Ngày 13/3/2018, Ban Tuyên giáo trung ương đã gửi công văn yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ giáo dục yêu cầu rút toàn bộ tác phẩm của các tác giả tham gia Văn đoàn độc lập ra khỏi Chương trình Sách giáo khoa môn học Ngữ văn mới.
Phản ứng với thông tin này, Bọ Lập (Nguyễn Quang Lập) đặt ra 3 câu hỏi như sau: (1). Có công bố chính thức của Đảng và Nhà nước về Văn đoàn độc lập là tổ chức phản động hay không? (2). Đã có văn bản của Nhà nước cấm Văn đoàn độc lập hoạt động không? (3). Một tổ chức không bị cấm hoạt động cũng không bị đảng nhà nước công bố đó là tổ chức phản động thì các thành viên tham gia tổ chức đó có phản động không, có phạm pháp không?
Trong khi tờ BaoCaliToday giật tít: Đã đến nước này, sao không chính thức ‘Văn Đoàn Độc Lập’?
Công văn số 4112 của ngày 13/3/2018 Ban Tuyên giáo trung ương. Ảnh từ FB Nguyễn Quang Lập |
Ngay từ khi Ban vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam mới được thành lập, nhiều nhà giáo, trí thức nổi tiếng và đông đảo người dân đã lên tiếng đòi các cơ quan chức năng vào cuộc, yêu cầu phải loại bỏ các tác phẩm của các thành viên BVĐ ra khỏi sách giáo khoa, vì đây là một tổ chức phản động, có liên hệ chặt chẽ với tổ chức khủng bố Việt Tân. Người dân không chấp nhận cho con em của họ học theo những kẻ chống phá đất nước.
Xét dưới khía cạnh pháp lý, BVĐ Văn đoàn Độc lập là tổ chức bất hợp pháp, được lập ra để tấn công vào chế độ chính trị của đất nước. Vì điều đó, nhà nước không chấp nhận các tác phẩm của họ trong cơ cấu chương trình môn học dùng giáo dục thế hệ tương lai.
Việc lựa chọn các tác phẩm chất lượng của các tác giả xứng đáng hơn để đưa vào sách giáo khoa cũng đang được xem xét. Thực tế này cho thấy, Việt Nam không thiếu người tài đức, có tâm với đất nước, đồng thời cũng cho thấy động thái kiên quyết của nhà nước trong ứng xử với những phần tử tha hóa, biến chất.
***
Về cái gọi là Ban vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam
Hôm 3/3/2014 Nguyên Ngọc đã thay mặt cho 61 cây bút trong và ngoài nước tuyên bố kêu gọi thành lập "Văn đoàn độc lập Việt Nam" trên mạng internet. Cùng với tuyên bố kêu gọi là sự ra mắt của trang web cùng tên. Ngay lập tức, các trang có xu hướng chống chính quyền Việt Nam ra sức tâng bốc như một sự kiện chính trị động trời. Xin chỉ ra vài điểm về cái gọi là "Văn đoàn độc lập Việt Nam":
Thứ nhất: Ngay trong cách đặt vấn đề là "Tuyên Bố Vận Động" cũng đã cho thấy tính thiếu chính danh của "Hội" này. Nó cho thấy sự láu cá luồn lách với mục đích thăm dò dư luận, đặc biệt là phản ứng của chính quyền. Điều này chứng tỏ, các nhà văn chưa hiểu kỹ luật pháp, chưa nắm chắc phản ứng của chính quyền và chưa thật sẵn sàng cho ra đời cái hội như thế này. Một "Hội" đường đường chính chính sẽ không bao giờ làm cái công việc nửa nạc nửa mỡ như vậy.
Đọc kĩ tuyên bố vận động của Nguyên Ngọc, thông qua những gì bản tuyên bố liệt kê và phát biểu của ông Phạm Xuân Nguyên, người ta dễ dàng hiểu ra mục đích chính của nó là để đối lập với Hội nhà văn Việt Nam, và dĩ nhiên nó không muốn chịu sự quản lý của chính quyền. Cái từ "Độc lập" có ý muốn tách ra khỏi sự quản lý của nhà nước và nó chỉ ra mục đích đen tối của những người đứng ra vận động thành lập "Văn đoàn độc lập Việt Nam".
Thứ hai, về thành phần của "Văn đoàn độc lập Việt Nam" gồm nhà văn Nguyên Ngọc, cùng nhiều cây bút khác là thành viên Ban vận động như Bùi Chát, Bùi Minh Quốc, Bùi Ngọc Tấn, Dương Tường, Đặng Tiến, Đỗ Lai Thúy, Đỗ Trung Quân, Giáng Vân, Hoàng Hưng, Nguyễn Duy, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang Lập, Phạm Đình Trọng, Phạm Xuân Nguyên, Lưu Trọng Văn, Võ Thị Hảo, Vũ Thư Hiên.v.v.. Với thành phần này, Văn đoàn không chỉ là tập hợp các nhà văn Việt Nam ở trong nước mà còn có có sự tham gia của các nhà văn ở hải ngoại, trong đó có cả nhà văn Vũ Thư Hiên, được coi là kẻ đào tẩu muộn màng.
Điều đáng chú ý là trong thành phần ô hợp ấy có những cái tên mà dư luận xã hội thường lên án vì chuyên vu cáo, xuyên tạc hoặc đả kích chế độ như: Hà Sĩ Phu Nguyễn Quang Lập, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Huệ Chi…Có lẽ việc để những nhân vật tai tiếng trong "Văn đoàn" này là một trò câu viu, liên kết trong ngoài hoặc quảng bá thương hiệu với giới zân chủ hải ngoại.
Bất luận như thế nào, thành phần kiểu "Mặt trận" như thế này sẽ đặt dấu hỏi nghi ngờ về động cơ và mục đích của "Văn đoàn độc lập Việt Nam" cho những cây bút chân chính.
Thứ ba, về lý do thành lập "Văn đoàn độc lập Việt Nam". Theo như bản tuyên bố kêu gọi, các nhà văn cho rằng: "Sau năm 1975, kết thúc một thời kỳ lịch sử kéo dài hơn trăm năm, đất nước cần một cuộc phục hưng dân tộc căn bản, mà nền tảng là phục hưng văn hóa. Tiếc thay công cuộc cần thiết và nghiêm trang ấy đã không diễn ra như mong đợi. Trái lại văn hóa Việt Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản căn cốt nhất, uy hiếp đến cả sự tồn vong của dân tộc. Những người viết văn tiếng Việt không thể nói rằng mình hoàn toàn không có phần trách nhiệm về thực trạng đó. Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học là thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội. Trong bước ngoặt lớn này của lịch sử, văn học Việt Nam đã không làm đúng được vai trò của mình".
Thật nực cười, khi chính các nhà văn ăn cơm nhà nước, ở nhà của nhà nước và làm việc cho nhà nước lại có thể phủ nhận sạch trơn những gì ông cha ta và ngay chính họ đã làm cho nền văn hóa của dân tộc. Tại sao họ lại nhố nhăng tới mức quay lưng lại với lịch sử, và phủ nhận sạch trơn thành quả lao động nghệ thuật của biết bao thế hệ trước đó?
Còn nữa, các các nhà văn phán bừa vô căn cứ rằng, "văn hóa Việt Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản căn cốt nhất, uy hiếp đến sự tồn vong của dân tộc"?
Không phủ nhận rằng trong vài năm qua, nền văn học nước nhà không có lấy một tác phẩm nào cho ra hồn, nhưng tôi nghĩ ở đâu và lúc nào đi chăng nữa, dù không có các nhà văn như các vị thì bản sắc văn hóa Việt Nam vẫn luôn được trân trọng giữ gìn và chưa bao giờ đánh mất giá trị nhân bản căn cốt nhất. Nguyên nhân dẫn đến văn chương Việt Nam yếu kém trước tiên thuộc chính người cầm bút. "Tè dầm, đừng đổ tại chim", đừng đổ lỗi cho chế độ. Đã là tài năng thì xã hội nào nó cũng được thể hiện, mà "Tắt đèn", "Người cùng khổ" là những ví dụ sống động.
Thứ tư, nhiệm vụ của "Văn đoàn độc lập Việt Nam": Xin trích nguyên văn: "Đoàn kết tương trợ giữa những người viết văn tiếng Việt trong và ngoài nước; Tạo điều kiện nâng cao về nghề nghiệp, thúc đẩy sáng tạo cá nhân, khuyến khích đổi mới trong sáng tác và nghiên cứu phê bình văn học và ngôn ngữ; Bảo vệ mọi quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng, hợp pháp của hội viên, đặc biệt là quyền tự do sáng tác và công bố tác phẩm, cũng như quyền tự do tiếp cận tác phẩm văn học của mọi người".
Xin nói thẳng, những nhiệm vụ ấy đã được xác định trong Điều lệ hội Nhà Văn Việt Nam theo Quyết định số 69, ngày 14/7/2005. Thậm chí, Điều lệ Hội nhà văn Việt Nam còn cụ thể hơn tuyên bố của "Văn đoàn". Mời các anh chị tham khảo bằng cách tra cứu Điều 7. Những nhiệm vụ cơ bản của Hội Nhà văn Việt Nam trên mạng.
Vậy nên, người ta mới đặt câu hỏi, các vị này lập "Văn đoàn độc lập Việt Nam" để làm gì? Câu trả lời không khó: Đó là làm chính trị và đối lập với Hội nhà văn Việt Nam.
Thứ năm, về tính pháp lý của "Văn đoàn độc lập Việt Nam"
Tuyên bố vận động của nhà văn Nguyên Ngọc thực tế như đã nói ở phần đầu chưa phải là tuyên bố thành lập một hội, mà mới chỉ là vận động thành lập hội vì thế nó chưa được ra đời. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cho rằng, nó đã ra đời dạng "nửa dơi nửa chuột" để thăm dò dư luận và phản ứng của nhà nước.
Đã là Hội độc lập thì phải tuân thủ luật pháp về thành lập hội, có nghĩa là phải xin phép. Nhưng ở đây chúng ta thấy gì? Đã qua 4 năm, nhưng cái Hội ấy đã làm gì để xin phép thành lập theo quy định của luật không? Câu trả lời là không gì cả. Và như thế, hiển nhiên nó là một tổ chức bất hợp pháp như cái quái thai ngoài hôn thú vất vưởng ngoài lề xã hội.
Rõ ràng, một tổ chức được thành lập bất hợp pháp nhằm cản bước tiến của dân tộc thì các thành viên của nó không thể có chỗ đứng trong sách giáo khoa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét