Ngày 21/04/2020, hai nguồn tin nội bộ của Facebook đã xác nhận với hãng tin Reuters rằng Facebook đã đồng ý kiểm duyệt những nội dung “chống chính quyền” tại Việt Nam sau khi các nhà mạng ở Việt Nam bóp băng thông truy cập vào Facebook.
Trước diễn biến đó, giới chống đối đã có nhiều bài viết để công kích chính sách kiểm soát Internet của Nhà nước Việt Nam. Dẫn đầu các hoạt động này là tổ chức VOICE, với 1 bài viết trên Luật khoa Tạp chí, 1 bài viết của Phạm Đoan Trang và 3 bài viết của Nguyễn Vi Yên trên Facebook.
Các bài viết này mượn sự việc này để công kích chính sách kiểm soát Internet của Nhà nước Việt Nam, cho rằng Luật An ninh Mạng và việc ép Facebook kiểm duyệt bài viết là vi phạm quyền tự do ngôn luận, sẽ khiến Facebook và các doanh nghiệp công nghệ khác rút khỏi Việt Nam, khiến kinh tế số của Việt Nam không thể phát triển. Họ đưa ra giài pháp dùng mạng xã hội khác như Twitter để thay thế cho Facebook, dùng Signal, Telegram, Wire để thay thế cho WhatsApp, hoặc đăng nội dung tuyên truyền dưới dạng chữ cài trong hình ảnh, thay vì dưới dạng chữ trong bài viết, để các thuật toán của Facebook không thể phát hiện.
Hướng tuyên truyền này chủ yếu nhắm đến giới chống đối và những người dân phụ thuộc vào kinh tế số (như doanh nghiệp công nghệ, doanh nghiệp start-up công nghệ và người bán hàng online). Nó có thể thúc đẩy một phần giới chống đối chuyển sang dùng Twitter, trong bối cảnh trên Twitter đang diễn ra cuộc chiến tuyên truyền giữa người dùng Trung Quốc và người dùng thuộc “liên minh trà sữa” (gồm Thái Lan, Đài Loan, Hong Kong), và “liên minh trà sữa” kêu gọi người dùng Việt Nam gia nhập:
Trong khi đó, dân kinh doanh có thể không chịu nhiều ảnh hưởng từ hướng tuyên truyền này, do việc tuyên truyền chỉ kéo dài từ ngày 21 đến 24/04, và động thái của các tập đoàn công nghệ nước ngoài cho thấy họ có xu hướng thỏa hiệp với Chính phủ Việt Nam hơn là rút khỏi Việt Nam.
Trong cuốn sách “Thế hệ F” (xuất bản năm 2011), Đoan Trang từng dự đoán rằng “thế hệ Facebook” đang nổi lên ở nhiều nước, bao gồm Việt Nam, sẽ lần lượt làm cách mạng đường phố để lật đổ các chính quyền, rồi thiết lập trật tự Mỹ trên toàn thế giới. Khi nhiều cuộc cách mạng đường phố ở các nước Hồi giáo chỉ đem đến nội chiến, ngoại thuộc hoặc độc tài quân sự, còn Facebook thì quay lưng với Đoan Trang, giấc mơ “Thế hệ F” đã thành ra một cơn ác mộng. Có gì sai khi đặt niềm tin vào các mạng xã hội, và vào trật tự Mỹ mà các tập đoàn như Facebook là đại diện? Có lẽ Trang nên dành thời gian để trả lời câu hỏi này, thay vì vội chuyển nhà sang Twitter chỉ để đo độ ngáo với Tổng thống Mỹ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét