Cộng đồng mạng lại bắt đầu bài ca chửi giáo dục. Mình tin là không một thầy cô giáo nào dạy học sinh là đánh nhau hay hiếp dân tập thể bạn, mình cũng tin là không một ngôi trường nào cổ súy cho việc đánh nhau. Điều đó là chắc chắn không phải bàn cãi.
Thời chúng tôi đi học cấp hai cùng lắm đấm nhau tay bo là chính, thời cấp ba có đứa côn đồ hơn dùng côn nhị khúc hoặc khóa dây, nhưng tuyệt nhiên không bao giờ dùng dao và con gái thì từ khi tôi học cấp hai tới cấp ba không có vụ đánh nhau nào.
Những năm gần đây nhìn thấy những cảnh tẩn nhau của học sinh, mình không dám xem hết. Và người ta bắt đầu tìm kiếm nguyên nhân để mổ xẻ và đổ lỗi. Nhưng chung quy lại vì đâu không ai biết được, và mọi tội vạ đổ lên đầu giáo dục.
Nguyên nhân từ đâu ? đó chính là sự phát triển kinh tế nó ko đồng đều với nhận thức xã hội. Khi kinh tế phát triển đồng nghĩa với việc đạo đức con người cũng bắt đầu lệch lạc, ngày trước mẹ tôi bảo " không lo học thì có đi cày thôi con ạ" vậy nên cho dù có phá gì đi chăng nữa cũng sợ bị đuối học, sợ bị thầy con phạt lưu ban khỏi lên lớp. Bây giờ thì sao? Khi mà thầy cô không dám đụng tới học sinh, vì con cái nhà họ là khuôn vàng thước ngọc, đụng vào mất nghề như chơi. Kinh tế khá giả nhiều học sinh đôi khi còn bảo " Không học bố mẹ tau cũng cho tau vài tỷ làm vốn" Chính những tư tưởng vậy học sinh dần dần đâm ra gan lỳ và tỏ ra coi thường nhà trường và thầy cô giáo. Những vụ đánh nhau quay lên mạng, những vụ hiếp dâm tập thể, những vụ giết người đều mang dáng dấp của lứa thanh niên mới lớn.
Mạng xã hội không đi kèm với nhận thức
Ngày trước những giang hồ đầu bò đầu búa, đều bị gán cho biệt danh " nhà không có ai dạy, quân vô học, hay gia đình không quan tâm xã hôi xa lánh" Ngày đó dân anh chị thường bị xã hội nhìn với ánh mắt không thiện cảm. Ngày nay thì sao? Mình mỗi ngày lên youtube đập vào mắt mình là những clip nào đòi thanh toán lẫn nhau, nào là bảo kê đòi nợ thuê, nào là những thú chơi ngông mà những người từng vào tù ra tội, Những clip được tung hô tán thưởng, những kênh anh chị xã hội có lượt người xem đông đảo. Tài khoản dân bốc bát họ cả hàng trăm ngàn người theo dõi và ngưỡng mộ, đa phần lớp trẻ. Tôi mới lờ mờ nhận ra rằng giới trẻ ngày nay họ thần tượng những đối tượng đó hơn cả danh nhân lịch sử, hơn cả những bài học từ ngàn xưa cha ông để lại.
Mới đây thôi hàng trăm học sinh đã tung hô một kẻ từng vào tù ra tội, mà trong khi đó còn khoác trên mình áo học sinh một ngôi trường nào đó. Vậy nên đừng hỏi tại sao lứa trẻ ngày nay gan lỳ thậm chí có những thủ đoạn tàn độc kiểu vậy.
Sự xuống cấp về nhận thức và có cái nhìn lệch chuẩn về xã hội, nó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Mà suy cho cùng gia đình là điều quan trọng hơn cả. Đừng đổ lỗi cho xã hội hay môi trường giáo dục, mà trong khi bản thân người lớn vẫn tung hê những mặt trái của xã hội, đừng đổ lỗi cho nhà trường khi mà các vị thậm chí bắt một cô giáo quỳ xuống xin lỗi vì dám phạt học sinh. Đừng đổ lỗi về xã hội khi mà các vị vẫn ủng hộ giải quyết mâu thuẫn bằng nắm đấm vũ lực.
Giáo dục vẫn phải chịu trách nhiệm khi mà vụ việc xảy ra trong phạm vi họ quản lý, nhưng không phải tất cả. Ai cũng cần phải thay đổi quan trọng nhất vẫn là nhà trường và gia đình. Tôi từng nhớ bộ trưởng giáo dục của nước Nga từng phát biểu.
“Chức năng cơ bản và chủ yếu của trường học là giáo dục trí tuệ và nhân cách con người, chứ không phải là dịch vụ giáo dục. Cần phải trả lại hoạt động giáo dục cho nhà nước quản lý, trở lại truyền thống giáo dục tốt đẹp thời Xô-Viết”.
“Bộ trưởng quan trọng nhất trong chính phủ là Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Bộ trưởng Bộ y tế tồi cùng lắm chỉ gây khó khăn cho người dân khám chữa bệnh và ảnh hưởng tới sức khỏe. Bộ trưởng Bộ kinh tế tồi cùng lắm là làm chậm sự phát triển kinh tế. Nhưng Bộ trưởng Bộ giáo dục tồi thì phá hoại cả tương lai của đất nước và của quốc gia”.
“Đã đến lúc phải chấm dứt các cuộc thí nghiệm giáo dục theo mô hình Phương Tây đang tạo ra tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực này”.
Những năm 1960, đứng trước thành tựu khoa học vượt trội của Liên Xô, cựu Tổng thống Mỹ John Kennedy nhận định: “Chúng ta thua người Nga bắt đầu từ trên ghế nhà trường
Việt Nam cũng nên vậy, cần trả lại sự giáo dục vào tay những người gieo trồng lớp trẻ như cách đây mấy chục năm về trước.
Khi mà xã hội còn xem những đối tượng giang hồ là thần tượng, thì còn những bạo lực học đường dài dài. Khi mà những đối tượng cộm cán lại được báo chí tung hô hết lời, khi mà giáo viên nhà trường truyền bá môn múa quạt, cô giáo xem đó là trò giải trí là đẳng cấp xã hội thì xã hội ắt loạn.
Nguồn: st
0 nhận xét:
Đăng nhận xét