26 tháng 12, 2019

* Vụ Đồng Tâm (Hà Nội): Cuối cùng mọi thứ đã hạ màn!
Tác giả: Mõ Làng viết lúc 26/11/2019 | 26.11.19
Mõ Làng 

Đã có những dự cảm chẳng lành trước việc Thanh tra Chính phủ, UBND Tp Hà Nội cùng đại diện các bộ, ngành và các cơ quan liên quan trong lần về huyện Mỹ Đức để đối thoại, công bố và giải thích một số vấn đề trong kết luận thanh tra Chính phủ trước đó theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Và trên thực tế cảnh tượng nhóm người cực đoan tại Đồng Tâm cản trở việc lực lượng quân đội tổ chức xe đưa đón các đại biểu được mời tham dự cuộc đối thoại ít nhiều cho thấy điều đó... 

Nhưng sự việc đã được giải tỏa và cái kết sau đó thực sự không thể viên mãn và tròn trịa hơn. 

Theo ghi nhận đã có khá nhiều ý kiến được nêu ra tại cuộc đối thoại và điều đáng nói là hầu hết những ý kiến được nói tới đều tán đồng nội dung kết luận của Thanh tra đa được công bố. 

Cá biệt có vị còn cung cấp thêm một số bằng chứng khẳng định đất Đồng Sênh thực sự là đất Quốc phòng như việc từng nhận những đồng tiền bồi thường từ cơ quan chức năng. 


Đưa tin và phản ánh tại cuộc đối thoại báo An ninh thủ đô cho biết:

"Ông Phạm Đức Hinh (thương binh) khẳng định: “Chúng tôi luôn ủng hộ nhà nước trong các chính sách an ninh quốc phòng. Người dân cũng ghi nhận việc chính quyền công bố các bản đồ, giấy tờ pháp lý liên quan đến khu đất sân bay Miếu Môn và mong muốn những vấn đề liên quan được xử lý dứt điểm, tạo điều kiện đảm bảo an ninh chính trị ở địa phương, nâng cao đời sống người dân”.

Ông Trần Ngọc Viễn (75 tuổi, xã Đồng Tâm) một trong 14 hộ dân đã di dời khỏi đất sân bay Miếu Môn cho biết, gia đình ông ở trong đất sân bay Miếu Môn ở từ năm 1988, và biết đây là đất do quân đội quản lý. Ông Viễn chia sẻ: “Chúng tôi đồng tình di dời khỏi đất sân bay Miếu Môn và đã giải tỏa xong bởi chúng tôi hiểu pháp luật. Chúng tôi đã vui vẻ di dời khi được Đảng, Nhà nước hỗ trợ. Người dân Đồng Tâm đa phần là chấp hành, ủng hộ, chỉ có một bộ phận nhỏ phản đối”.

"Có Đại biểu Quốc hội xuống Đồng Tâm nhưng không gặp chúng tôi, những người có quyền lợi liên quan trực tiếp mà lại chỉ gặp người khiếu kiện là không hợp tình, hợp lý", ông Viễn bày tỏ sự không hài lòng, và cho rằng đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến phức tạp ở địa phương thời gian qua.

Ông Nguyễn Quyết Thắng (nguyên Bí thư Chi bộ xã Đồng Tâm năm 1992) khẳng định: phần lớn người dân đồng tình với kết luận của Thanh tra TP, và chia sẻ: “Phía Nam là trường bắn Miếu Môn, phía bắc là sân bay Miếu Môn, chiến lược như thế thì làm sao có xen kẹt đất của xã Đồng Tâm được? Không hiểu ai có ý đồ gì mà lại kêu gọi người dân đòi đất Đồng Sênh. Ông Lê Đình Kinh nếu chỉ dừng lại ở chỗ đấu tranh chống tham nhũng thì tuyệt với, nhưng ông đã đi quá xa”.

"Thời gian qua, xã Đồng Tâm đã mất đi những giá trị không thể đo đếm bằng tiền. Tôi và nhiều người dân Đồng Tâm mong muốn, những cá nhân nếu biết sai hãy dừng lại để tất cả người già, người trẻ cùng phấn khởi quyết tâm, chung tay xây dựng đất nước, TP ngày càng kết quả hơn", ông Thắng bày tỏ.

Ông Trần Ngọc Viễn (75 tuổi, xã Đồng Tâm) phát biểu tại buổi đối thoại

Trả lời những băn khoăn của người dân xã Đồng Tâm về việc đất sân bay Miếu Môn là đất an ninh quốc phòng, tại sao huyện Mỹ Đức lại thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, theo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, việc quản lý đất đai trên địa bàn TP thuộc thẩm quyền của UBND TP . Năm 2016, để rút ngắn thời gian thủ tục và thuận tiện, UBND TP đã phân cấp việc giải phóng mặt bằng cho Chủ tịch UBND các quận huyện thực hiện, thực tế việc phân cấp này đã phát huy hiệu quả, phù hợp với các quy định của pháp luật". 
................................................
Đây thực sự không phải là điều dễ dàng và dễ gì có được, nếu ai đó đã từng theo dõi toàn cảnh, những diễn biến của Đồng Tâm sau sự việc từ tháng 4/2017.

Đó thực sự là một cuộc giành giật về quần chúng đúng nghĩa. Và phần thắng chỉ thuộc về chính nghĩa. Những kẻ trục lợi, những bộ mặt bẩn tưởi đã hiện nguyên rõ ràng nhất. Nói rằng chính nghĩa đã chiến thắng trong vụ việc cũng không có điều gì là sai, là thái quá. 

Lí giải chuyện đa số người dân tham dự cuộc đối thoại đồng thuận với nội dung kết luận, tất nhiên căn nguyên không ngoài nhà chức trách đã cung cấp, chỉ ra những bằng cớ xác đáng, khách quan nhất trong sự việc. Nhưng xin thưa và xin nhấn mạnh tới cái sự chuyển đổi về mặt thái độ của những người từng ủng hộ cha con ông Kình, đám cực đoan tại Đồng Tâm. Họ với chính quyền với chính nghĩa từng đứng hai bên, bên kia của chiến tuyến. Họ cũng sẵn sàng tuyên chiến, cũng cực đoan như cha con ông Kình vào thời điểm hiện tại. 

Nhưng sau tất cả, nhất là khi có bản kết luận chính thức từ thanh tra Chính phủ, mọi việc đã trở nên khác hơn, rõ hơn. Và ở họ, thay vì chày cối cho những điều không đâu, đau đầu, khổ tâm và thiểu nảo thì họ đã mạnh dạn, tự tin tìm cho mình cái lối thoát căn bản, xứng đáng nhất: Đứng về chính nghĩa... Điều này vì thế ít nhiều phản ánh được cái khát vọng, mong muốn của họ sau tất cả. 

Họ đã đánh mất khá nhiều điều, nhiều thứ sau hơn 2 năm diễn ra sự việc. Cái họ từng có là sự chung sống hòa thuận, là mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền và cả những giá trị thuộc về đạo đức, lối sống đã bị đánh rơi (không phải đánh mất). Và khi mà, họ có điều kiện để suy nghĩ tử tế, nghiêm túc hơn về sự việc thì cơ hồ họ nhận ra điều đó và như một cái lẽ thuần dị nhất, khi mất thì họ sẽ xoay sở đi tìm và rất mừng là họ đã đi đúng hơn. 

Ủng hộ kết luận, cũng có nghĩa họ sẽ đối trọng lại cha con ông Kình, đám cực đoan, cố thủ tại Đồng Tâm nhưng tin chắc với số đông, sức mạnh chính nghĩa và cả khát khao gây dựng lại cuộc sống, họ sẽ đủ dũng khí để đối diện với những điều không hay có thể xảy ra, dám đi trên đôi chân chính nghĩa và dám ủng hộ những điều cao quý, bình dị nhất... 

Đồng Tâm cần yên ổn, muốn yên ổn và muốn kết thúc cái cơ sự hiện tại. Đó có lẽ là thông điệp từ những lời nói thật, tán đồng bản kết luận thanh tra của đại đa số dân Đồng Tâm... 

25 tháng 12, 2019

Về ông "Nghị" Dương Trung Quốc, Lưu Bình Nhưỡng

Có một sự thật là vấn đề Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Tp Hà Nội không chỉ nóng trên không gian mạng, với những câu tiền hô hậu ủng từ các anh hùng bàn phím. Mà xin thưa nó đã từng rất nóng với cách đặt vấn đề từ ĐBQH Dương Trung Quốc; hay cách phân tích, lí giải vấn đề từ ông Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng... 

Chuyện hai ông nghị này ủng hộ đám cực đoan, hiếu chiến và chây ì tại Đồng Tâm ai cũng biết, ai cũng hiểu. Mỗi lần đăng đàn dù vấn đề này, vấn đề kia thì ông Nghị quyết cũng cố cất nhắc cho được vấn đề Đồng Tâm trong phần câu chuyện liên quan. 

Và cứ như thế, Đồng Tâm vô tình đã trở thành một vấn đề mà kinh động, cần sự vào cuộc của những người có mặt trong Hội trường Diên Hồng mặc dù công bằng mà nói thì đó chỉ là vấn đề của một nhóm dân cư với những thủ đoạn kiếm chác không còn quá xa lạ với bất cứ ai trong chúng ta. 

Xung quanh sự việc cũng xuất hiện những bức hình cho thấy 2 ông nghị này (Dương Trung Quốc, Lưu Bình Nhưỡng) đã trực tiếp tiếp cận dân Đồng Tâm để tìm hiểu sự việc. Đồng ý, để tiếp cận chân lý sự việc thì việc tiếp cận chủ thể liên quan, chủ thể trực diện là vô cùng cần thiết, là cách để những người có tiếng nói, đại diện cho tiếng nói của người dân như 2 ông có cơ sở để lên tiếng, để bênh vực hoặc lên án...

Nhưng, trong cái cách tiếp cận thì chính cả hai ông lại đưa mình vào cái thế "có vấn đề". Chủ thể họ tiếp xúc thường xuyên, nhiều lần không ai khác là cha con ông Kình, những người ủng hộ đám cực đoan, và cả những người có lợi ích song hành. 

Trong đó bặt nhiên không có bất cứ ai là thành phần trung gian hoặc chí ít là những người hiểu chuyện nhưng không bị chi phối bởi quyền lợi liên quan...

Và chả trách với cách tiếp cận ấy thì sản phẩm mà các vị tiếp cận được, nhận lấy chỉ là một chiều, là những tiếng nói lên án chính quyền; phủ nhận những nội dung được nêu trong bản kết luận từ thanh tra Hà Nội cho đến thanh tra Chính phủ. 

Và cũng chả trách mà khi đăng đàn 2 vị cứ thế mà bảo vệ đám cực đoan tại Đồng Tâm và nhân danh cương vị đại biểu của mình để yêu cầu Chính phủ, Hà Nội bộ, ngành liên quan phải làm thế này, thế kia... Đó cũng là lí do khiến cho dù có nhiều động thái nhưng sự việc vẫn bị kêu là không có tiến triển và cách ngành không vào cuộc xử lý này kia... Vấn đề vẫn vì thế được nhận định, đánh giá là chưa được giải quyết thực sự thấu đáo, còn tồn đọng...

Câu chuyện đã được nói từ lâu. Xung quanh chuyện này, Mõ cũng có nhiều tút, bài về điều này để nói cùng dư luận và xét đoán cùng dư luận. 



Nhưng cũng chính trong cuộc đối thoại hôm qua, câu chuyện chứ không phải là điều gì khác, một lần nữa được dựng dậy bằng phát biểu của chính những người dân Đồng tâm được mời đến đối thoại: ""Có Đại biểu Quốc hội xuống Đồng Tâm nhưng không gặp chúng tôi, những người có quyền lợi liên quan trực tiếp mà lại chỉ gặp người khiếu kiện là không hợp tình, hợp lý". 

Đó là phát biểu của ông Trần Ngọc Viễn (75 tuổi, là một trong 14 hộ làm nhà trái phép trên đất quốc phòng, phải di dời tại Đồng Tâm) bày tỏ sự không hài lòng, và cho rằng đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến phức tạp ở địa phương thời gian qua.

Đó là điều chính dân Đồng tâm chỉ ra hẳn hoi chứ không phải nói dựa, nói lên án cho hay của ai đó. 

Đó cũng là điều đáng tiếc, bởi lẽ ra là đại biểu quốc hội thì những người như ông Quốc, ông Nhưỡng phải sáng suốt, hiểu hơn ai cả về cái lẽ nghĩ, cách thức thực hiện để cho ra những kết quả chân thực. Đằng này các vị lại biến mọi thứ thành những thứ hổ lốn, xa rời về bản chất... 

Và riêng với điều này thì họ vô tình khiến cho mình không xứng với cái danh xưng đang có. Họ đang đạp đổ chính sự kỳ vọng của người dân. Dù ai cũng biết đó là những con sâu trong nồi canh lớn, đó cũng là điểm chưa được trong 2 cá nhân này nhưng chỉ từng ấy thôi cũng đặt ra cho Quốc hội, người dân cần xét đoán, thận trọng hơn trong trao gửi những lá phiếu tín nhiệm của mình dành cho họ...

7 tháng 12, 2019

VÂY XE KSQS, "TỔ ĐỒNG THUẬN" NGHĨ GÌ?

Từ năm 2017, ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã diễn ra một vụ tranh chấp quyền sử dụng đất, trong đó nhóm dân địa phương tự xưng là “tổ Đồng Thuận” không đồng tình việc chính quyền huyện Mỹ Đức giao đất đanh canh tác của họ cho tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. Ngày 25/11/2019, vụ việc này lại nóng lên, khi “tổ Đồng Thuận” chặn, giữ xe tải chở một tiểu đội kiểm soát quân sự đang đi qua địa bàn xã. Trong clip tự quay, nhóm này chửi bới những người trên xe, tuyên truyền rằng quân đội đang cử người đến “cướp đất” của dân, và rằng họ sẽ làm bạo động như Hong Kong nếu không được đáp ứng yêu sách.

Vậy đâu là bản chất của vụ vây xe kiểm soát quân sự hôm 25/11, của vụ tranh chấp quyền sử dụng đất ở xã Đồng Tâm, và của các đề nghị “đối thoại” trong vụ việc Đồng Tâm? Trong loạt bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu ngọn nguồn câu chuyện để trả lời những câu hỏi đó.

1. Thấy gì qua việc “tổ Đồng Thuận” vây xe kiểm soát quân sự hôm 25/11/2019?

Cuối tháng 08/2019, khi Thanh tra Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội mở cuộc họp báo phổ biến kết quả thanh tra về việc quản lý, sử dụng đất ở khu sân bay Miếu Môn, “tổ Đồng Thuận” đã phản đối sự kiện này, với lý do thanh tra chưa về địa phương để “đối thoại” với họ. Đáp ứng đề nghị đó, ngày 25/11/2019, tại trụ sở UBND huyện Mỹ Đức, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức buổi tiếp xúc công dân về kết luận thanh tra.

Dự sự kiện có Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung; Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh; Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Đỗ Văn Đương; đại diện Văn phòng Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Quân chủng Phòng không - Không quân; đại diện các sở, ngành của TP Hà Nội và chính quyền địa phương liên quan, cùng một số đại diện của cư dân các xã bị ảnh hưởng.

Buổi trao đổi này xoay quanh 3 nội dung chính.

Thứ nhất, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh khẳng định rằng kết luận của Thanh tra Tp. Hà Nội và Thanh tra Chính phủ là đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, đảm bảo tính chính xác.

Thứ hai, ông Thanh cho biết gần 30 cán bộ đã bị xử lý, trong đó có một số cán bộ bị xử lý hình sự, do làm sai quy định và pháp luật trong quá trình quản lý, sử dụng đất khu sân bay Miếu Môn, dẫn đến việc làm nảy sinh các tranh chấp về quyền sử dụng đất.

Thứ ba, ông Thanh cho biết cư dân địa phương đang có 2 luồng ý kiến về kết luận thanh tra. Luồng thứ nhất – bao gồm các cán bộ lão thành ở xã Đồng Tâm và 14 hộ dân đã nhận tiền đền bù – là những người ủng hộ kết luận thanh tra, mong kết luận thanh tra sớm được thực hiện và những người sai phạm sớm bị xử phạt, để đời sống tại địa phương trở lại ổn định. Luồng thứ hai – bao gồm một số hộ dân đang đề nghị đối thoại – không đồng ý với kết luận thanh tra. Về việc này, ông Thanh cho biết Thanh tra Chính phủ và Tp. Hà Nội luôn sẵn sàng đối thoại, làm rõ các vấn đề mà người dân còn khúc mắc.

Nhóm người đang đề nghị đối thoại ở đây chính là “tổ Đồng Thuận”. Tuy nhiên, trong các clip tự quay và phần trả lời phỏng vấn RFA, “tổ Đồng Thuận” cho biết họ đã không đến “đối thoại” vì 2 lý do. Thứ nhất, giấy mời mà cha con Lê Đình Kình, Lê Đình Công nhận được chỉ là giấy mời đến “nghe đọc kết luận thanh tra”, chứ không phải là giấy mời “nguyên đơn” đến “đối thoại”. Thứ hai, Thanh tra Chính phủ chỉ tổ chức cuộc gặp ở huyện Mỹ Đức, chứ không đến xã Đồng Tâm như họ đòi hỏi.

Hai lý do mà “tổ Đồng Thuận” viện dẫn có sức nặng rất thấp. Về lý do thứ nhất, vì ông Kình không có quyền và lợi ích liên quan đến khu đất, ông không có quyền khiếu nại Kết luận Thanh tra, mà chỉ có quyền phản ánh (theo Luật Tiếp Công dân) và quyền tố cáo (theo Luật Tố cáo). Trước đây, Thanh tra Hà Nội đã làm việc, có văn bản về đơn tố cáo của ông Kình, vì vậy ông Kình chỉ có thể dự buổi trao đổi, chứ không thể đòi đến “đối thoại” với tư cách “nguyên đơn”. Về lý do thứ hai, tổ chức cuộc gặp ở huyện Mỹ Đức là một lựa chọn phù hợp, do cư dân của nhiều xã khác, ngoài Đồng Tâm, cũng được mời đến dự do chịu ảnh hưởng từ dự án.

Chiều cùng ngày 25/11, một tiểu đội không vũ trang đã di chuyển bằng ô tô qua khu vực Miếu Môn, để đến làm nhiệm vụ kiểm soát quân sự phục vụ hội thao tại Trường bắn Miếu Môn (nằm ngay cạnh xã Đồng Tâm). “Tổ Đồng Thuận” thấy vậy, liền vây và giữ người trong xe, do tưởng quân đội cho xe quân sự đến “uy hiếp” họ. Các clip tự quay của nhóm này cho thấy Lê Đình Công đưa người vây xe quân sự, Lê Viết Hiểu cầm loa đọc diễn văn đưa yêu sách, trong lúc một nhóm phụ nữ áp sát để chửi bới, xúc phạm thậm tệ các chiến sĩ trong xe. Nhóm này nói rằng sự hiện diện của xe quân sự cho thấy quân đội đang định biến Đồng Tâm thành Thiên An Môn để cướp đất; rằng họ sẵn sàng bạo động như Hong Kong để đáp trả; rằng họ sẽ không đối thoại với Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, phải đợi Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đến “nhận quân” mới thả con tin… Vài giờ sau, khi chính quyền giải thích và gây áp lực, họ thả cho xe tiếp tục di chuyển.


Nếu “tổ Đồng Thuận” không chấm dứt hành vi phạm pháp trong ngày, thì với những hành vi có tổ chức nêu trên, họ hoàn toàn có thể bị truy tố về tội “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” (Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015), hoặc tội “Gây rối trật tự công cộng” (Điều 318).

Nhìn toàn cảnh sự kiện, có thể thấy “tổ Đồng Thuận” không thật sự muốn “đối thoại” với Thanh tra Chính phủ trong khuôn khổ của pháp luật Việt Nam. Nếu làm vậy, họ sẽ ở vào thế yếu, do họ dùng nhiều văn bản không có giá trị pháp lý làm căn cứ để lập luận, như phần sau của loạt bài sẽ chỉ rõ. Từ năm 2017 đến nay, họ chỉ có lợi thế vào những lần “chơi trên sân nhà” – như vụ họ bắt giữ 38 quan chức, phóng viên và cảnh sát đến Đồng Tâm làm nhiệm vụ; hay những lần họ huy động đám đông thô bỉ đến “đấu tố” một nhóm vài cán bộ xã, huyện trước ống kính Livestream. Như vậy, cả việc họ từ chối tham dự những buổi “đối thoại” nằm ngoài địa bàn xã Đồng Tâm, lẫn việc họ bắt giữ, nhục mạ một nhóm bộ đội không vũ trang đi ngang qua địa bàn, thực ra chỉ là chiêu “chó cậy gần nhà gà cậy gần chuồng”, chứ không thể hiện nhận thức về dân chủ hay pháp luật. Những gương mặt chống đối ủng hộ họ - như Tuấn Tự Thú, Nguyễn Đức Thành hay Diễn đàn Xã hội Dân sự - đương nhiên cũng thích phương án “đối thoại” này, vì nó giúp kéo dài sóng truyền thông và phục vụ việc tuyên truyền về quyền tư hữu đất.

2. Bản chất của vụ tranh chấp quyền sử dụng đất ở xã Đồng Tâm

Khi bình luận về vụ “tổ Đồng Thuận” bao vây một nhóm bộ đội hôm 25/11/2019, Nguyễn Anh Tuấn (thành viên Green Trees) viết:


Nếu nhìn lại toàn bộ quá trình quản lý, sử dụng khu đất liên quan đến dự án xây dựng sân bay Miếu Môn, thể hiện qua kết luận thanh tra, ta sẽ thấy bài viết của Nguyễn Anh Tuấn có nhiều điểm sai sự thật.



Cụ thể, quá trình này bắt đầu vào ngày 14/04/1980, khi Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 113/TTg về việc cấp đất xây dựng đợt 1 sân bay quân sự Miếu Môn, với diện tích 208 ha. Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sơn Bình đảm nhiệm việc xác định cụ thể ranh giới, tọa độ của đất cấp, sao cho phù hợp với quy hoạch tổng mặt bằng khu vực và đảm báo an toàn vận hành cho các loại máy bay quân sự và dân dụng hoạt động.

Ngày 10/11/1981, UBND tỉnh Hà Sơn Bình có Quyết định số 386-QĐ/UB, giao 208 ha đất đợt 1 cho Bộ Tư lệnh Công binh. Trong 208 ha này, diện tích đất bị thu hồi của HTX Hữu Văn là 1 ha, của HTX Trần Phú là 45,8 ha, của K66 – Bộ Tư lênh Pháo binh là 5 ha, của HTX vôi đá Trần Phú là 2 ha, của Xí nghiệp Vôi Đá Miếu Môn là 3 ha, của Xưởng 31 là 5 ha, của HTX Đồng tâm là 47,36 ha, của của Nông trường Quốc doanh Lương Mỹ là 98,84 ha. Ngoài ra, Nông trường Lương Mỹ bị thu thêm 31,9 ha diện tích đất ảnh hưởng do thi công, nâng tổng diện tích đất bị thu hồi trong thực tế lên 239,9 ha. Vị trí của phần đất thu thêm được thể hiện trong ảnh dưới:

Trong 239,9 ha bị thu hồi trong thực tế này, chỉ có 64,66 ha thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm. Số này gồm 14,3 ha đất thuộc Nông trường !uốc doanh Lương Mỹ, 3 ha của Xí nghiệp Vôi Đá Miếu Môn và 47,36 ha thuộc HTX nông nghiệp Đồng Tâm.

Tuy nhiên, do không thực hiện được dự án, các đơn vị quốc phòng đã không thực hiện di dời những hộ dân vốn sống trên khu đất từ trước năm 1980, đồng thời cho cư dân địa phương mượn đất để canh tác nông nghiệp. Nhân đó, UBND xã Đồng Tâm đã làm thủ tục hợp pháp hóa các giao dịch đất quốc phòng, biến chúng thành đất thổ cư, đất vườn liền kề và đất ở có thời hạn sử dụng lâu dài cho 14 hộ.

Ngày 20/10/2014, UBND Tp. Hà Nội có Quyết định số 5383/QĐ, giao 236,7 ha đất quốc phòng thuộc dự án sân bay Miếu Môn cho Lữ đoàn 28 Quân chủng Phòng không - Không quân. Đây chính là khu đất 239,9 ha đã thu hồi, trừ đi 3,2 ha do làm đường giao thông và sai số do đo đạc.

Ngày 27/03/2015, Bộ Tổng tham mưu – Bộ Quốc phòng có Quyết định Số 551, thu hồi 50,3 ha đất thuộc phạm vi sân bay Miếu Môn, giao cho Tập đoàn Viettel thực hiện một số dự án Quốc phòng. Trong đó, có 32,57 ha thuộc địa bàn hành chính xã Đồng Tâm.

Tiếp đó, khi quân đội đo đạc, bàn giao, đền bù hoa màu cho những hộ dân chiếm giữ đất quốc phòng trên địa bàn xã Đồng Tâm, 14 hộ dân vừa nêu, dưới sự kích động của cha con ông Lê Đình Kình, đã kiên quyết không hợp tác. Họ viện dẫn các giấy tờ không hợp lệ mà UBND xã Đồng Tâm từng cấp, để nói rằng khu đất họ đang canh tác là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm. Từ đó, họ kiện cáo rằng thành phố Hà Nội định thu hồi của xã Đồng Tâm tổng cộng 106 ha đất; trong đó chỉ có 47 ha đất quốc phòng, 59 ha còn lại là đất nông nghiệp mà tập đoàn Viettel muốn chiếm của dân. Số đất nông nghiệp này chính là khoảng chênh lệch giữa diện tích bị thu hồi cho mục đích quốc phòng vào năm 1980 (208 ha) và lượng đất bị thu hồi trong thực tế vào năm 2014 (236,7 ha).

Để dễ hình dung các số liệu trong vụ tranh chấp đất đai này, mời bạn nhìn bảng sau:



Qua các số liệu, bản đồ và chuỗi sự kiện, có thể thấy yêu sách của “tổ Đồng Thuận” khó tin trên ít nhất 3 điểm.

Thứ nhất, về mặt hình ảnh, trên bản đồ mà Nguyễn Anh Tuấn viện dẫn, khu đất 59 ha trông nhỏ hơn khu đất 47,36 ha.

Thứ hai, về mặt tiến trình, lượng đất thu hồi trong thực tế đã tăng từ 208 ha lên 239,9 ha từ năm 1981, chứ không đợi đến năm 2014. Diện tích tăng thêm chỉ là 31,9 ha, sau giảm còn 28,7 ha do làm đường, chứ không lên đến 59 ha như lời “tổ Đồng Thuận”. Và như bản đồ màu xanh lá mạ đã thể hiện, diện tích tăng thêm này thuộc khuôn viên Nông trường Lương Mỹ ở phía Đông, chứ không liên quan đến khu đất phía Tây mà “tổ Đồng Thuận” đang tranh chấp.

Thứ ba, về mặt số liệu, tổng diện tích đất bị thu hồi của xã Đồng Tâm là 64,66 ha, chứ không lên đến 106 ha như lời “tổ Đồng Thuận”. Và trong khi Viettel chỉ được cấp 50,3 ha đất, trong đó có 32,57 ha thuộc xã Đồng Tâm; “tổ Đồng Thuận” lại nói rằng mình bị Viettel lấy những 59 ha.

Ngoài ra, bài viết của Nguyễn Anh Tuấn cũng có dấu hiệu không trung thực, khi Tuấn sửa diện tích đất đang tranh chấp thành 50 ha, cho khớp với khu đất mà Viettel được cấp, trong khi “tổ Đồng Thuận” đòi những 59 ha đất.

Vậy vì sao ông Lê Đình Kình, một người không có quyền lợi liên quan đến khu đất đang tranh chấp, lại trở thành “thủ lĩnh” của nhóm dân khiếu kiện xã Đồng Tâm? Trong thực tế, ông Kình và các con nằm trong số những cán bộ xã Đồng Tâm từng tiếp tay “hô biến” đất quốc phòng của dự án Miếu Môn thành đất nông nghiệp. Để làm rõ động cơ và quá trình tham gia của ông Kình trong vụ việc phức tạp này, mời các bạn đọc một số đoạn trích trong bài viết năm 2017 của ông Nguyễn Minh Tâm:

“Lợi dụng việc Lữ đoàn 28 cho dân xã Đồng Tâm mượn đất để canh tác, “được đằng chân lân đằng đầu”, các thế hệ cán bộ xã Đồng Tâm về sau đã biến những thửa đất mượn ấy thành đất nông nghiệp do xã quản lý theo kiểu “cứt trâu để lâu hóa bùn”. Cụ thể là mấy cán bộ lãnh đạo trong Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm đã làm thủ tục “hô biến” đất quốc phòng thành đất thổ cư, đất vườn liền kề và đất ở có thời hạn sử dụng lâu dài cho 14 hộ. Hộ ông Trần Ngọc Viễn, 12.000m2; hộ ông Nguyễn Văn Toán, 11.000m2; hộ ông Nguyễn Văn Phương 1.500m2... Không chỉ canh tác, những người dân ở đây còn xây nhà cửa, xưởng sản xuất nhằm mục đích biến thổ canh thành thổ cư. Trong các năm 2000 và 2011, các hộ ông Toán và ông Viễn đã sửa chữa lại nhà ở, xây dựng lán trại chăn nuôi và xưởng sản xuất vật liệu xây dựng. Tiểu đoàn 31 (đơn vị quản lý sân bay) đã tiến hành ngăn chặn, yêu cầu hai hộ trên dừng việc xây dựng, sửa chữa nhà. Tuy nhiên, ông Viễn và ông Toán vẫn lén lút xây công trình kiên cố.

Sở dĩ nhưng hộ dân này có thể tự tung tự tác được như vậy là có sự tiếp tay của các ông Lê Đình Kình, nguyên Chủ tịch xã, ông Nguyễn Văn Sơn, Bí thư Đảng ủy xã và ông Lê Đình Thuần (con ông Lê Đình Kình), Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã nhiệm kỳ 2010-2015 và một số người khác. Mấy vị lãnh đạo xã Đồng Tâm này thừa biết rằng theo Luật đất đai 2003, thẩm quyền quản lý đất đai thuộc thẩm quyền của cấp huyện nhưng vẫn ký xác nhận vào hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dung đất của các hộ lấn chiếm đất quốc phòng rằng đó là đất nông nghiệp. Đây chính là nguồn cơn của những lục đục, mâu thuẫn về sau trong nội bộ lãnh đạo xã Đồng Tâm cũng như gây ra những mâu thuẫn trong nội bộ người dân xã Đồng Tâm.”

“Phải nói thẳng rằng họ Lê Đình hiện là một trong số ít dòng họ to nhất, có vai vế nhất trong làng Hoành nói riêng và xã Đồng Tâm nói chung. Bản thân ông Lê Đình Kình từng giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm. Con ông là Lê Đình Thuần cũng từng giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm. Cháu ông là Lê Đình Công giữ chức vụ Thư ký Ủy ban Nhân dân xã. Con ông là Lê Đình Bá đang đương chứ Trưởng thôn Hoành. Một người cháu khác con ông em của ông là Lê Đình Tuyến giữ chức vụ Phó trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện Mỹ Đức. Cháu ngoại ông là bà Nguyễn Thị Lan hiện đang đương chức Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm. Quả là một gia đình có truyền thống.

Tuy nhiên, có một truyền thống khác mà ít người biết đến là bản thân ông Lê Đình Kình đã mắc nhiều sai phạm buông lỏng quản lý đất đai trong xã, đã từng bị kỷ luật cách chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm và bị hạ tầng công tác xuống làm nhân viên Văn phòng Ủy ban Nhân dân xã. Tuy nhiên, ông chưa bị khai trừ khỏi Đảng như ông Lê Đình Thuần, con trai ông.”

“Từ đầu năm 2017, ông Lê Đình Kình đã đã trực tiếp hoặc thông qua một số người trong cái tổ chức gọi là “Tổ đồng thuận” để rêu rao rằng người dân xã Đồng Tâm cứ ra khu vực đất đồng Sênh thuộc sân bay Miếu Môn, nhịn ăn một bát phở ủng hộ tiền cho ông Lê Đình Kình và một số người cầm đầu đi khiếu kiện Viettel để đòi đất. Sau này khi đòi được đất sẽ chia lại cho người dân. Nếu không được thì Tập đoàn Viettel muốn thực hiện dự án cũng phải đền bù ít nhất 4 triệu đồng/m2, mỗi gia đình sẽ nhận được hơn 100 triệu đồng. Sự ranh mãnh của một ông già 83 tuổi từng nếm đòn kỷ luật vì buông lỏng quản lý đất đai và ăn chặn tiền chính sách đã đánh đúng vào tâm lý hám lợi của người dân Đồng Tâm cũng như sự hiểu biết còn nhiều hạn chế của người dân để kích động nhân dân xã Đồng Tâm tham gia vào hoạt động xâm chiếm đất của sân bay Miếu Môn.

Tuy nhiên, sự hiểu biết của ông Lê Đình Kình và một số công dân xã Đồng Tâm cũng là có hạn bởi họ đã không tra cứu, cập nhật thông tin để biết rằng hiện nay, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã quy định thẩm quyền thu hồi đất, xử lý sắp xếp lại nhà, đất trên địa bàn thành phố, trong đó có đất nông nghiệp là thuộc thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội theo Điều 5 của Quyết định 49/2008/QĐ-UBND ngày 28-11-2008 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội chứ không thuộc thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức như khi Mỹ Đức còn thuộc tỉnh Hà Tây (cũ) do Quy định về quản lý đất đai ở các thành phố trực thuộc trung ương, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội đòi hỏi thẩm quyền cao hơn các tỉnh, thành khác. Và ông Lê Đình Kình cùng đám lâu la của ông vẫn cứ tưởng rằng nếu đất khu vực đồng Sênh là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm thì theo quy định về quản lý đất đai thì sẽ do Ủy ban nhân dân xã Đồng Tâm quản lý, sử dụng như trước đây.”

“Một điểm khác mà những “đồ đệ” của ông Lê Đình Kinh khi “tham mưu” cho ông làm vụ khiếu kiện này đã không biết đến là ngày 29-12-2014 UBND thành phố ban hành Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND ban hành quy định về các loại giá đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội áp dụng từ ngày 1-1-2015 đến 31-12-2019. Theo bảng giá đất ban hành kèm theo quyết định này thì giá đất nông nghiệp trồng lúa nước và trồng cây hàng năm trên toàn bộ huyện Mỹ Đức được xác định là 108.000đ/m2 đối với khu vực đồng bằng; 84.000đ/m2 đối với khu vực trung du và 56.800đ/m2 đối với khu vực miền núi. Như vậy không bao giờ có cái giá 4 triệu đồng/m2 như ông Lê Đình Kình cùng nhóm khiếu kiện xã Đồng Tâm vẫn rêu rao, lừa phỉnh người dân bấy lâu nay. Điều nguy hiểm là bằng chiêu thức này, ông Lê Đình Kình từng là người mắc sai phạm quản lý đất đai, tiếp tay cho con cháu tham nhũng đất đai và bản thân đã từng tham nhũng tiền chính sách lại nghiễm nhiên trở thành nhân vật chống tham nhũng trong con mắt dư luận.”

Giống như các nhân vật cán bộ nhưng ở phía phản diện trong các phim “Đất và Người”, “Ma Làng”, “Gió làng Kình”, mục tiêu của ông Lê Đình Kình rất khó nhận biết vì nó khá phức tạp. Ông ta muốn pháp luật trừng phạt những kẻ đã tham nhũng đất đai như Nguyễn Văn Sơn (nguyên Bí thư xã ủy) nhưng lại muốn cho các con cháu ông như Lê Đình Thuần, Lê Đình Công thoát tội và không bị xử lý. Ông cũng muốn qua việc khiếu kiện này để mượn tay pháp luật trừng phạt lại những người trước đây đã trừng phạt ông về tội ăn chặn tiền trợ cấp của thương binh và gia đình liệt sĩ (từ 30 năm trước) để ngoi lên chức vụ mà ông từng nắm giữ và còn tham nhũng đất đai “táo tợn” hơn chính bản thân ông. Và cũng chính tay ông Lê Đình Kình đã ký xác nhận thửa đất 12.000 m2 mà ông Trần Ngọc Viễn lần chiếm trái phép tại khu vực sân bay Miếu Môn là “đất nông nghiệp”, mở màn cho một loạt các vụ alaso lấn chiếm đất ở đây nên ông ta cũng cần lợi dụng vụ này để xóa dấu vết tội lỗi của mình. Chính vì thế mà cách hành xử của “Gió làng Kình” (bây giờ có thể gọi là “Gió làng Hoành”) mới phức tạp như vậy.”

Link tài liệu:

* Diễn biến ở Đồng Tâm ngày 25/11/2019:

_ “NHÓM PHẢN LOẠN TẠI ĐỒNG TÂM ĐANG GÂY RỐI AN NINH TRẬT TỰ” – Việt Nam Thời Báo News (kênh Youtube), 25/11/2019

youtu.be/BZIuAUGE-TE

_ “Một tiểu đội kiểm soát quân sự của Tiểu đoàn kiểm soát quân sự 103, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đang bị giữ tại Đồng Tâm.” – Lương Lê Minh (FB cá nhân), 25/11/2019, 17:37

facebook.com/minh.tron.7/posts/2001221423313792

_ “…Nhắc lại rằng: Bất chấp việc "dân" lên gân so sánh Đồng Tâm với Hongkong và Thiên An Môn lấy xe tăng chẹt người biểu tình, thì trước ống kính máy quay chỉ có 14 chiến sỹ, mang quân phục thường dùng, và tay đeo băng đỏ. Ở huyện, Thanh tra chính phủ đang chờ để công bố kết luận thanh tra về đất đai. Ở xã, tổ đồng thuận lãnh đạo "dân" bắt giữ bộ đội tay không tấc sắt. Họ cho rằng Thanh tra chính phủ đồng lõa với quan tham, Thủ đô cho bộ đội "đàn áp" "dân", nên đòi Bộ trưởng Quốc phòng về nhận quân thì mới giao người…” – Lương Lê Minh (FB cá nhân), 25/11/2019, 18:55

facebook.com/photo.php?fbid=2001318146637453&set=a.349342451835039&type=3

_ “Sai phạm liên quan vụ đất Đồng Tâm (Hà Nội): Gần 30 cán bộ bị xử lý” – Tuổi Trẻ, 25/11/2019, 20:16

tuoitre.vn/sai-pham-lien-quan-vu-dat-dong-tam-ha-noi-gan-30-can-bo-bi-xu-ly-20191125195718643.htm

_ “Không có chuyện người dân bắt giữ bộ đội tại xã Đồng Tâm” – Văn Cảnh, Nguyễn Thắng (TTXVN), 26/11/2019

news.zing.vn/khong-co-chuyen-nguoi-dan-bat-giu-bo-doi-tai-xa-dong-tam-post1017628.html

_ “ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Vụ việc Đồng Tâm thấy còn một số băn khoăn” – Dân Việt, 26/11/2019

vcci.com.vn/dbqh-luu-binh-nhuong-vu-viec-dong-tam-thay-con-mot-so-ban-khoan

* Các bài về sự kiện ngày 25/11/2019 trên các trang chống Cộng:

_ “Chính phủ có thật sự đối thoại với người dân Đồng Tâm?” – RFA, 25/11/2019

rfa.org/vietnamese/in_depth/is-the-gov-talks-with-citizens-of-dong-tam-11252019121024.html

_ “SỰ THẬT ĐỒNG TÂM CỰC KỲ ĐƠN GIẢN - QUAN CHỨC HN MÓC NGOẶC ĐÁNH TRÁO VÔ CÙNG GIAN MANH” – Nguyễn Anh Tuấn Green Trees (FB cá nhân), 26/11/2019, 21:17

facebook.com/tuannguyendkher55/posts/1655019274640760?hc_location=ufi

_ “ĐỒNG TÂM HÔM QUA: KHI NIỀM TIN CẠN KIỆT” – Nguyễn Anh Tuấn tự thú (FB cá nhân), 26/11/2019, 22:31

facebook.com/nguyen.anh.tuan8690/posts/3128445123837026

_ “VỤ ĐỒNG TÂM: LẠI LÀ VTV” – Nguyễn Anh Tuấn tự thú (FB cá nhân), 29/11/2019, 10:53

facebook.com/nguyen.anh.tuan8690/videos/3133519543329584/

* Các bài về sự kiện ngày 25/11/2019 trên các trang ủng hộ chế độ:

_ “KỲ 1: KHÔNG CÓ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG DIỆN THU HỒI, CHUYỂN CHO VIETTEL” – Loa Phường, 07/07/2017

loaphuong.org/2017/07/ket-luan-thanh-tra-luat-su-du-luan-va.html

_ “KỲ 2: CON SỐ 59 HA ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỊ VIETTEL THU HỒI KHÔNG CÓ THỰC” – Loa Phường, 07/07/2017

loaphuong.org/2017/07/ket-luan-thanh-tra-luat-su-du-luan-va_7.html

_ “KỲ 3: NHÓM ĐỒNG THUẬN "NHẦM LẪN" NGU NGƠ HAY CỐ Ý?” – Loa Phường, 08/07/2017

loaphuong.org/2017/07/ket-luan-thanh-tra-luat-su-du-luan-va_8.html

_ Về kết luận thanh tra vụ Đồng Tâm – Tâm Minh Nguyễn (FB cá nhân), 08/07/2017

molang0205.com/2017/07/sau-cong-bo-ket-luan-thanh-tra-at-mieu.html

_ “DÂN ĐỒNG TÂM NÓI GÌ VỀ ÔNG NGHỊ LƯU BÌNH NHƯỠNG VÀ DƯƠNG TRUNG QUỐC” – Việt Nam Thời Báo News (kênh Youtube), 25/11/2019

youtu.be/LukOEB6SAEg

1 tháng 12, 2019

Bài học nhân sinh qua vụ việc Đồng Tâm

Mặc dù Nguyễn Văn Tuyển (tức “Tuyển cụt”), một nhân vât được cho là tay chân đắc lực của ông Kình, kẻ được giới thiệu "chuyên được giao nhiệm vụ gây rối, chửi bới cán bộ chính quyền" đã nhanh chóng gỡ bỏ nội dung công khai tố cáo số thành viên cốt cán trong Nhóm Đồng Thuận vì “ăn chia không đều” trên mạng xã hội xuống. Nhưng với sự nhanh tay của cộng động mạng, bản thu chi tài chính của nhóm Đồng Thuận cùng nhiều bằng chứng liên quan đã được thu thập, tải về (Ảnh dưới): 


Theo đó, tính đến tháng 11/2019, tổng kinh phí năm 2019 mà nhóm Đồng Thuận nhận được từ tài trợ các nguồn tài trợ trong đó chủ yếu từ các cá nhân, tổ chức bên ngoài được gần 700 triệu đồng. Trong đó, phần lớn số tiền trên chủ yếu rơi vào túi của cha con ông Kình và đám đầu lĩnh của nhóm này. Tỉ lệ ăn chia cụ thể: Cha con ông Kình: 240 triệu, chiếm 34% nguồn thu; 27 người còn lại: 66% số tiền còn lại và có sự phân cấp khá rõ ràng. 

Nguyên nhân khiến Nguyễn Văn Tuyển bức xúc được cho vì người này cho rằng, mặc dù công của mình rất lớn, thực hiện những công việc “mạo hiểm, độ rủi ro cao nhưng mức thù lao được hưởng chưa bằng 10% cha con ông Kình nên rất bức xúc và dẫn đến việc tố cáo. 

Việc tố cáo, vạch áo cho người xem lưng tại nhóm Đồng Thuận không phải là chuyện lần đầu xảy ra bởi trước đó đã có chuyện tương tự. Tuy nhiên, với việc công khai người tố cáo và người đó lại là thân tín, tay sai đắc lực nên vấn đề đã trở nên vô cùng xấu trong nội bộ của nhóm này. 

Đáng nói hơn, điều đó diễn ra khi mà mới đây đa số những đại biểu được mời có mặt tại cuộc đối thoại với Thanh tra Chính phủ, UBND TP Hà Nội tại trụ sở UBND huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội đa số người dân đã đồng thuận với nội dung kết luận đã được nêu. Dù không trực tiếp nhưng kết quả trên đã ít nhiều khiến cho đám người trong Đồng Thuận hoang mang. Việc tố cáo lẫn nhau, nhất là chuyện ăn chia trở nên bình thường và tất yếu, một khi niềm tin đã vơi cạn và không còn nhiều như hiện nay. 

Chuyện Tuyển tố cáo và nhanh chóng gỡ xuống, có thể vì bức xúc nhưng như đã nói, nó đã, đang lộ diện những bộ mặt bẩn tưởi của đám người lợi dụng sự việc để làm tiền trong sự việc. Họ chẳng có bất cứ căn cứ gì nhưng đã lợi dụng dư luận, lợi dụng chính người dân của mình để đánh đu với nhà nước, hòng tiếp tục được thoả mãn những yêu sách. Và như một quy luật có tính tất yếu khi bị dư luận ruồng bỏ, sự đơn độc, cùng những mối lo cận kề khiến một bộ phận trong chúng không giữ được mình và có những hành vi đi ngược lại lợi ích của tổ chức. 

Và nó đã xảy ra và tin chắc một khi cái tổ chức ma "Đồng Thuận" chưa bị tan rã thì nó sẽ còn diễn ra những cú áp phe tương tự... 

Sự việc vì thế hi vọng sẽ là lời cảnh tỉnh cho những ai đã từng yêu mến đám "Đồng Thuận", đã hi vọng góp thêm điều gì đó để những người dân tại đây đòi lại quyền lợi đáng có của mình. Các vị, với lòng thương hại, nhân văn của mình, vô tình đang tiếp tay cho những kẻ "LÀM TIỀN", những kẻ kiếm tiền bằng những trò xã hội đen với chính quyền nhà nước. 

Như vậy, có thể thấy những trò hề tại Đồng Tâm đang được hạ màn dù nó không quá nhanh như kỳ vọng. Song nó đang cho thấy một thực tế vô cùng sinh động, hợp lý, đó là chân lý luôn có cách để toả sáng, hiện nguyên hình; còn những cái dối trá, bịp bợm, tự thân nó sẽ có cách để hiện ra và tự tố cáo lẫn nhau. Cái kết mà nhóm Đồng Thuận đang được thừa hưởng, nhận lấy kia là kết quả căn cơ mà họ đã cố làm lấy và nhận lấy. 

Hi vọng, càng có nhiều hơn những người trong Đồng Thuận sớm nhận ra cái bộ mặt bẩn tưởi của cha con ông Kình và đám cốt cán để quay về với nẻo thiện. Tin chắc rằng khi đó, nhân dân Đồng Tâm chân chính sẽ đón nhận và đưa họ về sống trong vòng tay của mình!

3 tháng 11, 2019

XE VOLKSWAGEN BỊ PHẠT NẶNG VÌ DÍNH "ĐƯỜNG LƯỠI BÒ",

Tổng cục Hải quan đã họp với đại diện các cơ quan chức năng liên quan đến việc xử lý các cá nhân, tổ chức hãng xe Volkswagen đã trưng bày chiếc xe ô tô Volkswagen Touareg nhập khẩu có bản đồ đường lưỡi bò, đưa ra mức phạt lên đến 100 triệu đồng, đình chỉ hoạt động doanh nghiệp.

Tịch thu xe và phạt nặng

Tổng cục Hải quan vừa cho hay, trong các ngày 29/10 và 4/11, đơn vị này đã chủ trì tổ chức liên tiếp 2 cuộc họp với đại diện các cơ quan chức năng liên quan đến việc xử lý các cá nhân, tổ chức hãng xe Volkswagen đã trưng bày chiếc xe ô tô Volkswagen Touareg nhập khẩu có bản đồ đường lưỡi bò tại Hội chợ triển lãm ô tô Việt Nam 2019 (Vietnam Motor Show).


Về cơ bản, các Bộ, ngành đều thống nhất quan điểm cần xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc nhập khẩu, trưng bày và tổ chức Hội chợ triển lãm ô tô có thiết bị định vị vệ tinh (GPS) có cài đặt phần mềm ứng dụng dẫn đường (Navigator) sử dụng các hình ảnh không đúng về chủ quyền biển đảo của Việt Nam theo quy định của pháp luật có liên quan, như: Luật Thương mại, Luật Xuất bản.

Kết thúc cuộc họp ngày 4/11/2019, Tổng cục Hải quan kết luận phương án xử lý cụ thể đối với chiếc xe ô tô Volkswagen Touareg CR745J có “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc.

Theo đó, Tổng cục Hải quan đề xuất phạt tiền từ 40-60 triệu đồng đối với Cty TNHH ô tô Thế giới về hành vi NK ô tô có thiết bị định vị vệ tinh (GPS) có cài đặt phần mềm ứng dụng dẫn đường (Navigator) sử dụng các hình ảnh không đúng về chủ quyền biển đảo của Việt Nam; Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng với Cty TNHH ô tô Volkswagen Việt Nam (đơn vị phân phối) về hành vi tự ý thay đổi nguyên trạng hàng hóa tạm nhập – tái xuất (tự ý can thiệp tắt chức năng định vị, gỡ bỏ bản đồ ứng dụng có hình lưỡi bò); Phạt 20-40 triệu đồng với Cty TNHH ô tô Volkswagen Việt Nam về hành vi trưng bày chiếc ô tô sai phạm trên.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng áp dụng hình thức phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chiếc ô tô theo quy định.

Các nội dung này sẽ được Tổng cục Hải quan tổng hợp kết quả, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, hải quan cũng kiến nghị Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh xử lý đối với đơn vị tổ chức Hội chợ triển lãm, đơn vị đưa hàng hóa tham dự Hội chợ triển lãm về các hành vi vi phạm quy định tại Luật Thương mại năm 2005..

Không cho tái xuất

Theo Tổng cục Hải quan, trước đó, trên thị trường Việt Nam có xuất hiện một số chủng loại xe ô tô nhập khẩu có gắn thiết bị định vị vệ tinh (GPS) có cài đặt phần mềm ứng dụng dẫn đường (Navigator) sử dụng các hình ảnh không đúng về chủ quyền biển đảo của Việt Nam (có bản đồ hình lưỡi bò, đường 9 đoạn).

Tại Hội chợ triển lãm ô tô Việt Nam 2019 (Vietnam Motor Show, diễn ra từ ngày 23/10/2019 đến 27/10/2019 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn), hãng xe Volkswagen đã trưng bày chiếc xe ô tô Volkswagen Touareg nhập khẩu có bản đồ đường lưỡi bò. Đây là một trong 02 chiếc xe ô tô con 04 cửa, 5 chỗ ngồi hiệu Volkswagen Touareg (CR745J và CR746J) do Công ty TNHH ô tô Thế giới thuê từ đối tác Wolkswagen Group Import Company Limited (Trung Quốc).

Ngày 23/10/2019, Công ty TNHH ô tô VW Việt Nam đã đưa xe ô tô Volkswagen Touareg CR745J đến Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn để tham dự Triển lãm ô tô Việt Nam 2019. Tại Hội chợ, vào lúc 16h00 ngày 27/10/2019, Công ty đã phát hiện sự việc bản đồ định vị trên xe ô tô Volkswagen Touareg CR745J có đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc.

Ngay sau đó công ty đã tắt chức năng định vị và đưa xe ô tô về kho tại Khu công nghiệp Cát Lái, Quận 2, TP Hồ Chí Minh. Ngày 30/10/2019, Công ty TNHH Ô tô Thế giới có công văn số WA12-TX/2019 đề nghị được tái xuất chiếc xe ô tô nêu trên. Tuy nhiên, đề xuất này chưa được Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh giải quyết.

2 tháng 11, 2019

Tuấn Khanh - Nhạc sỹ MÉO MÓ

Sự vô ơn mất nết của Tuấn Khanh đã được thể hiện khá rõ khi thời gian gần đây, vị nhạc sỹ trở cờ này liên tục có những bài viết cộng tác với báo đài nước ngoài và trả lời phỏng vấn. Nhưng ít ai có thể ngờ được một kẻ được ăn học, thành danh sau hoà bình, khi đất nước đã được độc lập lại dám trâng tráo so sánh vụ 39 người nhập cư bất hợp pháp vào Anh với hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ năm xưa. 


Ông ta (nhạc sỹ Tuấn Khanh) đã nói điều đó trong một bài viết được đăng trên RFA. Bài viết có đoạn: “Giả sử chẳng may trong lịch sử, chiếc tàu buôn Trévile chở thanh niên Nguyễn Văn Ba bị đắm ngoài khơi năm 1911 hôm nay, tên gọi Nguyễn Tất Thành là gì, nhất là khi anh ta không chịu yên phận và chấp nhận cuộc đời một thầy giáo dạy chữ Hán”?. 

Nói về cái cách người Việt ta sang xuất khẩu lao động nơi xứ người, nhạc sỹ này viết: "Giờ đây, đất nước tôi nhộn nhịp những ước mơ mang hình giai cấp!". 

Đã có thời kỳ khi Tuấn Khanh xỉa xói chế độ, vẫn có những kẻ bênh vực Khanh bởi đơn giản khi đó những điều gã nói ra còn có điều để bao biện. Nhưng với câu chuyện đang nói xem chừng, mọi sự đã đi quá giới hạn cho phép. 

Mượn những dòng viết có tính phản ứng, lên án những suy nghĩ chết tiệt, những sự so sánh đánh trực diện vào nền tảng chính trị, tư tưởng của chế độ tương tự của Linh mục Đặng Hữu Nam (Quản xứ Mỹ Khánh, Giáo phận Vinh) từ Fbker Trần Hải: "Cụ Nam à, không thể như vậy được

Cụ tuổi Thìn, nhà cháu tuổi trâu. Cháu hơn cụ 3 tuổi.

Xưa nay, cháu vẫn bảo vệ cho bà con (Nhắc lại là bà con nhé), những người có đạo, kính Chúa và yêu nước.

Nick này nhà cháu đưa lên, không phải có là nick cụ hay không. Nếu đúng là cụ thì nhà cháu buồn tê tái buồn.

(Xin lỗi anh em, những người Công giáo yêu thương tròn vẹn. Emmanuel)

Cụ đi rao giảng đức tin phần hồn. Cụ hằng mong sự thánh thiện sẽ mãi còn trên trái đất yêu thương. Cụ thay Chúa mà truyền dạy, nhà cháu hiểu chứ. Mỗi lời cụ nói với con chiên là chuyển tải từ Đấng vĩnh hằng, ngài Jesu đã vì vạn kiếp mà thọ nạn. Nhà cháu qua Pháp, qua bức tường than khóc, nhà cháu khóc vì một đấng hy sinh bởi chấp nhận cho nhân loại. Máu Ngài rơi trên đường thọ nạn, kẻ giày xéo Người khi trên đường. Bụi, cát và tấm áo choàng gai hẳn cụ biết.

Vậy, khi cụ đã đi giảng phần hồn của cụ, cụ cũng để cho nhà cháu tý phần hồn với chứ?

Bác Hồ là phần hồn của chúng cháu.

Sao cụ nỡ giảng phần hồn của cụ mà không cho nhà cháu tôn trọng phần hồn nhà cháu. Cụ như vậy, nên suy xét lại đi, thưa cụ.

Cụ đang ở trên đất nào, quê cụ ở đâu? Thưa cụ?

Cụ quậy quá. Sống tốt đời đẹp đạo đi cụ". 

Để thấy được rằng ngay những người bình thường nhất, những người không yêu mến chế độ đi nữa thì họ cũng không bao giờ để yên, hoặc dửng dưng khi nghe những giọng điệu chó má và mất nết này. 

Bởi đơn giản, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vượt qua biên độ, sự xơ cứng của một nhà chính trị, lãnh tụ của một cuộc cách mạng để đến được với người dân, trở thành một khối vững chắc trong tâm khảm của nhiều người dân Việt Nam. Và lối nghĩ, cách nói "Bác Hồ là phần hồn của chúng cháu" cho thấy rất rõ điều đó... 

Và khi mà dư luận chưa hết phẫn nộ, bàng hoàng bởi những lời lẽ của Linh mục Đặng Hữu Nam từ Giáo phận Vinh thì sự lên tiếng tương tự của vị nhạc sỹ đến từ Tp Hồ Chí Minh không khiến cho dư luận bàng hoàng... 

Và trong cơn bừng tỉnh, dư luận, những người quan tâm hiểu ra rằng, ở VN đang tồn tại một thứ người, dù họ là thầy tu của một tôn giáo nào đó hay một vị nhạc sỹ có tài nhưng thực sự họ đang đánh mất chính mình.Họ đang khoác lên mình một hình hài của những kẻ vong bản, vong nô trên chính mảnh đất tổ quốc của họ. Họ thể hiện sự vô ơn, ăn cháo đá bát mất dạy đến cùng cực và không còn biên độ nào để nói đến.... 

Lúc này đây, khi mà dư luận đang ra sức phán xử, định hình và luận tội những kẻ như Linh mục Đặng Hữu Nam hay Nhạc sỹ Tuấn Khanh kia thì Mõ xin được nói thêm rằng: Các vị hãy coi chừng, có những thứ các vị có thể động có thể thoá mạ mặc thích, tuỳ hứng. Nhưng có những thứ chỉ cần các vị động đến ngay lập tức các vị sẽ phải trả giá. Sự phẫn nộ của người dân khi đã xác lập thì chỉ có nước các vị chấp nhận thân phận của những kẻ trộm chó khi bị phát hiện và tấn công. 

1 tháng 11, 2019

Hải Phòng muốn có Thành phố giáo dục Quốc tế tại Khu đô thị Bắc sông Cấm

Sáng 28/10, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng họp, nghe ý tưởng quy hoạch và đề xuất Dự án thành phố giáo dục quốc tế Hải Phòng tại Khu đô thị mới Bắc sông Cấm của Tập đoàn Nguyễn Hoàng (NHG).


Theo ý tưởng, mô hình Thành phố giáo dục Quốc tế tại Hải Phòng là một hệ sinh thái hoàn chỉnh giáo dục đầu tiên tại Việt Nam được NHG triển khai xây dựng từ hệ mầm non đến đại học và sau đại học với quy mô khoảng 82.000 học sinh, sinh viên, trong đó có 16.600 học sinh, sinh viên nội trú.

Gồm đầy đủ các chương trình chất lượng cao Mầm non quốc tế SGA; Hội nhập quốc tế iSchool; Quốc tế Song ngữ UKA và Quốc tế hoàn toàn SNA; Đại học Quốc tế Hồng Bàng đào tạo các chuyên ngành về chăm sóc sức khỏe; Đại học Quốc tế Hàn Quốc đào tạo các chuyên ngành thẩm mỹ, ngôn ngữ, cơ điện tử, CNTT; Đại học Nhật Bản đào tạo các ngành logistics, cơ khí, ngôn ngữ, kinh tế, hàng hải, nông nghiệp công nghệ cao...

Dự án có quy mô diện tích 69,5 ha thuộc Khu đô thị Bắc sông Cấm, huyện Thủy Nguyên. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 13.000 tỷ đồng.

Tiến độ thực hiện dự án, dự kiến: trong quý 3/2019 - quý 1/2020 gồm: lập thủ tục đầu tư dự án; quý 2/2020 - quý 2/2022: triển khai đầu tư xây dựng; quý 3/2022: hoàn thiện dự án, đi vào hoạt động.

Thành phố Giáo dục Quốc tế Hải Phòng được hình thành sẽ là môt công trình lớn bậc nhất quốc gia và khu vực về giáo dục có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển giáo dục, kinh tế của thành phố Hải Phòng nói riêng và cả khu vực đồng bằng sông Hồng nói chung. Đáp ứng đa dạng nhu cầu và nhiều loại học phí khác nhau, phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng phụ huynh và học sinh, sinh viên.


Đây cũng sẽ là nơi thu hút học sinh, sinh viên tại Hải Phòng, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh thuộc khu vực miền Trung, miền Nam; sinh viên đến từ các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia, Lào, Campuchia... qua đó góp phần đưa Hải Phòng trở thành một thủ phủ giáo dục quốc tế với đa dạng phân khúc, loại hình, chương trình, khối ngành.

Từ đó, cung cấp cho Hải Phòng và các khu vực lân cận nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để Hải Phòng trở thành trọng điểm phát triển khoa học, công nghệ của cả nước theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Qua nghe đơn vị tư vấn báo cáo và các ý kiến đóng góp tại cuộc họp, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành đánh giá cao ý tưởng quy hoạch, đồng thời khẳng định Dự án Thành phố Giáo dục Quốc tế Hải Phòng với mục tiêu xây dựng đồng bộ hệ thống giáo dục đào tạo các cấp học từ mầm non đến sau đại học, cao đẳng; bệnh viện quốc tế, trung tâm thể thao, giải trí có cảnh quan kiến trúc hiện đại…phù hợp với xu thế phát triển KTXH nhanh chóng của thành phố và khu vực, góp phần xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ theo đúng tinh thần Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị.

Bí thư Thành ủy Lê Văn Thành yêu cầu Ban cán sự Đảng, các Sở, ngành tập trung chỉ đạo hướng dẫn nhà đầu tư nghiên cứu, lập quy hoạch chi tiết, đề xuất cụ thể dự án với tính chất quy mô phù hợp Quy hoạch chung xây dựng thành phố và định hướng phát triển thành phố, đồng bộ với các công trình thuộc Khu đô thị mới Bắc sông Cấm, đồng thời khẩn trương hoàn thiện các thủ tục pháp lý trình Chính phủ để sớm khởi công Dự án.

Hải Phòng: Nghi vấn cán bộ ăn chặn hàng trăm triệu đồng tiền chính sách

Bước đầu, lãnh đạo xã An Tiến (huyện An Lão) thừa nhận cán bộ làm sai, thiếu trách nhiệm và yêu cầu bỏ tiền chi trả đủ cho các trường hợp thiếu sót.

Theo một số hộ gia đình chính sách tại xã An Tiến (huyện An Lão) phản ánh, cán bộ chính sách xã An Tiến là ông Phạm Văn Tân đã ký chữ ký giả của những gia đình chính sách để chiếm đoạt tiền chính sách của những người có công. Họ cho rằng, ông Tân đã lấy của các gia đình chính sách lên tới hàng trăm triệu đồng từ nhiều năm nay.


Khi trao đổi với PV, một lãnh đạo UBND xã An Tiến khẳng định: “Việc ông này có làm giả chữ ký để lĩnh tiền hay không thì còn chưa rõ. Xã đã đối chứng một số chữ ký thì thấy là đúng người được hưởng, nhưng sai phạm là có, có 2 trường hợp ông Tân đã “quên” không lập danh sách. Việc này ông ấy phải đền là rõ ràng”.

Tuy nhiên, theo phản ánh từ trường hợp của chị A (xã An Tiến), mẹ chị là liệt sỹ. Hơn 3 năm nay gia đình không được nhận phụ cấp và chế độ theo quy định. Gia đình đã đến UBND xã An Tiến và người trả lời là ông Phạm Văn Tân. Ông Tân khẳng định người nhà chị A. đã ký nhận tiền, nhưng người nhà chị A. cho rằng đó là chữ ký giả. Bị truy, cuối cùng vị cán bộ này xin lỗi và gửi trả toàn bộ số tiền đã lĩnh cho gia đình chị A.

Tương tự, bà Phạm Thị Thơm (người được hưởng chế độ mẹ liệt sĩ đi nghỉ dưỡng) cũng không thấy xã thanh toán tiêu chuẩn nghỉ dưỡng nên thắc mắc. Thấy vậy, ông Đồng Văn Luận, con trai bà Phạm Thị Thơm đã làm đơn phản ánh sự việc tới chính quyền xã An Tiến. Cùng với ông Luận, nhiều trường hợp khác như gia đình ông Vương Q.T, bà Trần Thị Chải, ông Trần Văn Hải (xã An Tiến)... cũng bị "quên" không chi trả chế độ và kiến nghị lên xã.

Sau khi người dân có tố cáo, chính quyền xã An Tiến đã xác minh thêm 9 gia đình có công khác nghi bị ông Tân ăn chặn tiền. Hiện ông Tân đã phải khắc phục 16,6 triệu đồng.

Trước sự việc này, ông Bùi Văn Bút - Chủ tịch UBND xã An Tiến thừa nhận: "Để xảy ra thiếu sót này, chúng tôi đánh giá sơ bộ là do nghiệp vụ của ông Phạm Văn Tân còn non kém, thiếu trách nhiệm trong công việc. Chúng tôi đã yêu cầu ông Phạm Văn Tân phải đến tận nhà bà Chải và ông Hải để xin lỗi và tự đền tiền cho họ. Về nghi vấn ông Phạm Văn Tân giả mạo chữ ký để ăn chặn tiền chính sách của người có công hay không? việc xác minh không thuộc thẩm quyền của xã".

Để thuận tiện cho quá trình điều tra, UBND xã An Tiến đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác 1 tháng (từ ngày 21/10) với ông Phạm Văn Tân, cán bộ Chính sách của xã để làm rõ những sai phạm liên quan đến việc “ăn chặn” tiền của các hộ gia đình có công với cách mạng.

Tiến Khánh

30 tháng 10, 2019

Vụ để lọt phim có đường lưỡi bò: AI CHỊU TRÁCH NHIỆM?

Hoan nghênh Bộ VH-TT-DL đã có hành động kịp thời. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa thấy trách nhiệm của các thành viên, đặc biệt là chị Hồng Ngát.

Tối nay 28/10/2019, Bộ VH-TT-DL đã có thông báo về việc việc xử lý loạt lãnh đạo cục Điện ảnh liên quan đến bộ phim truyện hoạt hình "Everest - Người tuyết bé nhỏ".

Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh về hình ảnh liên quan đến "đường lưỡi bò" xuất hiện trong bộ phim "Everest - Người tuyết bé nhỏ", Bộ VH-TT-DL đã chỉ đạo Cục Điện ảnh kiểm tra và yêu cầu đơn vị phát hành rút toàn bộ thông tin trên các phương tiện truyền thông, ngừng chiếu phim trên toàn bộ hệ thống rạp từ tối ngày 13 đến 10/2019.

Hôm 14/10, Bộ trưởng VH-TT-DL đã giao Thứ trưởng Tạ Quang Đông trực tiếp chỉ đạo Cục Điện ảnh tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm những sai sót của cá nhân và tập thể liên quan trong quá trình thẩm định, duyệt và cấp phép phổ biến bộ phim truyện hoạt hình "Everest - Người tuyết bé nhỏ". 

Kết quả, Bộ VH-TT-DL quyết định kỷ luật khiển trách đối với bà Nguyễn Thị Thu Hà, Quyền Cục trưởng Cục Điện ảnh và bà Lý Phương Dung, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh; kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với ông Nguyễn Danh Dương, Giám đốc Trung tâm Chiếu phim Quốc gia.

Bộ VH-TT-DL cũng giao Cục Điện ảnh quyết định áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với ông Khuất Duy Tân, Trưởng phòng Phổ biến phim và ông Trần Trung Dũng, Trưởng phòng Nghệ thuật. 

Theo yêu cầu của Bộ VH-TT-DL, Thanh tra Bộ phải thông báo kết luận kiểm tra đến các cơ quan đã cử người tham gia Hội đồng Trung ương thẩm định và phân loại phim truyện để các cơ quan xem xét, xử lý theo thẩm quyền.

Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam, đơn vị nhập khẩu bộ phim "Everest - Người Tuyết bé nhỏ", có hình ảnh vi phạm quy định pháp luật bị xử phạt hành chính 170 triệu đồng, bị buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.

Trên cơ sở tình hình thực tế, yêu cầu công việc của Cục Điện ảnh, Ban Cán sự đảng thống nhất, thôi giao nhiệm vụ Quyền Cục trưởng Cục Điện ảnh đối với bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh, từ ngày 28/10/2019. Phân công Thứ trưởng Tạ Quang Đông điều hành Cục Điện ảnh, từ ngày 28/10/2019.

Điện ảnh vùng vẫy trong "chiếc áo quản lý" chật chội (*): Lúng túng trong khâu thẩm định phim

Kiện toàn nhân sự và nâng cao năng lực của Hội đồng Trung ương thẩm định và phân loại phim là cần phải trẻ hóa đội ngũ chuyên môn, những người dễ dàng tiếp cận và am hiểu kiến thức, xu hướng phát triển mới của điện ảnh thế giới

Hiện nay, việc cấp phép phổ biến phim ngắn được giao về cho địa phương, phim truyền hình do mỗi đài truyền hình duyệt cấp phép phát sóng. Cục Điện ảnh chỉ duyệt cấp phép cho phim điện ảnh trong nước sản xuất, phim sản xuất có yếu tố nước ngoài và phim nhập khẩu. Thế nhưng, sai phạm qua công tác thẩm định cấp phép phim thời gian qua lại tập trung ở khâu thẩm định của Hội đồng Trung ương thẩm định và phân loại phim (gọi tắt là Hội đồng Duyệt phim trung ương) và cấp phép phổ biến của Cục Điện ảnh.

"Bà đỡ" hay "gác cửa"?

Nên tồn tại Hội đồng Duyệt phim trung ương hay không? Đó là câu hỏi được đặt ra trên công luận sau khi liên tiếp xảy ra những sai sót nghiêm trọng trong khâu thẩm định và cấp phép phổ biến phim của Hội đồng Duyệt phim trung ương và cơ quan quản lý ngành là Cục Điện ảnh: Trẻ em 13 tuổi đóng cảnh làm tình, phim có cảnh tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở biển Đông…


Phim “Thất sơn tâm linh” không chỉ bị buộc phải thay tên gốc “Thiên linh cái”, để vượt qua được cửa ải duyệt phim, dự án điện ảnh tâm linh này đã phải thay đổi khá nhiều so với bản gốc. (Ảnh do nhà phát hành cung cấp)

Một trong những lý do mà Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị đổi mới cơ chế duyệt phim, thậm chí bỏ Hội đồng Duyệt phim trung ương vì sự yếu kém của hội đồng này và cơ chế hoạt động của nó nêu trong văn bản góp ý sửa đổi, bổ sung Luật Điện ảnh. Theo VCCI, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực điện ảnh phản ánh thủ tục hành chính thẩm định phim và cấp giấy phép phổ biến phim rất phiền phức, mất nhiều thời gian và gây rủi ro cho doanh nghiệp. Hội đồng thẩm định thường yêu cầu chỉnh sửa phim, nhiều yêu cầu bị cho là thái quá; can thiệp vào nội dung nghệ thuật và thương mại của bộ phim, chứ không chỉ phục vụ mục đích duyệt nội dung để chống nội dung khiêu dâm, bạo lực, thù địch…

Theo ông Châu Quang Phước, chuyên viên truyền thông phim: "Thời gian gần đây, rất nhiều nhà sản xuất phim Việt Nam và phát hành phim liên tục than khổ trên các trang mạng và cả trên mặt báo chính thống với câu chuyện duyệt phim theo kiểu của cơ quan chức năng lâu nay, từ đó dẫn đến hệ lụy đã có rất nhiều phim Việt chiếu rạp bị cắt xén tan nát với những lý do không khiến người làm nghề "tâm phục khẩu phục", cả về lý cũng như về tình, thậm chí về mặt nghề nghiệp". Ông Phước bày tỏ khán giả Việt lâu dần cũng phải thừa nhận vấn đề bất cập của việc duyệt phim ở Việt Nam như hiện có, từ đó khiến họ mất lòng tin vào phim Việt. Bên cạnh đó, nhiều phim ngoại nhập nổi tiếng cũng chẳng còn toàn vẹn ngôn ngữ nghề khi được cấp phép phát hành tại thị trường Việt.

Trong hội nghị lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Luật Điện ảnh mới đây tại Hà Nội và TP HCM, các cá nhân và tổ chức hoạt động điện ảnh kêu gọi luật nên quy định cởi mở cơ chế duyệt phát hành phim như lâu nay, có những quy định cần cụ thể hóa chứ không nên chung chung, chẳng hạn về thuần phong mỹ tục, bạo lực… để nhà làm phim có thể tự do tư duy sáng tạo nghệ thuật. Một khi còn quy định chung chung, chưa rõ ràng, khâu thẩm định theo cảm tính sẽ gây hoang mang cho người sản xuất, phát hành phim. Cần thay đổi khuynh hướng duyệt phim bảo thủ, an toàn để giảm sự kìm hãm tính sáng tạo, đột phá trong tác phẩm điện ảnh.

Rất nhiều người muốn được công khai thành viên hội đồng thẩm định phim để cùng chia sẻ và tham vấn, đối thoại với các nhà làm phim về những vấn đề còn tồn đọng trong tác phẩm điện ảnh trong thời gian duyệt phim. Bà Trịnh Lê Minh Hằng, Giám đốc Skyline Media, cho rằng các nhà làm phim luôn mong được đối thoại, nghe phía Hội đồng Duyệt phim trung ương đưa ra những thay đổi, quy trình thẩm định để chọn lựa và thảo luận. Phía nhà làm phim có thể lựa chọn một quy trình hoặc sự đổi mới nào đó phù hợp với sự phát triển chung. Bởi những thành viên trong Hội đồng Duyệt phim trung ương mới là người hiểu rõ mình có gì, cần gì, đổi mới cái gì để tốt hơn. Việc đối thoại, trao đổi sẽ giúp các phía hiểu rõ nhau hơn, cùng hướng đến mục đích chung là sự phát triển bền vững của điện ảnh Việt.

Cần kiện toàn nhân sự, nâng cao năng lực

Trong điều kiện của Việt Nam, việc thẩm định phim để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những sai phạm gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội và nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật lành mạnh của người dân là cần thiết. Tuy nhiên, việc đổi mới cơ chế duyệt, cấp phép như thế nào để không kìm hãm sự phát triển của điện ảnh Việt Nam và đánh mất cơ hội được xem phim của khán giả là việc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) cần tính toán.

Có ý kiến cho rằng nên xã hội hóa việc thẩm định phim, thậm chí dẫn cơ chế tự kiểm duyệt của các nhà xuất bản để cho rằng các hãng phim cũng có thể chịu trách nhiệm tự kiểm duyệt như vậy. Thực tế, các xuất bản phẩm vẫn được Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định nội dung thông qua hình thức đọc lưu chiểu trước khi ấn phẩm phát hành ít nhất 10 ngày. Thực tế, rất nhiều xuất bản phẩm phải thu hồi do nội dung sai phạm trong thời gian qua. Vì vậy, xã hội hóa việc thẩm định phim là giải pháp không dễ thực thi vì nhiều lý do thuộc về trách nhiệm.

Mới đây, Bộ VH-TT-DL yêu cầu Cục Điện ảnh tiếp tục kiện toàn nhân sự và nâng cao năng lực của Hội đồng Duyệt phim trung ương. Theo đó, Cục Điện ảnh phải phối hợp với Vụ Pháp chế nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Điện ảnh và các nghị định hướng dẫn, trong đó cần sửa đổi cơ chế thẩm định, cấp phép phổ biến phim phù hợp với tình hình thực tiễn. Đồng thời làm rõ trách nhiệm, chế tài xử phạt đối với các đơn vị sản xuất, nhập khẩu phim trong trường hợp vi phạm. Ngoài ra, phải nghiên cứu, tham mưu lãnh đạo bộ xem xét, phân cấp việc thẩm định, cấp phép phổ biến phim đối với các địa phương đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện và có đề nghị được phân cấp việc thẩm định, cấp phép phổ biến phim.

Một số đơn vị đề xuất nhà nước nên xem xét thành lập hội đồng duyệt phim chuyên biệt, không kiêm nhiệm như hiện nay hoặc phân theo tỉnh, thành phố lớn. Bởi hiện tại, với số lượng phim nhập về rất lớn, các đơn vị phát hành phải xếp hàng trình duyệt, đặc biệt là những dịp lễ, Tết, dẫn đến khó khăn trong việc sắp xếp lịch phát hành. Hiện tại, trung bình mỗi năm có khoảng 250 phim được cấp phép ra rạp.

Kiện toàn nhân sự và nâng cao năng lực của Hội đồng Duyệt phim trung ương là cần phải trẻ hóa đội ngũ chuyên môn, những người dễ dàng tiếp cận và am hiểu kiến thức, xu hướng phát triển mới của điện ảnh thế giới. "Thực tiễn hoạt động văn học nghệ thuật của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang cần được đánh giá trên mọi phương diện, nhất là phương diện sáng tác, không chỉ để khẳng định giá trị, khẳng định những năng lực tìm tòi sáng tạo mới; phê phán những biểu hiện lệch lạc về thị hiếu nghệ thuật… mà còn để góp phần định hướng dư luận, giáo dục ý thức thẩm mỹ, tạo ra một môi trường trong sạch và lành mạnh cho sự phát triển tiến bộ của nghệ thuật"- PGS-TS Phan Trọng Thưởng (Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật trung ương) nêu quan điểm khi nói về định hướng phát triển lý luận văn học - nghệ thuật Việt Nam. 

Hội đồng thẩm định phim được quy định tại điều 39 Luật Điện ảnh 2006, cụ thể như sau:

Hội đồng thẩm định phim cấp trung ương do bộ trưởng Bộ VH-TT-DL thành lập; hội đồng thẩm định phim cấp tỉnh do chủ tịch UBND cấp tỉnh thành lập; hội đồng thẩm định phim của đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình do người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình thành lập;

Hội đồng thẩm định phim có từ 5 thành viên trở lên, bao gồm đại diện cơ quan quyết định thành lập hội đồng thẩm định phim, đạo diễn, biên kịch và các thành viên khác. Hội đồng thẩm định phim có trách nhiệm thẩm định phim để tư vấn cho người đứng đầu cơ quan quyết định thành lập hội đồng thẩm định phim về việc phổ biến phim và phân loại phim để phổ biến theo lứa tuổi.

Hội đồng Duyệt phim trung ương lâu nay vẫn được duy trì gồm 11 thành viên. Các phim Việt muốn phát hành ở các rạp hay tham dự các liên hoan phim ngoài nước đều phải thông qua hội đồng duyệt phim này. Nếu phim không vi phạm, sẽ được dán nhãn tùy mức độ: phổ biến tới mọi đối tượng, cấm khán giả dưới 13 tuổi, cấm khán giả dưới 16 tuổi, cấm khán giả dưới 18 tuổi. Nếu phim có những cảnh không phù hợp sẽ yêu cầu nhà phát hành cắt bỏ (phim nhập ngoại) hoặc yêu cầu chỉnh sửa (phim sản xuất trong nước).

Văn Nghệ

29 tháng 10, 2019

Cần giải quyết dứt điểm việc tranh chấp đảm bảo an ninh trật tự

Ngày 29 – 10, đại diện lãnh đạo Công an quận Hồng Bàng (Hải Phòng) cho biết đã kịp thời ngăn chặn vụ việc gây mất an ninh trật tự tại Công ty Cổ phần Công nghệ phẩm Hải Phòng (CPCNPHP), tại địa chỉ số 84 – 86 Điện Biên Phủ, phường Minh Khai.

Trước đó vào sáng cùng ngày, xuất hiện hàng chục người lạ mặt tự xưng là cán bộ nhân viên của Công ty CPCNPHP đòi xông vào bên trong trụ sở. Xác định đây là những người lạ mặt nên nhân viên bảo vệ Công ty này kiên quyết không cho vào và gọi điện trình báo cơ quan Công an.

Sau khi nhận được tin báo, Công an quận Hồng Bàng cùng Công an phường Minh Khai đã kịp thời có mặt và ghi nhận có hàng chục người đang tập trung tại đây chửi bới gây mất an ninh trật tự. Mặc dù đã được yêu cầu chấm dứt nhưng vẫn có một số người cố tình xông vào gây gổ, buộc lực lượng Công an phải kiên quyết hơn đưa về trụ sở làm việc.


Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Len, Giám đốc Công ty CPCNPHP, do việc Sở KH&ĐT Hải Phòng cấp đổi giấy Đăng ký kinh doanh lần thứ 4 không đúng theo quy định nên tập thể lãnh đạo và người lao động Công ty đã kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền xem xét. Trong quá trình cơ quan chức năng đang tiến hành giải quyết thì thường xuyên xuất hiện nhóm người lạ mặt đến đe dọa, gây sức ép đòi chiếm trụ sở Công ty.

Trước đó vào tháng 4 - 2019, lợi dụng ngày nghỉ, cũng đã xuất hiện một nhóm hơn 10 người tự xưng là cán bộ nhân viên của Công ty này dùng cưa sắt và một số thiết bị khác phá khóa cổng để vào bên trong nhưng đã bị lực lượng Công an phát hiện và ngăn chặn kịp thời. “Tiếp đến gần đây lại xuất hiện một số đối tượng đến trước cổng Công ty CPCNPHP chửi bởi, thậm chí hành động thiếu văn hóa là vạch quần ra để gây gổ, thách thức…” – Giám đốc Nguyễn Thị Tuyết Len trình bày.

Đại diện Công an quận Hồng Bàng cho biết việc tranh chấp tại Công ty CPCNPHP đã kéo dài, thường xuyên gây mất an ninh trật tự. Theo đó cơ quan Công an cũng đã nhiều lần lập biên bản và yêu cầu các bên liên quan cam kết không để xảy ra mất an ninh trật tự, nên đề nghị đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết dứt điểm việc tranh chấp.

V. Huy

28 tháng 10, 2019

VỤ KHỦNG BỐ TẠI CỤC THUẾ BÌNH DƯƠNG: LISA PHẠM CÓ VAI TRÒ GÌ?

Điều tra vụ nổ tại Cục thuế tỉnh Bình Dương hôm 30/9/2019, cơ quan an ninh điều tra công an tỉnh này đã xác định, đối tượng Trương Dương (sinh năm 1980, trú tại 9/11 khu phố Tây B, phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) đã thực hiện gây nổ theo chỉ đạo của một phụ nữ có tên Lisa Phạm.

Hôm 10/10/2019, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã ra Quyết định khởi tố bị can đối với Trương Dương để điều tra về tội “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” quy định tại Điều 113 Bộ luật hình sự.

Trước đó, vào hồi 09 giờ ngày 30/9/2019 đã xảy ra vụ nổ tại Trụ sở Cục thuế tỉnh Bình Dương, địa chỉ 328 Đại lộ Bình Dương, phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Như vậy, Trương Dương chính là một mắt xích quan trọng trong tổ chức khủng bố "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" do Đào Minh Quân cầm đầu.

Lisa Phạm, tên thật là Phạm Thị Anh Đào (ảnh bên), sinh 4/6/1969; Quê quán: Huyện Long Xuyên, An Giang. 
Phạm Thị Anh Đào là Việt kiều Mỹ, trước đây từng ở số 614 và hiện ở số 647 đường Progresssibe, quận Denmaru, thành phố Denmaru, Nam California, Hoa Kỳ; Nghề nghiệp: hiện Lisa Phạm là thợ làm nail.

Năm 2015, Lisa Phạm là thành viên của Biệt đoàn sao trắng, một chi nhánh của tổ chức phản động do Nguyễn Hữu Chánh thành lập. Trên mạng Internet, Lisa Phạm lấy tên là Bell South (tiếng chuông phương Nam) để trao đổi với đồng bọn.

Lisa Phạm từng về Việt Nam 3 lần với nhiệm vụ tuyên truyền, móc nối người vào "biệt đoàn sao trắng" và trả công bằng tiền cho những kẻ đã thực hiện các hành vi tán phát tài liệu chống phá Nhà nước. Cả 3 về Việt Nam, Lisa Phạm đều bị an ninh Việt Nam bắt về Trại giam B34, Bộ Công an ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tại B34, Lisa Phạm đều tỏ ra thành khẩn, khai báo đồng phạm ở trong và ngoài nước, nhưng cứ trở về Mỹ thì ả lại "ngựa quen đường cũ" tiếp tục vu cáo chính quyền Việt Nam.

Ngay sau đó Lisa Phạm tham gia vào tổ chức khủng bố "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" của Đào Minh Quân. Từ đây, Lisa Phạm nổi tiếng với việc lên mạng tán phát các clip có nội dung chống phá nhà nước Việt Nam.

Khi bi bắt, Trương Dương đã khai nhận và cung cấp đầy đủ chứng cứ về mối liên hệ giữa Dương với Lisa Phạm cũng như với tổ chức khủng bố "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" của Đào Minh Quân.

Hồi đầu năm 2018, Bộ Công an chính thức thông báo “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” là tổ chức khủng bố. Tổ chức này gồm bảy người cầm đầu, trong đó Lisa Phạm có nhiệm vụ kích động khủng bố, phá hoại manh động chống phá Việt Nam.

Tháng 8/2017, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, truy nã Lisa Phạm về tội khủng bố chống chính quyền nhân dân.

Bộ Công an khẳng định người nào có hành vi tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục người khác tham gia, tài trợ, nhận tài trợ của “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”; tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện do “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” tổ chức; hoạt động theo chỉ đạo của “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”… là phạm tội “khủng bố”, “tài trợ khủng bố” và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.

27 tháng 10, 2019

Thể dục dụng cụ Hải Phòng: Quyết tâm tìm “vàng”

Hai tấm huy chương giành được ở cúp thể dục dụng cụ (TDDC) thế giới 2019 ở Thổ Nhĩ Kỳ mới đây của hai nữ VĐV Hải Phòng là thành tích đáng nể. Kết quả này là động lực để các VĐV hướng tới tấm HCV SEA Games 30.

Tienna Nguyễn thi cầu thăng bằng.
Nhân tố kế nhiệm Phan Thị Hà Thanh

TDDC là thế mạnh của thể thao Việt Nam trên đấu trường quốc tế. SEA Games năm 2011, TDDC Việt Nam đoạt 11 HCV làm ngỡ ngàng cả Đông Nam Á. Tuy nhiên, thành tích của TDDC Việt Nam tụt dần đều. Đến SEA Games 2015 tại Singapore, chúng ta giành 9/17 tấm HCV, trong đó cô gái Hải Phòng Phan Thị Hà Thanh giành 3 chiếc. Năm 2017 không còn Thanh, TDDC chỉ đoạt 6 tấm HCV của nam.

Hà Thanh giải nghệ để lại khoảng trống lớn đối với TDDC bởi cô là VĐV TDDC có thành tích tốt nhất Việt Nam khi đoạt HCĐ thế giới, HCV châu Á và vào chung kết nội dung nhảy ngựa Olympic London 2012… Khi Hà Thanh nghỉ thi đấu, làm HLV đào tạo trẻ của TDDC Hải Phòng, TDDC nữ Việt Nam không có nổi tấm huy chương ở SEA Games 29.

Tại SEA Games 209, TDDC Hải Phòng có những VĐV hội tụ những khả năng tiếp bước Hà Thanh, đủ sức đua huy chương, nhưng tiếc rằng họ chưa đủ tuổi tham dự (quy định là 15 tuổi). Năm nay, với SEA Games 30, Hải Phòng có 2 nữ VĐV bước sang tuổi 16, 17 sẽ đua huy chương, thậm chí là HCV. HLV Nguyễn Thanh Thúy, Trưởng bộ môm TDDC Hải Phòng khẳng định: “Chúng ta có người kế vị Hà Thanh và thậm chí có thực tài”.

Rèn vững tâm lý

TDDC Việt Nam quyết tâm đưa quá khứ vinh quang trở lại với việc đầu tư tốt cho lực lượng nữ. Trưởng bộ môn TDDC Tổng cục TDTT, Bùi Trung Thiện cho biết, bộ môn đầu tư cho 2 nữ VĐV Nguyễn Tienna Katelyn và Trần Đoàn Quỳnh Nam của Hải Phòng. Các VĐV được thử sức ở nhiều giải đấu trước khi dự SEA Games 30.

Quỳnh Nam, Tienna lần đầu tham dự Cúp thế giới 2019 tổ chức ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là chuyến đi để cả hai khẳng định mình, rèn rũa tâm lý vững vàng trước khi bước vào giải vô địch thế giới tại Đức và cuối cùng là SEA Games 30. Cúp thế giới 2019 thực sự là cuộc đua lớn của hai nữ VĐV trẻ. Họ hoàn toàn choáng ngợp nhưng đã biết vượt qua sức ép tâm lý để vươn tới tấm huy chương.

Hình ảnh Quỳnh Nam với khuôn mặt trầy xước lên nhận HCB do HLV Thanh Thúy gửi về, với giải thích: “Ở bài thi xà lệch, Quỳnh Nam đang thi rất tốt, nhưng bất ngờ bị rơi xà, sấp mặt, chảy máu và chấn thương, nhưng em vẫn nỗ lực thi tiếp khiến cả khán đài và VĐV vỗ tay tán dương. Nhưng quan trọng hơn, VĐV biết mình sai sót dẫn đến rơi xà, sửa chữa để đi tới thành công sau này”. Theo HLV Thanh Thúy, chính cú ngã và biết đứng dậy đó giúp Quỳnh Nam giành HCB nội dung nhảy ngựa ở ngày thi đấu tiếp theo. Và nếu vững vàng hơn, Nam có thể giành HCV, thậm chí đoạt thêm huy chương ở nội dung thi đấu khác. Tienna cũng thi đấu tốt và giành HCĐ cầu thăng bằng.

HLV Thanh Thúy cho biết, TDDC nữ quyết tâm giành 1 tấm HCV SEA Games 30. Tấm huy chương từ cúp thế giới thực sự là “mũi tên trúng hai đích”. Hai nữ VĐV đến Thổ Nhĩ Kỳ để rèn tâm lý, hướng tới SEA Games 30 cuối năm nay./.
Đỗ Hân

Cuộc chiến giành sự sống của cô gái Hải Phòng cạo trọc đầu vì bị ung thư vú

Từ lúc biết mình mắc ung thư vú, cô gái nhỏ Đặng Trần Thủy Tiên, 19 tuổi (Hải Phòng) đã chủ động cạo trọc đầu để thích nghi dần với hành trình giành sự sống. Không chỉ can đảm đối mặt với bệnh tật, cô gái nhỏ còn truyền nghị lực, tinh thần lạc quan cho chính người thân và những người cùng cảnh ngộ như mình.

Cô gái mạnh mẽ và chủ động trong mọi tình huống

Gặp gỡ Thủy Tiên vào một buổi chiều trước khi em lên Hà Nội bước vào đợt điều trị lần thứ 10, tôi vô cùng ấn tượng về tinh thần lạc quan của em. Dáng người cao, gương mặt xinh xắn với nụ cười luôn thường trực trên môi, thoạt nhìn Tiên, khó ai có thể đoán em là người đang mang căn bệnh hiểm nghèo "ung thư vú".


Thủy Tiên tươi cười đón tôi và nhẹ nhàng kể: "Cho đến giờ em cũng không hiểu nổi sao mình trẻ như này mà đã bị mắc ung thư vú. Khi nhận kết quả, em rất sốc và vẫn hy vọng sinh thiết nhầm. Nhưng đến đợt kết quả lần 2 thì cả em và gia đình đều khẳng định mình đã bị ung thư vú giai đoạn 2. 

Thú thực lúc đó em hoảng sợ vô cùng, thậm chí nghĩ tiêu cực. Nhưng chỉ trong thời gian ngắn, em chọn giải pháp đối mặt với nó và bảo lưu kết quả, bước vào hành trình điều trị theo phác đồ bác sĩ đưa ra. Giờ thì đều đặn 1 tuần e lên Hà Nội xạ trị 1 lần. Đến giờ đã được 10 lần rồi ạ".

Nhắc lại hành trình nhận tin cho đến khi bước vào các đợt xạ trị giành sự sống của mình và gia đình, Tiên liên tục khóc vì nghĩ "chưa kịp báo hiếu gì cho cha mẹ đã mang bệnh khiến gia đình lo lắng, tốn kém".

Tiên chia sẻ, sau khi nghe bác sĩ tư vấn những tác dụng phụ cho cơ thể trong quá trình xạ trị, em đã chủ động cắt bỏ toàn bộ mái tóc của mình, không đợi tóc từ từ rụng vì muốn dùng chính mái tóc đó để làm tóc giả cho mình.

Truyền nghị lực sống, sự lạc quan cho người cùng cảnh ngộ

Chia sẻ về cô con gái bé bỏng của mình, chị Trần Thúy Hà - mẹ của Tiên kể: "Tiên rất mạnh mẽ và cũng khá kín tiếng. Ngay cả những thành tích trong học tập, không bao giờ Tiên khoe, chỉ đến khi nhà trường thông báo về, gia đình mới hay. 12 năm học, Tiên luôn là học sinh giỏi và thi đỗ vào trường ĐH Ngoại thương mà cô bé mơ ước".

Theo lời chị Hà, nhờ tính cách mạnh mẽ và lạc quan của Tiên nên khi quyết định nói thật tình trạng bệnh, họ cảm thấy đỡ bị áp lực hơn. Và đúng như dự đoán, Tiên nhanh chóng vượt qua cú sốc về bệnh tật và đồng hành cùng gia đình giành lại sự sống. "Thậm chí đến giờ, con gái mình còn là nhà tư vấn, truyền nghị lực và sức mạnh cho các bệnh nhân ung thư khác, đặc biệt những bạn trẻ không may mắc bệnh hiểm nghèo", chị Hà chia sẻ.

Không còn mệt như những lần đầu xạ trị, hiện Thủy Tiên thấy "quen dần" với cảm giác "say sóng" sau điều trị. Đều đặn mỗi tuần, Tiên cùng mẹ hoặc bố lên Hà Nội 2 ngày hóa trị. Thực đơn ăn uống của Tiên cũng có sự thay đổi vì em bị thiếu bạch cầu, lịch sinh hoạt cũng được điều chỉnh ngủ đúng giờ, không thức khuya.

Tiên khoe: "Em cũng chẳng ăn uống được nhiều lắm đâu, nhưng từ ngày điều trị, em lại tăng được 10 kg đấy. Bạn bè biết tin đều thường xuyên chạy qua thăm hỏi, trò chuyện, động viên tinh thần em. Đôi lúc bi quan, em đã nghĩ nếu điều xấu nhất xảy ra với mình thì bố mẹ sẽ là người đau lòng nhất. Nhưng cảm giác đó qua rất nhanh. Em xác định rồi, em không cho phép mình được buồn thêm nữa, không được gục ngã, phải mạnh mẽ chiến đấu với bệnh tật để bố mẹ yên tâm, vững vàng".

"Từ ngày em bị bệnh, dù không ai để em phải suy nghĩ gì nhưng em vẫn cảm nhận được việc chi tiêu tiết kiệm trong gia đình. Dưới em, còn một cậu em trai bố mẹ phải nuôi nấng nữa. Đã có lúc em nghĩ, liệu mình có là gánh nặng cho bố mẹ hay không?", Tiên suy tư.

Về quyết định tham gia cuộc thi của trường ĐH Ngoại thương Beauty and Charm (Đẹp và Quyến rũ), Thủy Tiên cười tươi nói: "Em muốn tham dự cuộc thi này để truyền tải tinh thần lạc quan, nghị lực, niềm hy vọng cho các bạn cùng cảnh ngộ như mình. Ngoài thời gian điều trị, lúc rảnh rỗi em học guitar để thư giãn, sống tích cực hơn. Em muốn được về trường lắm rồi, em rất nhớ các bạn và thầy cô", Tiên xúc động trải lòng.

Đinh Huyền