Thay vì góp ý, chỉnh sửa cho dự thảo Luật An ninh mạng được hoàn thiện hơn, có giá trị thiết thực, có tính khả thi, giúp hoàn thành tốt sứ mệnh của nó, thì những luật gia như Trịnh Hữu Long, Trần Hồng Phong lại tung ra tin “giật gân” nhằm đánh lạc hướng dư luận sang hướng lo sợ Nhà nước sẽ cướp đi mạng xã hội quen thuộc như facebook, google mà họ đang quen dùng, rằng nó là bản sao của Trung Quốc để đám zân chủ, cờ vàng tha hồ hù dọa dân chúng liên tưởng đến Hiệp ước Thành Đô về thiết lập lại quan hệ Việt Trung sau thời dài đóng băng là “hiệp ước bán nước, biến Việt Nam thành khu tự trị của Tàu cộng” như Mạng lưới blogger Việt Nam mà Trịnh Hữu Long tham gia từng chủ xướng chiến dịch “Tôi muốn biết” trước đó.
Chiêu bài của Long không có gì mới mẻ. Mỗi lần phong trào chống Cộng Việt Nam bị xịt, sắp hết tiền và hết đám đông, các nhà chống Cộng lại đem chủ đề chống Trung Quốc ra làm con bài chót. Nhìn cơn hoảng loạn của số yếu bóng vía, có thể thấy thủ đoạn tung tin đồn của các “luật gia nhân quyền” không phải không có cơ hội thành công. Lúc này, sóng dư luận mà họ tạo ra đang “hà hơi thổi ngạt” cho một loạt các gương mặt cũ. Chẳng hạn, vụ việc này đã giúp ông Nguyễn Tiến Trung, một nhà chống Cộng tưởng đã hết thời, được khoe tấm bằng thạc sĩ công nghệ thông tin của mình khi trả lời phỏng vấn RFA (7). Bên cạnh ông Trung, một số gương mặt trẻ trung, mới lạ cũng đăng đàn, nói về “cách mạng khoa học – công nghệ 4.0” và “AI” như mê sảng.
Tóm lại, trong vụ việc này, hai “luật gia” Trịnh Hữu Long và Trần Hồng Phong đã tung tin đồn về những nguy cơ giả, để khuấy lên trên không gian ảo một cuộc tranh luận hỗn loạn không đáng có. Ngày 11 tháng 11, trên trang Dân Làm Báo, “luật sư” Đào Tăng Dực còn đẩy vấn đề đi xa hơn, khi tuyên bố rằng với sự ra đời của dự luật này, “đã đến lúc toàn dân phải vùng lên đạp đổ ách độc tài Cộng sản” (8). Trong bài, Dực trích dẫn Trịnh Hữu Long bằng một thái độ trịnh trọng, cho thấy ảnh hưởng của Long đến giới “luật sư nhân quyền” là không hề nhỏ.
Trước thủ đoạn tung tin đồn thất thiệt và dự đoán thảm họa kinh tế của hai “luật sư” Long và Phong, chúng ta không thể không nhớ đến những chiêu bài tương tự từng được thực hiện bởi Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức trong năm 2008.
Có lẽ đã đến lúc các cơ quan chức năng vào cuộc, để tìm hiểu giới “luật sư nhân quyền” và tài bói toán bí ẩn của họ một cách nghiêm túc hơn, trước khi cư dân mạng bị họ lừa thêm một lần nữa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét