Nhân việc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 12 (khóa XII) của Đảng Cộng sản Việt Nam bàn về công tác nhân sự bế mạc hôm 14/05/2020; thế giới mạng xã hội lại được “tăng cường” thông tin bình phẩm, nhận định, phán đoán, dự báo, …hầu hết, đương nhiên là những đồn đại thiếu căn cứ, thiếu kiểm chứng về công tác nhân sự Đại hội Đại biểu Toàn quốc XIII.
Có thể tạm chia các tin đồn trong thời gian qua ra làm 3 khuynh hướng:
_ Khuynh hướng phỏng đoán kết quả quy hoạch nhân sự, để cung cấp thông tin cho đối lập Việt Nam và nước ngoài dựa trên phân tích, suy luận nhân sự dựa trên thông tin có thực như lí lịch, quy hoạch, thành tích công việc…
_ Khuynh hướng tung tin đồn nội chính để tác động vào công tác nhân sự trước Đại hội Đảng XIII” bằng hình thức suy diễn, suy đoán, phỏng đoán, đòi làm “nhân sự cho bộ máy Đảng” bằng góc nhìn cá nhân.
Cả hai khuynh hướng trên trình diễn trên một số trang tin cố tỏ vẻ khách quan như BBC, thu hút một số cán bộ hưu trí, giới cơ hội trí thức tham gia, nhằm thu hút dư luân, câu view, bóp méo, xuyên tạc hết sức tinh vi, không thô thiển, cực đoan như các trang tin “lá cải” như VOA, RFA, Việt tân, Tiếng Dân, Dân Làm báo….
_ Khuynh hướng tung tin đồn nội chính để tạo ấn tượng rằng nội bộ ĐCSVN đang chia rẽ, đấu đá nhằm mục đích chứng minh cho người đọc nội bộ Đảng đang tranh chấp, chia rẽ, tan nát, lãnh đạo Đảng hiện bất chấp “thủ đoạn” để giành ghế, bảo vệ lợi ích nhóm,bản thân. Khuynh hướng này đám ba que, zân chủ, cực đoan chiếm “sàn diễn” tuyệt đối.
Sau khi xem xét vấn đề, tôi xin đưa ra 2 ý kiến.
Thứ nhất, trong khi các phỏng đoán của Lê Hồng Hiệp và Hà Hoàng Hợp ít nhiều hữu dụng cho các độc giả tò mò, tìm hiểu, hai khuynh hướng còn lại mang tính độc hại trên ít nhất 2 điểm. Một, là chúng chứa quá nhiều thông tin không khớp với sự thật, khiến độc giả bị đánh lừa. Hai, là chúng có mục đích phá hoại, thay vì mục đích phản biện, tố giác trên tinh thần xây dựng. Vì vậy, người dùng mạng xã hội cần phân biệt rõ các bài phản biện chính trị hoặc tố giác tiêu cực với dạng bài viết này. Để phân biệt, cần quan sát xem bài viết có hay không nêu rõ nguồn thông tin, trang tin đăng bài có hay không đăng các tin đồn một cách lặp đi lặp lại…
Thứ hai, giới dân chửi nên dành thêm thời gian cho các mâu thuẫn nội bộ của họ, thay vì quá đắm đuối vào sáng tác ra các kịch bản mâu thuẫn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mâu thuẫn giữa cánh phò Trump và chống Trump, giữa phe Phạm Đoan Trang và phe Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, giữa Bùi Thanh Hiếu và Thái Văn Đường, giữa Báo Sạch và Phương Ngô… là những chủ đề chưa bao giờ hết nóng hổi, và rõ là đã làm “phong trào dân chủ” nát như tương, trong khi chính báo giới phương Tây cũng phải nhìn nhận rằng hệ thống chính trị của Việt Nam đang ở trong một trong những giai đoạn gắn kết, ổn vững nhất.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét