18 tháng 9, 2020

Xem xét xử lý cơ sở thẩm mỹ có bác sĩ nghi sử dụng bằng giả

Sở Y tế TP Hải Phòng đã phối hợp cơ quan chức năng kiểm tra hoạt động của cơ sở thẩm mỹ viện quốc tế Green vì chưa đủ điều kiện hoạt động.

Chiều 17-9, Thanh tra Sở Y tế Hải Phòng cho biết cơ quan này đang phối hợp với lực lượng chức năng xác minh, xử lý đối với cơ sở Thẩm mỹ viện quốc tế Green (số 7, lô 28A, đường Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền) vì có dấu hiệu hoạt động khi chưa đủ điều kiện.

Trước đó, ngày 16-9, Thanh tra Sở Y tế đã phối hợp lực lượng chức năng kiểm tra hoạt động tại cơ sở Thẩm mỹ viện quốc tế Green.

Thanh tra Sở Y tế cho biết thời điểm kiểm tra, cơ sở đã có dấu hiệu mở cửa hoạt động, có các nhân viên mặt đồng phục đón tiếp khách.

Tuy nhiên, thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng không phát hiện có khách hàng nào chăm sóc, điều trị tại đây. Thanh tra Sở Y tế Hải Phòng, cho biết cơ sở thẩm mỹ viện này giải trình họ mới đang trong giai đoạn thử nghiệm đón tiếp người nhà, người quen tới chăm sóc chứ chưa đi vào hoạt động chính thức.

Bà Phạm Thị Trà, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hải Phòng, cho biết cơ sở thẩm mỹ viện này do ông NVT làm chủ.

Theo bà Trà, cơ sở thẩm mỹ này sử dụng mặt bằng của phòng khám thuộc Bệnh viện Green, việc liên kết liên doanh thế nào phải chờ chủ cơ sở cung cấp hồ sơ. Tuy nhiên, do ông T. có dấu hiệu sử dụng bằng bác sĩ giả, đã bị Công an quận Ngô Quyền triệu tập làm việc nên chủ cơ sở chưa cung cấp được các hồ sơ liên quan.

Bà Trà cho biết trong trường hợp cơ sở này cung cấp dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ thì mới cần bác sĩ có bằng cấp chuyên môn. Nếu chỉ cung cấp dịch vụ chăm sóc sắc đẹp thì chỉ cần có các giấy chứng nhận nghề, chứ không cần các bằng cấp chuyên môn về y tế. Trong trường hợp chỉ cung cấp dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, không có phẫu thuật thẩm mỹ, cơ sở chỉ cần có thông báo cho Sở Y tế là đủ.

“Cơ sở này cho rằng họ đang giai đoạn thử nghiệm, chưa hoạt động chính thức, họ đang chuẩn bị hồ sơ thông báo cho cơ quan chức năng. Chúng tôi sẽ căn cứ vào hoạt động thực tế của họ để có biện pháp xử lý, nếu chỉ chăm sóc sắc đẹp thì yêu cầu họ gửi thông báo theo quy định. Đối với chủ cơ sở là ông NVT có dấu hiệu sử dụng bằng cấp giả, mức độ vi phạm tới đâu, cơ quan công an sẽ xử lý tới đó” – bà Trà nói.

17 tháng 9, 2020

Kỳ 4: Tuyên truyền, xử lý thông tin trên mạng xã hội của cơ quan Đảng, Nhà nước: Hoàn thiện thể chế, nâng cao bản lĩnh đội ngũ cán bộ

Xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật để điều chỉnh các hành vi trên môi trường mạng sẽ giúp cơ quan chức năng xử lý kịp thời các vấn đề mới nảy sinh, góp phần ngăn chặn hiệu quả những tư tưởng, quan điểm sai trái, lệch lạc

Kịp thời bổ sung những quy định mới

Khẳng định công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trên không gian mạng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong tình hình mới, bà Đào Khánh Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng kiến nghị cần phải có giải pháp đồng bộ để khắc phục những khó khăn, bất cập đang đặt ra hiện nay. Trong đó, trọng tâm là hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Internet, mạng xã hội (MXH).

 Bà Đào Khánh Hà trao đổi với Phóng viên Báo PLVN.

Bà Hà cho biết, thời gian vừa qua cùng với sự phát triển của MXH, chúng ta đã ban hành Luật An ninh mạng và các luật, bộ luật liên quan. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của Internet, nhất là MXH..., luôn có thể xuất hiện những vấn đề mới, khiến cho một số quy định pháp luật trở nên bất cập hoặc không còn phù hợp.

Do đó cần thường xuyên theo dõi, kịp thời điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện hệ thống pháp luật và các cơ chế, chính sách. Việc làm này sẽ giúp các cơ quan chức năng quản lý hiệu quả các hành vi văn hóa trong sinh hoạt xã hội và cộng đồng, đồng thời theo kịp sự phát triển của MXH với các vấn đề mới nảy sinh.

“Sự tiến bộ, hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật cần phải tạo ra khung pháp lý để quản lý đồng bộ đối với trang điện tử, MXH; đồng thời có điều luật xử lý người lợi dụng internet để hoạt động chống chính quyền, lừa đảo kinh tế, tấn công các tổ chức, cá nhân...”- bà Hà đề xuất.

Đồng tình với quan điểm này, nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay trong một số trường hợp, việc áp dụng chế tài xử phạt hành vi vi phạm trên MXH vẫn căn cứ vào nhiều quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau.

Trong khi đó, các chế tài xử phạt đối với các hành vi bị cấm đăng tải trên MXH vẫn còn không ít mâu thuẫn… Do vậy, đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế sẽ giúp công tác quản lý các hoạt động trên không gian mạng đạt hiệu quả cao hơn.

Ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu ý kiến, Hiến pháp và các đạo luật khác như Bộ luật Dân sự, Luật An toàn thông tin, Luật An ninh mạng... đã có đầy đủ cơ sở để các cơ quan chức năng quản lý hoạt động của người dân trên MXH. Tuy nhiên, pháp luật cần phải hoàn thiện thêm về phương thức cũng như quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của một số đối tượng trong một số lĩnh vực cụ thể.

“Đối với các cán bộ lãnh đạo thì họ phải làm thế nào để đảm bảo việc ứng xử, hoạt động trên MXH được tốt hơn? xử phạt như thế nào có hiệu quả?... Vì thế các cơ quan tham mưu cần hoàn thiện thêm một số vấn đề thuộc về hành vi và đối tượng... cho một số lĩnh vực, thế là ổn”- ông Nhưỡng kiến nghị.

Nhận thức đúng trách nhiệm

Cùng với hoàn thiện thể chế, việc nâng cao khả năng đấu tranh của lực lượng nòng cốt chuyên sâu cũng có vai trò vô cùng quan trọng. Bà Đào Khánh Hà nhận định, đây là lực lượng quan trọng đặc biệt, là yếu tố quyết định hiệu quả công tác phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên internet.

Ngoài ra, cần tăng cường, phát huy vai trò, trách nhiệm, tính nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc sử dụng MXH cũng như đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc trên không gian mạng. Mỗi bình luận, đánh giá của cán bộ, đảng viên trên MXH nên và phải mang một nội dung, thông điệp tích cực, có tác động tốt đến người đọc.

Khi tham gia MXH, các cán bộ, đảng viên phải thường xuyên nắm bắt tư tưởng, dư luận tại địa phương, cơ quan, đơn vị nơi mình sinh sống và công tác. Qua đó, kịp thời phát hiện, góp ý, phê bình, không để đồng chí, đồng nghiệp của mình bị lôi kéo, dụ dỗ mà cố ý hoặc vô tình ủng hộ, chia sẻ, loan truyền những thông tin phản động, độc hại trên MXH.

“Thực tiễn chứng minh, ở nơi nào mà cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức và tham gia tuyên truyền qua MXH thì ở đó việc lan truyền thông tin được người dân hưởng ứng tích cực; hiệu quả tuyên truyền qua MXH sẽ cao hơn.”- bà Hà nhận xét.

Thời gian gần đây, dựa vào lợi thế trên không gian mạng, các thế lực thù địch đã chọn MXH như một “mặt trận” để tăng cường chống phá chế độ ta, đặc biệt trong thời điểm chuẩn bị diễn ra đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc.

Vì thế, nâng cao nhận thức và khả năng tự “đề kháng” của nhân dân trước những thông tin xấu độc trên không gian mạng, không chỉ giúp cho người dân đánh giá đúng về vị trí, vai trò của MXH đối với đời sống, mà còn góp phần giảm nguy cơ xảy ra các hành vi phạm pháp từ MXH.

“Trên cơ sở nắm vững và tuân thủ các quy định của Luật An ninh mạng, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức cần biến trang MXH của mình thành một kênh thông tin, tuyên truyền thường xuyên những thông tin chính thống về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, chủ động tham gia phân tích, bình luận, chia sẻ các bài viết về các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong tham gia thực hiện các phong trào thi đua yêu nước.”- Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng nêu kinh nghiệm.

“Hướng tới Đại hội Đảng bộ TP Hải Phòng lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bên cạnh các kênh truyền thống thì các kênh tuyên truyền mới thông qua các ứng dụng trên Internet, MXH đã được các địa phương, đơn vị trên địa bàn quan tâm triển khai, tạo sức lan tỏa rộng rãi trong toàn xã hội, nhất là trong giới trẻ.

Qua đó, mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên là một trong những kênh thông tin, tuyên truyền khi tham gia MXH, góp phần phổ biến, quán triệt và đưa nghị quyết vào cuộc sống.” (Bà Đào Khánh Hà, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng)

Kỳ 3: Tuyên truyền, xử lý thông tin trên mạng xã hội của cơ quan Đảng, Nhà nước: Lựa chọn vấn đề bắt đầu từ nhu cầu xã hội

Một trong những hạn chế lớn nhất hiện nay là hình thức tuyên truyền đang bị xơ cứng, khuôn mẫu. Do vậy, để đem lại hiệu quả cao nhất trong việc định hướng dư luận trên không gian mạng, điều đầu tiên các cơ quan chức năng cần làm là nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của nhân dân, từ đó đề ra phương pháp tác động phù hợp.

Chiến dịch truyền thông “Niềm tin chiến thắng” của Bộ Y tế trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã thu được nhiều kết quả tích cực.

Hình thức tuyên truyền phải đáp ứng nhu cầu

Theo Thượng tá Nguyễn Hồng Phong, Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa - Bộ Công an, có nhiều phương pháp tác động trên mạng xã hội (MXH), nhưng cách tiếp cận không có gì tốt bằng việc sử dụng MXH để phản bác lại những thông tin, luận điệu xuyên tạc trên MXH. 

Thưa ông, hiện nay ngày càng nhiều thông tin bịa đặt, không đúng sự thật gây hoang mang dư luận xuất hiện trên MXH. Để đấu tranh có hiệu quả với những luận điệu xuyên tạc trên không gian mạng, các cơ quan chức năng cần chú ý những vấn đề gì? 

- Việc đầu tiên khi đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nắm bắt dư luận xã hội để từ đó chủ động đưa ra nội dung phản bác cái gì, chủ thể của phản bác là ai? Chẳng hạn, trước những thông tin về “giang hồ mạng”, như vụ Khá “bảnh” hoặc Đường “Nhuệ”,... trong lúc dư luận xã hội quan tâm về vấn đề này thì với chức năng định hướng dư luận, báo chí phải vào cuộc. Vấn đề đằng sau những tin đồn đó là gì thì chúng ta cũng phải nhận diện và xác minh qua cơ quan chức năng. 

Khi xác minh thông tin, chúng ta nên sử dụng người thật, việc thật và những người trong cuộc, tốt nhất là bằng hình ảnh, video clip ngắn. Theo tôi, không gì chứng minh tốt nhất bằng hình ảnh, bởi nó có sức thuyết phục cao. Phải dùng sự thật để đẩy lùi những điều không phải là sự thật thì mới hiệu quả, chứ từ thông tin không phải sự thật, chúng ta lại cố gắng lấp liếm để giải tỏa thì sẽ gây tác dụng ngược. 

Một trong những hạn chế lớn nhất hiện nay là hình thức tuyên truyền đang bị xơ cứng và khuôn mẫu. Không phải cái gì cũng có thể “bê” lên Truyền hình quốc gia, trong khi giới trẻ sử dụng các MXH như Face book, Tik tok, Zalo, Youtube… lại thao tác rất nhanh và sử dụng trí tuệ nhân tạo để tìm kiếm các thông tin cần thiết. Do đó, trong giai đoạn hiện nay, hình thức tiếp cận là quan trọng, sau đó mới tính đến nội dung.

Chúng ta phải có tư duy ngược, nếu trước đây, nội dung tốt thì mới quan trọng nhưng bây giờ hình thức quan trọng hơn. Ví dụ, một bài viết dù rất hay, thậm chí một nghị quyết rất quan trọng, nhưng nếu chỉ phổ biến trong nội bộ cán bộ, đảng viên thì nó chỉ tồn tại trên giấy và không có sức lan tỏa rộng. Đã đến lúc chúng ta phải coi hình thức cũng quan trọng không kém nội dung. Thậm chí, bây giờ hình thức đang lấn lướt nội dung.

Vậy chúng ta nên sử dụng phương pháp tác động ra sao để đem lại hiệu quả, thưa ông?

- Theo tôi, phải nắm bắt thị hiếu, nhu cầu của nhân dân là gì; lựa chọn vấn đề nên bắt đầu từ nhu cầu xã hội. Có nhiều phương pháp tác động, nhưng điều đầu tiên là sử dụng MXH để giải quyết những vấn đề của MXH.

Không thể sử dụng báo giấy để “đập” lại những vấn đề trên MXH một cách hiệu quả. Vì thế, cách tiếp cận không có gì tốt bằng việc sử dụng MXH để phản bác lại những thông tin, luận điệu xuyên tạc trên MXH, bởi vì các thế lực thù địch cũng dùng công cụ này để tuyên truyền, phao tin đồn nhảm về nhân sự, công tác xây dựng Đảng và phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta. 

Theo tôi, để phát huy có hiệu quả việc tuyên truyền, thuyết phục trên MXH, thời gian tới các cơ quan, ban ngành, đoàn thể phải thay đổi về nhận thức. Văn kiện của chúng ta không chỉ là tờ A4 khô cứng nữa mà có thể thay bằng một đoạn phim ngắn nói về thành tựu của Việt Nam trên các lĩnh vực trong 5 năm, 10 năm, 15 năm...

Thực tế trên thế giới đã có một số nước xây dựng những bộ phim ngắn để nói về sức mạnh của đất nước họ thay vì là những văn bản báo cáo với rất nhiều con số. Xem phim xong nhiều người rất ấn tượng và nhớ rất lâu, vì thế độ tương tác sẽ cao hơn nhiều.

Tuyên truyền bằng những việc đời thường 

Ông có thể chia sẻ những kinh nghiệm trong việc tuyên truyền, đấu tranh với các luận điệu sai trái, xuyên tạc trên MXH? Chúng ta đã thu được những kết quả như thế nào?

- Thời gian qua, các lực lượng chức năng đã phối hợp rất chặt chẽ, đặc biệt trong công tác tuyên truyền về phòng chống dịch Covid-19 bùng phát trong đợt đầu năm, nhất là việc thực hiện nghiêm Chỉ thị 15 và 16 của Thủ tướng Chính phủ...

Nhiều địa bàn lúc đầu có sự phản kháng nhất định, nhưng sau đó tất cả đều có sự thay đổi mà sự thay đổi này là dưới áp lực của dư luận xã hội trên không gian mạng. Nhiều nơi đã nhận thức và thấy rằng, trong khi cả xã hội đang chấp hành và thực hiện nghiêm việc giãn cách mà họ tổ chức hoạt động đông người sẽ tự thấy không phù hợp. Chính dư luận xã hội đã gây áp lực ngược trở lại đối với họ.

Trước đây, có nhiều phong trào gặp khó khăn khi đi vào thực tiễn, nhưng nếu nhìn vào việc thực hiện việc giãn cách xã hội hoặc việc thực hiện Chỉ thị số 03 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì chúng ta thấy người dân rất ủng hộ và nghiêm túc thực hiện.

Rất nhiều hội, nhóm trước đây tưởng rằng sẽ chống đối (như các nhà hàng, quán karaoke, vũ trường...), vậy mà họ đã chủ động thay đổi lối sống. Hay chúng ta nhớ lại câu chuyện của nhiều năm trước là dọn dẹp vỉa hè tại Quận 1 TP Hồ Chí Minh cũng có vai trò rất lớn của MXH trong hoạt động tuyên truyền.

Chính bởi lẽ đó, tôi cho rằng hình thức tuyên truyền, phản bác không gì tốt bằng những việc đời thường được người dân quan tâm và thể hiện trên MXH. Có được kết quả này là sự đồng thuận của người dân, từ đó nhiều đối tượng chưa chấp hành đã chủ động chấp hành. Đây là “quyền lực thứ 4” đã được số hóa.

Tuy nhiên, để làm được điều này thì chúng ta phải bền bỉ duy trì, đồng thời kết hợp với các công cụ khác nhằm mang đến thông điệp mạnh mẽ, và để biến thông điệp trở thành những chuyện thường nhật thì phải có các công cụ khác hỗ trợ, như giáo dục, thuyết phục…

Thưa ông, trong việc xây dựng chính sách, pháp luật, vai trò của MXH được đánh giá thế nào?

- Bất kỳ chính sách pháp luật nào cũng cần đánh giá tác động, vì thế trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0 và truyền thông số có bước phát triển mới thì việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân trên MXH rất quan trọng.

Khi chúng ta định làm điều gì thì phải biết được dư luận phản ứng ra sao, từ đó điều chỉnh hướng tác động cho phù hợp. Việc nắm bắt dư luận xã hội tuyệt đối không được thờ ơ và phải giữ nguyên tắc cho dù nhỏ nhất. Kinh nghiệm đã đúc kết rằng, một đốm lửa nhỏ cũng có thể trở thành đám cháy lớn nếu chúng ta bỏ qua.

Trân trọng cảm ơn ông!

Đăng tải thông tin phải chú ý đến tầm ảnh hưởng

Để phát huy tốt nhất hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động và thuyết phục nhân dân thông qua MXH, theo tôi trước hết cần chú ý đến nội dung và hình thức tuyên truyền. 

Về nội dung, cần đảm bảo thông tin được đăng tải trên MXH phải là thông tin chính thống, có nội dung ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ. Nội dung thông tin được phân chia theo nhóm phù hợp với từng nhóm đối tượng cần tuyên truyền.

Khi lựa chọn, đăng tải thông tin cần chú ý đến tầm ảnh hưởng, tác động của nội dung thông tin đến người dân và đời sống xã hội. Bên cạnh đó, cần chú ý không đăng thông tin kiểu giật tít, nội dung khó hiểu, thông tin không tường minh... làm cho người dân dễ hiểu sai vấn đề, hoang mang, lo lắng.

Về hình thức, cần lồng ghép với các mô hình phù hợp nhằm thu hút người dùng MXH theo dõi và chia sẻ, như: các thể loại văn vần, thơ ca, hò vè, tranh ảnh biếm họa; các clip mang tính phổ thông như bài hát, nhạc chế, tiểu phẩm... Phát huy vai trò, ảnh hưởng của các fanpage, web, blog... của các cơ quan, địa phương, đơn vị và cá nhân trong việc truyền tải thông tin.

Cần tích cực chia sẻ các trường hợp bị xử phạt hành chính do tung thông tin giả lên MXH để cảnh tỉnh, định hướng nhân dân trong việc đăng tải và tiếp nhận thông tin. (Bà Đào Khánh Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng)

Chọn lọc vấn đề liên quan đến cuộc sống người dân

Điều lưu ý trong tuyên truyền là phải chọn lọc những vấn đề liên quan đến cuộc sống của người dân mà họ đang cần giải thích. Trước, trong và sau Đại hội Đảng các cấp, hai nội dung quan trọng nhất mà chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền là công tác văn kiện và nhân sự của đại hội.

Với những nội dung mà người dân còn mơ hồ, chưa hiểu biết thì qua công tác tuyên truyền, họ sẽ xác định lại tư tưởng, việc làm của mình cho đúng. Còn những người có hành vi chống đối cũng nhận thức lại để làm sao có hành động phù hợp với luật pháp. (Ông Phạm Văn Hòa, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Đồng Tháp)

16 tháng 9, 2020

Hải Phòng: Rà soát, tháo dỡ các khung thép treo băng rôn

UBND thành phố Hải Phòng vừa chỉ đạo yêu cầu các quận, huyện rà soát, tháo dỡ các kết cấu sắt không đảm bảo an toàn có kết cấu sắc nhọn, ảnh hưởng về tầm nhìn, vị trí lắp đặt không phù hợp…

Các địa phương thực hiện việc tuyên truyền phục vụ các hoạt động của thành phố phải theo quy định, việc chôn cọc sắt để treo băng rôn phải được Sở Giao thông Vận tải chấp thuận, đảm bảo không ảnh hưởng đến tầm nhìn của người tham gia giao thông, an toàn giao thông và mỹ quan đô thị, kết thúc đợt tuyên truyền phải kịp thời thu hồi, tháo dỡ để đảm bảo an toàn giao thông, cảnh quan đô thị.

Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì phối hợp với các Sở: Giao thông Vận tải, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Công an thành phố, UBND các quận, huyện và các cơ quan thống nhất quy cách, kết cấu, khoảng cách, vị trí lắp đặt khung treo để đảm bảo an toàn, mỹ quan và hiệu quả cho công tác tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, đồng thời triển khai hiệu quả chủ trương huy động xã hội hóa. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát hoạt động quảng cáo và thực hiện nghiêm theo quy định của thành phố.

Thời gian qua, hệ thống các cột treo băng rôn dọc và cờ đuôi nheo lắp đặt trên vỉa hè để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền chính trị và cổ động trực quan của các địa phương được huy động 100% nguồn kinh phí từ xã hội hóa giảm áp lực cho ngân sách trong công tác tuyên truyền, góp phần đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, khắc phục việc treo băng rôn, cờ phướn trên cây xanh, cột điện và treo ngang đường giao thông vi phạm Luật Quảng cáo…

Tuy nhiên, tại một số địa phương việc lắp dựng cột chưa đúng quy chuẩn, thiếu sự kiểm soát đã làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của người tham gia giao thông, ảnh hưởng đến kết cấu đường hè. Việc lắp đặt thêm những kết cấu cột sắt trên hè với mật độ dày tại những nơi đông dân cư, nhà mặt đường san sát, lưu lượng người tham gia giao thông lớn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Tại một số nơi nhiều cột bị gẫy hỏng chưa được xử lý kịp thời, khoảng cách, kiểu dáng, chất liệu, tiêu chuẩn kỹ thuật không đồng nhất gây mất an toàn cho người đi đường và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị…

Kỳ 2: Tuyên truyền, xử lý thông tin trên mạng xã hội của cơ quan Đảng, Nhà nước: Không nên dùng quyền hành chính để áp đặt

Các cơ quan chức năng không thể đòi hỏi chỉ có thông tin tích cực trên không gian mạng. Đôi khi những thông tin tiêu cực cũng có giá trị, giúp các nhà quản lý và xây dựng chính sách kiểm tra, rà soát lại. Do đó, trong xem xét, xử lý thông tin cần đánh giá thật sự khách quan, công tâm.

Đó là quan điểm của ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi chia sẻ với PLVN về các phương pháp và kỹ năng nắm bắt, giải quyết các vấn đề trên không gian mạng hiện nay.

Cán bộ không được “thoát ly” khỏi mạng xã hội

Đánh giá về việc nắm bắt, xử lý thông tin qua mạng xã hội (MXH) của các cơ quan chức năng thời gian qua, ông Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, việc làm này hiện mới ở giai đoạn bước đầu. Quy mô của việc sử dụng MXH chưa rộng rãi.

Chúng ta vẫn đang hình dung MXH là cái gì đó xấu, nhìn nhận chưa công bằng; chưa thực sự có biện pháp tổ chức toàn diện, khách quan để xử lý những vấn đề có liên quan đến MXH mà mới chỉ tìm cách đi rào giậu, bắt những “con sâu”, “con bọ” để diệt. Đặc biệt, chúng ta chưa tìm cách nuôi dưỡng những cái đẹp, cái thực sự khoa học trên MXH.

Theo ông Nhưỡng, thiếu sót này liên quan đến vai trò của quản lý truyền thông và các nhà tham mưu, hoạch định đường lối, chính sách pháp luật. Bởi vậy, các cán bộ quản lý nhà nước không được “thoát ly” khỏi MXH.

Thậm chí, các Ủy viên Trung ương cũng nên dùng Facebook để được “chà xát”, tương tác và có thêm thông tin, hoặc mỗi Ủy viên Trung ương có một tài khoản Fanpage riêng để thu thập thông tin trên MXH. Trước đây, Trang Fanpage của Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ này chỉ đạo đã thu thập được rất nhiều thông tin hữu ích, từ đó giúp công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được tốt hơn.

“Tôi cho rằng cần phải để các nhà lãnh đạo tiếp cận với MXH, vấn đề quan trọng là chúng ta quy định như thế nào về hành vi, thái độ cũng như trách nhiệm khi sử dụng MXH mà những người lãnh đạo khi đã ở cương vị đó phải giữ gìn. Ngay như Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng thường xuyên sử dụng Twitter.

Những vấn đề ông ấy nêu ra có thể được ủng hộ hoặc không, nhưng qua đó ông ấy nắm bắt được dư luận để điều chỉnh chính sách và giành được nhiều lợi thế so với các nhà lãnh đạo khác... Điều quan trọng là làm sao để chúng ta tận dụng được những lợi thế từ MXH đem lại, giống như khi nhìn thấy con sóng to có thể dìm con thuyền thì chúng ta sẽ chủ động, tận dụng được con sóng đó để chèo lái con thuyền nhanh hơn”.

Khẳng định việc có rất nhiều cán bộ, công chức hiện nay đang sử dụng MXH để tương tác xã hội, ông Nhưỡng cho biết: Các cán bộ dân cử như chúng tôi cũng phải sử dụng MXH để nắm thông tin và cũng có những vấn đề tôi bình luận, định hướng xã hội, qua đó tìm sự phản ứng từ xã hội đối với vấn đề mà tôi phát biểu.

Tôi mong muốn mọi người cung cấp cho tôi những ý kiến chân thực nhất về quan điểm của họ; có ý kiến đồng tình, có quan điểm ngược lại, nhưng qua đó tôi đánh giá được vấn đề đó nên như thế nào.

Trong việc xử lý các vi phạm pháp luật trên MXH phải hết sức thận trọng. “Nếu biết đó là thế lực thù địch, là đối tượng xấu thì ngoài biện pháp tuyên truyền, chúng ta phải phối hợp với các biện pháp xử lý khác. Chẳng hạn như công bố cụ thể ngày, tháng, năm các đối tượng xấu có hành vi xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước, đồng thời nêu rõ hành vi này vi phạm điều gì? Hiện nay đã được xử lý ra sao?”- ông Nhưỡng nêu vấn đề.

Tránh tư duy “chụp mũ”

Trừ một số ít đối tượng rắp tâm làm điều xấu, còn đại đa số những người tham gia MXH đều mong muốn điều có lợi, không chỉ cho bản thân mà cho đất nước. Họ cũng sẵn sàng nói lên sự không đồng tình với một số hành vi của các cán bộ, công chức thoái hóa biến chất...


Điều đó rất có lợi cho công tác xây dựng Đảng nói chung và việc điều chỉnh hành vi của cán bộ, công chức nói riêng. Trong xem xét, xử lý thông tin cần đánh giá thật sự khách quan, công tâm, không để tồn tại tư duy “chụp mũ”, cho rằng người nào nói xấu cán bộ là nói xấu chế độ, mà cần phân biệt rạch ròi trắng đen, phải trái...

Cũng theo Phó Ban Dân nguyện, chúng ta không thể duy ý chí để đòi hỏi, hay đặt ra mục tiêu chỉ có thông tin tích cực trên không gian mạng. Bởi nhiều khi những thông tin tiêu cực cũng có giá trị, giúp cho các nhà quản lý và xây dựng chính sách phải kiểm tra, rà soát lại; giúp người dân nhìn lại bản thân mình, từ đó tác động trở lại tính tích cực của con người, “Thậm chí, có những thông tin tiêu cực trên MXH làm thức tỉnh con người”- ông Nhưỡng cho hay. 

Do đó, những nhà quản lý phải có phương pháp, cách thức để chiếm lĩnh “mặt tiền” của MXH. Khi chiếm được phần đất tốt trên không gian mạng để sử dụng thì sẽ giảm dư địa của thông tin xấu, độc. Không nên lấy quyền hành chính để áp đặt, xử lý. Điều này là rất cần thiết.

Tuy nhiên, đan xen những mặt tốt, MXH cũng có những hạn chế, thậm chí có những rủi ro. Chúng ta không thể trách người dân mà phải kiểm điểm lại các cơ quan chức năng, rằng thông tin đưa ra đã đủ liều lượng chưa? Có đảm bảo tính định hướng, hiệu quả tuyên truyền không? 

Vậy bằng cách nào để nhà quản lý và cơ quan chức năng nắm bắt thông tin trên MXH? Theo ông Nhưỡng, hiện nay chúng ta đã có Trung tâm đánh giá dư luận xã hội, nhưng chỉ một trung tâm thì chưa đủ mà phải có nhiều trung tâm. Bởi mỗi một lĩnh vực cần có những đánh giá riêng, phải nắm được thông tin cốt lõi về lĩnh vực đó cũng như các thông tin liên quan thông qua MXH.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần có phương pháp quản lý phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin và xử lý các vấn đề liên quan đến MXH bằng nhiều phương pháp, trong đó phải dựa trên cơ sở của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và đặc biệt dựa trên nền tảng của chính sách pháp luật; tránh sự phản ứng ngược từ xã hội.

Khi đã bị phản ứng ngược thì có nghĩa là dư luận không đồng tình, mà khi dư luận đã không đồng tình thì các chủ trương, chính sách đề ra sẽ khó đi vào đời sống nếu không nói là thất bại. Đặc biệt là với những điểm nút quan trọng để tập trung sự lãnh đạo, quản lý, như phòng chống dịch Covid-19 hoặc trước các kỳ đại hội, bầu cử... Qua đó, chúng ta làm cho quá trình cung cấp thông tin trên MXH lành mạnh và mang lại lợi ích chung.

“Ngoài ra, lực lượng báo chí cũng rất quan trọng, họ là những người thâm nhập, có kỹ năng nắm bắt thông tin nhanh nhạy, những nhà bình luận chuyên nghiệp. Vì thế các nhà báo vừa là người cung cấp thông tin cho MXH nhưng cũng là người kiểm chứng, có những định hướng về tư tưởng cho dư luận. Do đó, việc sử dụng lực lượng báo chí rất có ý nghĩa trong việc định hướng, nắm bắt dư luận nhân dân trên không gian mạng”- Phó trưởng Ban Dân nguyện nói. 

Mạng xã hội tạo áp lực đối với cơ quan chức năng

“Qua MXH, người dân không chỉ cung cấp thông tin, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, tham gia giám sát, phản biện mà còn tạo ra những áp lực đối với cơ quan chức năng… MXH là một kênh có tác động đến công tác dân vận khá nhanh nhạy, nếu biết phát huy thì sẽ rất hiệu quả, song cũng ẩn chứa nhiều vấn đề phức tạp.

Điều này tạo nên những phương thức mới đối với công tác dân vận, với hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, đòi hỏi công tác dân vận cần có những tiếp cận mới.

Phải tổ chức các hình thức tiếp cận linh hoạt, phù hợp để nắm bắt kịp thời tình hình nhân dân, trong đó chú ý theo dõi những vấn đề mà người dân và dư luận xã hội quan tâm, những diễn biến trên MXH để có hình thức giải quyết phù hợp. Trong giải quyết, phải quan tâm đến lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Cần phải xem MXH là môi trường hoạt động của công tác dân vận, phát huy những yếu tố tích cực của MXH để làm công tác dân vận”. 

Cần  phương pháp tuyên truyền phù hợp

Để tuyên truyền và nắm bắt dư luận trên không gian mạng đạt hiệu quả thì các cơ quan chức năng phải có phương pháp phù hợp. Có thể xây dựng phần mềm (công cụ) quản lý MXH để thông tin đến người dân một cách nhanh nhất qua nhiều kênh.

Ví dụ, thông qua MXH, cơ quan quản lý nhà nước “kết bạn” với những người có uy tín, am hiểu pháp luật (có đông lượng người theo dõi) hoặc các già làng, trưởng bản, những người có ảnh hưởng lớn tới xã hội để tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân. Nhưng với giới trẻ, cần có thêm nhiều hình thức tuyên truyền khác thông qua các nhóm nội dung khác nhau, có thể qua các thần tượng, người nổi tiếng...

Ngoài ra, chúng ta cần xây dựng các giải pháp kỹ thuật mang tính chủ động, kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trên cơ sở các dự báo khoa học về sự phát triển của MXH để xử lý hiệu quả các vấn đề nảy sinh. 

15 tháng 9, 2020

Kỳ 1: Tuyên truyền, xử lý thông tin trên mạng xã hội của cơ quan Đảng, Nhà nước: Tác động từ mạng xã hội

Mạng xã hội (MXH) là kênh thông tin có tác động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân. Khi đông đảo người dân cùng bày tỏ quan điểm và tương tác thì không gian mạng chính là nơi hình thành dư luận xã hội, từ đó có thể xuất hiện những ý tưởng mới để thúc đẩy xã hội phát triển. 

Theo ông Lê Văn Nghiêm, nguyên Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại- Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), mặc dù đội ngũ báo chí nước ta nhiều, cán bộ tuyên truyền đông, nhưng rất nhiều thông tin cần biết thì người dân vẫn thiếu và MXH dường như đang thỏa mãn “cơn khát” thông tin đó.

MXH còn là không gian để người dân được bày tỏ ý kiến một cách nhanh chóng, tiện lợi mà các cơ quan báo chí với chức năng là diễn đàn của nhân dân chưa đáp ứng hết. 

Thống kê của Bộ TT&TT cho biết, hiện ở Việt Nam có 2 MXH lớn và 8 MXH nhỏ, cùng với hơn 400 MXH dưới dạng các diễn đàn. Việt Nam là một trong 15 quốc gia có số người dùng smartphone cao nhất thế giới với 43,7 triệu người và có hơn 65 triệu người đang sử dụng dịch vụ internet.

Khi người dân được tự do bày tỏ quan điểm trên không gian mạng thì đó là cơ hội để có được những tranh luận cần thiết đối với xã hội, từ đó có thể hình thành và phát triển các ý tưởng mới để thúc đẩy xã hội phát triển. “MXH là nơi xuất phát của những manh mối thông tin ban đầu và là nơi cung cấp manh mối sự thật cho nhiều câu chuyện. Vì vậy, chúng ta phải tiếp nhận MXH như cơ hội lớn về nguồn thông tin”- ông Nghiêm nhận định.

Nhận thức rõ sức mạnh và ảnh hưởng to lớn của không gian mạng đối với xã hội, tại hội nghị tổng kết công tác dân vận và đánh giá kết quả thực hiện “Năm dân vận chính quyền”, diễn ra vào đầu năm nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: Công tác dân vận rất quan trọng trong thời đại bùng nổ thông tin. Chúng ta cần làm tốt công tác dân vận trên không gian mạng - lĩnh vực rất mới trong công tác dân vận hiện nay.

Trước đó, Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” cũng yêu cầu phải mở rộng các kênh thông tin truyền thông, góp phần giải tỏa bức xúc, hoài nghi trong xã hội. Phát huy sức mạnh của dư luận xã hội lành mạnh hỗ trợ cho các biện pháp quản lý của Nhà nước.

Biết sử dụng, tiếp nhận thông tin trên không gian mạng là cơ quan chức năng có một kênh tiện lợi để thấu hiểu lòng dân - đây là yêu cầu quan trọng đối với cán bộ và cơ quan của Đảng, Nhà nước.

“Bình thường, phải mất rất nhiều tiền bạc, thời gian thăm dò, khảo sát mới có được kết quả đánh giá dư luận xã hội. Còn với MXH, chỉ cần mở điện thoại là nghe được tiếng dân rồi. Cơ quan chức năng, cơ quan báo chí phải coi đây là nơi để lắng nghe nhịp đập của cuộc sống, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân”- ông Nghiêm nhấn mạnh.

Thời gian qua, khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương xử lý các cán bộ có sai phạm, thông qua việc thăm dò lòng dân trên các phương tiện truyền thông và không gian mạng, dễ dàng nhận thấy tuyệt đại đa số người dân đều đồng tình, ủng hộ. Lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước được củng cố. Ngược lại, nếu người dân không hài lòng với cách xử lý của cơ quan chức năng thì các cơ quan Đảng, Nhà nước cũng dễ dàng nắm bắt. 

Đơn cử như việc TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ra bản án phúc thẩm xét xử vụ án dâm ô trẻ em đối với bị cáo Nguyễn Khắc Thủy và quyết định cho bị cáo này được hưởng án treo, ngay lập tức MXH “dậy sóng”.

Đến khi Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao họp Giám đốc thẩm, phạt bị cáo 3 năm tù thì dư luận không còn ý kiến bức xúc nữa. Hoặc khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh chỉ định con trai Bí thư Tỉnh ủy tỉnh này giữ chức Bí thư Thành ủy TP Bắc Ninh nhiệm kỳ 2020 – 2025 cũng gây ra cơn “bão” dư luận.

Kênh xử lý khủng hoảng truyền thông

Tuy MXH là nguồn thông tin hấp dẫn, có giá trị lớn, nhưng theo đánh giá của ông Nghiêm, đó mới chỉ là thông tin ở dạng quặng, giá trị này phải được xử lý để biến thành vàng. Trước hết, những người lãnh đạo, người quản lý cần có tư duy đúng, giải pháp trúng trong cách ứng xử và ứng phó với MXH.


Các cơ quan chức năng phải coi MXH là một diễn đàn khổng lồ với 65 triệu cư dân mạng. Đấy vừa là khách hàng phục vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước, vừa là đối tượng để các tổ chức Đảng tương tác, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng để vận động, định hướng. 

Cán bộ Đảng, cán bộ Nhà nước hàng ngày, hàng giờ phải theo dõi được tâm trạng của dân. Nếu chỉ ngồi nghe báo cáo thôi sẽ không kịp thời, thậm chí lạc hậu với tình hình. Tốt nhất là cán bộ nên tự mình sử dụng MXH hiệu quả, coi đó là một yêu cầu của người đứng đầu tổ chức Đảng và cơ quan Nhà nước. 

Vẫn lời ông Nghiêm, MXH là nơi có thể phát hiện, theo dõi diễn biến của khủng hoảng truyền thông và cũng có thể là một kênh quan trọng để xử lý khủng hoảng truyền thông. Ngay trước Đại hội Đảng các cấp, nếu MXH lan truyền thông tin ông này tham nhũng, ông kia dùng bằng giả,… với những thông tin bất lợi ảnh hưởng đến người lãnh đạo thì phải coi đây là việc cấp bách, khẩn trương tổ chức xác minh và kết luận.

Khi đã có kết luận thì cần công bố ngay trong Đảng, trên các phương tiện truyền thông và cả trên MXH. Cá nhân bị tố cáo sai cũng có thể chủ động đưa bằng chứng để chứng minh, bác bỏ thông tin sai sự thật lên trang mạng đã lan truyền thông tin bịa đặt đó, chứ không chỉ ngồi đợi cơ quan kiểm tra, thanh tra, điều tra vào cuộc…

“Do vậy, kỹ năng phòng ngừa và xử lý khủng hoảng truyền thông là một yêu cầu quan trọng hiện nay đối với thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan Đảng và Nhà nước, để có thể biến đám cháy to thành đám cháy nhỏ.” - ông Nghiêm nói. (Còn tiếp)

MXH đã trở thành nơi gắn kết không khoảng cách giữa tổ chức công đoàn với người lao động (NLĐ), trực tiếp nắm bắt tâm tư nguyện vọng của đoàn viên, NLĐ tại cơ cở. Đối với công nhân, do đặc thù phải làm theo ca kíp nên rất khó có thể gặp gỡ cán bộ công đoàn để trực tiếp phản ánh thông tin, nhưng nhờ có Facebook của công đoàn, công nhân chỉ cần để lại tin nhắn bất cứ lúc nào thì quản trị viên của Fanpage đều có thể tiếp nhận được thông tin.

Đây chính là ưu thế lớn của MXH để tổ chức công đoàn có thể tiếp cận thông tin và định hướng trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, NLĐ. (Ông Lê Cao Thắng, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công đoàn, nguyên Phó trưởng Ban phụ trách Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam).

14 tháng 9, 2020

Đoàn cán bộ y tế Hải Phòng kết thúc hoạt động chống dịch ở Đà Nẵng

Tối 12/9, Đoàn công tác gồm 33 bác sỹ, điều dưỡng của thành phố Hải Phòng vào tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 5/8 vừa qua, đã về tới địa phương.

Tối 12/9, Đoàn công tác gồm 33 bác sỹ, điều dưỡng của thành phố Hải Phòng vào tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 5/8 vừa qua, đã về tới địa phương.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng Trần Anh Cường cho biết chiều 12/9, Sở Y tế đón Đoàn công tác từ Sân bay Nội Bài (Hà Nội) về tập trung tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, cơ sở 2.

Các thành viên trong đoàn sẽ trở về nhà và tự cách ly tại chỗ trong 14 ngày. Trước đó, toàn đoàn đã cách ly tập trung và xét nghiệm đủ thời gian cùng số lần theo quy định tại Đà Nẵng.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng cho biết thêm Hải Phòng là thành phố đầu tiên cử cán bộ y tế tăng cường cho Đà Nẵng và là đơn vị cuối cùng rút khỏi thành phố bạn.

Các cán bộ y tế trong đoàn đã khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ của Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng giao trước khi vào Đà Nẵng, đó là đảm bảo tuyệt đối an toàn cho bản thân, tập trung hết sức hỗ trợ đồng nghiệp chống dịch.

Thay mặt Đoàn công tác, Phó Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới lãnh đạo hai thành phố tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ tại thành phố Đà Nẵng; đồng thời cảm ơn các ban, ngành, đoàn thể quan tâm, động viên về vật chất, tinh thần giúp đoàn toàn tâm toàn ý phòng chống dịch.

Các thành viên Đoàn cán bộ y tế Hải Phòng đều bày tỏ sự xúc động khi đã hoàn thành chuyến công tác đặc biệt.

Bác sỹ Trần Văn Toàn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp gửi lời cảm ơn gia đình, đồng nghiệp luôn động viên để anh cũng như các thành viên trong đoàn sớm thích nghi với điều kiện làm việc mới, hợp tác cùng đồng nghiệp chống dịch và đến thời điểm này, tình hình dịch đã được kiểm soát, các thành viên an toàn trở về gia đình./.

'Giang hồ mạng' đang đầu độc giới trẻ

Khi giang hồ từ ngoài đời thật xâm lấn không gian mạng cũng sẽ mang lại những nguy hiểm không khác gì giang hồ ngoài đời.

Thời gian gần đây xuất hiện ngày càng nhiều giang hồ mạng – chủ nhân của những kênh YouTube “triệu views” như Khá "bảnh", Dương Minh Tuyền, Phú Lê, Dũng Trọc,… Điều đáng nói là các video clip rất phản cảm và mang tính bạo lực, thiếu văn hóa, song vẫn thu hút được cộng đồng mạng, đặc biệt là giới trẻ. Có không ít bạn trẻ tung hô, cổ xúy, thậm chí là thần tượng những giang hồ mạng này.

Bình luận về hiện tượng này trên mạng xã hội thời gian qua, nhà báo Ngô Bá Lục, Phó Tổng biên tập phụ trách của Tạp chí Sân khấu cho rằng, chỉ thời đại bây giờ mới có khái niệm “giang hồ online”.

“Có thể nói YouTube như một cái chợ nhưng ban quản lý chợ lại không phải ở Việt Nam mà ở nước ngoài. Điều này dẫn đến có nhiều thứ không tốt được xuất hiện trên YouTube. Trên đó có quá nhiều thông tin vừa tốt, vừa xấu và hiện tượng giang hồ online thì chỉ thời đại bây giờ mới có. Khi giang hồ từ ngoài đời thật xâm lấn không gian mạng cũng sẽ mang lại những nguy hiểm không khác gì giang hồ ngoài đời. Mặc dù chúng ta đã có một số biện pháp nhưng hiện tượng này vẫn chưa được triệt tiêu hết và đây là điều thực sự đáng lo ngại”, nhà báo Ngô Bá Lục cho biết.

Từ trái qua: Khá Bảnh, Dương Minh Tuyền, Dũng Trọc, Huấn Hoa Hồng. (Ảnh: Tuổi Trẻ).

Những video của các giang hồ mạng đều mang nội dung xấu, nhảm nhí, thậm chí là vi phạm đạo đức xã hội. Tuy nhiên, chúng vẫn dễ dàng được nhiều người chấp nhận, thậm chí tung hô, nhất là các bạn trẻ.

Lý giải về điều này, nhà báo Ngô Bá Lục cho rằng, nguyên nhân xuất phát từ việc bản thân người xem ở lứa tuổi teen là chính và chưa có nhận thức đúng đắn. Bản thân con người có những điều rất muốn nói, thích được nói nhưng không dám nói hoặc không được phép nói. Vì vậy, khi có người trên mạng xã hội nói ra những điều mà người ta không sợ gì, kể cả văng tục, nói bậy hay làm những thứ lố lăng lại được bộ phận những người đang có nhu cầu được nói những điều như vậy ủng hộ. Đối tượng nghe giang hồ mạng nhiều nhất là lứa tuổi dưới 20 tuổi – lứa tuổi chưa có sự kiểm soát và nhận thức đúng đắn”.

Những clip, video của các "giang hồ mạng" hiện nay đang là một câu chuyện khiến xã hội rất quan tâm. Chia sẻ về lý do khiến giới trẻ hứng thú với những video có hình ảnh phản ánh đời sống của dân anh chị, hay còn được gọi là "dân xã hội" mà vốn từ trước đến nay chỉ có trong phim ảnh, nhà báo Ngô Bá Lục cho rằng, nhiều "giang hồ mạng" rất giỏi khi có thể đánh bóng bản thân và che giấu đi bản chất của mình. Vì vậy, nhiều người cũng có sự ngưỡng mộ đối với "giang hồ mạng" vì chưa nhìn được hình ảnh họ ăn cướp, đánh nhau ở đâu, nhưng lại thấy được những hình ảnh họ làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo, giúp đỡ những người yếu thế.

"Sự đánh bóng bản thân của họ đã là yếu tố lừa đảo rất nhiều người, thu hút được nhiều người hâm mộ. Điều này dẫn đến tình trạng có nhiều bạn trẻ cũng biết đây là cái xấu, là kẻ giang hồ, không phải những người tốt nhưng người ta vẫn thích”, nhà báo Ngô Bá Lục cho biết.

Có thể thấy, một bộ phận giới trẻ hiện nay đang coi trọng giá trị cá nhân hơn. Các em coi việc tìm kiếm những yếu tố kích thích, thú vị, mới lạ trong cuộc sống như một cách thư giãn. Chính vì vậy, những hành vi phá vỡ nguyên tắc, thể hiện cá tính, thậm chí là nguy hiểm, vi phạm pháp luật cũng được các em nhìn nhận là mang tính giải trí. Tuy nhiên, từ sự hiếu kỳ dẫn đến việc bắt chước, học theo những hành vi lệch chuẩn này lại là ranh giới rất mong manh.

Nhà báo Ngô Bá Lục trong một cuộc trả lời phỏng vấn của VOV.

Nhà báo Ngô Bá Lục cho rằng, các em có quyền được khám phá vì bản thân các em khi ở tuổi mới lớn có quá nhiều sự tò mò về đời sống. Chính vì vậy, vấn đề cần giải quyết là cha mẹ phải quản lý và định hướng các con sao cho đúng đắn.

“Khi các em có quá nhiều áp lực trong đời sống như phải ngoan, phải đúng giờ, học bài ở trường, học thêm,…mà không được giải trí thì càng có nhu cầu thích khám phá về đời sống. Những video của "giang hồ mạng" lại chính là nguồn khiến các em tìm được sự đồng cảm với chính bản thân mình. Đây là điều rất nguy hiểm mà nhiều bố mẹ đang không quan tâm đến chuyện này. Nhu cầu tò mò, tìm hiểu và thần tượng của các em là nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên, điều mà chúng ta cần làm là phải quản lý và định hướng các em như thế nào” - nhà báo Ngô Bá Lục phân tích.

Những hình mẫu "giang hồ mạng" hiện nay cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng trong giới trẻ. Theo nhà báo Ngô Bá Lục, tâm lý muốn được giải tỏa, muốn được động chân động tay của các em dẫn đến việc khi có mâu thuẫn trong đời sống, giữa bạn bè thì các em sẵn sàng đánh nhau và coi đó là chuyện bình thường.

"Các em chỉ xem được hình ảnh của các "giang hồ mạng" và có thể coi họ là anh hùng hảo hán của thời đại mới chứ không hề biết chúng ta đang lên án họ như thế nào. Vì vậy, khi các em đã có những bức xúc trong bản thân mình mà lại được kích thích, tiếp lửa bởi những kẻ "giang hồ mạng" thì các em có thể trở thành kẻ bạo lực ở ngoài đời”.

Trả lời câu hỏi việc giới trẻ thích những clip của "giang hồ mạng" nguy hiểm như thế nào đối với sự phát triển nhân cách của giới trẻ, nhà báo Ngô Bá Lục cho rằng, những hành động bạo lực là điều khác thường đối với mình nhưng đối với các em lại là sự mạnh mẽ, phóng khoáng và cho đó là hành động đúng. Việc các em tiếp xúc với quá nhiều thứ độc hại trên mạng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành nhân cách của các em. Điều đó tạo cho các em một thói quen và ngấm dần thành bản chất mà nếu gia đình không can thiệp sớm thì các em rất khó kiểm soát được bản thân.

Những hành vi lệch chuẩn của giới trẻ hay tình trạng bạo lực trong giới trẻ xuất hiện ngày một nhiều. Đây chính là hệ lụy không thể tránh khỏi của tình trạng "giang hồ mạng". Việc trẻ tiếp cận mạng xã hội hiện nay là rất nhiều nhưng việc lọc thông tin trên mạng xã hội lại chưa được định hướng.

Để khắc phục tình trạng này, nhà báo Ngô Bá Lục cho rằng, nhà trường cần phải có những chiến dịch, hoạt động cộng đồng để cho các con nhận thức đúng về các vấn đề trên mạng; xã hội phải có sự thay đổi về mặt luật pháp để quản lý nội dung trên mạng sao cho phù hợp. Cuối cùng, gia đình là yếu tố quan trọng nhất, cha mẹ cần làm bạn với các con để hiểu tâm tư nguyện vọng của con và định hướng nội dung trên mạng mà các con theo dõi một cách đúng đắn nhất.

13 tháng 9, 2020

Hải Phòng: 2 học sinh đoạt giải trong cuộc thi Nhịp cầu Hán ngữ

Trong cuộc thi Nhịp cầu Hán ngữ lần thứ 13 toàn quốc diễn ra sáng nay (13/9), Hải Phòng có 2 học sinh đoạt giải.

Năm nay do dịch bệnh Covid-19 nên cuộc thi Nhịp cầu Hán ngữ được tổ chức trực tuyến. Xuất sắc vượt qua các thi sinh khác, hai học sinh Trường THPT chuyên Trần Phú bước vào vòng thi chung kết với tâm lý tự tin.

Trải qua 3 phần thi: Tài năng, Hùng biện và Hùng biện tại chỗ, em Hà Thị Hương Giang-HS lớp 12 Trung (Trường THPT chuyên Trần Phú) đoạt giải Nhì và vinh dự nhận giải Tài năng xuất sắc nhất; Em Hoàng Ánh Ngọc- HS lớp 12 Trung (Trường THPT chuyên Trần Phú) đoạt giải Ba.

Cuộc thi Nhịp cầu Hán ngữ do Đại học Hà Nội và Viện Khổng tử đăng cai tổ chức. Vòng thi chung kết năm nay có 6 trường THPT, mỗi trường có 2 học sinh tham dự.

Cô giáo Đoàn Thị Thu Huyền- GV chủ nghiệm lớp 12 Trung (Trường THPT chuyên Trần Phú) chia sẻ: Năm nay là năm thứ 13 diễn ra cuộc thi Nhịp cầu Hán ngữ nhưng là năm đầu tiên thi dưới hình thức trực tuyến.  Cuộc thi là sân chơi bổ ích cho học sinh học tiếng Trung Quốc. Các em có cơ hội được giao lưu, học hỏi, tìm hiểu về văn hóa Trung Quốc. Điều quan trọng, học sinh không những học giỏi tiếng Trung, am hiểu văn hóa mà còn phải có tài năng.


 

Tạo đời sống mới cho tác phẩm kinh điển

Thời gian gần đây, bên cạnh việc đầu tư công phu cho phiên bản giới hạn, nhiều đơn vị xuất bản trong nước cũng đã chú ý đến việc đầu tư về hình minh họa, qua đó góp phần làm “sống lại” những tác phẩm văn học kinh điển của nước nhà.

Bằng những hình ảnh minh họa bắt mắt, các tác phẩm kinh điển trở lại với độc giả ngày nay qua một diện mạo mới

Bằng những hình ảnh minh họa bắt mắt, các tác phẩm kinh điển trở lại với độc giả ngày nay qua một diện mạo mới

Khi văn chương và hội họa kết giao 

Dù không còn xa lạ nhưng khi thông tin tác phẩm Số đỏ (NXB Văn học) của nhà văn Vũ Trọng Phụng được Công ty Sách Đông A tái bản đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của độc giả. Bởi lẽ, ấn bản vừa ra mắt được đơn vị này làm lại từ bản in Lê Cường Editeur MCMXXXVIII (1938), chính là ấn bản đầy đủ đầu tiên và duy nhất có sự tham gia trực tiếp của nhà văn Vũ Trọng Phụng lúc bấy giờ. Đặc biệt, sách được minh họa bởi họa sĩ Nguyễn Thành Phong, một họa sĩ có nhiều dự án truyện tranh và minh họa gây ấn tượng từ trước như Thương nhớ thời bao cấp, Sát thủ đầu mưng mủ, Long thần tướng… 

Cùng thời điểm, Đông A giới thiệu đến độc giả Tuyển tập Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (NXB Văn học). Dù còn quá sớm để xếp truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp vào hàng kinh điển, tuy nhiên, không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ngay từ khi xuất hiện vào hơn 30 năm trước. Lần này, Tuyển tập Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp được tái bản từ bản in năm 2007, đồng thời có sự tham gia minh họa của các họa sĩ đương đại Việt Nam như Thành Chương, Lê Thiết Cương, Phan Cẩm Thượng, Đào Hải Phong…

Trước đó, Đông A còn ra mắt ấn bản Truyện Kiều (NXB Văn học) của Nguyễn Du do Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú giải. Tác phẩm có sự tham gia của 15 họa sĩ được xem là tiêu biểu cho nền mỹ thuật đương đại Việt Nam minh họa riêng cho ấn phẩm. Một tác phẩm kinh điển khác cũng được Đông A đầu tư minh họa công phu là Lục Vân Tiên (NXB Văn học) do một mình họa sĩ Nguyễn Công Hoan vẽ minh họa. Để hoàn thành dự án này, họa sĩ Nguyễn Công Hoan đã dành gần nửa năm để hoàn thành gần 20 bức minh họa cho tác phẩm. 

Ngoài Đông A, NXB Kim Đồng cũng là đơn vị được xem có nhiều nỗ lực trong việc làm mới những tác phẩm văn học kinh điển. Sau tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài, đáng chú ý là tác phẩm Lĩnh Nam chích quái, một tập sách ghi chép những truyền thuyết và truyện cổ tích của nước ta. Tác phẩm viết bằng chữ Hán và theo các nhà nghiên cứu, có thể được xuất hiện từ đời Trần. Không chỉ xuất hiện trở lại, Lĩnh Nam chích quái còn có hơn 200 bức minh họa của họa sĩ Tạ Huy Long, đã tạo nên một diện mạo thực sự bề thế và cuốn hút cho tác phẩm. 

"Chính hội họa đã tạo ra cho chúng ta mặc định, để chúng ta tưởng tượng được về người xưa, tạm chấp nhận một giả thuyết như vậy. Đó chính là lý do vì sao những bộ phim lịch sử Việt Nam luôn có tình trạng tranh cãi vì chúng ta thiếu những tư liệu đó. Như vậy, hội họa hay điêu khắc sẽ giúp chúng ta có một kiến thức về văn hóa, lịch sử, bối cảnh với giai đoạn đã xa với chúng ta." - Nhà phê bình MAI ANH TUẤN

Đóng góp bên ngoài văn chương 

Trong một chương trình giao lưu về chủ đề vẽ minh họa văn chương do Trạm Radio và Đông A tổ chức gần đây, họa sĩ Kim Duẩn, người đã có nhiều kinh nghiệm trong việc vẽ bìa và minh họa cho các tác phẩm văn chương, cho rằng, minh họa các tác phẩm văn chương là một việc rất nên làm. Điều quan trọng của một cuốn sách là ngay từ đầu phải tạo được sự hấp dẫn người đọc khiến họ quyết định mua, sau đó sẽ thưởng thức qua độ hấp dẫn của minh họa và cảm thụ tác phẩm đó một cách dễ chịu hơn. “Nếu một cuốn sách mà giảm nhẹ yếu tố mỹ thuật, có thể tác phẩm vẫn rất hay, nhưng nó làm giới hạn lượng độc giả hơn và mọi người sẽ cảm thấy ngại ngần khi đọc những cuốn sách như vậy”, họa sĩ Kim Duẩn bày tỏ.

Còn nhà phê bình Mai Anh Tuấn cho rằng, minh họa cho văn chương chính là việc làm sáng nghĩa hơn tác phẩm văn chương qua kênh hội họa. Anh đánh giá cao trường hợp của tác phẩm Số đỏ, khi họa sĩ Nguyễn Thành Phong đã đọc và có sự thấu hiểu với tinh thần của tác phẩm. Theo anh, hình vẽ trong tác phẩm mang đến góc nhìn hiện đại, những nhân vật, những trang phục hoặc cách thể hiện không chỉ nằm trong giai đoạn Âu hóa những năm 1930 thế kỷ trước, mà có thể gặp hình ảnh đó trong xã hội hôm nay. Và đó là cách đem một tác phẩm văn học cách đây hơn 80 năm trở lại với đời sống ngày hôm nay dễ dàng hơn. 

Nhà phê bình Mai Anh Tuấn nhận định: “Những tác phẩm có khoảng cách về mặt lịch sử và văn hóa như vậy, nếu có góc nhìn hội họa hay có cách vẽ nào đó làm đa dạng hóa hình thức, đưa những tác phẩm văn học đó đến với độc giả hôm nay, quả thật là cách làm hay. Và tôi rất hy vọng thế hệ họa sĩ mới như Kim Duẩn, Nguyễn Thành Phong tiếp tục để tâm hơn làm mới những tác phẩm văn học kinh điển qua góc nhìn hội họa”.

HỒ SƠN

'Giang hồ mạng' lần lượt sa lưới

Vào khoảng 1h ngày 11/9/2020, Công an thành phố Hòa Bình tiến hành kiểm tra hành chính quán karaoke Minh Minh do Vũ Thị Kim Minh (47 tuổi) làm chủ tại xóm 7, xã Sủ Ngòi, thành phố Hòa Bình.

“Bố con” Dũng “trọc”- Khá “bảnh”.

Lực lượng công an phát hiện 20 thanh niên nam nữ có dấu hiệu tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy tại 2 phòng hát số 301 và 402. Tuy nhiên, câu chuyện không đơn giản như vậy, mà sau đó lại là câu chuyện khác, chí ít thì cũng liên quan tới chuyện “giang hồ mạng”.

1. Trước tiên hãy nói về vụ tại quán karaoke ở Hòa Bình. Qua điều tra, Công an thành phố Hòa Bình xác định đối tượng Lê Đức Hùng (38 tuổi, trú tại phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình) là người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy cho nhóm thanh niên nói trên. Tại cơ quan Công an, Lê Đức Hùng khai nhận toàn bộ hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy của mình.

Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ thu thập được, Công an thành phố Hòa Bình đã ra Quyết định tạm giữ hình sự đối với Lê Đức Hùng và 4 đối tượng khác để phục vụ công tác điều tra, gồm: Nguyễn Văn Dũng (tức Dũng “trọc” (52 tuổi) trú tại Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội; Hà Long Nhật (18 tuổi) trú tại thị trấn Mai Châu, tỉnh Hòa Bình - là nhân viên quán karaoke; Bùi Đức Hùng (28 tuổi) trú tại phường Thống Nhất, thành phố Hòa Bình; Nguyễn Văn Thanh (28 tuổi) trú tại thị trấn Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

Trong số các “nhân vật đầu vụ” thì Dũng “trọc” được biết đến là trùm gian hồ mạng có “số má” tại quận Hà Đông, Hà Nội. Dũng “trọc”- còn gọi là Dũng “trọc Hà Đông” đã cùng với Đường “nhuệ”, Phú “lê” xuất hiện nhiều trong các clip, phim ngắn tung lên mạng xã hội xoáy quanh chủ đề của giới giang hồ.

Dũng “trọc” kết giao khá thân thiết với Dương Minh Tuyền, Khá “bảnh”, Huấn “hoa hồng”, Quang “rambo” - toàn là những nhân vật cộm cán trong giới giang hồ sau này. Năm 2013, Dũng “trọc” và đàn em đã nổ súng tại một vũ trường tại Hà Nội, khiến Dũng bị tuyên án 2 năm tù về tội gây rối trật tự công cộng.

Cụ thể, lần đó Dũng “trọc” đến vũ trường Next Top trên đường Hoàng Minh Giám (quận Cầu Giấy, Hà Nội) uống rượu cùng đàn em, trong đó có Vũ Tấn Cường, quê Hải Phòng. Tại đây, xảy ra xô xát giữa hai nhóm khách. Dũng “trọc” kéo đàn em đi ra khu vực vắng người để tránh liên quan. Tuy nhiên, nhóm của Dũng lại xảy ra ẩu đả với bảo vệ vũ trường. Để bảo vệ đàn anh, Cường rút súng hướng về nhóm bảo vệ rồi siết cò. Viên đạn trúng bụng anh Trần Văn Nghiêm (đội phó bảo vệ) khiến nạn nhân tổn hại 47% sức khỏe.

Tháng 3/2013, tại phiên tòa sơ thẩm, TAND thành phố Hà Nội tuyên phạt Dũng “trọc” 2 năm tù về tội “gây rối trật tự công cộng”. Đàn em của Dũng cùng lĩnh án từ 24 tháng đến 16 năm tù.

Sau khi thụ án tù trở về, qua liên hệ với đồng bọn, Dũng “trọc” trở lại và thành “hiện tượng” mạng xã hội. Và lần này, Dũng “trọc” lại sa lưới.

2. Trước Dũng “trọc”, một số “giang hồ mạng” cũng đã bị còng tay, vào tù. Trên mạng, những đối tượng này rất đình đám, có khi còn là “thần tượng” của một bộ phận giới trẻ “ăn không no lo chưa tới”.

Không gian mạng rộng rãi, những đối tượng này dễ dàng liên kết với nhau, tung hứng, dùng nhiều thủ thuật để “mở rộng mạng lưới, mở rộng phạm vi ảnh hưởng” qua số lượng người theo dõi.

Trong các livestream, Khá “bảnh” với Dũng “trọc” thường gọi nhau là bố con (bố nuôi - con nuôi). Dũng “trọc” cũng từng thủ vai chính trong các bộ phim do vợ chồng Phú “lê” tổ chức sản xuất. Đặc biệt, trong bộ phim có tên “Chạm mặt giang hồ”, Dũng “trọc” cũng thủ vai chính cùng với Nguyễn Xuân Đường - tức Đường “nhuệ” và Phú “lê”.

Bạn của Dũng “trọc” là Lê Văn Phú (Phú “lê”), đầu tuần tháng 8 vừa qua cũng đã bị Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an bắt giữ vì liên quan đến vụ gây thương tích cho mẹ đẻ của “hotgirl xăm trổ” Đào Chile.

Phú “lê” hiện bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích và đang bị tạm giam cùng với một đàn em.

Phú “lê” được biết đến là “giang hồ mạng” như Khá “bảnh”, Phúc “XO”, Huấn “hoa hồng”, thường tham gia một số sự kiện về âm nhạc, đóng MV ca nhạc hoặc những phim ngắn về chủ đề giang hồ. Không kém Khá “bảnh” là mấy, facebook mang tên Phú “lê” có tới hơn 400.000 người theo dõi.

Đưòng “nhuệ”

Nói đến “giang hồ mạng” đất Bắc, còn có Nguyễn Xuân Đường (Đường “nhuệ”) mới đây bị đưa ra xét xử vì liên quan đến 2 vụ án cố ý gây thương tích, với mức hình phạt tổng cộng hiện tại là 6 năm tù giam.

Cũng cần nhắc lại, Đường “nhuệ” và vợ là Nguyễn Thị Dương thường xuyên đăng tải, livestream cảnh “khoe của” với hàng chục cọc tiền mệnh giá lớn, cuộc sống sang chảnh, sung túc.

Riêng với Khá “bảnh”, dù ít tuổi nhưng đã kịp có 3 tiền án, tiền sự về tội cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng. Khá “bảnh” bắt đầu làm video có nội dung tục tĩu, giang hồ để đăng trên YouTube từ năm 2017. Hồi gần giữa tháng 11/2019, Khá “bảnh” bị TAND thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) xét xử về 2 tội tổ chức đánh bạc và đánh bạc.

Hôm đó, Dũng “trọc” cũng xuất hiện tại cổng toà. Khi thấy Khá “bảnh” bị dẫn giải vào phòng xử, thì “bố nuôi” gào to: “Cố lên!”.

Tại phiên toà sơ thẩm hôm 13/11/2019, Khá “bảnh” bị TAND thị xã Từ Sơn tuyên phạt mức án 4 năm tù giam về tội “đánh bạc” và 6 năm 6 tháng tù giam về tội “tổ chức đánh bạc”. Tổng hình phạt cho 2 tội danh là 10 năm 6 tháng tù.

3. Điểm qua để thấy, những “giang hồ mạng” cộm cán trước sau gì cũng sa lưới, không với tội này thì cũng tội khác. Không gian mạng giờ đã không còn là “mảnh dất màu mỡ”, là chốn “vẫy vùng” cho một loại tội phạm mới huênh hoang khoác lác.

Tuy nhiên, không vì thế mà không gian mạng đã “sạch”, vì vẫn còn đó những biến tướng gây lo lắng cho xã hội khi chúng vẫn đầu độc người dùng mạng, nhất là lớp trẻ. Không chỉ khoe các bộ phận cơ thể, phô trương cuộc sống trác táng, trụy lạc mà có khi chỉ là những việc tưởng như… tầm thường như thả nguyên con gà còn nguyên bộ lông vào nồi nấu cháo. Tất cả những điều “chưa thành tội” đó đã làm bẩn không gian mạng, và cũng chính là khởi điểm cho những tội lỗi khi đã trượt dài, lún sâu.

Thiếu nữ 15 tuổi ở Hải Phòng "mất tích" bí ẩn

Qua trình báo của gia đình, cháu Phạm Thị Phương Anh đi bộ một mình rời khỏi nhà. Gia đình sau đó đi tìm kiếm khắp nơi nhưng có kết quả.

Hình ảnh thiếu nữ Phạm Thị Phương Anh được gia đình đăng tải trên mạng nhờ cộng mạng hỗ trợ tìm kiếm.

Chiều 17/9, trao đổi trên Tri thức trực tuyến, anh Phạm Văn Vương (38 tuổi, trú xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng), cho biết con gái anh là Phạm Thị Phương Anh, 15 tuổi, đã mất tích 2 ngày nay.

Theo anh Vương, trưa 15/9, Phương Anh ở nhà cùng em gái 13 tuổi, bố mẹ và bà nội đi vắng. Phương Anh nói với em gái: "Chị đi đây một tý" rồi đi bộ ra khỏi nhà.

Tuy nhiên, đến 15h cùng ngày, em gái vẫn không thấy chị về nên điện báo cho bố mẹ.

Gia đình sau đó đi tìm kiếm khắp nơi nhưng có kết quả.

"Theo gia đình, cháu nghỉ học từ năm lớp 6 nên không có bạn bè hàng xóm. Cháu chỉ chơi game trên điện thoại, không dùng số điện thoại. Hôm 17/9, gia đình mới phát hiện cháu có 1 số điện thoại nhưng gọi cháu không nghe máy dù vẫn có chuông.

Sau khi nắm được tình hình, chúng tôi có trình báo sự việc lên cấp trên thông báo sự việc tới các nơi, nếu ai phát hiện cháu thì báo cơ quan chức năng để đưa cháu về gia đình", VTC News dẫn lời đại diện Công an xã Đại Hợp nói.

“Chúng tôi rất lo lắng nên đã trình báo cơ quan chức năng nhờ vào cuộc tìm kiếm. Đến bây giờ, mọi người vẫn đang chờ đợi, chỉ mong cháu bình an trở về”, Tri thức trực tuyến dẫn lời anh Vương nói.

Cũng theo người bố, thời điểm rời khỏi nhà, Phương Anh để tóc ngắn ngang vai, mặc bộ quần áo dài màu đen, cầm theo 2 điện thoại iPhone và thẻ căn cước công dân.

Mai Phương - MC gốc Hải Phòng gây bất ngờ khi trở thành ứng viên Hoa Hậu Việt Nam

Ngô Thị Mai Phương sinh năm 1997, là MC quen mặt của VTV trong chương trình Bữa Trưa Vui Vẻ. Ngay khi hồ sơ của cô được đăng tải trên fanpage Hoa Hậu Việt Nam, netizen đã không ngừng trầm trồ xuýt xoa, thậm chí nhiều người còn khẳng định luôn “Bạn này có tướng Hoa hậu 2020”.

Mai Phương cũng là một người nổi tiếng trên MXH, tài khoản Facebook của cô có tới hơn 207K lượt người theo dõi.

Sau khi đạt danh hiệu Á Khôi 1 của cuộc thi Hoa Khôi Sinh Viên Việt Nam, Mai Phương tham gia rất nhiều các hoạt động xã hội của giới trẻ. Đặc biệt cô từng có vinh dự ra thăm đảo Trường Sa với vai trò đại sứ tuổi trẻ.

Mai Phương nằm trong top những ứng viên có chiều cao vượt trội nhất của dàn thí sinh Hoa Hậu Việt Nam năm nay, cô sở hữu thân hình nuột nà đẹp chuẩn mẫu, gương mặt xinh xắn và cực kỳ ăn ảnh.

Mai Phương mới làm việc tại VTV6 được khoảng 1 năm, cô cũng được xem là nữ MC xinh đẹp nhất nhì VTV6, cô nổi tiếng xinh đẹp từ khi còn đi học, nhan sắc của cô được đánh giá là chuẩn Hoa hậu.

Với vóc dáng và nhan sắc xinh đẹp nổi trội, Mai Phương khiến cho cuộc thi Hoa Hậu Việt Nam năm nay thêm phần thú vị và gay cấn.

12 tháng 9, 2020

MC gốc Hải Phòng của Bữa trưa vui vẻ thi Hoa hậu Việt Nam

Mai Phương cho biết một người bạn nộp hồ sơ đăng ký thay cô. Nữ MC đã suy nghĩ và quyết định thi hoa hậu năm nay.

Sau khi thông tin về thí sinh Ngô Thị Mai Phương được đăng trên trang Hoa hậu Việt Nam, nhiều khán giả nhận ra cô là MC của chương trình Bữa trưa vui vẻ. Đến nay, Mai Phương làm việc tại Đài Truyền hình được hơn một năm. Cô có gương mặt khả ái, chiều cao 1,66 m. Ảnh: HHVN.

Chia sẻ với Zing, Mai Phương cho biết quyết định thi hoa hậu của cô đến bất ngờ: "Hồ sơ của tôi được một người bạn hoặc một khán giả gửi đi. Đến bây giờ, tôi cũng vẫn chưa biết đó là ai. Khi phía Hoa hậu Việt Nam gọi cho tôi để kiểm tra thông tin, tôi không hiểu chuyện gì xảy ra. Nhưng sau đó tôi quyết định sẽ thử sức để khám phá bản thân". Ảnh: NVCC.

Mai Phương là cựu sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 2016, cô từng tham gia cuộc thi Nữ sinh viên Việt Nam duyên dáng và đoạt giải Á khôi 1. Đây là lần thứ hai cô đến với một sân chơi sắc đẹp.

Nói về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, MC sinh năm 1997 tâm sự: "Tôi nghĩ mình có lợi thế về khả năng giao tiếp, ứng xử, thuyết trình. Còn những kỹ năng khác, tôi đều chưa tự tin. Hiện, do ở thế bị động, tôi chưa chuẩn bị được nhiều cho cuộc thi. Sắp tới, tôi sẽ phải tập luyện để cải thiện vóc dáng và học catwalk".

Số đo hình thể hiện tại của Mai Phương là 83-60-92. Cô tâm sự không tự ti khi chiều cao dưới 1,7 m. Cô nói: "Năm nay Hoa hậu Việt Nam giảm chiều cao tiêu chuẩn xuống 1,63 m, nên tôi nghĩ ban tổ chức sẽ dựa trên tiêu chí đó để lựa chọn. Tôi cho rằng cuộc thi sắp tới sẽ có điều khác biệt".

Mai Phương bộc bạch việc được khán giả biết đến qua sóng truyền hình cũng khiến cô phần nào cảm thấy áp lực khi đi thi. Nhưng cô sẽ cố gắng hết sức. Cô không đặt kỳ vọng quá cao, mà coi đây là cơ hội trải nghiệm, học hỏi. 

9 tháng 9, 2020

Phần 4: Bào chữa cho thủ phạm xin đừng động đến nỗi đau người nhà nạn nhân!

Trước tòa, bị cáo Lê Đình Chức thành khẩn khai báo diễn biến sự việc đêm 9/1 trong đó có các hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự hi sinh của 3 cán bộ chiến sỹ công an như sử dụng tuýp sắt có gắn dao bầu chọc nhiều lần vào lực lượng công an; chỉ đạo người khác mang chậu xăng lên đổ xuống hố - nơi có 3 cán bộ công an ngã xuống. Đồng thời, bị cáo Chức cũng là người nhiều lần đổ xăng xuống hố.

Ở một lời khai khác, chính Lê Đình Doanh cũng khai khi nghe Chức nói “Đưa chậu xăng lên cho tao”, Doanh đã chạy vào và lấy 01 can xăng 20 lít ra đổ vào chậu và châm lửa. Sau khi Doanh châm lửa thì Chức đã dùng gậy đẩy chậu xăng xuống hố. Thậm chí, khi thấy lửa gần tắt, Chức cầm can xăng đổ ra chậu và đổ nhiều lần xuống hố làm lửa bùng cháy lớn hơn. Như vậy, hành vi gi.ết người của Chức đã quá rõ ràng.

Nhưng tìm mọi cách để thoát án tử cho Chức, hôm nay, tại phiên tòa, các các luật sư cho rằng “có nhiều nguồn có thể gây nguy hiểm tính mạng cho ba công an này. Chẳng hạn việc cứu hỏa xịt hai bình C02 xuống hố nơi ba công an rơi xuống, làm giảm nguồn oxi ở dưới hố, gây tử vong, chứ không phải do cháy xăng”. Như vậy, các luật sư đang cố tình che giấu đi hành vi giết người của Chức, khiến Chức không phải chịu trách nhiệm trước sự hi sinh của 3 chiến sỹ công an.

Thử hỏi rằng với cả chậu xăng mà Chức đổ xuống với 3 con người trong một cái hố kỹ thuật, bị thương sau khi bị ngã xuống thì thử hỏi, lực lượng cứu hỏa không xịt hai bình chữa cháy thì thân xác các anh đã còn nhận ra hay không? Các anh hi sinh trong một thân thể đến chính người thân cũng khó nhận ra mà các vị luật sư lại nói các anh bị giảm nguồn oxi do bị xịt bình cứu hỏa theo kiểu đổ lại trách nhiệm cho các đồng đội của các anh. Thiếu oxi cũng đúng thôi vì trong cái biển lửa đó, làm gì còn oxi cho các anh thở được nữa.

Những thứ rân chủ, thứ ba que nghĩ ra muôn vàn lý do để xóa tội cho đám người thủ ác này, tôi coi khinh, bởi bọn chúng toàn xuyên tạc là chính và dĩ nhiên điều này là không có căn cứ. Nhưng các vị luật sư, những người được tiếp cận với hồ sơ vụ án, được tiếp xúc với bị can, được nghe trực tiếp lời thú tội của các bị cáo trong phiên tòa. Vậy mà các vị có thế đưa ra một lập luận mơ hồ, phi lý, thiếu căn cứ và chạm đến nỗi đau tận cùng của thân nhân các nạn nhân vậy sao. Tôi cũng coi khinh.



Phần 3: Chuyện Lý Thông và Thạch Sanh

Sáng nay, VKS đã quyết định thay đổi tội danh truy tố đối với 19/29 bị cáo từ tội “Giết người” (theo quy định tại Điều 123 – Bộ luật Hình sự năm 2015) sang tội “Chống người thi hành công vụ” (theo quy định tại Điều 330 – Bộ luật Hình sự năm 2015). Đây có thể nói là một quyết định quan trọng, có sự cân nhắc kỹ càng của Viện kiểm sát, thể hiện sự nhân văn, khoan hồng của pháp luật.

Tuy nhiên, nhiều anh luật sư mạng hay dân chủ lại đưa thông tin trái chiều về vấn đề trên, cho rằng, việc VKS thay đổi tội danh là thành công của nhóm Luật sư đã đấu tranh hết mình cho bị cáo, cho thấy tài năng của các luật sư, hay có anh cho rằng VKS phải “nhượng bộ” trước cộng đồng mạng như anh Huy Đức osin nói là “có lắng nghe dư luận”. Lèo lái giỏi thật.

Nói như thế này luôn, việc VKS quyết định thay đổi tội danh truy tố chẳng có tý công lao quái nào của mấy anh luật sư cả, thậm chí, tất cả các luật sư trong phiên tòa đều bất ngờ với quyết định này (nhiều anh đã thừa nhận như thế trong phần tranh luận chiều nay). Bởi lẽ, bản luận tội của VKS được trình bày trước phần Tranh luận giữa VKS và Luật sư, nên không thể nói đây là thành công của các luật sư trong bảo vệ thân chủ cả. 

Bên cạnh đó, nếu chiếu đúng theo luật, nhóm 19 bị cáo đã tích cực chuẩn bị công cụ, phương tiện, các loại hung khí nguy hiểm, hoạt động theo sự phân công của Lê Đình Kình và Lê Đình Công. Do đó, đánh giá một cách tổng thể thì hành vi của 19 bị cáo này đều đồng phạm giúp sức cho các bị cáo khác về tội "Giết người" như Cáo trạng của VKS đã truy tố là có căn cứ pháp luật.

Tuy nhiên, VKS đánh giá hầu hết các bị cáo này là nông dân, khi nghe Kình, Công và Hiểu lôi kéo kích động, hứa sẽ được chia đất nên đã tham gia “Tổ đồng thuận” để chiếm đất Đồng Sênh và đi theo Kình, Công, Hiểu thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật. Qua xét hỏi công khai tại phiên tòa, các bị cáo này đã cơ bản biết rằng vì nhận thức pháp luật hạn chế, do được hứa hẹn nên đã mù quáng tin tưởng và đi theo Lê Đình Kình. Các bị cáo đã nhận thức được sai phạm, khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải. Xét về bản chất, các bị cáo này đều không phải là những đối tượng chống đối quyết liệt, tham gia có mức độ, phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp và đặc biệt là không trực tiếp thực hiện hành vi dẫn đến hậu quả làm 3 cán bộ công an bị tử vong tại hiện trường.

Do vậy, Viện Kiểm sát đã vận dụng chính sách pháp luật hình sự, đường lối khoan hồng nhân đạo của Nhà nước, để áp dụng tội danh nhẹ hơn và theo đó có áp dụng hình phạt nhẹ dưới mức thấp nhất của khung hình phạt đối với một số bị cáo, tạo điều kiện cho các bị cáo có cơ hội làm lại cuộc đời.

Thế là rõ chửa các anh chị. Đúng là cuộc đời éo le, Thạch Sanh thì ít mà Lý Thông thì nhiều, hở tý là vơ công, vơ tài về mình hết.

(Còn tiếp)


Phần 1: Tại sao 19/29 bị cáo Đồng Tâm được chuyển tội danh từ Giết người sang Chống người thi hành công vụ?

Trong phiên tòa xét xử sáng 9/9, một chi tiết gây bất ngờ đó là trong phần luận tội, đại diện VKS đã đề nghị Hội đồng xét xử chuyển tội danh của 19 bị cáo từ Giết người (Điều 123- BLHS) sang tội danh Chống người thi hành công vụ (Điều 330 BLHS). Mức án đề nghị: Từ 2-7 năm tù. Đây là các đối tượng được coi là giúp sức cho 6 bị cáo chủ mưu, cầm đầu trong vụ việc tại Đồng Tâm xảy ra ngày 9/1.

Trong bản luận tội, đại diện VKS nhận định nhóm 19 bị cáo được đề nghị thay đổi tội danh đã tích cực chuẩn bị công cụ, phương tiện, các hung khí nguy hiểm, hoạt động theo sự phân công của Lê Đình Kình và Lê Đình Công. Đánh giá một cách tổng thể thì hành vi của 19 bị cáo này đều giúp sức cho các bị cáo về tội "Giết người" như Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã truy tố.

Tuy nhiên, sau khi đánh giá lời khai nhận tội của các bị cáo thì VKS nhận thấy hầu hết các bị cáo là nông dân, tham gia “Tổ đồng thuận” để chiếm đất Đồng Sênh và đi theo nhóm của Kình vì bị lôi kéo kích động, hứa sẽ được chia đất. Từng bị cáo tham gia thực hiện tội phạm ở giai đoạn và mức độ nhất định. Qua xét hỏi công khai tại phiên tòa, các bị cáo đã hiểu rằng nhận thức pháp luật hạn chế và được hứa hẹn nên đã mù quáng tin tưởng và đi theo Lê Đình Kình. Các bị cáo đã nhận thức được sai phạm, khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải.

Xét về bản chất, các bị cáo này đều không phải là những đối tượng chống đối quyết liệt, tham gia có mức độ, phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp và đặc biệt là không trực tiếp thực hiện hành vi dẫn đến hậu quả làm 3 cán bộ công an hy sinh tại hiện trường.

Do vậy, VKS đã vận dụng chính sách pháp luật hình sự, đường lối khoan hồng nhân đạo của Nhà nước, để áp dụng tội danh nhẹ hơn, theo đó có áp dụng hình phạt nhẹ dưới mức thấp nhất của khung hình phạt đối với một số bị cáo, tạo điều kiện cho các bị cáo có cơ hội làm lại cuộc đời.19 bị cáo còn lại, do xuất thân từ nông dân, hiểu biết pháp luật kém, bị các đối tượng Lê Đình Kình, Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu lừa dối đã có tham gia vụ việc. Xuất phát từ chính sách nhân văn, khoan hồng của pháp luật, các bị cáo được VKS đề nghị chuyển tội danh từ Giết người (Điều 123- BLHS) sang tội danh Chống người thi hành công vụ (Điều 330 BLHS). Mức án đề nghị: Từ 2-7 năm tù, Có 7 bị án được hướng án treo.

Một kiến nghị nhân văn, thể hiện sự khoan hồng của pháp luật, mở một lối cho các bị cáo một con đường để làm lại cuộc đời. 

(Còn tiếp)


Phần 2: Khoan hồng!

        Trong phần luận tội của Viện kiểm sát sáng nay, trường hợp Lê Đình Doanh là trường hợp khá đặc biệt. Doanh là kẻ đã tiếp tay cho Lê Đình Chức trong việc giết hại 3 cán bộ công an. Khi nghe Chức nói “Đưa chậu xăng lên cho tao”, Doanh đã chạy vào cửa tum lấy 01 can xăng 20 lít, sau đó, Doanh đổ một ít xăng ra chậu, rồi châm lửa. Sau khi Doanh châm lửa, Chức đã lấy gậy đẩy chậu xăng xuống hố, khiến 03 cán bộ công an hi sinh.

        Đại diện VKS khẳng định, hành vi của Lê Đình Doanh là hành vi đặc biệt nghiêm trọng, gây hậu quả là sự hi sinh của 3 cán bộ công an, cần phải loại bỏ khỏi xã hội. Bản thân Lê Đình Doanh đã có 3 tiền án về các tội khác nhau như cướp giật, tàng trữ ma túy,… Tuy nhiên, gia đình Lê Đình Doanh đã có ông nội là Lê Đình Kình đã chết, bố đẻ là Lê Đình Công bị đề nghị mức tử hình, chú là Lê Đình Chức cũng bị tuyên án tử hình, em trai Lê Đình Uy cũng là bị cáo trong phiên tòa!

        Do vậy, xuất phát từ tinh thần nhân đạo, khoan hồng của pháp luật, muốn cho bị cáo một cơ hội sống, bên cạnh đó, bị cáo Doanh sau khi bị bắt cũng là thành thật khai báo, nhận tội và cầu xin sự khoan hồng của pháp luật, VKS đã đề nghị Lê Đình Doanh mức phạt tù là chung thân.

        Sẽ có rất nhiều ý kiến liên quan đến việc đề nghị mức án Chung thân cho Lê Đình Doanh, nhưng theo tôi, đây là một đề nghị nhân văn, có tình có lý. Pháp luật không chỉ có tác dụng răn đe, mà còn có tính chất giáo dục, sẵn sàng mở đường cho những kẻ lầm đường lạc lối để làm lại cuộc đời!

(Còn tiếp)

Chiêu trò lợi dụng phản ứng tiêu cực của một số người dân để "bôi đen" nền tư pháp


Thời gian gần đây, xảy ra việc người dân tìm đến cái chết để phản đối quyết định của tòa án. Lợi dụng việc này, một số đối tượng bất mãn, phản động, cấu kết một số đài nước ngoài liên tục có những bài viết, video clip phát trên mạng xã hội nhằm kích động người dân, "bôi đen" nền tư pháp, nói xấu chế độ ta.

Chúng rêu rao rằng, một vài vụ tử tự của ông A, ông B là do "bị dồn ép đến đường cùng", hoặc họ muốn chết để "cảnh tỉnh" chế độ... Trước những vụ việc như vậy, cơ quan Tư pháp càng cần phải nâng cao bản lĩnh, không bị thông tin "nhiễu" tác động, thể hiện rõ tính độc lập của hệ thống tư pháp.

Ông M.V.H. là bị cáo trong vụ án "Cố ý gây thương tích", bị TAND huyện Phú Riềng xét xử sơ thẩm, tuyên phạt 2 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Không đồng ý với mức án này, bị hại đã có đơn kháng cáo đề nghị tăng mức hình phạt đối với M.V.H..

Ngày 12/8, TAND tỉnh Bình Phước mở phiên tòa phúc thẩm giữ nguyên mức hình phạt như án sơ thẩm, nhưng không cho M.V.H được hưởng án treo. Ngày 24/8, ông M.V.H. đi cùng một số người đến TAND tỉnh Bình Phước gây rối và đòi uống thuốc trừ sâu tự vẫn nhằm gây áp lực với tòa án. Lực lượng bảo vệ đã kịp thời can thiệp, ông MV.H. được đi cấp cứu nên sức khỏe đã ổn định.

Vậy có phải Tòa án đã xử oan sai, "dồn" ông M.V.H. vào con đường cùng quẫn phải tìm đến cái chết như giọng điệu của các đối tượng phản động và thù địch hay không? Tìm hiểu vụ án cho thấy, trong một bữa tiệc cưới, ông M.V.H. đã có hành vi khiếm nhã với một phụ nữ nên anh S. người nhà của người phụ nữ đó đã can thiệp. Sự việc được mọi người can ngăn đã xong.

Bực tức vì chuyện này, M.V.H. về nhà cầm theo một con dao, một cái kéo để trả thù anh S.. Thấy anh S. đang ngồi ở bàn nhậu, M.V.H. từ phía sau đâm vào lưng anh S. gây thương tích 15% sức khỏe. Tòa phúc thẩm TAND tỉnh Bình Phước cho rằng, Tòa sơ thẩm TAND huyện Phú Riềng xử cho M.V.H. được hưởng án treo là chưa tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo, vì bị cáo sử dụng hung khí nguy hiểm, dễ gây sát thương, lại lén tấn công bị hại từ phía sau. Hành vi này thể hiện sự coi thường sức khỏe, tính mạng người khác nên cần phải cách ly khỏi xã hội bằng một bản án tù giam.

Như vậy, ông M.V.H. không bị oan, việc ông cùng người nhà đến tòa án để gây rối, sau đó ông M.V.H. đòi uống thuốc trừ sâu tự tử là nhằm gây sức ép với cơ quan Tư pháp để không phải chấp hành hình phạt tù. Một số luật sư cho rằng, việc Tòa phúc thẩm TAND tỉnh Bình Phước áp dụng hình phạt giam với ông M.V.H là đúng pháp luật.

Cũng nhằm gây sức ép như cách làm của ông  M.V.H., đối tượng N.T.K. dùng máy xúc ủi sập nhà kho bằng thép tiền chế của một doanh nghiệp, vì cho rằng nhà kho này được dựng trên đất bồi thường không hợp lý cho gia đình N.T.K.. Hành vi hủy hoại tài sản này đã bị TAND TP Cần Thơ tuyên phạt 9 tháng tù giam về tội "Cố ý làm hư hỏng tài sản".

Trước ngày phải chấp hành án phạt tù, N.T.K. đã uống thuốc trừ sâu tự tử, nhưng đã được cấp cứu nên không đe dọa đến tính mạng. Một tờ báo địa phương đã có bài viết với nội dung nghi ngờ N.H.T.K. đã "diễn" trò tự tử để không phải thi hành án. Bởi theo thông tin từ bài viết, hôm đó N.H.T.K. uống rượu cả ngày, đến tối  thì vào phòng tắm uống một ngụm hóa chất rồi nhả ra ngay. Sau đó người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu?

Thực tế cho thấy, có những vụ việc nhiều người do thiếu hiểu biết pháp luật dẫn tới nhận thức chủ quan, cho rằng mình bị oan, mình bị xử sai hoặc có trường hợp suy đoán thiếu cơ sở, cho rằng mình là nạn nhân của "tiêu cực", "nhũng nhiễu" nên mặc dù đã được cơ quan chức năng kết luận, trả lời khiếu kiện nhiều lần, song vẫn không chấp thuận, tự cho mình là "dân oan" để khiếu nại kéo dài, khi không thỏa mãn thì có những hành vi manh động, gây mất an ninh trật tự.

Theo chúng tôi, người dân gặp phải những khúc mắc không nên chọn cách tiêu cực để gây áp lực với cơ quan Tư pháp. Bởi tính mạng con người là quý giá nhất. Nếu có căn cứ thuyết phục cho rằng cơ quan chức năng giải quyết không đúng pháp luật; có oan, sai thì phải có đơn khiếu nại để bảo vệ công lý, lẽ phải cho bản thân, việc chọn tự sát không giúp cho bản thân và gia đình mình được minh oan.

Đối với cơ quan Tư pháp, trong những vụ việc mà đương sự có phản ứng tiêu cực hoặc có sức ép từ dư luận thì hơn lúc nào hết, người thực thi công lý càng phải thể hiện được bản lĩnh; biết lắng nghe cái đúng, nhưng cũng cần phải giữ được nguyên tắc nghề nghiệp là thượng tôn pháp luật, không bị bất cứ một thông tin, sức ép nào làm nhụt ý chí, dẫn tới làm sai pháp luật.

Đặt vấn đề như vậy không phải là "bất chấp dư luận" mà là để chủ động giải quyết, biết lắng nghe, phát hiện tình tiết mới; xem xét, giải quyết một cách thấu đáo. Kịp thời phát hiện những sai sót, không đúng pháp luật nếu có trong quá trình tố tụng để sửa sai, đừng đợi để người dân có phản ứng tiêu cực thì mới xem xét lại.

"Cây ngay không sợ chết đứng" - khi đã làm đúng lương tâm, trách nhiệm và bổn phận thực thi pháp luật của mình, thì dù kẻ xấu có cố tình bôi bẩn cũng không thể xuyên tạc, đánh lừa được nhận thức của nhân dân.

8 tháng 9, 2020

Thủ đoạn tán phát “tuyên bố”, “kiến nghị” chống phá phiên tòa xét xử vụ án Đồng Tâm

Vụ án “giết người”, “chống người thi hành công vụ” xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức sẽ được TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm từ ngày 7/9. Là một phiên toà hình sự, tuy nhiên các thế lực chống phá đã cố tình chụp mũ “khiếu kiện dân oan” để hướng lái, xuyên tạc bản chất vụ án, tạo điểm nóng miệt thị Đảng, Nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng.

Ngay trước thời điểm diễn ra phiên toà, trên mạng hải ngoại lan truyền bài viết được cho là của câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng (hội nhóm tự phát với sự tham gia của một số cá nhân bất mãn, chống phá Đảng, Nhà nước). 

Bài viết tiêu đề “Chính quyền từ sai lầm đến tội ác”, đưa ra 10 điểm, vu cáo chính quyền sai lầm về chính sách ruộng đất và quản lý đất đai; sai lầm về việc cố tình chiếm 59ha đất đồng Sênh của dân Đồng Tâm; sai lầm về công tác dân vận và thực thi pháp luật; sai lầm bịa đặt các kịch bản; quy kết thành “tội ác ép cung nhận tội trên tivi”; “tội ác ngăn cản sự cứu giúp nạn nhân và trợ giúp pháp lý”… 

Bài viết còn đánh lận bằng những câu từ xảo trá, bịp bợm như: “Nay nếu các nhà lãnh đạo cũng dũng cảm nhìn thẳng vào bản chất của vụ án Đồng Tâm để ứng xử như vậy thì cứu vãn được phần nào lòng tin của dân để cùng đoàn kết vì những mục tiêu lớn lao, cấp bách của đất nước. Còn nếu như Đảng cứ tiếp tục dùng cường quyền để thắng dân bằng mọi giá thì sẽ gây thêm tội ác, càng thêm nỗi đau đớn, hận thù trong lòng dân với Đảng mà thôi”.

Cùng với đó, một số trang mạng này còn lan truyền “Tuyên bố lên án tội ác Đồng Tâm” vốn được tung lên từ hồi tháng 2/2020, nay xới lại. Bản “tuyên bố” không nói của tổ chức nào nhưng liệt kê danh sách “ký tên” đến thời điểm này gồm 16 tổ chức (thực chất là các hội nhóm tự phát) và 440 cá nhân, cả trong và ngoài nước. 

Nhìn danh sách, dễ dàng nhận thấy những hội nhóm “nhẵn mặt” về trò đội lốt dân chủ, nhân quyền để chống phá đất nước lâu nay. Người viết bài này từng thử bốc máy gọi một cá nhân trong danh sách 440 người được nói là “ký tên” vào bản tuyên bố kia, bất ngờ phía đầu dây nói gọn lỏn: “Họ đưa tên tôi vào như thế tôi biết đâu, có ký tá cái gì” rồi cúp máy.

Xem thế đủ hiểu thủ thuật của những “ngọn cờ chính trị” này xảo trá đến độ nào. Xem mặt bắt hình dong, thật nực cười khi những đối tượng rắp tâm làm tổn hại đất nước, gây hậu hoạ cho dân lại giở giọng “dạy đời”, đưa ra những phán xét, những yêu cầu vốn là phẩm giá, lương tri con người.

Sau khi xảy ra vụ giết người, chống người thi hành công vụ và gây rối trật tự công cộng tại Đồng Tâm, trên mạng internet thông tin nhiễu loạn, trong đó rất nhiều thông tin giả mạo được tung ra nhằm gây tâm lý hoang mang, bất ổn trong xã hội. 

Kẻ xấu lợi dụng, nhắm vào chỉ trích, miệt thị chính quyền, đả phá chế độ. Xuất hiện tràn lan những bài viết, bình luận rất lệch lạc, không phân biệt đúng sai, phải trái hoặc cố tình đánh lận, tạo ra luồng thông tin hỗn độn đẩy trạng thái người xem vào rối ren, hoang mang rồi bức xúc, phẫn nộ, mặc sức chửi bới, miệt thị… 

Trong khi đó, các trang mạng thù địch ở hải ngoại đưa ra nhiều bài viết cổ suý hành động tội ác của Lê Đình Kình và nhóm đồng phạm, thậm chí còn tung hình ảnh với lời lẽ coi đối tượng phạm tội như... anh hùng! Từ đó phê phán, miệt thị chính quyền, phỉ báng chế độ, xuyên tạc Nhà nước “cướp đất của dân”, tấn công, trấn áp dân Đồng Tâm! Những hành động đó gây nhiễu dư luận, tạo cớ để các tổ chức hải ngoại nhân danh dân chủ, nhân quyền kiếm cớ can thiệp. 

Do đó, trong vụ án này, chúng ta cần nhận thức rõ các vấn đề sau:

Thứ nhất, về nguyên nhân gây khiếu kiện đất đai: Trên mạng xã hội, xuất hiện nhiều bài viết quy chụp “chính quyền cướp đất của dân”, cho rằng người dân bị lấy đất canh tác vô cớ, kiện cáo không được giải quyết, từ đó họ bị… đẩy đến đường cùng! 

Đây là kiểu thông tin đánh lận bản chất, sai lệch hoàn toàn. Thanh tra Chính phủ khẳng định, theo quy định của pháp luật về đất đai, toàn bộ đất sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng, được Thủ tướng Chính phủ và UBND TP Hà Nội giao cho các đơn vị quân đội quản lý, sử dụng vào mục đích quốc phòng. Các hồ sơ, giấy tờ hiện có chứng minh rõ hiện trạng đất quốc phòng, không có sự mập mờ, khuất tất nào.

Thứ hai, việc giải quyết khiếu kiện của người dân và những tồn tại đặt ra. Nhiều thông tin nói rằng, chính quyền đã không chọn giải pháp đối thoại, giải quyết tâm tư, nguyện vọng của dân mà lại “đối đầu”, từ đó chỉ trích cách hành xử của chính quyền, của Công an. Đây là kiểu suy diễn, bỏ qua thực tế. Chúng ta thấy rằng, vụ việc tại Đồng Tâm, đơn từ khiếu kiện cũng như các bức xúc đã diễn ra nhiều năm nay. 

Chính quyền từ huyện, thành phố đến Trung ương đã vào cuộc giải quyết, trong đó có nhiều cuộc thanh tra của TP Hà Nội, rồi Thanh tra Chính phủ. Như vậy, không thể nói chính quyền “phớt lờ đối thoại” hay không giải quyết khiếu kiện của người dân.

Trong giải quyết vấn đề khiếu kiện liên quan đất đai, chúng ta thấy rõ những phức tạp, khó khăn, nhất là việc đền bù thế nào cho hợp lý. Ở đây cần thấy, liên quan việc sử dụng đất quốc phòng tại địa bàn, do chính quyền tại đây buông lỏng nên xảy ra tình trạng thời gian dài, nhiều khu đất bị lấn chiếm trái phép, kể cả xây dựng nhà cửa. Khi giải quyết những tồn tại này, chính quyền TP Hà Nội đã có các mức tính toán đền bù phù hợp. 

Thanh tra Chính phủ kết luận nội dung về việc TP Hà Nội ban hành các quyết định giao đất tại các xã Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ) và xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) cho đơn vị Quân chủng Phòng không - Không quân để tiếp tục sử dụng làm vị trí đóng quân là đúng thẩm quyền, phù hợp với các quy định của pháp luật. 

Các cấp từ địa phương đến Trung ương dành nhiều thời gian giải quyết, bằng nhiều biện pháp khác nhau cho thấy sự quan tâm, lắng nghe, cầu thị, hoàn toàn không phải “thờ ơ, vô cảm” như một số thông tin rêu rao. Việc đưa ra những câu từ như “cướp đất của dân”, “chèn ép”… là luận điệu mang tính xảo trá, kích động.

Thứ ba, cần phân biệt rõ ranh giới giữa kiến nghị của người dân với hành vi lợi dụng, cố tình phạm tội. Lê Đình Kình từng là Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm giai đoạn 1981-1982, hiểu rõ nguồn gốc đất nhưng vì lợi ích của bản thân, gia đình nên đã quyết liệt chống đối đến cùng. Động cơ của đối tượng trong vụ án còn nhằm gây sự chú ý, nhận tài trợ của tổ chức khủng bố. 

Từ năm 2013, một số đối tượng tại địa bàn xã Đồng Tâm do Lê Đình Kình, Lê Đình Công và Bùi Viết Hiểu cầm đầu đã thành lập “tổ đồng thuận” để lôi kéo, kích động khiếu kiện về việc quản lý, sử dụng đất của chính quyền xã Đồng Tâm. 

Hành vi của các đối tượng trong “tổ đồng thuận” và các đối tượng khác diễn ra trong thời gian dài khiến cho cán bộ chính quyền và nhân dân xã Đồng Tâm hoang mang, lo sợ, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của cán bộ và nhân dân, tài sản của chính quyền cơ sở, cản trở nghiêm trọng việc thực hiện các chức trách, nhiệm vụ được giao, dẫn tới hệ thống chính trị ở cơ sở bị tê liệt. 

Những đối tượng này đã kiếm sống bằng nguồn tiền phi pháp dựa trên vỏ bọc khiếu kiện đất đai. Đây là vấn đề hết sức nguy hiểm, chỉ vì động cơ vụ lợi thấp hèn mà chà đạp lên pháp lý, đạo lý, biến mình thành con rối trong tay kẻ địch để phản dân, hại nước. Do đó, chúng ta không thể gọi từ nhân dân Đồng Tâm nói chung mà phải tách biệt nhân dân với những kẻ phạm tội, gây tội ác.

Thứ tư, về thực thi nhiệm vụ của lực lượng Công an: Trong nhiều bài viết hay “tuyên bố” nói trên, các đối tượng đã xuyên tạc việc thực thi nhiệm vụ bảo vệ pháp luật của lực lượng Công an thành “chiến dịch phi pháp”, “bạo lực nhà nước”, “trấn áp dân”, “giết người vô tội”, từ đó miệt thị lực lượng Công an, kích động chống phá. 

Đây là kiểu đánh tráo bản chất hết sức nguy hiểm, gây sự hiểu sai trong công luận. Về vấn đề này, cần thấy rõ: Trước tình hình diễn biến phức tạp tại xã Đồng Tâm, Công an TP Hà Nội đã xây dựng kế hoạch bảo đảm ANTT, ngoài nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho lực lượng tham gia xây dựng, Công an TP Hà Nội còn triển khai lực lượng để bảo vệ trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã; bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân.

Ngày 8/1/2020, Lê Đình Công biết thông tin về việc lực lượng Công an sẽ về thôn Hoành nên thông báo cho các đối tượng bàn bạc cách thức tấn công. Các đối tượng tập trung vũ khí tại tầng 2 nhà Lê Đình Kình, cùng ở lại nhà Lê Đình Kình đợi khi nào Công an đến sẽ đánh kẻng báo động, đồng loạt lên mái nhà tấn công. 

Để kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của các đối tượng và bảo đảm an toàn cho lực lượng thi hành nhiệm vụ, bảo vệ tính mạng, tài sản hợp pháp của người dân, tổ công tác gồm các đồng chí Nguyễn Huy Thịnh, Phó Trung đoàn trưởng E22, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động; Phạm Công Huy, cán bộ Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn - Công an TP Hà Nội; Dương Đức Hoàng Quân, cán bộ E22, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động cùng một số CBCS khác tiến vào từ tầng 1 nhà Lê Đình Hợi, lên cửa sổ tầng 2 nhà Hợi để trấn áp, bắt giữ các đối tượng thì bị các đối tượng sử dụng bom xăng, dao phóng lợn, mìn... tấn công khiến 3 đồng chí hi sinh. 

Các tổ công tác đã bắt giữ các đối tượng cầm đầu, chống đối quyết liệt, một số đối tượng đến cơ quan Công an đầu thú. Hành vi của các đối tượng trong vụ án là đặc biệt nghiêm trọng, xâm hại sức khoẻ, tính mạng, tài sản của lực lượng thi hành nhiệm vụ và quần chúng nhân dân. Cáo trạng đã nêu rõ hành vi phạm tội của 29 đối tượng, trong đó có 25 bị can bị truy tố về tội danh “giết người”.