18 tháng 3, 2018

Thực hư lệnh cấm bộ đội ta được nổ súng trong trận chiến Gạc Ma 1988?

Những ngày qua, trên mạng Internet, nhất là từ các trang tin của Việt Tân, Dân làm báo, Nhật ký yêu nước và các nhà zân chủ lại đổ bộ ngập những thông tin nhai lại lời Thiếu tướng Lê Mã Lương về “trước khi xảy ra trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, quân đội Việt Nam đã phải nhận lệnh ‘không được nổ súng’ trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa” (1) và phỏng đoán hay kết luận đó là lênh của Đại tướng Lê Đức Anh cùng bình luận phán xét “Trong lịch sử hải quân Việt Nam, chưa có trận nào mà chỉ có mấy phút thôi mà hải quân ta chết đến hơn nửa đại đội… Đó là nỗi đau, mà nỗi đau này nó âm ỷ và sẽ đi cùng người lính cho đến khi kết thúc sứ mệnh trên mảnh đất này.” Để lên án lãnh đạo Đảng đã “thông đồng” với Trung Quốc bán biển đảo, xin trích một số:


Dựa vào tình tiết này, hàng trăm bài viết, bình luận phụ hoa, tung hứng. Nhật ký yêu nước gọi ngày 14/3 là “Ngày ô nhục”, “Ngày uất hận của dân tộc Việt khi đảng cộng sản Việt im lặng chịu mất lãnh hải, bãi ngầm của Tổ tiên cho thằng đảng cộng sản Trung Quốc đàn anh” (2), cho sự kiện Gạc Ma là “cái giá” mà Đảng cộng sản VN sử dụng để đổi lấy bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (3). Dân Làm báo vừa chia sẻ bài báo trong nước tố cáo trận Hải chiến Gạc Ma Trung quốc đã thảm sát công binh Việt nam vừa chua thêm lời bình luận “Lính TQ vũ trang từ đầu đến chân, đầu súng gắn lưỡi lê, nhận chỉ thị "giết toàn bộ, không để lại mạng nào". Lính Việt Nam thì các lãnh đạo cấp cao ĐCSVN không cho nổ súng” (4) hay một số bài vu cáo kiểu tất cả lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đều có mưu đồ bán biển đảo và là “Những kẻ đầu têu cầm cố Hoàng Sa - Trường Sa xưa và nay” (5).

Thông  tin tung ra rằng “có lênh trên cấm quân đội ta được nổ súng” không phải là mới. Cứ đến hẹn lại lên, ngày này mọi năm, vẫn những trang tin trên, vẫn những facebooker “yêu nước thoát Trung”, “biểu tình viên chuyên  nghiệp” trên lại đem lời “tiết lộ bí mật” của ông tướng bảo tàng Lê Mã Lương ra nhai đi nhai lại với cách thức phụ họa, tung hứng tương tự.

Bàn về phát biểu của tướng bảo tàng Lê Mã Lương, chính ông Lê Hữu Thảo, tiểu đội trưởng, người lính trực tiếp tham gia trận Hải chiến Gạc Ma đó đã từng gửi thư, đăng lên facebook của ông và trả lời phỏng vấn báo chí trong nước phủ nhận thông tin hay mệnh lệnh này. Trên facebook cá nhân, dưới tiêu đề “Gửi Thiếu tướng Lê Mã Lương”, ông Lê Hữu Thảo nói rõ “Tôi là người tham gia trực tiếp trong trận Gạc Ma năm đó, và tôi là người cầm súng chỉ huy bảo vệ cờ của Tổ quốc, bản thân toi chưa được nghe và chưa nhân một mệnh lệnh nào là không được nổ súng”. Trả lời phỏng vấn báo Infonet, ông Lê Hữu Thảo tiếp tục khẳng định không có lệnh “không được nổ súng, còn trước trận chiến này, khi họp bàn với các chỉ huy, ông chỉ được dặn dò “chuẩn bị tinh thần, quan sát thật kỹ mọi hành động của kẻ địch, bình tĩnh không được manh động, tùy cơ ứng biến, xử lý chuẩn mực kẻo mắc mưu kẻ thù, đó là không nổ súng trước, với mệnh lệnh này tôi đã truyền đạt lại cho chiến sĩ Đậu Xuân Tư”

Nhận định về tình huống này, báo chí và chuyên gia nước ngoài nhận định:
“ Trả lời câu hỏi liệu quyết định nổ súng trước hay sau có ảnh hưởng gì đến cục diện trận chiến hay không, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng và giáo sư Ngô Vĩnh Long đều cho rằng nếu Trung Quốc quyết tâm chiếm Gạc Ma, thì điều đó không còn nhiều ý nghĩa bởi tương quan lực lượng lúc đó là quá chênh lệch. 


Năm 1988, Liên Xô và các nước Đông Âu theo chủ nghĩa xã hội khủng hoảng nghiêm trọng bỏ lại Việt Nam bơ vơ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc tại Biển Đông. Theo hai vị giáo sư, Việt Nam không có cơ hội giành chiến thắng trong trận Gạc Ma dưới bất kỳ kịch bản nào. 
Và thực tế cho thấy, mọi nỗ lực của Việt Nam đưa tranh chấp lên Hội đồng Bảo An Liên hiệp quốc đều đi vào ngõ cụt. Ngay trong tài liệu của CIA cũng đề cập đến việc này: "Việt Nam đã đưa vấn đề tranh chấp tại Trường Sa lên Liên hiệp quốc, với mong muốn nhờ tổ chức này buộc Trung Quốc phải ngồi vào bàn đàm phán, nhưng không thành công." 

Theo giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, điều duy nhất Việt nam có thể làm đó chính là rút ra bài học:     

"Chiến lược Việt Nam từ xưa tới nay vẫn là mình là người yếu ở cạnh một nước mạnh, thì trước hết là mình không muốn làm cái gì mà gây hấn để nó lấy cớ nó đánh mình. Thứ hai là mình phải phòng vệ, mình phải khỏe, tự mình khỏe đã. Nếu mình không đủ sức khỏe thì mình vay mượn sức khỏe người khác, những liên minh quân sự, thực sự hoặc trá hình. Phải có một sự cân bằng lực lượng như vậy thì mới chống lại được cái sự lấn lướt của một nước lớn ngay trước mặt."

Xét bối cảnh lịch sử, Việt Nam bị bao vây bởi cả Trung, lẫn Mỹ, Liên Xô thì đang tan rã, việc xảy ra thảm sát Gạc Ma khi đó, Mỹ và Trung “đồng thanh tương ứng” với nhau, VN đang ở thế yếu cả về quân sự lẫn chính trị, bất chấp nỗ lực phản đối ở Liên Hiệp Quốc không ai “hưởng ứng” với VN cả. Bất cứ chuyên gia chính trị, quốc phòng nào đều nhìn nhận ra được chủ trương “không gây hấn trước” của VN khi đó là đúng, còn bảo vệ được biển đảo hay không rõ ràng thuộc vào ý chí, quyết tâm của quân đội và chính quyền VN khi đó. Thực tế cho thấy, hành động cảm tử của các chiến sỹ trên đảo, như ủi tàu lên một trong số các đảo mà Trung Quốc lăm le chiếm đóng đã giúp ta giữ được đảo này và ngăn bàn tay thảm sát của quân đội TQ. Đến nay, VN vẫn đang là nước quyết tâm đối đầu với mọi mưu đồ độc chiếm Biển Đông, bảo vệ và mở rộng các đảo chiếm giữ đến con số 43 đảo, điểm đảo. Thực tế đó, nhân chứng còn đó mà đám nhân danh “phục quốc VNCH” hay “đấu tranh dân chủ” vẫn không ngừng đào bới, xuyên tạc lịch sử để kích động dân chúng chống lại Nhà nước, kích động quần chúng xuống đường làm cách mạng đường phố để lật đổ “kẻ thông đồng bán biển đảo” cho Trung Quốc… thì ta đã rõ dã tâm của chúng và đám tay sai trong nước rồi.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét