọi người ở đó căn thuốc lắc và quay cuồng trong điệu nhảy giật giật, những lời gào thét, rú rít. Tất cả hành vi đó đều ở trong vô thức. Sau đó, sáng hôm sau, người sử dụng thuốc lắc sẽ rất mệt mỏi và kiệt quệ như bị rút cạn cả linh hồn và thể xác. Nói tóm lại, “văn hóa động lắc” là thứ văn hóa vô thức, văn hóa lên đồng. Sau năm 2011, Tuấn Khanh đã áp dụng thứ văn hóa này lên tình trạng chính trị và xã hội ở Việt Nam.

Cứ dăm bữa nửa tháng, Tuấn Khanh lại viết những bài bình luận xã hội trên Blog của mình. Những bài này không mang tính bình luận, mà là những dòng kêu gào cảm xúc thống thiết với hai lời khẳng định chính: “Chính quyền Cộng Sản rất khốn nạn” và “Tôi thương người dân của tôi lắm”. Hết bài này đến bài khác, dù là biểu tình chống Trung Quốc hay cá chết ở Vũng Áng, Tuấn Khanh đều lặp đi lặp lại công thức này, chỉ thay vào cái vỏ sự kiện mà thôi. Y hệt như những bài hát mà Tuấn Khanh sáng tác, lặp đi lặp lại cùng một mô tuýp cứ như là theo công thức, chỉ khác nhau vài nốt nhạc, vài ngôn từ.

Những bài viết này của Tuấn Khanh tựa như thứ thuốc lắc mà người ta cắn vào là lên cơn lên đồng thống thiết, rồi lây nhiễm hai lập luận: “Chính quyền Cộng Sản rất khốn nạn” và “Tôi thương người dân của tôi lắm”. Lố bịch nhất là lần Tuấn Khanh lấy ảnh cá chết ở hồ Michigan nước Mỹ để làm minh họa cho cá chết ở Vũng Áng với lời kêu la đau khổ. Hàng loạt các “nhà dân chủ” đã like và share hình ảnh này rồi cũng kêu gào thống thiết không kém.  Cơn lên đồng vô thức là thế, không ai còn nghĩ đến phải trái, đúng sai, không ai quan tâm đến sự thật. Họ chỉ quan tâm đến việc có được “bay lắc” bằng hành động xuống đường biểu tình hay không mà thôi. Việc này cũng giống như chẳng ai nghe và hát nhạc của Tuấn Khanh còn để ý đến ca từ và giai điệu mà chỉ quan tâm đến việc bài hát này có gào được không, có nhẩy nhót được không.

Thật là nguy hiểm nếu văn hóa “động lắc” mà Tuấn Khanh này được lan truyền. Ăn theo Tuấn Khanh, không ít các nhân vật của giới showbiz như Thành Lộc, Hoàng Bách, Phan Anh… cũng diễn vai nhập đồng “yêu nước thương dân”. Bằng những cơn lên đồng này, Tuấn Khanh và đám nghệ sĩ đua đòi ấy những mong sử dụng lượng fan của mình để tạo ra một tình trạng bất ổn liên tục, và hi vọng rằng tình trạng bất ổn ấy sẽ dẫn đến việc chính quyền Cộng Sản phải sụp đổ. Cũng may rằng fan Việt không có lòng trung thành cho lắm. Họ yêu thích một nhân vật của công chúng vì tài năng hoặc sắc đẹp chứ không phải vì phát ngôn. Và khi tài năng đã cạn, sắc đẹp tàn phai, thì cho dù có tỏ ra cấp tiến, tỏ ra hiểu biết thế nào thì fan cũng chẳng quan tâm đâu. Xem ra, nghệ sĩ thì lên đồng vô thức, mà mấy fan dù có vô học nhưng vẫn có ý thức hơn. Những kẻ quan tâm đến mấy trò lên đồng này chỉ là đám đông dân chủ vốn dĩ đã lên đồng rồi. Nói một cách khác, chỉ kẻ lên đồng mới chịu được nhau.

Tuy nhiên, thứ văn hóa “động lắc” này cần phải bài trừ nhanh chóng. Càng để lâu dài, văn hóa lên đồng sẽ lây lan như bệnh dịch. Lúc ấy, cả nước ta sẽ trở thành cái “động lắc” dữ dội. Thà tôi sống trong một đất nước với thực phẩm bẩn, với ô nhiễm môi trường còn hơn trở thành một phần của văn hóa “động lắc”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét