24 tháng 10, 2018

Đánh chết trộm chó, từ bị hại thành tội phạm hình sự: Nhìn từ vụ việc tại Thủy Nguyên

Vụ việc người dân đánh chết trộm chó tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng một lần nữa khiến dư luận không khỏi lo ngại trước xu hướng phẫn nộ tự xử lý đối tượng, thay vì để cho cơ quan Công an thực hiện đúng chức trách. Hành động thiếu suy nghĩ này sẽ chỉ đẩy người bị mất trộm chó hoặc người giúp đỡ truy đuổi trộm vào cảnh lao lý.  

Như đã đưa, khoảng 23h ngày 19-10, Đinh Văn B. (SN 1992) rủ Lê Văn L. (SN 1988), đều trú tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, đi xe máy đến địa bàn xã Gia Đức, huyện Thủy Nguyên, mục đích để trộm cắp chó.

Đến khu vực thôn 5 xã Gia Đức, 2 người này bắt trộm được 1 con chó, và ngay sau đó đã bị 2 thanh niên trong làng phát hiện, điều khiển xe ô tô truy đuổi, ép vào lề đường. Bị chặn lại, B. và L. đã ẩu đả với nhóm thanh niên và một số người dân trong làng. Hậu quả, B. bị chấn thương sọ não, đưa và bệnh viện cấp cứu rồi tử vong vào sáng 22-10; Lê Văn L. bị vết ở thương vùng đỉnh đầu; còn 3 thanh niên trong làng Gia Đức cũng bị thương tích nhẹ.

Theo Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn Luật sư Hà Nội), Điều 19 Hiến pháp 2013 qui định: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”. Trong vụ án tại Hải Phòng, 2 đối tượng đã có hành vi bắt trộm 1 con chó. Nếu kết luận định giá tài sản con chó từ 2 triệu đồng trở lên thì các đối tượng sẽ phải chịu trách nhiệm về tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 BLHS. Nếu con chó này có giá dưới 2 triệu đồng thì các đối tượng sẽ bị xử phạt hành chính.

Nếu điều tra xác thực việc người dân đã sử dụng vũ lực ngoài những trường hợp cho phép theo quy định của pháp luật và xâm phạm đến tính mạng người khác gây hậu quả chết người, thì hành vi này bị xem là có dấu hiệu của phạm tội giết người. Tội phạm và hình phạt đã được quy định tại Điều 93 BLHS.

Cụ thể, trong trường hợp này, người thực hiện hành vi đánh chết trộm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 2 Điều 93 BLHS là có căn cứ, đúng với bản chất hành vi phạm tội, bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm tù.

Hành vi đánh chết trộm chó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự
Trường hợp người dân đánh chết trộm chó không phải là tài sản của mình mà do bị kích động, bức xúc thay cho những người chủ sở hữu thì sẽ phải chịu trách nhiệm theo Khoản 1 Điều 93 BLHS với tình tiết định khung theo điểm n “có tính chất côn đồ”. Theo đó, có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình theo Điều 93 "Tội giết người".

Trường hợp đối tượng trộm chó đã bỏ chạy mà người dân vẫn tiếp tục truy đuổi và đối tượng chống trả lại nên bị đánh chết thì không được coi là phòng vệ chính đáng hay tình thế cấp thiết theo quy định tại Điều 15 BLHS và Điều 16 BLHS.

Trong khi đó, Luật sư Trương Quốc Hoè, Trưởng văn phòng luật sư Interla, đoàn Luật sư Hà Nội, cho biết việc người dân bức xúc đánh hội đồng khiến đối tượng trộm chó tử vong là vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý hình sự theo tội danh “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”. Điều 95 BLHS quy định: “Người nào giết người trong trạng thái tinh thẩn bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”.
Luật sư Trương Quốc Hoè nêu rõ hành vi trên cũng có thể bị truy cứu về tội Cố ý gây thương tích dẫn đến chết người theo quy định tại khoản 3 Điều 104 BLHS: “Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người mà tỷ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm”.

Ngoài ra những người này còn có thể còn bị truy cứu về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 245 BLHS.

Những người tham gia đánh hội đồng trộm chó còn có thể bị truy cứu tội gây rối trật tự công cộng
Dư luận đã từng nhiều lần bày tỏ sự lo ngại trước tình trạng gia tăng đáng báo động của những vụ người dân “tự xử”, đánh hội đồng trộm chó làm chết người trong thời gian qua. Trước tình trạng này, các chuyên giao khuyến cáo khi phát hiện đối tượng đang thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, thì bất cứ người dân nào cũng có quyền bắt giữ người phạm tội quả tang và áp giải hoặc thông báo ngay cho các cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật. Người dân không nên vì bức xúc mất tài sản mà xâm phạm đến tính mạng người phạm tội.

Related Posts:

  • “Người hùng” lệch lạc, “thần tượng” kì quặc và “hố đen” thị hiếu Khá “Bảnh”, “thánh chửi” Dương Minh Tuyền không phải là những trường hợp đầu tiên cho thấy văn hóa thể hiện lòng yêu mến, hâm mộ một cách kì quặc và lệch lạc trong giới trẻ hiện nay. Những giá trị ảo trên mạng, suy cho cùng … Read More
  • Khá Bảnh - Như một thứ hiểm hoạ Momo kinh sợChuyên gia truyền thông, TS Phạm Hải Chung từng nói về hiện tượng nhiều bạn trẻ hâm mộ Khá Bảnh, rằng "Ngôn ngữ của Khá Bảnh rất có vấn đề, các bạn không phân biệt được đâu là kịch, đâu là đời". Và việc anh thanh niên này bị … Read More
  • CÂU CHUYỆN GIÁO DỤC Cộng đồng mạng lại bắt đầu bài ca chửi giáo dục. Mình tin là không một thầy cô giáo nào dạy học sinh là đánh nhau hay hiếp dân tập thể bạn, mình cũng tin là không một ngôi trường nào cổ súy cho việc đánh nhau. Điều đó là chắ… Read More
  • "Khá Bảnh" - lão Hạc- Cậu khá đi đời rồi, ông giáo ạ! - Xộ khám rồi? - Xộ rồi? Họ vừa xích đi xong. Lão cố làm ra vẻ buồn tủi. Nhưng trông lão cười như bố đẻ em bé và đôi mắt lão long lanh như giọt sương mai, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà … Read More
  • Vụ việc xe biển xanh đón người nhà Bộ trưởng Công thương: Xem xét kỷ luật Liên quan vụ xe xanh đón người nhà Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh, Hội đồng kỷ luật của Bộ Công thương đưa ra 2 mức kỷ luật khiển trách, một kiểm điểm. Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói về xe công đón người nhà Bộ trưởng … Read More

0 nhận xét:

Đăng nhận xét