Nguyễn Phương Hằng từ một doanh nhân thành đạt nay phải đối mặt với vòng lao lý thực sự là một bi kịch. Trên không gian mạng, nhan nhản bài viết nói về vụ án Nguyễn Phương Hằng “từ “nạn nhân” trở thành thủ phạm!”, “Hóa mù ra mưa”, “bài học khi chơi mạng xã hội”…
Ngay cả diễn đàn Quốc hội, chủ đề Nguyễn Phương Hăng “nóng” không kém, khi báo chí phản ánh nhiều tiếng nói của các cơ quan chuyên trách về luật pháp ở Quốc hội, phần đông đều cho rằng việc bắt, điều tra bà Nguyễn Phương Hằng là để “làm trong sạch mạng xã hội”, không thể để pháp luật bịxem thường…
Có thể hiểu ở góc độ dân chúng, bà Nguyễn Phương Hằng cùng chồng có nhiều hoạt động từ thiện, đã phanh phui được nhiều mặt trái của giới Showbiz, dám lên tiếng mạnh mẽ với bất công xã hội, làm được những điều mà không ai dám làm và làm nổi xuất phát từ tiềm lực kinh tế, đội ngũ hậu thuẫn truyền thông hùng hậu.
Nhìn chung dư luận đều bày tỏ tiếc nuối cho bà Hằng, những câu nói như giá như bà dừng ở sao kê thì tốt quá, giá như bà Hằng biết kiểm soát cảm xúc, biết dừng đúng lúc thì hay biết mấy, hy vọng Tòa án sẽ có phán quyết hết sức hợp lý.…Cũng có không ít những ý kiến cho rằng, bà Hằng xuất phát từ tham vọng và ảo vọng về bản thân mà sa cơ, hay từ việc cho rằng mình là nạn nhân rồi quay sang làm thủ phạm đi công kích, chửi bới, mạt sát người khác, dùng tiền làm điều bậy: thuê hacker, bôi nhọ, phá đám người khác thì có khác nào tội phạm đâu. …
Sâu sắc nhất là những bình phẩm của facebooker Đông Kinh mô tả chặng đường đến với lao lý của bà Hằng, như sau:
Nhìn vào con đường đến lao lý hôm nay hoàn toàn xuất phát từ một doanh nhân làm việc thiện, vợ chồng bà tìm đến ông Võ Hoàng Yên, rồi từ việc cho rằng mình là nạn nhân bị ông Võ Hoàng Yên lừa gạt tiền bạc dẫn đến bà nhanh chóng trở thành một streamer nổi tiếng khi bà ý thức được sức mạnh truyền thông sau những buổi livetream tố cáo ông Võ Hoàng Yên. Cũng từ ông Võ Hoàng Yên, bà Hằng giận cả với những người chơi với ông Yên trước hết là Hoài Linh. Rồi sau đó, sao kê bỗng vụt sáng, sâu bít được thời điên đảo không phải vì ế sô do covid mà do lo giải trình với thiên hạ sau những lời buộc tội, những giấc mơ của bà Hằng.
Không thể không phủ nhận là những buổi livetreams của bà Hằng đã đem tới một làn gió tích cực, đã khiến cho một số sai phạm dần được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, những buổi livetreams với lượt xem khổng lồ, những làn sóng dư luận sau mỗi buổi livetreams đã đem lại thứ hào quang mà một doanh nhân dù đeo kim cương tính theo ký cũng không có được.
Từ việc mong muốn pháp luật trừng trị những người lừa mình, bà Hằng dần trở thành thám tử, điều tra viên và thậm chí là quan tòa phán xét ai tốt, ai xấu nhưng tất cả đều không bằng không chứng. Pháp luật từ mục tiêu mà bà Hằng hướng tới, giờ đây trở thành thứ bà coi thường. Một kiểu ngáo quyền lực của không ít con người mà chúng ta đã thấy khi họ đạt đến một danh vị, tước vọng và tầm ảnh hưởng nào đó. Bà Hằng không thoát nổi khỏi điều đó. Mục đích bà Hằng ban đầu có thể đúng đắn nhưng cách làm lại ngày càng sai mất rồi.
Đừng cứ coi mình mãi là “nạn nhân” để biện minh cho hành vi của thủ phạm, đừng nhân danh điều tốt đẹp để có những hành vi thiếu chuẩn mực, hãy là doanh nhân chứ đừng trở thành phạm nhân. Pháp luật luôn công bằng kể cả với chức vị và tiền bạc”
Mong rằng, câu chuyện bà Hằng sẽ giúp cho mỗi người dân chúng ta thận trọng hơn, cân nhắc hơn khi muốn làm anh hùng trên mạng xã hội. Đồng thời nó cũng là bài học cho cơ quan quản lý Nhà nước trong quản lý truyền thông, đưa ra quy định chặt chẽ hơn trong livestream, đưa ra quy định chi tiết hơn trong hướng dẫn ứng xử trên môi trường mạng…
0 nhận xét:
Đăng nhận xét