Gần đây thấy một số trang mạng facebook viết bài về thằng cha nhà văn rởm đời, xỏ xiên, xằng bậy có tên Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà ở Kiến An. Ad thì sinh ra ở cái đất Hải Phòng này, ở đây đến giờ vài chục năm nhưng tuyệt nhiên chưa bao giờ nghe thấy cái tên nhà văn nhà thơ nào là Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà ở Kiến An cả, hỏi anh em bạn bè bảo có biết thằng cha này là nhà văn cỡ nào, cũng chịu.
Lọ mọ lên mạng tìm vào fb cá nhân thì rõ: ở đâu ra cái danh xưng nhà văn đối với cái kiểu người này? Cái loại người có tuổi rồi mà lên mạng chỉ biết xỏ xiên, khoác lác, vô văn hóa, cái gì cũng chửi. Suốt ngày ngồi góc nhà rồi lên mạng đánh bạn với một lũ dời ơi đất hỡi ở mãi đâu rồi hô hào hoạt động vì tự do, nhân quyền; mà bạn bè toàn mấy ông bà không vào tù ra tội vì tuyên truyền chống nhà nước thì cũng suốt ngày gây rối an ninh trật tự, cấm có làm ăn gì. Thỉnh thoảng có mấy cái ảnh Nghĩa đứng trước cửa nhà giơ cái tấm giấy A4 ghi: đòi trả tự do cho tội phạm này, tội phạm kia; phản đối này nọ, lung tung đủ kiểu (chắc nhà này sẵn giấy, sẵn máy in) rồi nhờ vợ chụp ảnh tung lên mạng mà cứ làm như anh hùng cứu thế. Sáng tác thì chẳng thấy có gì, thật chả ra làm sao.
Hải Phòng từ xưa đã là một trong những trung tâm văn hóa nghệ thuật của cả nước với những cái tên xứng đáng được gọi là tượng đài văn học nước nhà như Văn Cao, Nguyên Hồng, Thế Lữ, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi. Từ trước đến giờ, không khi nào thiếu những văn nghệ sỹ nổi tiếng và đáng kính trọng.
Thế nên cái danh xưng nhà văn mà gán vào cái tên Nguyễn Xuân Nghĩa kia khác nào xúc phạm cả giới văn nghệ sỹ Hải Phòng.
Những tờ Đô la đã làm mờ mắt con người này |
Lượm lặt thông tin về Nguyễn Xuân Nghĩa thì là thế này:
Nguyễn Xuân Nghĩa, sinh năm 1949 ở tại Kiến An, Hải Phòng. Gia đình Nghĩa vốn có truyền thống cách mạng tại Nghệ An, Bố mẹ đẻ là “Là đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương”, anh ruột là liệt sỹ trong cuộc chiến tranh chống Pháp. Nhờ sinh ra trong một gia đình cách mạng mà ông này được Nhà nước quan tâm, cho đi đào tạo học ngành cơ khí tại Tiệp Khắc, từ năm 1967 - 1970, thời còn chiến tranh ác liệt.
Trong thời gian học tại Tiệp Khắc, khi đồng bào cả nước trong giai đoạn chiến tranh ác liệt thì Nguyễn Xuân Nghĩa đang yên ổn bỗng sinh bệnh sinh tật không chịu học hành gì, trốn ở lại kiếm tiền rồi bị phát hiện. Về nước, Nghĩa vẫn được trọng dụng và bố trí một công việc đáng mơ ước tại nhà máy cơ khí Hải Phòng. Trong suốt thời gian làm việc tại đây, ông ta tiếp tục tỏ ra không tập trung làm ăn mà suốt ngày vỗ ngực "là người du học ở nước ngoài thì phải được trọng dụng", không coi ai ra gì. Nghe đâu, hồi đó Nghĩa còn bốc máu liều móc ngoặc với lưu manh ở ngoài thó trộm đồ của công ty bán kiếm tiền tiêu vặt; bị vồ sống nhưng thương tình nhà nghèo, con nhà truyền thống nên người ta tha cho.
Sau vụ này, Nghĩa cử vợ sang Đài Loan làm osin. Cũng được vài năm, chắc chồng sao vợ vậy, không chịu được khổ rồi lại quay về quê.
Ở nhà, rảnh rang không biết làm gì, Nghĩa quay sang làm thơ. Mà khổ nỗi, vốn sống hạn chế, bản chất lười nhác nên cũng không đạt được thành tựu gì đáng kể.
Giây phút suy nghĩ cách kiếm tiền |
Cũng trong thời điểm này, Nghĩa bắt đầu móc ngoặc với nhóm các đối tượng chống đối chính trị và tuyên truyền các bài viết chống đối Đảng và Nhà nước. Đến năm 2006, khi mức độ bất mãn đã lên cao, Nguyễn Xuân Nghĩa chính thức công khai tuyên bố tham gia vào tổ chức chính trị phản động mang tên 8406 do linh mục Nguyễn Văn Lý sáng lập, cùng với hoạt động sáng tác văn học tuyên truyền chống đối, Nghĩa còn trực tiếp tham gia, tổ chức các hoạt động gây rối an ninh trật tự, phát
triển các tổ chức phản động.
Trước những việc làm này, các tổ chức đoàn thể, người dân nơi cư trú, bạn bè đã nhiều lần khuyên bảo, mong Nghĩa tu chí làm ăn, quay về với lẽ phải nhưng Nghĩa đều gạt hết đi khi luôn cho rằng bản thân đã tìm ra con đường sáng, từ nay sẽ không phải lo lắng chuyện cơm áo gạo tiền (vì tất cả các hoạt động tuyên truyền chống phá, gây rối an ninh trật tự đều được các tổ chức phản động trả công bằng ĐÔLA).
Mờ mắt vì tiền, mang danh nghĩa đấu tranh vì dân chủ, Nghĩa hoạt động ngày càng mạnh hơn; ông ta quan hệ với những Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân để học hỏi cách “chống Đảng, Nhà nước” sao cho mấy cái tổ chức lưu vong kiểu Việt Tân thấy ưng và sẵn sàng chi hầu bao. Nghĩa dần có chút số má trong giới chống phá nhà nước. Nhưng lòng tham biết bao nhiêu là đủ, năm 2008, Nghĩa quyết định gây tiếng vang bằng cách bàn với một nhóm người tổ chức Treo khẩu hiệu có nội dung phản động tại cầu vượt Lạch Tray. Chính vì hành vi này, Nghĩa và đồng bọn đã bị bắt giữ về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, mức án nặng nhất: 6 năm tù giam và 3 năm quản chế.
Năm 2014, ra tù, nằm nhà không có việc gì, suốt ngày lên mạng lướt web, tật cũ không chừa, Nghĩa lại liên lạc với nhóm chống đối trước đây và chuyển sang chiêu trò nhàn hạ hơn là viết bài tuyên truyền xuyên tạc đăng lên blog cá nhân và gửi cho các trang mạng phản động qua email. Mà cũng lạ, từ khi ra tù, không thấy ông này sáng tác gì; có lẽ việc viết văn làm thơ trước đây là để kiếm tiền, nay có cách kiếm tiền dễ hơn nên cũng dẹp luôn.
Về Nguyễn Xuân Nghĩa cơ bản là vậy. Nghĩa không điên, chỉ là cái bản chất bất nhân, bất nghĩa, coi thường luật pháp là không đổi. Nghĩa sẵn sàng làm mọi thứ vì muốn kiếm cơm, nhà có sẵn máy in, máy photo, giấy thì vài nghìn đồng một gam A4, tin bài thì viết đăng lên mạng không mất tiền. Thế là cứ tận dụng, lâu lâu lại có bọn cấp tiền trả công cho vì cái việc này. Mà nghe đâu cũng cho được con trai út sang định cư hẳn bên Mỹ để đổi đời. Mẹ, ở bên đấy mà không chịu làm ăn đàng hoàng, lại cứ cái tật nhố nhăng giống ông bố, có ngày nó bắn chết chứ không như Việt Nam đâu.
Trên đời không thiếu gì việc để làm, miễn là không vi phạm pháp luật, bất cứ công việc gì cũng đều đáng trân trọng vì lao động làm ra của cải vật chất và tinh thần giúp nuôi sống bản thân và phát triển xã hội. Nhưng cái trò kiếm cơm bất chấp luật pháp, xem nhẹ lợi ích của cả cộng đồng là không thể chấp nhận được. Tốt nhất là cho đi tù mọt gông để biết thế nào là giá trị của sự tự do, giá trị của lao động chân chính.
(Bản quyền bài viết thuộc Sóng Hải Phòng, độc giả copy vui lòng ghi rõ nguồn)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét