20 tháng 8, 2021

Đề nghị truy tố hai cựu Bí thư và Chủ tịch tỉnh Bình Dương

Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an (C03) vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố với các bị can: Trần Văn Nam, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương; Trần Thanh Liêm, cựu Chủ tịch tỉnh Bình Dương; Phạm Văn Cành, cựu Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Bình Dương; Nguyễn Thanh Trúc, cựu phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương; Trần Xuân Lâm, cựu chánh Thanh tra tỉnh; Võ Văn Lượng, cựu chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương và 15 bị can khác. Các bị can bị đề nghị truy tố về tội: “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo Điều 219 Bộ luật Hình sự.

Việc đề nghị truy tố nằm trong quá trình điều tra vụ án xảy ra tại Tổng công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương TNHH MTV (Tổng công ty 3/2). Vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi.

Kết luận điều tra xác định các bị can có sai phạm trong việc chuyển nhượng 43 ha đất có vị trí đắc địa, ở mặt tiền đường Phạm Ngọc Thạch và đường Võ Văn Kiệt, gần Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương cho tư nhân, gây thiệt hại 126 tỷ đồng.

Theo điều tra, năm 2010, Tổng công ty 3/2 ký hợp đồng thỏa thuận với Công ty Âu Lạc thành lập liên doanh Công ty TNHH Đầu tư - Xây dựng Tân Phú (Công ty Tân Phú) với mục đích đầu tư xây dựng và kinh doanh dự án trên 43 ha đất mặt tiền đường Phạm Ngọc Thạch và đường Võ Văn Kiệt. Trong đó, Công ty Âu Lạc góp 140 tỷ đồng, chiếm 70% vốn điều lệ.

Năm 2016, Tổng công ty 3/2 ký hợp đồng chuyển nhượng khu đất cho Công ty Tân Phú với giá hơn 250 tỉ đồng, tương đương gần 600.000 đồng một m2. Hai năm sau, công ty này khởi công dự án KDC Tân Phú với 1.210 nền đất và nhà phố liền kể, biệt thự đơn lập, song lập, tổng mức đầu tư 1.500 tỉ đồng.

Kết quả điều tra của Bộ Công an xác định, việc chuyển nhượng khu đất do Tổng công ty 3/2 thực hiện không đúng quy định về thẩm định giá, đấu giá tài sản theo Điều 27, Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày (về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp) gây thất thoát hơn 126 tỉ đồng.

Trước đó, ông Trần Văn Nam đã bị cách tất cả các chức vụ trong Đảng. Ngày 27/7, ông Trần Văn Nam bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”./.

19 tháng 8, 2021

Đề nghị truy tố ông Tất Thành Cang trong vụ án thứ hai

Cơ quan an ninh điều tra Công an TP.HCM vừa hoàn tất kết luận và đề nghị truy tố ông Tất Thành Cang (cựu phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM), Trần Công Thiện (cựu tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư và xây dựng Tân Thuận) cùng các đồng phạm vi phạm về quy định quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí xảy ra tại công ty Tân Thuận.

CQĐT đề nghị VKS truy tố 10 bị can gồm ông Cang, Thiện, Nguyễn Văn Minh (cựu Chủ tịch HĐTV công ty Tân Thuận), Trần Tấn Hải (cựu Phó tổng giám đốc công ty Tân Thuận), Nguyễn Thị Ngọc Bích (cựu kế toán trưởng), Nguyễn Hoàng Việt (cựu kiểm soát viên) Nguyễn Xuân Tùng (cựu Trưởng phòng Kinh doanh tổng hợp) và Phạm Văn Thông (cựu Phó chánh Văn phòng Thành ủy), Huỳnh Phước Long (cựu Trưởng phòng quản lý đầu tư kinh doanh vốn, Văn phòng Thành ủy), Phan Thanh Tân (cựu Phó chánh Văn phòng Thành ủy) cùng về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí theo Điều 219 BLHS.

Theo hồ sơ, ngày 14-9-2018, Thanh tra TP.HCM ban hành kết luận về dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình đầu tư chuyển nhượng tại dự án khu dân cư Ven sông và khu dân cư Phước Kiển do công ty Tân Thuận làm chủ đầu tư.

Ngày 2-10-2018 Thanh tra có công văn chuyển hồ sơ và kết luận thanh tra cho công an để tiến hành điều tra xử lý theo quy định pháp luật.

Kết quả điều tra xác định Công ty Tân Thuận được thành lập từ việc sáp nhập hai doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước là Công ty kho vận Nhà Bè và Công ty xây dựng phát triển nhà Nhà Bè, đổi tên thành Công ty đầu tư xây dựng Tân Thuận thuộc Ban Tài chính Quản trị Thành ủy TP.HCM nay là Văn phòng Thành ủy làm chủ sở hữu vốn 5 tỉ đồng.

Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đến năm 2001, Công ty Tân Thuận đã thực hiện nâng vốn điều lệ lên 10 tỉ, năm 2005 là 35 tỉ thông qua nguồn vốn tích lũy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Đến năm 2006, Công ty xây dựng nhà Bình Thạnh cũng là doanh nghiệp nhà nước được sáp nhập vào Công ty Tân Thuận tăng vốn lên 63,65 tỉ. Năm 2011, chủ sở hữu (Văn phòng Thành uỷ) cho phép Công ty Tân Thuận sử dụng tài sản tại địa chỉ 360 Bến Vân Đồn quận 4 để nâng vốn điều lệ lên 126 tỉ đồng.

Qua các lần tăng vốn, tài sản của công ty Tân Thuận đều có nguồn gốc là tài sản của Nhà nước.

CQĐT xác định bị can Thiện, Tổng Giám đốc, Chủ tịch hội đồng xây dựng giá, đã có hành vi tổ chức và thực hiện không đúng quy định về xây dựng giá. Việc này dẫn đến giá trị chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại khu dân cư Phước Kiển chuyển nhượng 45% trong 55% vốn góp, hoán đổi 10% vốn góp còn lại tại dự án khu dân cư Ven sông không đảm bảo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch gây thất thoát hơn 248 tỉ đồng.

Bị can Tất Thành Cang đã có hành vi không báo cáo ban thường vụ Thành ủy mà tự ý cho chủ trương để cấp dưới thực hiện chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại khu dân cư Phước Kiển với giá được xây dựng không đúng quy định dẫn đến giá tị chuyển nhượng thấp gây thất thoát gần 168 tỉ đồng.

12 tháng 8, 2021

Thủ tướng: 'Đã hy sinh để phong tỏa thì phải kiểm soát được tình hình'

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, so với các nước trong khu vực, Việt Nam vẫn đang kiểm soát được tình hình dịch. Chúng ta đã ngăn chặn, đẩy lùi được dịch bệnh tại nhiều nơi có ổ dịch lớn; nhiều tâm dịch được kiểm soát, trở lại cuộc sống bình thường. Những nơi đang có diễn biến dịch bệnh phức tạp cũng đang nỗ lực cố gắng thực hiện giải pháp theo Nghị quyết 86 của Chính phủ.

Dứt khoát phải kiểm soát được tình hình

Ghi nhận nỗ lực chống dịch ở các địa phương, song Thủ tướng cũng thắng thắn chỉ ra một số cơ quan, đơn vị và một bộ phận người dân còn chưa ý thức được hết sự nguy hiểm của dịch bệnh, nên có nơi, có lúc chấp hành chưa nghiêm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh dây dưa, kéo dài.

Thủ tướng Phạm Minh Chính quán triệt "mỗi cơ sở, cơ quan, đơn vị phải là một pháo đài, mỗi người dân phải là một chiến sĩ phòng chống dịch". Ảnh: VGP.

Ông chỉ ra hai điểm cần rút kinh nghiệm. Thứ nhất, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, tuyên truyền, vận động để người dân thực hiện nghiêm quy định về phòng chống dịch. Thứ hai, phải tập trung kiểm tra, giám sát, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để thực hiện nghiêm các quy định.

“Mỗi cơ sở, cơ quan, đơn vị phải là một pháo đài, mỗi người dân phải là một chiến sĩ phòng chống dịch. Phải quán triệt điều này, nếu không sẽ thất bại”, Thủ tướng lưu ý.

Theo người đứng đầu Chính phủ, chúng ta đã hy sinh để thực hiện giãn cách, phong tỏa thì dứt khoát phải kiểm soát được tình hình; đi theo mục tiêu, thời hạn cụ thể thì phải có giải pháp, tổ chức thực hiện thực sự nghiêm túc.

“Phong tỏa, giãn cách mà không thực hiện được mục tiêu, để kéo dài thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các mục tiêu khác, khiến người dân bức xúc”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Về Nghị quyết 86 của Chính phủ, Thủ tướng nhắc lại những yêu cầu quan trọng như “người phải cách ly với người", "ai ở đâu yên đó", "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người", cộng với các biện pháp xét nghiệm, 5K, vaccine, thuốc, công nghệ và các biện pháp khác.

Ông cũng đề cập nhiệm vụ xét nghiệm “thần tốc” nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao nhằm phát hiện F0 nhanh nhất phục vụ công tác truy vết và phân loại điều trị ngay, bóc tách nguồn lây, bao vây ổ dịch.

Vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất

Để thực hiện chiến lược vaccine, tới nay Thủ tướng Phạm Minh Chính đã điện đàm với Thủ tướng 16 nước; gửi thư, điện cho lãnh đạo 22 nước; tiếp, điện đàm và gửi thư cho 10 tổ chức quốc tế để thúc đẩy ngoại giao vaccine, đạt một số kết quả.

Tuy nhiên, việc tiếp cận vaccine vẫn rất khó khăn, cần tiếp tục triển khai tích cực.

Người đứng đầu Chính phủ lưu ý phải tiếp cận bình đẳng tất cả loại vaccine. Theo ông, vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất.

Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ khóa mới, các địa phương dành nhiều thời gian để bàn về các giải pháp phòng, chống dịch. Ảnh: VGP.

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, tạo mọi điều kiện thuận lợi, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, cấp phép sử dụng có điều kiện, sản xuất vaccine, thuốc điều trị Covid-19 và trang thiết bị, vật tư y tế trong nước để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh nhanh nhất, sớm nhất.

Đáng lưu ý, lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo có thể cắt bớt các quy trình, thủ tục về mặt hành chính nhưng phải bảo đảm yêu cầu về y tế, khoa học và chuyên môn.

Ngoài ra, Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu khi thực hiện phong tỏa cách ly, không được để ai thiếu ăn thiếu mặc, đáp ứng các nhu cầu y tế của người dân ở mọi nơi, mọi lúc, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn an dân. Địa phương nào không làm được điều này là có lỗi với dân.

Cùng với đó, Thủ tướng nhấn mạnh khi thực hiện cách ly, phong tỏa không được để đứt gãy chuỗi cung ứng về lao động, hàng hóa, lưu thông. Một số nơi đã thực hiện thành công các mô hình như “3 tại chỗ”, “một cung đường, hai điểm đến”, cần tiếp tục hoàn thiện các mô hình này.

Đề cập đến nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ trong lúc này, phải tập trung ưu tiên số 1 cho chống dịch, vì chống dịch thành công thì mới có thể phát triển kinh tế - xã hội. Chống dịch không thành công thì gặp khó khăn nhiều hơn trong phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống nhân dân.

Thủ tướng đồng thời nêu rõ 5 yêu cầu phải đạt được, giữ vững trong thời gian tới, gồm: Cương quyết giữ được lưu thông hàng hóa; bảo đảm lưu thông về tài chính - tiền tệ; giữ được cung ứng về nguồn lao động, không để đứt gãy thị trường này; chăm lo, hỗ trợ doanh nghiệp; bảo đảm sự chỉ huy, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, tránh “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”.

Việt Tân có lợi gì khi bênh Mỹ trong vấn đề chất độc màu da cam?

Nhân việc Mỹ tài trợ cho Việt Nam một lượng lớn vaccine ngừa nCoV, đảng Việt Tân và nhiều nhóm chống Cộng khác đã mở một chiến dịch truyền thông kêu gọi “thân Mỹ - thoát Trung”. Chiến dịch này bao gồm nhiều bài viết phủ nhận tội ác của người Mỹ trong cuộc chiến tranh hồi thế kỷ trước. Chẳng hạn, fanpage Việt Tân đã đăng một bài viết rằng các dị tật mà nhiều trẻ em Việt Nam mắc phải sau chiến tranh là hậu quả từ lương khô do Trung Quốc viện trợ, chứ không phải từ chất độc màu da cam. Trong khi họ không đưa ra được bằng chứng nào để quy tội cho lương khô, họ biện luận rằng thú rừng và cư dân địa phương đã không hề bị dị dạng sau khi tiếp xúc với thuốc diệt cỏ:

Trong thực tế, chất độc màu da cam bị quy trách nhiệm sau một số nghiên cứu của cả Mỹ lẫn Việt Nam. Và các nghiên cứu của Việt Nam đã được tiến hành trên cư dân các vùng bị phun thuốc diệt cỏ.

Theo một bài viết trên Báo Ảnh Việt Nam, từ thập niên 1970, sau khi chứng kiến nhiều trường hợp trẻ sơ sinh Việt Nam bị dị dạng nhưng chưa rõ nguyên nhân, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng đã cất công đọc nhiều tài liệu để tìm hiểu. Trong một lần như vậy, “bà đã tình cờ đọc được một bản báo cáo khoa học về chủ đề này do Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ công bố vào năm 1974. Sau khi đọc xong, bà bắt đầu nghi ngờ rằng dường như những trường hợp quái thai ở Việt Nam có liên quan đến hóa chất độc hại do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Để lí giải cho sự nghi ngờ này, năm 1982 bà đã thực hiện một nghiên cứu trên 1000 hộ gia đình ở xã Thanh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Kết quả cho thấy, những người sống trong vùng bị rải chất độc da cam sinh ra con dị tật cao gấp 3 - 4 lần. Năm 1983, bác sĩ Phượng đã cho công bố báo cáo này trên một tạp chí khoa học của Anh”.

Tiếp đó, cần lưu ý rằng nhiều cựu binh Mỹ cũng đã khởi kiện tập đoàn Monsanto, do họ có con cái bị dị tật, nghi do chất độc màu da cam. Trường hợp điển hình là Heather Bowser, con của một cựu binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam năm 1968-1969. Cô và em ruột có hình hài bị dị tật kinh khủng: không có đoạn chân phải từ gối trở xuống, nhiều ngón tay, ngón chân cái trên bàn chân trái cũng không có, những ngón chân còn lại thì đan chéo nhau:

Qua việc Việt Tân tìm cách gỡ tội cho chính quyền Mỹ bằng những bằng chứng không rõ ràng, dù việc đó đi ngược lại lợi ích của nhiều gia đình người Việt và người Mỹ từng tham gia chiến tranh Việt Nam, ta có thể đánh giá nhân cách của họ và những gì mà họ có thể mang đến cho đất nước.

Nguyễn Dân: Con virut đáng sợ

Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng do biến chủng Delta gây áp lực “quá tải” không chỉ đối với hệ thống y tế, mà đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở các tỉnh phía Nam sau gần 2 năm cả đất nước và người dân đã căng mình chiến đấu với nó. Việc Việt Nam cán mốc kỷ lục hơn 200 ngàn bệnh nhân và hàng ngàn bệnh nhân tử vong, cùng việc cuộc sống của hàng triệu người dân rơi vào khó khăn chưa từng có do bị mất việc làm và áp lực phong tỏa... Cả hệ thống chính trị cùng lúc phải vận hành dốc lực “ngoại giao” từng liều vắc xin, dốc toàn bộ nhân lực, tài chính, vật lực ...trong cuộc đua tốc độ với con virus “siêu lây nhiễm” và vừa nỗ lực đảm bảo “mục tiêu kép” để mọi thứ không sụp đổ. Nỗ lực đó tất nhiên không chỉ đến từ chính quyền, mà phải huy động toàn xã hội là tất yếu!

Tuy nhiên, thay vì ủng hộ chính quyền và người dân trong nước trong bối cảnh “nước sôi lửa bỏng” thì vô khối kẻ nhân danh “yêu nước” lại giả nước mắt cá sấu công kích: nào là chính quyền chỉ lo chống dịch mà bỏ mặc dân đói khổ, nào là chính quyền đưa ra các gói cứu trợ “chỉ có trên tivi”, nào là chính quyền mua vắc xin Trung Quốc về để cho dân, còn quan chức thì tiêm vắc xin Mỹ, nào là chính quyền cưỡng ép dân chúng/doanh nghiệp ủng hộ tiền mua vắc xin để làm giàu cho Đảng,...Có thể nói chưa khi nào chiêu trò “thương vay khóc mướn” lại “thịnh phát” như thời gian qua.

Xin trích một đoạn văn tương tự từ cây bút quen thuộc của trang phản động Dân làm báo trong bài “Quyên góp gởi giúp đồng bào quê hương lâm cảnh nạn tai!?” như sau: “Và hôm nay, trước dịch bệnh quái ác, qua phương cách “rừng rú” chống dịch – tiền hậu bất nhất – dịch bệnh càng tăng, người dân càng khổ. Phong tỏa, cách ly, giãn cách – một hình thức đem nhốt bỏ tù – không thuốc men chữa trị, để dân càng đói, càng khổ, càng chết … cho đảng và nhà nước cơ hội động viên quyên góp đi xin… Quyên góp gửi tiền về cho nhiều để mà cứu giúp … Đảng. Càng viện trợ cứu giúp càng nhiều, túi đảng càng đầy …đảng càng quang vinh để củng có lợi quyền mà dễ bề trị nước chăn dân” và “mỗi khi có thiên tai, mọi sự cứu giúp của tiền đóng góp, đảng ta chia nhau đầy túi- dân đói, dân chết mặc dân …”. Thậm chí, cây bút Nguyễn Dân này còn nói Đảng ta tạo ra dịch họa thiên tai: “Năm này qua năm khác, càng tạo ra cảnh dịch họa thiên tai, thì bè lũ đảng ta tha hồ mà chận chẹt thu vén của tiền đóng góp cứu giúp”. Thâm độc, nham hiểm hơn khi Nguyễn Dân công khai phá hoại truyền thống “lá lành đùm lá rách”, “một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ …” vô cùng cao đẹp, tồn tại bao đời nay của dân tộc ta bằng câu hỏi kết luận bài viết  “Những “tấm lòng vàng” với tình đùm bọc, thương yêu, cứu giúp … có cần nên cân nhắc nghĩ suy?”.

Chúng ta đều biết gần 2 năm chống dịch covid – 19, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Đảng Nhà nước ta đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo các bộ, ngành, chính quyền các cấp triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các địa phương; điều chỉnh bổ sung các giải pháp kịp thời, phù hợp với từng địa phương và diễn biến của dịch. Với quan điểm nhất quán bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết. Với quyết tâm không để người dân bị đói, bị thiếu các nhu cầu thiết yếu, người dân khó khăn mà không được giúp đỡ, bị bệnh mà không được chữa trị. Vì vậy, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách an sinh xã hội, kịp thời giải quyết những khó khăn cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.  Ngoài kinh phí mua vắc xin phòng covid – 19 (dự kiến bố trí khoảng 16.000 tỷ đồng), Nhà nước ta đã chi một nguồn kinh phí rất lớn từ Ngân sách nhà nước để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong vùng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 như: Gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng; giảm tiền điện, tiền nước sạch, cước phí viễn thông; giảm một số loại phí, lệ phí; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp …

Trong khi mà khắp thế giới đều đã và đang trải qua các đợt “sóng thần” của các làn sóng dịch bệnh, thì Việt Nam đều không tránh khỏi, nhưng đã vượt qua ngoạn mục, như các “tâm dịch” đã diễn ra ở Đà Nẵng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội trước đây. Thành công đó khiến bạn bè thế giới đều ghi nhận và thán phục, đề cao giải pháp, cách thức chống dịch hiệu quả của Việt Nam. Ngay cả trong thảm họa làn sóng dịch bệnh Delta đã tán phá Ấn Độ và đang tàn phá các nước trong khu vực như: Thái Lan, Inđônêxia, Malayxia …, này bùng phát cả ở những quốc gia đạt tỷ lệ tiêm chủng cao như Mỹ, thì rõ ràng chứng tỏ Chính phủ VN vẫn đang hoàn toàn kiểm soát được dịch bệnh.

Còn với những kẻ chuyên hành nghề xuyên tạc, bôi đen tình hình đất nước nay lợi dụng dịch bệnh căng thẳng, sự khó khăn của chính quyền và người dân để gieo rắc tin giả, viết bài bình phẩm sai sự thật bằng thứ giọng điệu thương vay khóc mướn càng cho thấy bản chất thật của cái gọi là “yêu nước”, là “đấu tranh dân chủ” chỉ là vỏ bọc giả dối.

Nguyễn Dân hay đồng bọn của chúng thực sự là một loại vi rút độc hại, đang hàng ngày, hàng giờ ra sức vu cáo, bịa đặt, bôi nhọ Đảng và Nhà nước ta, gieo rắc sự nghi ngờ, hoang mang trong quần chúng, gây chia rẽ nội bộ làm mất lòng tin của dân với Đảng. Loại virus này tuy không dễ nắm bắt, đánh giá nguy hại nhưng lại vô cùng đáng sợ khi chúng gián tiếp bào mòn sức chiến đấu chống dịch bệnh. Bởi vậy, mỗi chúng ta bên cạnh tinh thần chống dịch, rất cần có thêm tinh thần quyết tâm chống loại “virut” độc hại này.

11 tháng 8, 2021

Tage và ICD làm hòa

Sau 2 lượt beef, ICD tuyên bố dừng cuộc chiến rap. Tối 11/8, ICD cũng chia sẻ hai người đã gọi điện cho nhau và quyết định làm hòa, không để sứt mẻ hòa khí giữa các rapper.

Tối 11/8, Tage chia sẻ hình ảnh cuộc gọi video với ICD, Tuto và Gonzo, đồng thời tuyên bố đã làm hòa với ICD.

Ngoài ra, nam rapper thừa nhận bản thân đã mắc sai lầm, không chọn lọc lời nói và hành động thiếu cẩn trọng, dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều người.

"Tôi không nhận thức đúng về tầm ảnh hưởng của bản thân, và dưới các tác nhân trực tiếp của trận beef đã tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng thời gian qua", nam rapper viết, sau đó gửi lời xin lỗi đến khán giả.

Nói về cuộc chiến vừa qua, ICD cũng nhận sai, cho rằng mọi việc đều xuất phát từ sự vô tư của bản thân. Quán quân King of Rap viết: "Sau King of Rap, tôi đã dành thời gian để nhìn nhận bản thân, cố gắng trau dồi kỹ năng sống, giao tiếp và ứng xử. Tôi cũng nhận ra nếu không có biến cố cũng sẽ không có sự thay đổi, biến cố cũng là cơ hội".

Trong cuộc trò chuyện giữa bốn rapper, Tage cho rằng nhìn về mặt tích cực, anh đã có dịp để mình thể hiện cái tôi cá nhân và rèn luyện trình độ. "Trận beef cho tôi nhiều trải nghiệm thực tế cần thiết với rapper thế hệ mới", rapper sinh năm 2001 nói.

Về mặt tiêu cực, Tage hối hận vì trận beef đã kéo theo nhiều người không liên quan, gồm cả người trong giới rap và người không liên quan, vào vòng xoáy của rap diss. Đồng thời, trận beef giữa hai người đã để lại ấn tượng tiêu cực với khán giả.

ICD đồng tình quan điểm và cho rằng trận beef mang tới nhiều hiệu ứng tiêu cực hơn tích cực.

Sau cùng, rapper người Hải Phòng khẳng định: "Có thể đây không phải trận beef 'savage' (máu lửa, hoành tránh) nhất rap Việt, nhưng đây là một trong những trận beef đáng nhớ nhất của rap Việt".

Mâu thuẫn giữa ICD và Tage bắt đầu khi rapper 20 tuổi khẳng định quán quân King of Rap là nhân tố được overrated (được đánh giá cao hơn năng lực). Sau đó, hai người đã có hai lượt beef với các track diss Chân chạm đất, Rapper số 1 (ICD) và Overrated, Bamicay (Tage).

Sau 2 lượt tung track diss, ngày 7/8, ICD tuyên bố sẽ dừng trận beef dù đã hoàn thành phần audio của bài thứ ba. Tiếp sau đó, Tage cũng bày tỏ ý muốn dừng cuộc chiến vì nhận thấy mọi chuyện đã đi quá xa so với ý định ban đầu.

Khi tuyên bố dừng trận beef, ICD nhắn nhủ Tage: "Ngoài âm nhạc, sau này anh mong Tage chú ý đến phát ngôn của mình hơn. Còn trong âm nhạc, anh vẫn tôn trọng em vì tinh thần chiến đấu".

Hiện tại, với bài thông báo làm hòa, Tage cũng khẳng định "hãy để âm nhạc dừng lại ở âm nhạc", không muốn vì rap diss mà làm sứt mẻ mối quan hệ đời thực với ICD nói riêng và giới rapper nói chung.

'Lá chắn thép' trong phòng, chống dịch: Bắt nguồn từ mỗi công dân

Trong khi cả hệ thống chính trị đang “căng mình" chống dịch, các cấp, các ngành vào cuộc quyết liệt, khẩn trương thì đâu đó vẫn còn những cá nhân có tâm lý lơ là, chủ quan, vi phạm quy định của cơ quan chức năng, thậm chí chống đối lực lượng làm nhiệm vụ. Hơn lúc nào hết, tinh thần trách nhiệm, sự tự giác của mỗi người dân phải đặt lên hàng đầu, được coi là “lá chắn thép” trong phòng, chống dịch, góp phần phòng ngừa và đẩy lùi dịch bệnh.

Chốt kiểm soát phòng chống dịch trên phố Lò Đúc (quận Hai Bà Trưng) kiểm tra giấy tờ, thông tin của người lưu thông trên phố. Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN

Có thể nói, trải qua 3 đợt dịch, câu chuyện ý thức, trách nhiệm công dân được nhắc đến nhiều nhưng vẫn còn không ít trường hợp vi phạm, những hành vi thiếu ý thức trong đợt dịch thứ 4 này.

Vài ngày trước, mạng xã hội lan truyền đoạn video ghi lại hình ảnh một nam thiếu niên chở bạn gái ra ngoài đường không có lý do chính đáng đã bị cán bộ chốt kiểm soát yêu cầu dừng xe kiểm tra giấy tờ. Tuy nhiên, nam thiếu niên lại tỏ thái độ bất hợp tác, liên tục chửi bới xúc phạm lực lượng làm nhiệm vụ.

Sự việc trên xảy ra tại phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Được biết, thiếu niên này sinh năm 2003. Công an phường Thanh Xuân Nam đã ra quyết định xử phạt hành chính người này về hành vi ra đường không có lý do chính đáng và xúc phạm, lăng mạ danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ, không đội mũ bảo hiểm; xe không gắn biển kiểm soát...

Bất chấp chỉ thị về giãn cách xã hội, để né lực lượng kiểm tra, một số người dân thành phố Hà Nội đã luồn lách vào những nơi không có chốt kiểm soát, chạy bộ, đạp xe từ lúc 3-4 giờ sáng, vì tin rằng lúc này khó bị phát hiện và xử phạt. Trong khi đó, tại một số địa phương, có hiện tượng lén lút tụ tập, "bay lắc" trong các quán karaoke dù đã có chủ trương tạm dừng các loại hình kinh doanh dịch vụ không thiết yếu để phòng dịch. 

Đáng lên án hơn là vì lợi ích trước mắt, một số đối tượng đã tiếp tay cho các đối tượng vượt biên trái phép hoặc vượt chốt kiểm soát dịch COVID-19 tại các tỉnh, thành phố. Phương thức được nhiều đối tượng lợi dụng là thuê hoặc đi nhờ các phương tiện được ưu tiên (luồng xanh) để ra, vào các địa phương.

Ngày 1/8, hai tài xế P.T.B  và N.V.S (thường trú tại phường Nghĩa Thành, thành phố Gia Nghĩa, Đắk Nông) đã lợi dụng xe được cấp QR code đi vào luồng xanh từ Thành phố Hồ Chí Minh về Đắk Nông để chở trái phép 10 thanh niên “vượt trạm” kiểm soát và bị lực lượng chức năng phát hiện.

Ngày 31/7, lực lượng kiểm soát dịch bệnh khu vực chân cầu Nghìn (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) cũng phát hiện nhiều xe container chở theo người về từ vùng tâm dịch Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Ngay sau đó, lực lượng phản ứng nhanh Hải Phòng đã giao cho Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 và đưa các trường hợp này đi cách ly tập trung.

Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội Bùi Danh Liên chỉ rõ, việc lái xe lợi dụng được cấp mã QR đi vào luồng xanh chở người sai quy định, đi sai lộ trình… thể hiện việc thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Điều này tiềm ẩn rủi ro nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. "Lái xe đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người nên nếu không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch khi tham gia luồng xanh thì nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao", ông Liên nhấn mạnh.

Đây chỉ là một vài trường hợp vi phạm xảy ra trong thời gian gần đây, xuất phát từ ý thức và hành động của cá nhân nhưng tác động không nhỏ đến cả xã hội. Trong bối cảnh virus còn nhiều khả năng "biến hóa", chưa có thuốc đặc trị và nguồn vaccine khan hiếm thì sự chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch xuất phát từ sự thiếu ý thức của một vài cá nhân cũng có thể dẫn đến cái giá rất đắt, phải trả bằng sinh mạng và sức khỏe con người, chưa kể đến những thiệt hại nặng nề về kinh tế - xã hội.

Câu chuyện về tiếp viên D.V.H. (BN1342) của Vietnam Airlines vi phạm quy định cách ly, tiếp xúc với đồng nghiệp, bạn bè, người thân trong quá trình cách ly tập trung và tại nơi cư trú, khiến lây nhiễm bệnh cho người khác, hay vụ việc ông Nguyễn Văn Thanh, Giám đốc Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội (Hacinco) thuộc Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà Hà Nội vi phạm quy định phòng, chống dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng... vẫn còn nguyên tính thời sự. Do đó, hơn lúc nào hết, tinh thần trách nhiệm, ý thức, sự tự giác của mỗi người dân là rất quan trọng, được xem là yếu tố quyết định đến sự “thành bại” của cuộc chiến “chống dịch như chống giặc”.

Người dân cần tin tưởng vào các quyết sách của Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; thực hiện nghiêm quy định về khai báo sức khỏe; cung cấp thông tin liên quan trung thực, chính xác; tự giác thực hiện những biện pháp bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng theo khuyến cáo của Bộ Y tế, đặc biệt là nguyên tắc 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế).

Nhiều ý kiến cho rằng, một trong những giải pháp để nâng cao ý thức của cộng đồng trong phòng, chống dịch hiện nay là tăng cường tuyên truyền để tạo sự thẩm thấu theo quá trình và áp dụng hình thức xử phạt nghiêm, nặng để răn đe. Theo đó, cần đưa những câu chuyện làm gương trong các hoạt động này để tăng độ thẩm thấu về ý thức tích cực, học theo của cộng đồng. Đồng thời, cũng đưa ra những vụ việc bị xử phạt khi người dân không chấp hành quy định để tăng tính răn đe. Khi được cung cấp nhiều thông tin chính xác, rõ ràng thì người dân sẽ có sự cân nhắc, phân tích thiệt hơn. Một khi thấy "thiệt" nhiều hơn thì người dân sẽ nâng cao ý thức chấp hành.

Không ai có thể riêng mình sống yên ổn nếu như cộng đồng còn chưa an toàn. Chỉ khi mỗi người dân có ý thức chấp hành các quy định về phòng, chống dịch; có tinh thần trách nhiệm chung sức, đồng lòng cùng Nhà nước chống dịch, mới tạo nên sự đoàn kết thống nhất, tạo "lá chắn" vững chắc để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, sớm đưa xã hội trở lại trạng thái bình thường mới.

10 tháng 8, 2021

Bãi ngao “xung đột” với mỏ cát ở biển Hải Phòng

Diện tích bãi ngao của người dân và mỏ cát của một công ty có sự chồng lấn ranh, hai bên xung đột nhiều năm, chính quyền đang nỗ lực giải quyết.

Mỏ cát của Công ty CP Xây dựng - Thương mại Tân Vũ (Công ty Tân Vũ) được TP Hải Phòng cấp phép vào ngư trường truyền thống của ngư dân Tràng Cát (quận Hải An). Sự chồng lấn ranh giới giữa bãi ngao tự phát và mỏ cát có phép khiến hai bên tranh chấp kéo dài, thậm chí xung đột trên biển.

Ghi nhận của PV ngày đầu tháng 8 -2021 ở cửa biển Tràng Cát, con tàu gỗ chở ngao giống chạy vòng vòng trên bãi ngao Gồ Nam với những căn chòi cùng những hàng cọc ranh giới nhô cao trên mặt biển. Từ trên tàu, những bao ngao giống được chuyển qua chiếc bè xốp cho ngư dân rắc thả giống xuống bãi nuôi. Phía xa, vài ngư dân khác trên con tàu sắt đang khai thác ngao, đóng thành bao chuẩn bị chở về bờ tiêu thụ.

Từ trên chòi ngao, ông Nguyễn Minh Đức (ngư dân 66 tuổi, trú khu Tân Vũ 2, phường Tràng Cát) đảo mắt nhìn xem con tàu phía xa có xâm nhập bãi ngao không. “Khu vực này đang có tranh chấp giữa ngư dân nuôi ngao với doanh nghiệp khai thác cát nên chúng tôi vừa khai thác vừa canh chừng” - ông Đức nói.

Theo ông Đức, bãi bồi Gồ Nam vốn là ngư trường truyền thống của ngư dân Tràng Cát, nhiều năm trước, ông cùng một số ngư dân bỏ tiền bạc, công sức ra làm bãi nuôi ngao ở đây. Sau này có thêm một số ngư dân các phường Tràng Cát, Nam Hải (quận Hải An), Hòa Nghĩa (quận Dương Kinh) cũng ra đóng cọc, dựng chòi làm bãi ngao. Hơn chục ngư dân tạo dựng thành quần thể bãi ngao tự phát rộng gần 500 ha ở bãi bồi Gồ Nam.

Thế nhưng bốn năm trước, nhóm ngư dân của ông Đức thấy người của Công ty Tân Vũ đi tàu ra thông báo gần 100 ha bãi ngao là mỏ cát của công ty này đã được TP cấp phép. Ngư dân không chịu vì cho rằng đây là ngư trường của mình, trước nay không hề thấy có biển báo, phao tiêu nào thể hiện là mỏ cát nên đã khoanh làm bãi ngao. Nhiều lần Công ty Tân Vũ cho tàu ra thả phao tiêu nhưng ngư dân không cho thả vào bãi ngao. Mâu thuẫn ngao - cát âm ỉ kéo dài.

Đỉnh điểm là trưa 24-6, khi Công ty Tân Vũ đưa tàu ra tổ chức thả phao tiêu, giữa hai bên đã xảy ra xung đột. Theo hình ảnh từ clip, tàu của hai bên đã nhiều lần va chạm, sau nhiều giờ tranh chấp, tàu của Công ty Tân Vũ thả được sáu phao tiêu vào bãi ngao nhưng sau đó, các phao tiêu này đã bị ngư dân dùng tàu kéo ra khỏi bãi nuôi ngao.

Các bên nói gì?

Theo tìm hiểu của PV, Công ty Tân Vũ được UBND TP Hải Phòng cấp phép khai thác cát trên diện tích 96 ha tại Gồ Nam từ cuối năm 2010, thời hạn khai thác 18,5 năm. Đến năm 2014, công ty này ký hợp đồng thuê hơn 96 ha mặt nước, sau đó được cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung để triển khai thủ tục khai thác.

Bà Phạm Thị Hải, Giám đốc Công ty Tân Vũ, cho biết tới thời điểm năm 2017, khi công ty này tiến hành khai thác đã bị nhóm ngư dân cản trở, không cho khai thác cát với lý do đây là ngư trường nuôi trồng, đánh bắt hải sản. Công ty Tân Vũ đã nhiều lần có đơn kiến nghị cơ quan chức năng can thiệp vì cho rằng những người nuôi ngao đã làm bãi ngao trái phép trên khu vực mỏ cát. Tuy nhiên, sau đó tình hình vẫn không được cải thiện.

Theo bà Hải, từ đầu năm tới nay, Công ty Tân Vũ đã hai lần tổ chức thả phao tiêu, lần gần nhất là hôm 24-6 nhưng đều không đem lại kết quả. “Chúng tôi đã được cấp phép, làm các thủ tục khai thác đầy đủ nhưng không được khai thác trên mỏ của mình, cứ đưa tàu ra thả phao lại bị ngăn cản” - bà Hải nói.

Ông Vũ Tuấn, Chủ tịch UBND phường Tràng Cát, cho biết bãi bồi Gồ Nam là ngư trường truyền thống của ngư dân Tràng Cát. Nhiều năm nay, ngư dân đã khai thác, nuôi trồng thủy sản ở Gồ Nam, hiện có hơn chục hộ dân với hàng trăm hecta bãi nuôi ngao tại khu vực.

Diện tích bãi ngao và khu vực mỏ cát có sự chồng lấn, toàn bộ mỏ cát nằm trong khu vực bãi ngao tự phát. Cả ngư dân lẫn Công ty Tân Vũ đều kiến nghị chính quyền can thiệp bảo vệ quyền lợi. Công ty phản ánh bị ngư dân ngăn cản khi thả phao tiêu, ngư dân cũng có đơn cho rằng công ty đưa người ra chèn ép, xâm phạm bãi ngao.

Theo ông Tuấn, để giải quyết tranh chấp, phường Tràng Cát đã tổ chức đối thoại riêng với cả hai bên. Ngư dân nói chấp thuận bàn giao nếu được hỗ trợ đảm bảo quyền lợi. Phía Công ty Tân Vũ thì kiến nghị cơ quan chức năng có biện pháp đảm bảo để công ty có thể khai thác trên mỏ của mình. Phường đã thông tin tới công ty nguyện vọng của ngư dân để hai bên giải quyết nhằm đảm bảo quyền lợi của cả hai bên.

XIN LỖI, ĐƯỢC CHƯA!?

Có một anh ca sĩ, là chuyên gia viết status không biết đặt đúng dấu câu, thường xuyên sai lỗi chính tả, không phân biệt được viết hoa viết thường. 

Rồi đột nhiên, một tâm thư xin lỗi trên facebook, về hình thức thì câu cú rõ ràng, dấu câu đúng chuẩn quy phạm, rất ít lỗi chính tả - vậy thì khả năng nó được biên bởi người khác rồi.

Các bạn so sánh 2 post kế nhau là thấy ngay à!

Chuyện của người ta không muốn lạm bàn, chỉ thấy mở đầu tâm thư là: Các bạn lo lắng lắm rồi, đúng không? Vậy tức đây chỉ là lời xin lỗi dành cho fan trung thành, những người đã luôn đồng hành và lắng lo cho Jack suốt thời gian qua. 

Người cần xin lỗi thì lại không được Jack xin lỗi, hoặc chỉ "xin lỗi, được chưa". Và đáng ra, nếu còn có chút lương tri thì người làm cha phải biết đứng ra bảo vệ con mình (và mẹ của con mình), trước cơn bão tấn công cuồng nộ từ các fan nhí của Jack!

Nhưng không, anh im lặng để tránh thị phi. Chọn ngay lúc nhiều người đang bận hóng Messi ra mắt ở Paris hoa lệ để "xin lỗi, được chưa".

Ở dưới là hàng chục KOLs vào cmt: Thương em, Cố lên Jack, Biết nhận lỗi là đc rồi ... Đọc không nén được cười. Thậm chí ngay như 1 BTV của VTV là Trần Quang Minh khen Jack là người sống có trách nhiệm!? Ủa, trách nhiệm kiểu gì kì ta!?

Hôm nay lên mạng thế là đủ rồi. Ông bà ta có câu như thễ này: Giấy rách phải giữ lấy lề. Mượn ý của tiền nhân, xin tặng anh ca sĩ một câu: Giấy Jack phải giữ lấy "lề gì thốn".

9 tháng 8, 2021

Không có người đàn ông sợ vợ, chỉ có người đàn ông tôn trọng vợ!

Vào lúc 8h15 sáng 9/8, theo giờ địa phương, chuyên cơ chở Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Phu nhân Trần Nguyệt Thu và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã tới Sân bay Quốc tế Wattay, Thủ đô Viêng Chăn, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith.


Bác Phúc vẫn là nguyên thủ có nhiều cà vạt màu độc lạ nhất, vì trùng màu áo dài của Phu nhân 🐧 

P/s: không có người đàn ông sợ vợ, chỉ có người đàn ông tôn trọng vợ !!!

Ảnh: TTXVN

Shipper quỳ lạy CSGT: Sự thật là gì?

Hiện nay, trên mạng xã hội đang lan truyền những hình ảnh về việc có một anh CSGT đang xử lý một trường hợp Shipper có dấu hiệu vi phạm, hình ảnh thể hiện việc anh Shipper "đang quỳ xin" anh CSGT. 

Nhìn vào đây, đã có rất, rất nhiều "Người Dân" bị cảm xúc dẫn dắt, ra rả chửi CSGT là vô cảm, thiếu tính người... Và được đà lao vào chửi chính quyền không thương tiếc. 

Vậy SỰ THẬT là gì?? 

SỰ THẬT thì đây là một sản phẩm Photoshop lỗi, quá lỗi của những kẻ chống phá, hám view, câu like, giật gân...

Để chứng minh đây là sản phẩm Photoshop lỗi, quý vị có thể xem VIDEO dưới đây... 

VIDEO đã thể hiện rất rõ việc anh Shipper ngồi xổm, chỉ đổi tư thế quỳ nhằm rút điện thoại từ trong túi ra và hoàn toàn không có việc "quỳ lạy, van xin" anh CSGT như "tấm ảnh photoshop" kia.

Có lẽ sau khi xem Video này, rất nhiều người sẽ âm thầm xóa bài và xóa video.... và lo lắng liệu bản thân có phải đóng tiền phạt vì cái sự "thiếu suy nghĩ" của bộ não.

8 tháng 8, 2021

Phê bình nghiêm khắc Giám đốc Sở GTVT Hải Phòng

Giám đốc Sở GTVT Hải Phòng bị phê bình nghiêm khắc vì không tham mưu cho lãnh đạo thành phố thực hiện nghiêm chỉ đạo của Phó Thủ tướng về lưu thông hàng hóa.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể phê bình nghiêm khắc Giám đốc Sở GTVT TP Hải Phòng không tham mưu cho lãnh đạo thành phố thực hiện nghiêm chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về lưu thông hàng hóa. Thông tin này được ông Nguyễn Văn Thể đưa ra tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các doanh nhân, đại diện doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp và bộ, ngành, địa phương ngày 8/8.

“Là cửa ngõ lưu thông hàng hóa của cả miền Bắc, Hải Phòng cần hết sức nghiêm túc tiếp thu các ý kiến, không để xảy ra một trường hợp nào nữa.

Thay mặt ngành giao thông và các địa phương, chúng tôi xin nhận trách nhiệm với các doanh nghiệp về tình trạng ùn tắc giao thông ở một số nơi thời gian qua”, Bộ trưởng Bộ GTVT nói.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, Bộ GTVT duy trì họp giao ban mỗi tuần 3 lần để tổng kết, rút kinh nghiệm, ngoài ra còn có các nhóm công tác để giải quyết ngay các phản ánh, kiến nghị, vướng mắc của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, Bộ cấp mã QR cho các xe vận tải hàng hóa, lái xe và phụ xe có xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 có giá trị 72 giờ, chỉ kiểm tra ở điểm đầu và điểm cuối, nếu địa phương nào không thực hiện là làm trái.

Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, Chính phủ, Thủ tướng không có bất kỳ một văn bản nào về việc hạn chế lưu thông hàng hóa, nhưng nhiều địa phương hiểu và áp dụng chưa đúng, máy móc. Thậm chí, tại các nơi phong tỏa, giãn cách, Thủ tướng còn nhấn mạnh thêm việc phải bảo đảm hàng hóa, các nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân.

Nhấn mạnh tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị các địa phương cần thực hiện nghiêm, nhất quán các chỉ đạo của Chính phủ trong vấn đề bảo đảm lưu thông, di chuyển hàng hóa, tránh gây tình trạng ách tắc hàng hóa trong lưu thông từ địa phương này, đến địa phương khác.

Trước đó, cuối tháng 7/2021, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu không kiểm tra tại các chốt kiểm soát dịch đối với phương tiện có Giấy nhận diện QR Code còn thời hạn do ngành giao thông vận tải cấp vận chuyển hàng hóa phục vụ xây dựng, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, tiêu dùng (trừ các hàng hóa cấm sản xuất, kinh doanh theo quy định) trên tất cả các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, đường giao thông liên huyện, giao thông đô thị trên phạm vi cả nước.

Trường hợp phương tiện không có Giấy nhận diện QR Code hoặc có nhưng hết thời hạn thì thực hiện kiểm tra việc khai bảo y tế và Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm với SARS-COV-2 đối với người trên phương tiện.

Việc kiểm tra đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa khi ra, vào các điểm tập kết, trung chuyển, giao nhận hàng hóa (cảng, bến, nhà ga, kho, bãi, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất...) đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu phòng chống dịch, không gây ùn tắc giao thông.

Theo báo cáo của Cục Quản lý đường bộ 1 - Tổng cục Đường bộ Việt Nam, giao thông trên quốc lộ 5 ngày 3/8 qua Chốt kiểm dịch Dụ Nghĩa, tại Km81+500 chiều bên phải quốc lộ 5 (Hải Phòng) vẫn bị ùn tắc nghiêm trọng từ Km76+900-Km81+500, dài tới 4,6 km, trong khi bên trái tuyến đường các phương tiện lưu thông bình thường.

Nguyên nhân được xác định là do TP Hải Phòng kiểm soát từng người và phương tiện ra vào thành phố.

Theo báo cáo của Cục Quản lý Đường bộ 1, khi lái xe qua chốt Dụ Nghĩa, lực lượng chức năng TP Hải Phòng yêu cầu cần phải có giấy xét nghiệm PCR. Vì vậy, từ tối 2/8, hàng trăm lái xe vẫn tập trung trước điểm kiểm dịch để chờ lấy giấy chứng nhận PCR khiến cho tình trạng giao thông tại một số chốt cửa ngõ thành phố tắc nghẽn.

SỰ THẬT VỀ: “CHIẾC THẺ ĐỎ QUYỀN LỰC CỦA BỐ ĐỂ CÓ THỂ ĐI VÒNG QUANH HÀ NỘI THÔNG CHỐT KIỂM SOÁT ”

Ngay sau khi nắm bắt được thông tin, phòng An ninh chính trị nội bộ Công an Tp Hà Nội đã phối hợp Công an Quận Cầu Giấy điều tra và làm rõ: Thẻ cán bộ này là của P.N.N. - TP marketing Báo Thiếu niên tiền phong cho P.V.H (nhân viên marketing) mượn để thuận lợi cho việc thu tin, bài từ năm 2017. 

Mặc dù P.V.H. đã nghỉ việc tại Báo Thiếu niên từ cuối năm 2020 nhưng vẫn giữ thẻ cán bộ trên của P.N.N... (Công tác quản lý quá kém)


Vào khoảng tháng 6/2021, P.V.H. có quen P.N.T. trên mạng xã hội. Đầu tháng 7/2021, P.N.T. và P.V.H. có đi chơi cùng nhau. T. đã mượn thẻ cán bộ trên từ H. để chụp cho vui.

Vậy "Bố" ở đây có thể hiểu theo nghĩa gì nhỉ ?

BỘ PHIM BÁC SĨ KHOA VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN



Với dàn diễn viên : 

- BÁC SĨ KHOA: Nhân vật sáng nhất hôm nay nhưng trong hệ thống này thì lại chỉ là nhân vật phụ thôi. Lúc chưa khoá fb thấy bảo là giáo sư bên Úc. Không hiểu sao công tác ở Chợ Rẫy. 

- PHONG LAM: Nhân vật chính, cô bác sĩ Singapore bị ung thư máu từ nhỏ. Nói chung vượt lên số phận tuy chạy chữa tốn kém sau nhiều lần tự tử để gia đình đỡ tốn tiền thì quyết tâm làm lại cuộc đời, mở quỹ 82 kêu gọi ủng hộ các bệnh nhân ung thư. Vẫn ung thư còn lâu mới khỏi. 

- LONG THIÊN: Con trai của Phong Lam. 4 tuổi đã biết viết tâm thư cho mẹ trên fb dài loằng ngoằng nhưng cách hành văn thì như biên tập viên VTV. Chỉ số IQ 140. Thần đồng nhí. Bị u não, vừa phẫu thuật xong. Vì là thần đồng nên khuôn mặt thay đổi linh hoạt mỗi ảnh nhìn ra một người khác. Trải qua nhiều câu chuyện ly kỳ ví dụ 1 mình lên máy bay chở hàng ngồi cùng phi công để bay từ Sing sang Thụy Sỹ có bố đón đi mổ não.  

- VÕ THÙY LINH: mẹ của Phong Lam. Nhân vật mờ nhạt không có gì nổi bật vì chỉ ở nhà nội trợ. Không hiểu thế nào search google lại ra chuyên gia nổi tiếng bên Hongkong. 

- TÂN LÊ: Giáo sư bác sĩ bên Singapore, anh trai nuôi của Phong Lam. Mới phát hiện ra bị ung thư não, vừa về Việt Nam chia tay người yêu xong sang Sing phẫu thuật. Hôn mê vài ngày tưởng chết ai ngờ đã tỉnh dậy thành công. 

- THY NGUYEN: Nhân vật đồng hương cùng quê Bến Tre, người quản lý toàn bộ tiền từ thiện, chủ của Stk Nguyễn Thị Minh Thy. Nói chung thằng nào cầm tiền thằng ấy là trùm cuối. 

- THANH HÙNG LÊ: Lại cũng là giáo sư, Pháp hay Úc gì đó. Đẹp trai như Hàn Quốc. Hôm qua có post khóc thương em Khoa nhưng nay xoá rồi vì nhiều bạn nữ vào rụng trứng với vẻ đẹp trai tài tử quá. 

VÀ NHIỀU NHÂN VẬT PHỤ KHÁC ĐÃ KHOÁ FB: 

- PHONG LE: Bố của Phong Lam. Quyết tâm bán nhà đưa con gái sang Sing chữa bệnh, làm đủ mọi nghề từ phụ hồ đến bán KFC. Cuối cùng lớ ngớ thế nào lại thành giáo sư bác sĩ đầu ngành của bệnh viện bên Sing. Hiến tủy cứu con nên bị liệt chân. Vừa đi lại được rồi. Chuẩn bị về VN làm ông chủ quỹ 82 nhé các cháu. Nhiều đêm trăn trở vì không lo được chi phí chữa bệnh cho con nhưng tháng nào cũng ủng hộ vào quỹ 82 mấy trăm triệu. 

- PETERSON LÝ: chồng Phong Lam, lai tùm lum mấy dòng máu. Giáo sư làm việc ở phòng thí nghiệm bên Thụy Sỹ. Không có gì đặc biệt. 

- BỐ CHỒNG PHONG LAM: Giáo sư đầu ngành tiếp, đồng nghiệp của bố đẻ Phong Lam. Vừa bị u gì đó, bố đẻ Phong Lam đang liệt chân tự nhiên đứng đc mấy tiếng để mổ cho. 

Đoạn tiếp theo chờ Công an tiếp tục điều tra.

P/s: Cái này em cũng lượm trên mạng thôi, hiện tại các tài khoản này đều đóng cả vào rồi nên em cũng không tìm hiểu thêm được. Chờ kết luận của lực lượng chức năng vậy.

(từ fb bác sĩ Dương Minh Tuấn)

7 tháng 8, 2021

Những việc làm đi ngược lòng dân của số rận chủ trong dịch Covid-19

Trong khi cả nước đang tập trung toàn lực để phòng, chống đại dịch Covid - 19 thì trên các trang mạng xã hội, những đối tượng chống đối chính trị lại liên tục đăng tải, chia sẻ các bài viết xuyên tạc, kích động, gây hoang mang trong nội bộ nhân dân. Những việc làm “ngược đời” hiện nay của đám rận chủ ngày càng bộc lộ rõ bản chất chống chính quyền, cố ý gây mất đoàn kết, cản trở công tác phòng, chống dịch bệnh hiện nay của chính quyền, người dân.

Thời gian qua, tất cả các đối tượng chống đối chính trị không có bất kỳ hoạt động ủng hộ về vật chất hoặc tinh thần cho chính quyền, hoặc các các lực lượng đang ngày đêm phòng, chống dịch bệnh Covid – 19. Thay vào đó, điểm chung trong hoạt động của đám rận chủ hiện nay như Đặng Bích Phượng, Nguyễn Nguyên Bình, Nguyễn Lân Thắng, Mạc Văn Trang, Nguyễn Kim Chi, Trương Văn Dũng... là tìm mọi cách, lợi dụng công tác phòng, chống dịch để xuyên tạc chủ trương của đảng, nhà nước và gây hoang mang, giảm lòng tin của người dân với chính quyền. Điển hình như việc làm của vợ chồng Mạc Văn Trang, Nguyễn Kim Chi tại thành phố Hồ Chí Minh. Khi hàng ngày người dân thành phố đã và đang có rất nhiều những việc làm tốt đẹp của các cá nhân, tổ chức chung tay góp sức cùng chính quyền đẩy lùi dịch bệnh thì vợ chồng Mạc Văn Trang lại ngồi nhà đăng tải, chia sẻ các bài viết với nội dung phán xét, phê bình những lỗ lực chung của toàn xã hội gây bức xúc trong nội bộ nhân dân, kể cả những người đã từng là học trò của cặp vợ chồng già “lắm lời” mà giới trẻ thành phố gọi Mạc Văn Trang là “thánh mõm”. Không dừng lại ở đó, là một trí thức nhưng gần đây Mạc Văn Trang đã “bôi nhọ” thanh danh dòng họ Mạc khi ngày 05/8/2021 ông ta đăng tải trên mạng xã hội thư ngỏ gửi lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến công tác, phòng chống dịch bệnh Covid – 19. Nội dung thư ngỏ không phải là những đóng góp về ý tưởng mới, tốt hỗ trợ chính quyền mà thay vào đó Mạc Văn Trang với những suy luận chủ quan, ápđặt, thiếu căn cứ trên cơ sở tư tưởng chống đối chính quyền đã nêu ra những trong đó Mạc Văn Trang đưa ra những luận điệu xuyên tạc nhằm hoang mang trong nội bộ người dân thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến công tác tiêm chủng phòng dịch Covid 19.


Tại Hà Nội các đối tượng chống đối chính trị cũng tỏ hùa theo hoạt động của vợ chồng Mạc Văn Trang. Người ta thấy Đặng Bích Phượng khi nghe thấy thông tin một người già ở Tây Hồ sử dụng mũ cối hành hung cán bộ Công an cơ sở thì ngay lập tức Phượng như một con “kền kền” chưa biết đúng, sai đã chia sẻ thông tin với thái độ cực đoan, suy diễn nhằm mục đích bôi nhọ lực lượng công an và lãnh đạo đảng, nhà nước. Trương Văn Dũng với danh nghĩa đại diện khu vực miền bắc của quỹ 1 tạ gạo đã là một tay sai đích thực của số đối tượng chống đối chính trị ngoài nước đã mang tiền ủng hộ đồng bọn đang chấp hành hình phạt tù về tội chống chính; không ủng hộ người dân nghèo hay chính những công dân khiếu kiện các địa phương trước đây theo Dũng đang lưu trú tại Hà Nội. Gần đây nhất, khi Thành ủy Hà Nội ra thông báo tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để tập chung chống dịch Covid 19 đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. Nhưng với luật sư Hà Huy Sơn lại khác; ngày 07/8/2021 ông ta đăng tải trên mạng xã hội bài viết với nội dung phản đối hoạt động tiếp tục giãn cách xã hội của chính quyền thành phố, nêu quan điểm sống chung với dịch bệnh. Đây rõ ràng là một cách nhìn mù quáng, hồ đồ, không chỉ đi ngược với chủ trương của thành phố Hà Nội mà còn đi ngược với quan điểm chống dịch của các nước trên thế giới. Với một luật sư luôn có tư tưởng ủng hộ hoạt động của đám rận chủ như Hà Huy Sơn thì việc làm của ông ta không chỉ gây phẫn lộ của người dân mà còn gây bức xúc trong chính số luật sư trước đây luôn đồng hành với Sơn như luật sư Ngô Ngọc Trai, Hoàng Vân Hướng, Ngô Anh Tuấn.

Rõ ràng, với các đối tượng chống đối chính trị thì hiện nay lợi dụng công tác phòng, chống dịch Covid – 19 để “chống” lại chính quyền, xuyên tạc, gây hoang mang trong nhân dân là việc làm mà đám rận chủ đang thực hiện. Người dân đang mong muốn các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý nghiêm minh những hành động “ngược đời” thách thức pháp luật của các đối tượng chống đối chính trị thời gian qua.

Cần sớm quan tâm sửa chữa các chợ dân sinh truyền thông đã xuống cấp

Vừa qua, Báo Thanh tra nhận được đơn của công dân phản ánh các chợ do Nhà nước quản lý trên địa bàn Hải Phòng đã xuống cấp, không đảm bảo điều kiện hoạt động, nhưng vẫn được các cơ quan chức năng cho kinh doanh.

Để làm rõ nội dung phản ánh, phóng viên Báo Thanh tra có buổi làm việc với Sở Công thương và được ông Nguyễn Văn Tâm, Trưởng phòng Quản lý Thương mại cho biết: Cho đến thời điểm hiện nay, toàn thành phố có 158 chợ, trong đó có 1 chợ đầu mối; 6 chợ hạng 1, 16 chợ hạng 2; 135 chợ hạng 3 và chợ tạm; thu hút 12.362 hộ kinh doanh cá thể; chiếm 23,92% tổng số hộ kinh doanh cá thể, kinh doanh dịch vụ và thương mại trên địa bàn.

Do sự hình thành và phát triển chợ có lịch sử khá dài, hệ thống chợ thành phố phần lớn mang tính tự phát nên việc phân bổ mạng lưới chợ chưa hợp lý, không đều giữa các địa phương. Theo phân cấp quản lý các chợ hạng 2, hạng 3 do UBND các quận, huyện phê duyệt. Đối với các chợ hạng 1, chợ đầu mối do UBND thành phố phân hạng và phê duyệt.

Hiện nay, do lịch sử để lại, nhiều chợ hạng 1 vẫn thuộc quản lý của UBND các quận, huyện từ những năm 1980, 1990 như chợ Tam Bạc, chợ Ga, chợ An Dương, chợ Núi Đèo, chợ Trần Quang Khải.

Các chợ hạng 1 có tính chất kinh doanh phục vụ bán buôn cho thành phố, các chợ còn lại hoạt động chủ yếu theo hình thức chợ dân sinh, truyền thống, phục vụ và đáp ứng nhu cầu mua bán trao đổi tại các địa phương.

Qua quan sát của phóng viên Báo Thanh tra, trong chợ An Dương, chợ Tam Bạc, chợ Ga thuộc các quận Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền quản lý, mái chợ, tường bao và một số hạng mục quầy hàng nhiều chỗ đã xuống cấp, cần được đầu tư sửa chữa.

Ông Phạm Ngọc Tuấn, Trưởng ban Quản lý chợ quận Lê Chân cho biết: Ban quản lý 3 chợ An Dương, Đôn Niệm và chợ Con có 799 quầy, trong đó 572 quầy đang được các hộ kinh doanh bán hàng, còn 227 hộ đã thuê nhưng không kinh doanh bán hàng. Hiện nay, 3 chợ, hệ thống mái tôn, khung cột sắt đã bị xuống cấp, nhiều chỗ bị dột, không đảm bảo an toàn cho các hộ kinh doanh phía dưới; nhất là chợ Con có nơi thủng mái tôn do công trình lâu ngày chưa đươc đầu tư, sửa chữa.

Ban Quản lý chợ thực hiện cơ chế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ và tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập nên việc nâng cấp, cải tạo, sửa chữa vẫn còn ở mức độ hạn chế.

Về phòng cháy, chữa cháy, Ban Quản lý chợ tự trang bị máy bơm, thang, bình bọt, câu liêm, nhưng theo tiêu chí chợ kiểu mẫu thì vẫn chưa đủ tiêu chuẩn.

Từ năm 2005 đến nay, Ban Quản lý chợ vẫn thu phí dịch vụ mức giá do Nhà nước quy định, chưa thay đổi nên nguồn thu hạn chế nên không có kinh phí để sửa chữa, nâng cấp.

Ông Trần Thanh Xuân, Trưởng ban Quản lý chợ quận Hồng Bàng cho biết, ban có 47 nhân viên, đang quản lý 4 chợ Trần Quang Khải, chợ Tam Bạc, chợ Trại chuối, chợ Hòa Bình. Khi chưa có dịch COVID-19, mỗi tháng Ban Quản lý chợ thu từ 200-250 triệu đồng/tháng tiền cho các hộ kinh doanh thuê trong chợ.

Chợ Tam Bạc có tổng diện tích 4.500m2, trong đó thuê 3.500m2 đất của Công ty Kinh doanh nhà và 1.000m2 đất do quận quản lý. Giá cho thuê quầy mặt đường chợ Tam Bạc cao nhất là 450 nghìn đồng/m2, còn trong chợ có 30 nghìn đồng/m2. Chợ Tam Bạc có trên 700 quầy cho các hộ kinh doanh thuê, trong đó chỉ có trên 400 quầy đang được các hộ kinh doanh bán hàng, còn lại trên 300 quầy, các hộ kinh doanh đã thuê nhưng không kinh doanh bán hàng. Các mặt hàng bán trong chợ Tam Bạc thường bán vải, quần, áo, giầy, dép và một số mặt hàng thiết yếu, do hiện nay dịch bệnh COVID-19, các quầy bán hàng không thiết yếu đều đóng cửa không bán.

Từ năm 2018 đến nay, giá tiền thuê nhà của Công ty Kinh doanh nhà tăng lên 173 triệu đồng/tháng, trong khi giá tiền thuê cho các hộ kinh doanh trong chợ không thay đổi, vẫn thu theo giá cũ do thành phố ban hành. Vì thế, từ năm 2018, Ban Quản lý chợ chỉ trả được 48 triệu đồng/tháng tiền thuê nhà, phải nợ lại 125 triệu đồng/tháng. 4 năm nay nợ Công ty Kinh doanh nhà là 5,5 tỷ đồng tiền thuê nhà.

Ông Trần Thanh Xuân cho biết thêm: Các thiết bị về phòng cháy chữa cháy chợ Tam Bạc không đủ. Từ năm 2002 cho đến nay, chợ Tam Bạc chưa được Nhà nước đầu tư nguồn cho các chợ nên Ban Quản lý chợ không có nguồn tiền để sửa chữa. Do sử dụng lâu năm nên nhiều hạng mục trong chợ đã xuống cấp, khách hàng không đến, nhiều hộ bỏ quầy trong chợ không bán.

Trưởng phòng Quản lý Thương mại cho biết, nguyên nhân các chợ trên địa bàn nhiều năm nay chưa được đầu tư sửa chữa, nâng cấp là do thành phố đã ban hành quy trình chuyển đổi mô hình tổ chức, quản lý kinh doanh khai thác chợ Nhà nước sang loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý, theo Quyết định số 2977/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015.

Thành phố cũng chưa ban hành quy chế hoạt động của Ban Chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý, kinh doanh khai thác chợ cấp thành phố và kế hoạch chuyển đổi chợ hạng 1, chợ đầu mối trên địa bàn.

Nguyên nhân chính do các đơn vị không chủ động trong việc phối hợp với Sở Công thương đề xuất các nhiệm vụ được giao trong quá trình triển khai thực hiện công tác chuyển đổi chợ.

UBND các quận, huyện chưa thực sự quyết liệt trong việc triển khai thực hiện kế hoạch chuyển đổi các chợ hạng 2, hạng 3 trên địa bàn.

Việc chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý kinh doanh khai thác chợ còn nhiều bất cập liên quan đến xử lý tài sản công, liên quan đến trình tự thủ tục về đất đai.

Theo số liệu thống kê và báo cáo của các quận, huyện, đến hết năm 2020, các chợ đã thực hiện chuyển đổi, giao doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý theo Quyết định số 2977/2015/QĐ-UBND, gồm 7 chợ, cụ thể: Chợ Hạ Lũng, chợ Phục Lễ, chợ Tú Sơn, chợ Nam Hưng, chợ Bắc Hưng, chợ Đầm, chợ Vàm Láng. Các chợ An Dương, chợ Tam Bạc, chợ Ga thuộc các quận Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền quản lý chưa biết đến khi nào mới được chuyển đổi, để đầu tư sửa chữa?

6 tháng 8, 2021

Vai trò của nhà nước trong ứng dụng SOSMAP mà Việt Tân ca ngợi

Từ khi lệnh giãn cách xã hội để phòng dịch COVID-19 ảnh hưởng đến sinh kế của nhiều người dân, nhiều tổ chức chống Cộng đã tuyên truyền lặp đi lặp lại rằng nhà nước không làm gì để hỗ trợ thực phẩm cho dân, chỉ có dân giúp nhau trong dịch bệnh. Chẳng hạn, nhân việc công ty công nghệ XTEK ra mắt ứng dụng SOSMAP, nhằm kết nối những người cần nhu yếu phẩm với các nhà hảo tâm, đảng Việt Tân đã rêu rao rằng đây là “bản đồ kêu cứu của cư dân thành phố”. Sau đó, họ tiếp tục ca ngợi công ty XTEK, cùng các nhóm từ thiện dân sự khác, và phủ nhận vai trò của nhà nước Việt Nam:

Để đánh giá rõ hơn vai trò của nhà nước Việt Nam trong bức tranh này, ta hãy tìm hiểu nguồn gốc của ứng dụng SOSMAP. Website của công ty phát triển ứng dụng này cho biết:

“SOSMAP được thực hiện bởi Viện Khoa học Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam, Hội Phụ Nữ Cục Ngoại tuyến Bộ Công an, và Công ty TNHH công nghệ XTEK.  Nổi bật là công ty TNHH XTEK – một trong những công ty công nghệ trẻ hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực phát triển app. Không những thế vào năm 2019, XTEK còn vinh dự là một trong những doanh nghiệp trẻ tiêu biểu được lựa chọn tham dự sự kiện khởi nghiệp trẻ do Thành đoàn Đà Nẵng tổ chức.”

Như vậy, nhà nước Việt Nam đã hiện diện một cách khá tích cực trong quá trình phát triển ứng dụng SOSMAP mà Việt Tân ca ngợi. Trong khi đó, đảng Việt Tân vẫn chưa làm được gì nhiều, ngoài việc góp tiếng chửi mỗi ngày để người dân nghe cho ấm bụng.

2 tháng 8, 2021

Hải Phòng: Sẽ xây dựng Trung tâm thương mại, khách sạn 5 sao tại chợ Sắt

Chợ Sắt (TP Hải Phòng) sẽ được xây dựng thành Trung tâm thương mại, khách sạn 5 sao với chiều cao 40 tầng nổi và 2 tầng hầm. Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án, là hơn 6 nghìn tỉ đồng, nguồn vốn từ vốn của Nhà đầu tư thực hiện Dự án, không sử dụng vốn đầu tư công.

UBND TP Hải Phòng vừa ban hành Quyết định 2122/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất đối với Dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, khách sạn 5 sao và văn phòng cho thuê để thực hiện chỉnh trang đô thị tại khu vực chợ Sắt.

Theo đó, dự án có quy mô đầu tư xây dựng công trình cao 40 tầng nổi và 2 tầng hầm trên diện tích khu đất lập dự án 15.200 m2; mật độ xây dựng khối đế 46,05%; mật độ xây dựng khối tháp 40%; chiều cao công trình từ mặt sân tới sàn mái 146 m.

Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án, không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hơn 6 nghìn tỉ đồng. Nguồn vốn từ vốn của Nhà đầu tư thực hiện Dự án, không sử dụng vốn đầu tư công.

Thời hạn đầu tư là 50 năm; tiến độ đầu tư 39 tháng, trong đó, GPMB 3 tháng, thực hiện đầu tư xây dựng dự án là 36 tháng. Diện tích khu đất: 15.200m2; mục đích sử dụng đất: đất công cộng cấp thành phố (thương mại, dịch vụ).

Hiện trạng khu đất thực hiện Dự án chưa được giải phóng mặt bằng. Khu đất thực hiện Dự án chính là khu vực chợ Sắt gồm 3 thửa đất: Thửa đất số 1 (diện tích 4.715 m2) gồm tòa nhà trung tâm thương mại chợ Sắt 6 tầng do Công ty Liên doanh hữu hạn Hải Thành đang quản lý. Thửa đất số 2 (diện tích 6.000 m2) do Công ty Liên doanh hữu hạn Trường Thành đang quản lý. Thửa đất số 3 (diện tích 1.500 m2) gồm chợ tạm do Công ty Liên doanh hữu hạn Trường Thành đang quản lý. Phần diện tích đất còn lại là sân đường nội bộ.

Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng mời nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, khách sạn 5 sao và văn phòng cho thuê để thực hiện chỉnh trang đô thị  khu vực chợ Sắt trước ngày 7/9/2021 tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố.

1 tháng 8, 2021

Hải Phòng: Ngược xuôi chuyện Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Quyền ngồi… “ghế nóng”

Chuyện cô Nguyễn Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường điểm THCS Ngô Quyền, quận Lê Chân, TP. Hải Phòng từ khi ngồi vào chiếc “ghế nóng” bắt đầu trở thành chủ đề bàn tán ngược xuôi.

Ngược xuôi người ta bàn ở đây là thành tích đáng tự hào mà cô Hương đã làm được kể từ khi cô về trường ngồi “ghế nóng”, và vì sao vừa qua dư luận xôn xao về cô.

Với thành tích 2 lần đạt thủ khoa giáo viên giỏi TP. Hải Phòng các môn Toán, Tin học, 3 lần nhận Bằng lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, 3 lần nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, 4 lần nhận Bằng khen của UBND TP. Hải Phòng và trải qua nhiều chức vụ quan trọng trong ngành Giáo dục quận Lê Chân, năm 2017, cô Hương được Đảng bộ, chính quyền quận Lê Chân tín nhiệm giao trọng trách Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Quyền.

Nhận nhiệm vụ mới, nhìn lại những thành tích nhà trường đã đạt được, cô Hương tự xác định mình phải làm những gì để xứng đáng với sự tin tưởng, giao phó của Đảng bộ, chính quyền quận Lê Chân, ngành Giáo dục, những người tiền nhiệm, bao thế hệ giáo viên, phụ huynh, học trò dưới mái trường này.

Bằng trách nhiệm, năng lực bản thân, trên hết là danh dự, lòng nhiệt huyết với nghề, đến nay, sau 4 năm với vai trò người đứng đầu “chèo lái” con thuyền, cô Hương đã góp phần thay đổi diện mạo, cơ sở vật chất nhà trường với tổng số tiền đầu tư công và xã hội hóa lên đến trên 35 tỉ đồng. Điểm nhấn về sự thay diện mạo, cơ sở vật chất này là năm học 2018-2019 hoàn thành công trình làm ngõ thông sang khu B trường THPT Ngô Quyền cho 12 hộ dân, mà từ năm 1974 họ phải đi qua khu vực sân trường, với kinh phí gần 7 tỉ đồng. Từ 2019-2021, hoàn thành công trình xây mới khu phòng học 5 tầng với kinh phí gần 25 tỉ đồng; Sân chơi miễn phí cho thanh, thiếu niên, Ngôi nhà khăn quàng đỏ và mua sắm nhiều trang thiết bị quan trọng đáp ứng việc học cho học sinh trong tình hình mới.

Song song với việc quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, cô Hương cùng tập thể lãnh đạo nhà trường tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên về trình độ chuyện môn, bản lĩnh chính trị, về đạo đức nhà giáo, ý thức nghề nghiệp, đặc biệt xây dựng khối đoàn kết, để mỗi thầy cô giáo là tấm gương cho học sinh noi theo…

Nhờ đi đúng hướng, trong 4 năm, đội ngũ giáo viên, học sinh Trường THCS Ngô Quyền tiếp tục phát huy, đạt những thành tích đáng tự hào: 4 cán bộ giáo viên nhận bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; 3 giáo viên nhận danh hiệu Lao động Giỏi của Liên đoàn lao động Thành phố; 162 cán bộ giáo viên có sáng kiến được Hội đồng thẩm định cấp quận đánh giá cao.

Đối với học sinh, trong 4 năm học đạt 166 giải quốc tế và khu vực (trong đó 4 giải Đặc biệt, 34 giải Nhất và Huy chương Vàng, 39 giải Nhì và Huy chương Bạc, 35 giải Ba và Huy chương Đồng, 54 giải Khuyến khích và Giấy Chứng nhận); Đạt 701 giải học sinh giỏi các cấp thành phố, Quận, thể dục thể thao (trong đó 87 giải Nhất, 170 giải Nhì, 217 giải Ba, 227 giải Khuyến khích)….

Từ những thành tích trên, nhà trường được lãnh đạo thành phố, quận trực tiếp xuống khánh thành công trình xây dựng, trao thành tích tiêu biểu. Trung ương, thành phố và địa phương đã tin tưởng, trao tặng: Bằng khen của Ban chấp hành Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội đồng đội TP. Hải Phòng, Tập thể lao động xuất sắc” cấp Thành phố (từ năm học 2017-2020), UBND thành phố tặng “Cờ thi đua” đơn vị dẫn đầu cấp THCS của thành phố; Bằng khen Chủ tịch UBND thành phố…

Sự đóng góp, lòng yêu nghề, nhiệt huyết đang đà tích cực của cô Hương gần đây bỗng bị nhìn nhận có yếu tố tiêu cực, UBND quận Lê Chân nhận thấy phải xem xét, đề nghị cơ quan thẩm quyền xác minh.

Hiện việc đúng, sai của cô Hương vẫn đang chờ kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, khi UBND quận Lê Chân, cơ quan thẩm quyền chưa có kết luận cuối cùng về sự việc truyền thông đã rôm rả, cô Hương nhận được gợi ý chuyển công tác…

Nhiều người ủng hộ cô Hương cho rằng, trước diễn biến sự việc họ không lấy gì làm lạ, vì “ghế nóng” cô Hương đang ngồi không tránh được người nhìn xuôi, kẻ xét ngược. Và họ bắt đầu xôn xao bàn tán về “ghế nóng”.

Đối với “ghế nóng” ở mỗi trò chơi có độ “nóng” khác nhau, nhưng người chơi không xứng đáng thì không thể ngồi vào nó. Khi người chơi ngồi vào nó rồi, dù người chơi có tài giỏi, nỗ lực đến đâu cũng rất nhiều người muốn người chơi phải dừng cuộc chơi ngay, để họ thay thế, thậm chí để thử. Tuy nhiên, chỉ cần đó là trò chơi, người dẫn chương trình có tầm sẽ luôn bảo vệ, động viên người chơi tài giỏi chinh phục đỉnh cao đến cùng, chứ không gợi ý họ dừng cuộc chơi khi họ đã rất xuất sắc vượt qua các mốc quan trọng, dù họ không tuyệt đối như thần thánh…

“Ghế nóng” cô Hương đang ngồi có một số điểm tương đồng với “ghế nóng” của trò chơi, nhưng có điểm khác biệt là một bên nhằm mục đích giáo dục, thực hiện quốc sách hàng đầu của Nhà nước, một bên nhằm mục đích giải trí.

Tuy nhiên, chiếc “ghế nóng” hay người ngồi trên “ghế nóng” vốn rất nhạy cảm, nên đừng ai vì lợi ích, tác động mà xử sự thiếu đạo đức, trái luật, để rồi tất cả phải trả giá.

Thực hư thông tin Công an phường An Lạc A quấn người bị Covid ném lên xe

Trường hợp này của Phường An Lạc A, quận Bình Tân, nhưng người này không phải nhiễm covid mà là chơi thuốc dẫn đến NGÁO ĐÁ...sau đó chạy lung tung khắp hẻm không mang khẩu trang, khi đến đầu ngõ nơi đang bị phong tỏa thì bị Công an cản lại không cho ra, nên vừa quậy vừa cởi tung đồ ra.

Sau 01 hồi quậy thì nằm vật ra (chưa rõ vì sao), phía Công an và Y tế phải lấy bạt ra trải rồi kéo người này vào, nhân viên Y tế còn phải mặc đồ cho người này... Trong clip nếu mọi người chú ý thì anh Công an có nói: "Không để cho nó chạy", câu này cho thấy người này đã chạy lung tung nãy giờ trong khu đang phong tỏa.

Tất nhiên, việc anh Công an phải mạnh tay quấn người này trong cái bạt nhìn thì phản cảm nhưng thực sự buộc phải làm thế khi mà ai cũng sợ có thể bị lây nhiễm covid nên có vẻ ngại tiếp xúc... Mặc dù bên Y tế đã phun thuốc khử trùng quanh đó ngay sau khi người này nằm bẹp xuống đường (trong clip có nhắc đến)

Còn những tiếng ch*i của người dân thì là do họ chưa hiểu vấn đề là gì nên khi thấy việc Công an quấn người kia lại rồi đưa đi nên bức xúc ch*i, tuy nhiên nói đi phải nói lại với đối tượng ngáo đá, nếu không cứng tay thì chả thể nào khống chế nổi, chưa kể đã ngáo đá mà nổi khùng lên thì rất nguy hiểm, cho nên Công an mạnh tay như thế chỉ là để bảo vệ chính người dân và bản thân họ.

Những ai chỉ trích Công an làm việc thì xin nhớ đây là thời điểm khu vực này đang phong tỏa vì covid thì để càng lâu, càng có chuyện.

Hiện Công an phường đã làm hồ sơ chuyển người này đi trại cai nghiện.

P/s: Mọi thông tin bảo Công an quấn người bị Covid ném lên xe đều sai sự thật và yên tâm là ANM giờ chắc đã nắm được hết.

27 tháng 7, 2021

Vụ làm sai lệch hồ sơ vụ án tại Đồ Sơn (Hải Phòng): Khởi tố thêm 2 cán bộ công an

Ngày 22/7, Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao khởi tố thêm 2 cán bộ công an liên quan đến sai phạm trong giải quyết vụ việc có dấu hiệu "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy" xảy ra tại quán Karaoke Hải Sơn 86, phường Hợp Đức (Đồ Sơn, Hải Phòng).

Theo Công an TP. Hải Phòng, ngày 22/7, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân (KSND) tối cao đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Trung tá Phạm Quang Tuấn, Phó Trưởng Công an quận Đồ Sơn do liên quan đến sai phạm trong giải quyết vụ việc có dấu hiệu "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy" xảy ra tại quán Karaoke Hải Sơn 86, phường Hợp Đức, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. 

Ngoài ông Phạm Quang Tuấn, cơ quan điều tra Viện KSND tối cao cũng khởi tố; áp dụng biện pháp ngăn chặn, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Thượng úy Vũ Duy Thanh, cán bộ Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an quận Đồ Sơn.

Liên quan đến vụ việc làm sai lệch hồ sơ trong vụ án khi giải quyết vụ việc có dấu hiệu "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy" tại quán karaoke Hải Sơn 86 (trên địa bàn phường Hợp Đức, quận Đồ Sơn), trước đó, cơ quan điều tra Viện KSND tối cao đã khởi tố và bắt tạm giam 4 cán bộ Công an quận gồm: thiếu tá Nguyễn Hữu Cường, Phó đội trưởng Đội Điều tra tổng hợp; trung tá Đinh Đình Việt, Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự - kinh tế - ma túy; thượng úy Đỗ Hữu Dũng, Phó Đội trưởng Đội quản lý hành chính về trật tự xã hội; thượng úy Nguyễn Viết Công, cán bộ Đội quản lý hành chính về trật tự xã hội của Công an quận Đồ Sơn.

Như tin VOV đã đưa, ngày 13/11/2020, Đội điều tra tổng hợp và Đội quản lý hành chính (Công an quận Đồ Sơn) đột kích quán karaoke Hải Sơn, phát hiện 28 người sử dụng trái phép chất ma túy tại đây. Trong số này, 25 người xét nghiệm có kết quả dương tính với chất ma túy. Tuy nhiên, đến tối cùng ngày, những người này lần lượt được thả, dù theo quy định giám định, làm rõ có yếu tố tàng trữ, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy hay không. Hồ sơ vụ bắt giữ nhóm bay lắc bị làm sai lệch.

Trước việc làm trái quy định này, Thiếu tá Trịnh Văn K., cán bộ Đội điều tra tổng hợp (Công an quận Đồ Sơn) đã làm đơn tố cáo gửi Cơ quan điều tra Việm kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh tra Bộ Công an, đồng thời, làm đơn xin ra khỏi ngành. Ông K. cũng cung cấp các chứng cứ liên quan đến vụ việc cho cơ quan chức năng.

Vào giữa tháng 5/2021, ngay sau khi nhóm cán bộ Công an quận Đồ Sơn này bị bắt tạm giam, đại tá Trần Tiến Quang, Trưởng Công an quận Đồ Sơn (Hải Phòng), đã có đơn xin tạm nghỉ làm việc để đi chữa bệnh. Trong thời gian ông Quang đi chữa bệnh, Thượng tá Nguyễn Xuân Đài, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó trưởng Công an quận Đồ Sơn được giao phụ trách công việc của Công an quận này./.

XIN ĐỪNG LÀM HOEN Ố MÁU CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐI TRƯỚC

Xin trích lại đoạn đối thoại khi một người cựu chiến binh Hồng quân đi viếng mộ đồng đội.

- Ivan này, càng ngày tao càng thấy sợ.

- Đến tuổi này mà mày còn sợ chết hả?

- Không, tao không sợ chết.

- Chết còn không sợ, vậy mày sợ gì hả?

- Tao sợ một ngày tao nằm xuống, người ta sẽ quên tao, quên mày, quên đồng đội của chúng ta, quên những hy sinh của chúng ta cho công cuộc đấu tranh vệ quốc vĩ đại. Ivan ạ, người ta sẽ quay sang biết ơn lũ xâm lược, chúng sẽ xét lại lịch sử, chúng sẽ kéo đến như những bầy thú khát máu quật mộ của chúng ta, đục bỏ những bức tượng dựng lên tưởng nhớ đồng đội, xé bỏ lá cờ được tô thắm bằng máu của chúng ta. Lúc đó chúng ta mới thực sự đã chết đấy.

Liên bang Xô Viết đã sụp đổ bởi cái gọi là “xét lại lịch sử” của đám phản động. Thật may mắn V.Putin lên nắm quyền đã vực lại một nước Nga trên đà khủng hoảng, thế hệ trẻ Nga đã không quên ơn các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì dân tộc Nga, đất nước Nga.

27/07/2016, CTQH Nguyễn Thị Kim Ngân có đi dâng hương tới anh linh các anh hùng thương binh liệt sĩ – những người đã hi sinh xương máu cho sự nghiệp giải phóng nước nhà. Đây là 1 hành động đẹp và nhân văn, chỉ có điều phục trang của bà Kim Ngân lại có chút sắc sỡ, ấy là bà Kim Ngân mặc áo dài màu đỏ và quần vàng - trên chừng mực nào đấy có thể chưa phù hợp với không khí thiêng liêng trang trọng của ngày lễ.

Tại sao lại là áo đỏ quần vàng, theo tôi suy đoán hẳn bà Ngân muốn ngụ ý rằng đỏ và vàng tượng trưng cho màu cờ tổ quốc, hoặc là bà ấy quên/sai sót bởi trang phục này không thích hợp. 

Song tôi nhìn vào bản chất của sự việc, đây là lỗi sai sót không cố ý, nhưng bà Kim Ngân đã bị công kích cay nghiệt và thậm tệ từ rất nhiều người, bắt nguồn từ các blogger yêu nước như Bạch Hoàn.

Tôi thì thấy làm vậy là không công bằng và rất quá đáng. Nhưng thôi, như Sơn Tùng nói 1 câu khá chí lý: “Muốn ngồi ở một vị trí không ai ngồi được thì phải chịu những cảm giác không ai chịu được.” Ấy nhưng có một điều tôi thấy nực cười nhất, đó là nhận ra những kẻ công kích bà Kim Ngân nhiều nhất đến từ 2 nhóm:

- Đám người lưu vong phản động, sẵn sàng sử mọi thủ đoạn để kích động nhân dân Việt Nam đứng lên công kích chính quyền. Dưới chiêu bài bảo vệ hình ảnh và tôn nghiêm của dân tộc, đám người ấy dùng những ngôn từ tệ hại nhất để lăng mạ bà Ngân rồi quay sang chửi cả một bộ máy. Cứ cho là hình ảnh đó chưa phù hợp đi, nhưng chúng – những kẻ phản động lại tổ quốc lấy tư cách gì để công kích bà Ngân, lấy tư cách gì để chửi bộ máy chính quyền Việt Nam phản động. Ừ, 27/07 là ngày kỷ niệm và tri ân thương binh liệt sĩ, những anh hùng liệt sĩ ấy đã hy sinh máu xương cho sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước. Song nên nhớ, lũ phản động bàn tay đã nhúng một phần tội nghiệt.

- Đám hotgirl yêu nước, ngực to nhưng tim bé, chân dài nhưng não ngắn. Chính vì câu view, các “Hotgirl yêu nước” cứ thích thêm mắm dặm muối những chủ đề hot để kiếm mấy cái fame bán hàng online. Chính vì thiếu hiểu biết, buổi chiều ngày 27/07 còn chửi bà Kim Ngân, đến buổi tối đã show ảnh Đại úy Song Joong Ky với tất cả tình thương mến thương. Lũ não ngắn ấy không biết được rằng, hình ảnh bộ trang phục lính Đại Hàn ấy tượng trưng cho những kẻ thủ ác từng gieo rắc tội nghiệt kinh hoàng xuống mảnh đất hình chữ S mấy chục năm trở về trước. Ừ, tranh thủ Fb đang hot, cũng biết lựa thời điểm để bán mấy bộ phục trang đấy nhỉ!? 

Nhưng thôi, những kẻ vô tri tôi không chấp, kiểu như không biết không có tội. Nhưng tôi chấp, thậm chí là khinh bỉ nhiều “Blogger chính nghĩa”, những kẻ tri thức có học vấn cao, mặc dù chúng thừa hiểu đâu là sự thật song sẵn sàng nói sai với lòng mình, sẵn sàng bóp méo sự thật để đạt được mục đích nhơ bẩn.

Nhưng sao đám kền kền ấy lại dễ dàng đạt được mục đích của chúng. Ấy là nhiều người dân Việt Nam chúng ta rất cực đoan, hay có thói quen nhìn vào những điều tiêu cực nhất trên dất nước mình. Nhưng lại chỉ nhìn thấy những thứ tốt đẹp nhất hiện hữu ở Mỹ và trời Âu. 

Chính vì cực đoan, vậy nên có một bộ phận bài Tầu đến mức cho rằng tất cả người Trung Quốc đều là một lũ khốn nạn, giết người bằng mọi thủ đoạn. Lại có một bộ phận sính Tây đến mức tận cùng, yêu thương con chó còn hơn con người. Tự tôn kiểu chỉ toàn thấy ca tụng đất nước rừng vàng biển bạc, con người cần cù, thông minh, cao cả, đẹp đẽ, kiên cường, anh hùng, trong sáng... Tự ti đến mức, Việt Nam mình là nước nghèo nàn lạc hậu, kém xa vạn lần so với Âu Mỹ Nhật Hàn ... Tất nhiên, ai cũng có cách sống và quan điểm của mình, nhưng cực đoan đến thế, tôi thấy buồn cười và ấu trĩ.

Khi chưa hình thành được hệ tư duy logic, chúng ta hay thích đọc và tin vào cái chúng ta muốn hơn, chứ ít muốn nghe hay tin vào những thứ nằm trái luồng quan điểm bản thân. Đại khái, nhiều người vẫn hay bị cảm tính chi phối, thích phán xét nhiều hơn là bỏ thời gian tìm hiểu bản chất sự việc, hiện tượng.

Trong thời buổi bùng nổ thông tin, vậy nên truyền thông có sức mạnh vô cùng to lớn. Dĩ nhiên, truyền thông bẩn và truyền thông định hướng nó khiến con người ta lung lay quan điểm, nếu không có tư duy logic và chính kiến rõ ràng. Có câu rằng: Google không tính phí – nhưng bạn ơi, những thông tin mà bạn được tiếp cận trên Google chưa chắc đã chuẩn đâu, kể cả wikipedia cũng là nguồn thông tin mở mà. Mà khi muốn truyền thông định hướng, thông tin đã bị bóp méo, một nửa sự thật, đánh tráo khái niệm … chính là thủ thuật hay dùng để định hướng truyền thông.

Xin kể với các bạn, là bản chất của Mỹ cũng chẳng tốt đẹp gì. Còn nhớ mấy chục năm trước đất nước này đã dội xuống Việt Nam chúng ta bao nhiêu đạn bom và thương đau, bao nhiêu máu xương đã đổ. Và mảnh đất hình chữ S đã ghi nhận không biết bao nhiêu tội ác của những gã đánh thuê đến từ Đại Hàn. Ấy vậy mà giờ đây, thế hệ con cháu của những con người đã ngã xuống vì đất nước, ấy lại đi ngợi ca cho kẻ xâm lược.

Tất nhiên, lịch sử thuộc về quá khứ thì cần nên khép lại, nhưng không có nghĩa là chúng ta không trân trọng và được phép lãng quên.

Nhân tiện xin được nói, thêm một kiểu đánh tráo khái niệm nữa, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam ta, đang dần được đánh tráo khái niệm thành Chiến tranh Việt Nam bởi cái gọi là truyền thông. Chúng cố tình đánh tráo khái niệm, bằng cách gọi đó là cuộc chiến giữa hai hệ tư tưởng TBCN và XHCN. Tệ hại hơn, truyền thông Mỹ và phương Tây đang cố “đánh tráo khái niệm” đây là cuộc nội chiến của chính người Việt. Và khốn nạn nhất, khi đánh tráo sang khái niệm Miền Bắc xâm lược miền Nam. 

Vậy chúng giải thích ra sao về hàng triệu tấn đạn bom quân Mỹ đã trút xuống Việt Nam? Chúng giải thích ra sao về hàng triệu lít chất độc mầu da cam đã đốt cháy cả dãy Trường Sơn, giải thích ra sao về tội ác của các tập đoàn lính đánh thuê Phi, Hàn … Giải thích ra sao về những Địa đạo Củ Chi, rừng Sác Cần Giờ. Giải thích ra sao về miền Nam Việt Nam có hàng chục ngàn bà mẹ Việt Nam anh hùng, "bao lẫn tiễn con đi bấy lần khóc thầm lặng lẽ"... Và trả lời ra sao về xương máu của nhân dân Việt Nam đã đổ xuống. 

Trong suốt 30 năm trường chinh gian khổ, những người Bộ đội Cụ Hồ kiên cường đã hành quân hàng chục km trong đêm tối chỉ bằng sức của một bát cơm, đã sẵn sàng cống hiến cả đời người chỉ bằng vào niềm tin tất thắng. Bao nhiêu máu xương đã đổ, thật nhiều nước mắt đã rơi. Ngàn người đã ngã xuống và triệu người lại tiếp tục vùng lên, tất cả chỉ để cho chúng ta có được cuộc sống tự do, hòa bình như thế này đấy các bạn ạ!

Ấy thế mà khi MXH lên ngôi, truyền thông Mỹ và phương Tây vào cuộc và dần ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều bạn trẻ. Và đau đớn hơn, giới trẻ Việt Nam, nhiều người tin vào những hình ảnh/luận điểm MXH đưa ra mà không bao giờ tự đi tìm hiểu những thông tin đa chiều, khách quan.

Giờ đây, người ta không gọi là lính Ngụy mà gọi là lính Việt Nam Cộng Hòa. Thêm nhiều bài viết ngợi ca người Mỹ, tư tưởng người Mỹ để làm nổi lên/đối lập với những bài viết xuyên tạc hình ảnh của anh Bộ đội giải phóng. Giới trẻ bây giờ, nhiều người chỉ thấy bức ảnh 1 anh lính Mỹ mỉm cười với trẻ con Việt Nam, họ không thấy những bức ảnh lính Mỹ bắn, tra tấn và hãm hiếp người Việt. Giới trẻ Việt, nhiều người họ nghĩ là cuộc nội chiến, nhưng họ không hiểu đây là cuộc chiến giải phóng đất nước - chống lại hàng triệu lính Mỹ và lĩnh đánh thuê Phi - Hàn ... với những tội ác chúng đã reo rắc xuống mảnh đất hình chữ S này.

Cha ông các bạn đó, những người đã cầm súng trực tiếp tham gia vào cuộc chiến - sao các bạn không hỏi xem, tụi Mỹ - Ngụy ngày xưa tàn ác như thế nào? Các bạn không đi hỏi xem, mà lại thích ru ngủ bằng những câu chuyện ngôn tình hay nhân văn về người lính Mỹ, và thậm chí nhiều kẻ ngu ngốc - lắm kẻ khốn nạn, còn chép miệng: Giá như không có chiến thắng 30/04/1975.

Vậy nên, nhân ngày 27/07 – kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ, tôi xin phép được chửi thẳng mặt những thằng nào đang còn ngồi mơ về việc Mỹ can thiệp vào Việt Nam để có cuộc sống “Tự do, Dân chủ” kiểu Mỹ. 

Việt Nam chúng ta 4 ngàn năm văn hiến, là 4 ngàn năm máu xương đã đổ nhưng cũng là là 4 ngàn năm rực rỡ gấm hoa, là 4 ngàn năm dựng nước và giữ nước hào hùng. Ấy vậy mà có một bộ phận không ít các bạn trẻ Việt thờ ơ với lịch sử dân tộc, thậm chí quay lưng với đất nước để chạy theo văn hóa ngoại lại và thị hiếu thấp hèn.

Các bạn phải hiểu một điều rằng cha ông ta đã phải đổ bao nhiêu máu xương mới giành lại giang sơn một dải, cho chúng ta có cuộc sống ấm no và hòa bình. Tất nhiên đất nước Việt Nam này còn đầy bất công trái ngang và nhũng nhiễu, nhưng rồi chúng ta – thế hệ trẻ phải có trách nhiệm học tập và tu dưỡng để mai này xây dựng đất nước bằng nội lực của chúng ta – chứ không phải trông chờ ở một cuộc bạo loạn thay đổi chính quyền bởi sự chống lưng của Mỹ.

Xin nhắc lại lời của anh hùng LLVT, liệt sỹ Vũ Xuân dành gửi tới các bạn trẻ: “Tôi chỉ mong một câu nói mãi vang bên tai thế hệ mai sau là: đừng làm hoen ố máu của những người đi trước”

Tuổi trẻ Việt, làm ơn tỉnh táo để cứ hiên ngang ngẩng cao đầu!

26 tháng 7, 2021

ĐẠO DIỄN DŨNG "KHÙNG" VỚI ĐỀ XUẤT CSGT THÀNH SHIPPER: ĐÔI ĐIỀU MUỐN NÓI

Tối ngày 25/7, nam đạo diễn Quang Dũng (vẫn hay được gọi dưới cái tên "Dũng Khùng") đã đăng tải một bài viết trên Facebook cá nhân, với nội dung đề xuất ý tưởng nhờ CSGT ship hàng cho người dân giữa đại dịch Covid-19 vì... rảnh. Ngay lập tức, status của Quang Dũng nhận về hàng loạt "gạch đá" dữ dội từ khán giả. Nguyên văn bài đăng như sau: "Tui có ý tưởng vậy nè. Nếu chúng ta hạn chế shipper, không cho người dân ra đường thì ngoài đường rất ít người. Vậy các bạn CSGT cũng rảnh hơn, vậy nhờ các bạn chuyển hàng cho dân được không? Vừa nhanh vừa an toàn và cũng là dịp CSGT tri ân người dân bấy lâu nay đã...". Không chỉ vậy, phía dưới phần bình luận, nam đạo diễn còn hào hứng mô tả thêm: "Tưởng tượng đang ngủ điện thoại reng 'mời đồng chí xuống nhận bánh mì'...".

Trong thời điểm cả hệ thống chính trị đang gồng mình chống dịch, lực lượng công an nói chung và lực lượng Cảnh sát Giao thông nói riêng đang hàng ngày, hàng giờ vắt kiệt sức lực trên mặt trận tuyến đầu thì những người ngồi nhà cào phím như Dũng lại không hề tỏ ý chia sẻ, cảm thông mà lại lấy họ ra để xách mé, mỉa mai, xuyên tạc. Đáng buồn hơn nữa, nhiều sao Việt như Tú Vi, rapper Tiến Đạt, người mẫu Thân Thuý Hà... cũng bày tỏ sự hưởng ứng phát ngôn thiếu suy nghĩ của Dũng. Đúng là "vạ miệng" khi cả người đăng tải lẫn người hưởng ứng ngay sau đó đều nhận phải vô số bức xúc từ dân cư mạng, đến mức phải rủ nhau khoá trang cá nhân lại, không trả lời báo chí.

Một lần nữa, chúng ta thấy những con sâu đã làm vấy bẩn giới nghệ sỹ chân chính nói chung. Cư dân mạng không chỉ chửi Dũng, đổi lại tên cho Dũng "khùng" thành Dũng "ngu" mà nhiều người còn đánh giá cả cộng đồng nghệ sỹ, tại sao có thể chứa chấp một người thiếu sót về nhận thức như vậy. Hỡi ôi, lợi bất cập hại!

"Vui thôi nhé, đừng vui quá" - khi chúng ta đang ngồi nhà ăn bát cơm nóng hổi, trong điều hoà mát lạnh, cùng người thân xem một bộ phim trước màn hình rộng thì ở ngoài kia, biết bao cán bộ y tế, cán bộ công an phải rời xa gia đình, gồng mình cản bước tiến của kẻ thù Covid. Nếu không thể chia sẻ, không thể ủng hộ, không thể bên họ những đêm trường canh gác thì xin đừng dè bỉu, buông lời cay độc với họ. Họ cũng là con người, họ cũng biết tổn thương, gian khổ không đánh gục được họ, đừng làm họ gục ngã trong bóng tối cay độc của sự thờ ơ, vô cảm!!

25 tháng 7, 2021

Chính sách của Việt Nam với vaccine, dư luận lề trái đang nói gì về ?

Những ngày gần đây, khi số ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam tăng mạnh, nhiều tổ chức, cá nhân chống đối đã đồng loạt công kích các chính sách của nhà nước Việt Nam có liên quan đến vấn đề vaccine phòng dịch.

Chẳng hạn, nhiều tổ chức, cá nhân chống đối đã cáo buộc rằng nhà nước đang buộc các doanh nghiệp đóng tiền cho quỹ vaccine một cách không tự nguyện. Chẳng hạn, ngày 20/07/2021, VOA phỏng vấn lời một chủ cửa hàng bán thực phẩm online tên Dũng, có đoạn như sau:

“Đóng góp ở đây là kêu vô điện thoại của mình, nhắn tin rồi tài khoản mình có bao nhiêu thì gửi đi, tuỳ mọi người thôi, nhưng cơ quan xí nghiệp thì bắt đóng góp nhiều nhất. Đây là bắt buộc luôn. Giống như cơ quan xí nghiệp của một người bạn tôi, có văn bản từ quận, phường đưa xuống kêu gọi đóng góp cho (Quỹ) vaccine phòng chống COVID. Mà cơ quan, xí nghiệp làm sao thoát được? Dám chống lại không?”

Ngoài ra, khi biết Tp.HCM chỉ được 235.200 liều trong số 2 triệu liều vaccine Moderna do Mỹ viện trợ, nhiều ý kiến cũng cho rằng thành phố này cần được phân bổ nhiều vaccine hơn, vì vừa là đầu tàu kinh tế, vừa đang là địa phương bị nặng nhất.

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến:

Thứ nhất, việc các UBND cấp quận gửi văn bản kêu gọi doanh nghiệp đóng góp cho quỹ vaccine phòng chống COVID-19 không hề cho thấy nhà nước đang ép các doanh nghiệp đóng tiền một cách tự nguyện. Nên nhớ các văn bản đó chỉ là lời kêu gọi, chứ không phải là mệnh lệnh, và doanh nghiệp có thể không hồi đáp mà không gặp bất cứ cản trở nào từ phía nhà nước. Các số liệu cho thấy rõ điều đó: nếu vào năm 2020, Việt Nam có tổng cộng khoảng 810.000 doanh nghiệp, thì đến ngày 16/07, mới chỉ có 448.000 tổ chức và cá nhân đóng góp cho quỹ vaccine.

Thứ hai, ngoài Moderna, Việt Nam đang tiếp nhận rất nhiều lô vaccine khác. Vì vậy, không nên vội kết luận rằng Tp.HCM bị thiệt thòi quá nhiều so với các địa phương khác về tỉ lệ vaccine được cấp. Thêm nữa, tiêm vaccine là để phòng dịch thay vì chống dịch khẩn cấp, và tốc độ tiêm cũng còn lệ thuộc vào lượng nhân viên y tế có thể điều động ở các địa phương. Nếu việc dồn một lượng lớn nhân viên y tế trên cả nước về Tp.HCM trong bối cảnh hiện nay là không khả thi, và cũng không hiệu quả, thì việc dồn hầu hết vaccine về thành phố này trong một đợt cũng khó có thể thực hiện.