6 tháng 6, 2018

Âm mưu phá hoại khu kinh tế Vân Đồn và kỳ vọng phát triển đảo Hải Nam của Trung Quốc.

Có lẽ không cần nói nhiều, chúng ta cũng đều biết chủ đề nóng trong những ngày gần đây là dự thảo luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Tuy nhiên, điểm hơi lạ là chỉ có Vân Đồn bị "tấn công" mạnh nhất, do nhiều người lo ngại Vân Đồn gần Trung Quốc nên dễ bị ảnh hưởng của Trung Quốc... Tuy nhiên nếu mổ xẻ sâu xa hơn thì lý do có lẽ không phải vậy.

Ngược về thời điểm 8/4/2018 tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao được tổ chức tại đảo Hải Nam, Tập Cận Bình đã công bố kế hoạch "tự do hóa kinh tế" mới, trong đó đảo Hải Nam được lựa chọn là nơi thử nghiệm đầu tư phát triển và được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh hơn so với Hong Kong hiện nay.

Hai tháng sau, Việt Nam - hàng xóm "đáng ghét" của Trung Quốc - dự kiến thảo luận và thông qua Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu vực này cũng như đẩy mạnh phát triển mạnh mẽ hơn nữa nền kinh tế của Việt Nam. Vô hình chung Vân Đồn trở thành cái gai cần phải triệt bỏ nếu muốn Hải Nam phát triển thuận lợi nhất.

Đương nhiên việc Trung Quốc đầu tư phát triển mạnh Hải Nam mà Việt Nam có đặc khu kinh tế Vân Đồn ngay bên cạnh là điều không vui chút nào, muốn giải quyết được thì cách đơn giản nhất là phá không cho đặc khu kinh tế được hình thành. Nếu làm được điều này, Trung Quốc không chỉ giúp cho đảo Hải Nam có điều kiện phát triển tốt nhất, mà còn đạt được rất nhiều lợi ích khác có thể kể đến như:

- Với Trung Quốc, Việt Nam là nước "khó ăn" nhất trong khu vực Đông Nam Á. Rõ ràng Trung Quốc cần làm suy yếu Việt Nam, cô lập quan hệ của Việt Nam với quốc tế.

- Không để Việt Nam tạo ra một khu vực cạnh tranh về kinh tế ngay sát sườn Trung Quốc như Vân Đồn.

- Tạo hình ảnh bất ổn về môi trường đầu tư kinh tế tại Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài, cản trở việc rút vốn, nhân công khỏi Trung Quốc để chuyển sang đầu tư quốc gia có môi trường thuận lợi hơn như Việt Nam.

- Việc các quốc gia khác đầu tư vào Việt Nam sẽ dẫn đến việc các gắn chặt lợi ích của các quốc gia đó vào với Việt Nam, đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế trong nhiều vấn đề, đặc biệt là về Biển Đông - điều mà Trung Quốc không hề mong muốn.

- Hạn chế việc đẩy mạnh phát triển kinh tế của Việt Nam, hạn chế tiềm lực của Việt Nam trong các vấn đề biển đảo.

=> Từ những lý do trên, có thể thấy rằng Trung Quốc hoàn toàn đủ lý do để can thiệp vào việc thảo luận và thông qua luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt của Việt Nam. Cách đơn giản nhất là kích động người dân biểu tình với chính lý do là... "chống Trung Quốc", điều được cho là từng xảy ra hồi năm 2014.

Như chúng tôi từng nói, việc tuần hành biểu tình, thể hiện tiếng nói của mình về bản chất không phải việc xấu. Chúng ta chưa có luật biểu tình, nhưng đã có quy định về các hoạt động tập trung đông người nơi công cộng, về cơ bản nội dung không khác nhiều so với luật biểu tình ở các nước hiện đại.

Tuy nhiên, để biểu tình thể hiện lòng yêu nước biến thành bạo động, đập phá tài sản không phải của mình, cản trở công việc và cuộc sống của nhiều người chẳng thể làm Trung Quốc sợ hãi mà còn giúp chúng đạt được âm mưu của mình.

Bên cạnh đó chúng ta cũng phải xem lại những kẻ cầm đầu, hô hào tích cực nhất trong việc kêu gọi biểu tình, phản đối dự thảo luật đặc khu này như MC lũ, Việt Tân, những kẻ bất mãn xã hội có mục đích thực sự là gì khi tiếp tay cho nước ngoài làm suy yếu Việt Nam.

Yêu nước cần nhất là phải tỉnh táo.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét