Liệu Phan Văn Anh Vũ có bị dẫn độ về Việt Nam và rằng, Phan Văn Anh vũ có được cấp quy chế tị nạn tại Đức hay không, là những câu hỏi nóng trong suốt 2 ngày qua. Ông Victor Pfaff, luật sư người Đức đại diện cho Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ Nhôm cho biết ông đã liên hệ với Đại sứ quán Đức ở Singapore hôm 31/12/2017, nhưng cho tới ngày 2/1, ông vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ cơ quan đại diện ngoại giao này. Ông Choo Zheng Xi, một luật sư người Singapore, cũng đại diện cho Phan Văn Anh Vũ xác nhận rằng, thân chủ của mình muốn “xin tị nạn chính trị” ở Đức.
Tuy nhiên, hôm nay 3/1/2018, tin mới nhất trên tờ Straitstimes lại xác nhận rằng, ông Vũ chưa có đơn xin tị nạn chính trị tại Đức. Ông Choo cho biết rằng ông Vũ bị bắt ngày 28/12 tại phi trường ở Singapore. Cho đến lúc này, cả 2 luật sư của Phan Văn Anh Vũ vẫn chưa được phép tiếp cận để hỏi chuyện trực tiếp với thân chủ của mình. Và hiện tại Vũ Nhôm vẫn đang bị tạm giam.
1. Về chuyện dẫn độ Được biết, Khoản 4, Điều 9 Hiến pháp Singapore 1965, có quy định rằng, nếu một người bị bắt giữ (arrested) mà không được thả thì trong vòng 48 tiếng từ khi bị bắt giữ, người bị bắt phải được đưa ra trước một thẩm phán tòa vi cảnh (magistrate) để kiểm tra cơ sở pháp lý của việc bắt giữ. Việc tạm giữ người bị bắt đó sẽ chỉ được tiếp diễn nếu có sự cho phép của thẩm phán. Tuy nhiên, Điều 35 – Đạo luật Nhập cư 2008 của Singapore quy định: "Bất kỳ ai mà nhà chức trách có lý do hợp lý để tin là người phải bị tống khứ khỏi Singapore (liable to removal from Singapore) chiếu theo đạo luật này thì đều có thể bị bắt giữ mà không cần lệnh bắt giữ (warrant) bởi bất kỳ sỹ quan quản lý nhập cư nào… và có thể bị tạm giữ trong bất kỳ nhà tù, sở cảnh sát, hay trụ sở quản lý nhập cư nào trong một khoảng thời gian tối đa là 14 ngày trong khi chờ quyết định có nên đưa ra lệnh tống khứ người đó (order for his removal) hay không". Nếu quyết định "tống khứ" được đưa ra, tức Vũ bị trục xuất về lại nơi có quốc tịch thì đồng nghĩa với việc Phan Văn Anh Vũ sẽ bị tống cổ về Việt Nam. Điều 35 nói trên cũng sẽ cho phép cơ quan chức năng Singapore tạm giam Vũ đến ngày 11/01/2018 để xem xét tất cả khía cạnh pháp lý.
2. Về việc xin tị nạn chính trị tại Đức Có thể khẳng định rằng, cơ hội dành cho Vũ rất thấp bởi Vũ không và chưa được Cao ủy liên hiệp quốc công nhận là người tị nạn. Phía Việt Nam cũng không khởi tố Vũ về tội Tham nhũng mà có thể dẫn tới án tử hình để các quốc gia từu chối dẫn độ. Mặt khác, phía an ninh Đức cũng "không ngu ngốc" tới mức, tin rằng Vũ đang nắm trong tay tài liệu, và có thể cung cấp thông tin cực kỳ quan trọng đến lợi ích quốc gia Cộng hoà Liên bang Đức (như những đồn đoán về kế hoạch bắt Trịnh Xuân Thanh) để mặc cả. Bởi thực tế, người Đức biết tỏng, người như Vũ chỉ lợi dụng sự cộng tác với công an (Giả sử Vũ là công an như đồn đoán trên amngj xã hội) để đục khoét công thổ quốc gia, vơ vét tài sản cho mình mà thôi. Tinh ý một chút, lần lại quá khứ theo trình tự thời gian, người ta dễ dàng nhận thấy, Vũ chưa hề được đào tạo bài bản qua các trường lớp nào thuộc ngành tình báo của Việt Nam. Vì thế, Vũ chỉ có các mác công an, và triệt để lợi dụng cái mác này để "kinh doanh", thao túng thị trường bất động sản Đà Nẵng và tất nhiên, Phan Văn Anh Vũ không thể nắm được bí mật gì mà cung cấp cho phía Đức. Một khía cạnh khác cần chú ý, theo Luật Di trú của Đức, sẽ không thể nộp đơn tỵ nạn vào Đức khi đang ở bên ngoài lãnh thổ Đức. Có nghĩa là, muốn đặt đơn xin tị nạn tại Đức, Vũ phải có mặt tại Đức. Đơn tị nạn không thể nộp tại cơ quan đại diện của Đức ở nước ngoài.
Như vậy, muốn tị nạn tại Đức, Phan Văn Anh Vũ phải trực tiếp tới nộp đơn. Điều này với Vũ còn khó hơn đường lên trời. Nói thêm, Bộ Ngoại giao Đức đang đứng trước canh bạc lớn mà phần thiếu may mắn đang nghiêng về phía họ, khi mà ngoài chuyện ngoại giao quốc tế phải cân nhắc, thì họ cũng không muốn bị mất mặt thêm nếu thất bại trong việc cứu vớt hay bảo kê một tên tôi phạm bị truy nã như Phan Văn Anh Vũ. Bảo lãnh, mà thực chất là bảo kê cho Vũ qua Đức là quá mạo hiểm. Danh dự quốc gia của nước Đức hùng mạnh, ngạo nghễ không dễ gì bị đem ra cá cược để đối lấy một tên tội phạm không cung cấp được gì cho họ. Đó là chưa nói đến đối thủ của họ là cơ quan an ninh Việt Nam, một đối thủ được đánh giá là đáng gờm ngay cả trên đất Đức. Ngay chuyện Phan Văn Anh Vũ bị khởi tố về tội "cố ý làm lộ bí mật nhà nước" chứ không phải tội danh nào về tham nhũng đã nói lên tầm nhìn của họ. Đụng vào vụ này có thể sập bẫy họ bất cứ lúc nào và muôn đời để lại vết nhơ bảo kê cho tội phạm. Vậy nên, tốt nhất là im lặng. Như vậy, trên mọi phương diện, từ pháp luật tới ngoại giao, Phan Văn Anh Vũ đều đang bế tắc. Có lẽ, với Phan Văn Anh Vũ, quay đầu vẫn là bờ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét