Trong bài trả lời phỏng vấn VOV mới đây, khi bàn về việc hàng loạt cơ quan, tổ chức trao giải thưởng nhân quyền cho Phạm Thị Đoan Trang, kẻ đã bị Tòa án tuyên phạt 9 năm tù vì hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước ngày 29/3/2022, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Cảnh Thìn, Phó Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống cho rằng, việc trao giải thưởng nhân quyền cho đối tượng có hành vi chống phá Nhà nước là một hành động bất chấp tất cả những tiêu chuẩn và quy định của pháp luật quốc tế khi họ chọn những đối tượng có tư tưởng bất mãn, chống lại một nhà nước, chống lại sự bình yên, phát triển của một quốc gia để chọn làm ngọn cờ, tạo biểu tượng lôi kéo nhiều người khác, chống phá Nhà nước.
Được biết, Phạm Thị Đoan Trang vừa được Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải Phụ nữ can đảm quốc tế; Bộ Ngoại giao Anh và Canada trao giải tự do báo chí; Tổ chức nhân quyền tự xưng Martin Ennals trao giải thưởng nhân quyền.
Bài báo khẳng định, Nhân quyền là giá trị mang tính phổ quát toàn cầu, mỗi quốc gia tùy theo đặc điểm văn hóa và thể chế chính trị sẽ có quan điểm, góc nhìn và cách tiếp cận khác nhau về quyền con người. Vì thế, việc áp đặt quan điểm của nước này vào nước khác là không phù hợp, đó cũng được coi là hành động can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia. Vì vậy có thể khẳng định, việc một số cá nhân, tổ chức nước ngoài trao giải thưởng nhân quyền cho những đối tượng chống phá Nhà nước Việt Nam là việc làm mang ý đồ chính trị, họ đã tự "khoác" cho mình chiếc áo nhân quyền để trắng trợn can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Phạm Thị Đoan Trang là nhà báo nuôi nhiều tham vọng, ảo tưởng quyền lực cá nhân, khi “sở cầu bất đạt” thì quay sang bất mãn, rồi dần dần cuốn theo các tổ chức phản động lưu vong, được VOICE – tổ chức ngoại vi của Việt tân đội lốt “tổ chức xã hội dân sự độc lập” ở Philipine đào tạo, tuyển dụng thành cánh tay đắc lực; sau khi được VOICE huấn luyện và với vốn tiếng Anh vững chắc, Đoan Trang được cử thay mặt tổ chức này chuyên đi gặp, đàm phán, vận động các chính khách phương Tây, tổ chức nhân quyền thậm chí cả doanh nghiệp Facebook để vận động họ ủng hộ, hậu thuẫn cho cái gọi là “phong trào dân chủ Việt Nam”, trong đó có VOICE và Việt tân. Nhờ nỗ lực đó, Đoan Trang được Chính phủ Hoa Kỳ cấp cho học bổng về hành chính công – thực chất huấn luyện sâu những kỹ năng lãnh đạo phong trào, tổ chức, nhà nước rồi đưa về Việt Nam “cần mẫn” phát triển các phong trào, chiến dịch, tổ chức “chính trị đối lập”. Từ khi Đoan Trang về nước, hàng loạt tổ chức, chiến dịch được bà ta khởi xướng như phong trào cây phản đối dự án thay thế 6700 cây xanh ở Hà Nội, phong trào yêu cá nhân vụ Formosa, phong trào Hiến Chương 2000 học tập mô hình Hiến Chương 77, phong trào ứng cử Đại biểu Quốc hội …. Hàng loạt tổ chức như Mạng lưới Blogger Việt Nam, Green Trees, Hiến Chương 2000, NXB Tự do,…đều là sản phẩm do bà ta lập ra, điều hành.
Không chỉ chống phá Nhà nước và là công cụ đắc lực cho tổ chức phản động lưu vong, bà ta tích cực tiếp cận, móc nối, tuyên truyền, quảng bá thành phần chống phá cực đoan, bạo lực như linh mục Nguyễn Duy Tân, Nhóm Hiến pháp, nhóm Đồng Tâm…
Có thể nói, Phạm Thị Đoan Trang là con bài được tổ chức phản động lưu vong và thế lực thù địch với Việt Nam đào tạo bài bản, hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam chuyên nghiệp, nhưng mọi hoạt động, mọi mưu đồ của Trang đều bị cơ quan An ninh Việt Nam vô hiệu hóa, thất bại. Với hàng loạt “tác phẩm” hưỡng dẫn kỹ năng chống phá cho đồng bọn, các bài trả lời phỏng vấn xuyên tạc, kích động …mà cơ quan công an thu thập được đã củng cố vững chắc hành vi tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam theo Bộ luật Hình sự. Sau khi đối tượng bị bắt, xử lý thì việc các cơ quan, tổ chức nhân danh “bảo vệ nhân quyền” nô nức trao giải nhằm biến bà ta thành “biểu tượng” kích động phong trào chống phá Nhà nước Việt Nam. Đó là lý do vì sao TS Đỗ Cảnh Thìn và hàng loạt trí thức, nhà nghiên cứu Việt Nam đã lên tiếng phê phán, bóc mẽ bản chất việc trao những giải này cho Phạm Thị Đoan Trang
0 nhận xét:
Đăng nhận xét