Một bát canh bánh đa đỏ hội tụ cả ngũ hành âm dương: màu nâu sậm bánh đa; đỏ rực ớt tươi, phớt đỏ cà chua; màu xanh ngát các loại rau muống, rau rút; loáng thoáng mấy sợi răng cưa; lây rây hành hoa thái nhỏ; nổi bật màu vàng rộm, béo ngầy ngậy của gạch cua trưng hành,…
Bánh đa cua Hải Phòng
Trên những cánh đồng chua mặn giành giật từ biển cả, bão tố ngàn đời, người vùng biển Hải Phòng đổi một nắng hai sương lấy những hạt gạo ngan ngát nắng gió trùng khơi.
Gạo ấy phơi già nắng, để qua vụ, đem về làng bánh đa cổ truyền 700 năm Lạng Côn – Kiến Thụy, làng Hỗ - huyện An Dương, Dư Hàng Kênh - trong nội thành, ngâm vào nước vài canh giờ, lại cho vào cối xay nhuyễn, chế nước vừa đủ tạo nên thứ bột sánh mịn, dẻo mềm. Xay xong hòa thêm bột quả gấc chín, giản tiện hơn là chút kẹo đường phèn, hay cầu kỳ nữa là một thứ mật thơm bí truyền để bột có màu nâu sậm. Rồi qua đôi bàn tay tảo tần chịu khó của người thợ miết mỏng, hấp chín, sắp bày kín phên tre nứa đem hong nắng, tráng sương – một loại bánh đa đỏ đặc trưng vùng quê biển đã thành hình.
Bánh đa nhúng thường là loại có một nắng, một sương. Nếu làm trong đêm, phơi lên đón sương rồi mới đem phơi nắng. Ngược lại, tráng bánh phơi ban ngày đón nắng thì cuối đêm họ mới thu vào. Như vậy, muốn có lá bánh đa khi đem trần lên, thả vào bát canh cua mềm miệng nhưng dẻo dai không bị bở bục hay trương nhũn ngoài chuyện gạo ngon, còn phải có bí quyết từ khâu chế nước xay gạo, điều chỉnh lửa lò khi tráng đến cách phơi bánh đượm nắng, ngấm sương tạo thành bánh đa tươi. Còn thứ bánh phơi khô cong vốn chỉ để đóng gói đem đi các miền xa, dù để được hàng tuần nhưng khi ăn đã vợi bớt đi nhiều phần hương vị đồng biển.
Thân thương và tự hào như Phượng vĩ, như Cửa biển đỏ nặng phù sa, món quà bình dân mà đã dệt thành thi ca, thành hương vị xứ sở để cho người Hải Phòng chợt nhận ra nhau dù ở chân trời góc bể nào. Trong một ca khúc về Hải Phòng, một nhạc sĩ đã viết: "Người Hải Phòng thật thà như bánh đa cua..." một món ăn mộc mạc, dân dã mà lại được dùng để chỉ một phẩm chất của người dân nơi đây, điều đó cho thấy món ăn này đã trở thành thành nét văn hóa của thành phố biển, thật đáng tự hào. Khi nào có dịp đến Hải Phòng, quý khách đừng quên một lần thưởng thức bánh đa cua để có thể chia sẻ "cảm xúc thật thà" của món ăn độc đáo này.
(Xưởng phim truyền hình Hải Phòng)
Gạo ấy phơi già nắng, để qua vụ, đem về làng bánh đa cổ truyền 700 năm Lạng Côn – Kiến Thụy, làng Hỗ - huyện An Dương, Dư Hàng Kênh - trong nội thành, ngâm vào nước vài canh giờ, lại cho vào cối xay nhuyễn, chế nước vừa đủ tạo nên thứ bột sánh mịn, dẻo mềm. Xay xong hòa thêm bột quả gấc chín, giản tiện hơn là chút kẹo đường phèn, hay cầu kỳ nữa là một thứ mật thơm bí truyền để bột có màu nâu sậm. Rồi qua đôi bàn tay tảo tần chịu khó của người thợ miết mỏng, hấp chín, sắp bày kín phên tre nứa đem hong nắng, tráng sương – một loại bánh đa đỏ đặc trưng vùng quê biển đã thành hình.
Bánh đa nhúng thường là loại có một nắng, một sương. Nếu làm trong đêm, phơi lên đón sương rồi mới đem phơi nắng. Ngược lại, tráng bánh phơi ban ngày đón nắng thì cuối đêm họ mới thu vào. Như vậy, muốn có lá bánh đa khi đem trần lên, thả vào bát canh cua mềm miệng nhưng dẻo dai không bị bở bục hay trương nhũn ngoài chuyện gạo ngon, còn phải có bí quyết từ khâu chế nước xay gạo, điều chỉnh lửa lò khi tráng đến cách phơi bánh đượm nắng, ngấm sương tạo thành bánh đa tươi. Còn thứ bánh phơi khô cong vốn chỉ để đóng gói đem đi các miền xa, dù để được hàng tuần nhưng khi ăn đã vợi bớt đi nhiều phần hương vị đồng biển.
Thân thương và tự hào như Phượng vĩ, như Cửa biển đỏ nặng phù sa, món quà bình dân mà đã dệt thành thi ca, thành hương vị xứ sở để cho người Hải Phòng chợt nhận ra nhau dù ở chân trời góc bể nào. Trong một ca khúc về Hải Phòng, một nhạc sĩ đã viết: "Người Hải Phòng thật thà như bánh đa cua..." một món ăn mộc mạc, dân dã mà lại được dùng để chỉ một phẩm chất của người dân nơi đây, điều đó cho thấy món ăn này đã trở thành thành nét văn hóa của thành phố biển, thật đáng tự hào. Khi nào có dịp đến Hải Phòng, quý khách đừng quên một lần thưởng thức bánh đa cua để có thể chia sẻ "cảm xúc thật thà" của món ăn độc đáo này.
(Xưởng phim truyền hình Hải Phòng)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét