7 tháng 11, 2020

Phản biện về thủy điện!

Từ đêm 06/10/2020, các tỉnh miền Trung Việt Nam đã trải qua một đợt lũ lớn, khiến hàng trăm người thiệt mạng hoặc mất tích, và nhiều tài sản, hoa màu bị thiệt hại. Từ thời điểm đó đến nay, các trang chống Nhà nước Việt Nam đã đẩy mạnh tuyên truyền về chủ đề này để công kích chế độ.

Trong tuần cuối tháng 10, giới chống đối chủ yếu sử dụng lại các thông điệp tuyên truyền của 2 tuần trước. Chẳng hạn, họ viết rằng chính tình trạng tham nhũng và quản lý yếu kém trong các lĩnh vực chống phá rừng, quản lý và trao quyền sử dụng đất rừng, xây dựng thủy điện nhỏ… đã khiến thiệt hại từ lũ lụt gia tăng, và khiến người dân các tỉnh miền Trung phải chịu tình trạng khó khăn hiện tại. Ngoài ra, họ cũng nhắc lại nghi vấn rằng nhiều khoản từ thiện mà Mặt trận Tổ quốc quyên góp được sẽ bị thất thoát do tham nhũng, thay vì được chuyển đến tay người dân.

Sau khi xem xét những ý kiến trên, chúng tôi có một số suy nghĩ muốn chia sẻ.

Trước hết, chúng ta cần thừa nhận rằng hệ thống quản lý rừng, quản lý đất và phòng chống thiên tai của Việt Nam còn rất nhiều vấn đề. Tuy nhiên, cũng cần ghi nhận một thực tế rằng Chính phủ đã và đang điều chỉnh chính sách để xử lý những vấn đề đó. Chẳng hạn, trong phiên thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội sáng 02/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bình luận rằng “Những công trình thủy điện nhỏ, tôi đồng ý với các đồng chí là nên rất hạn chế”. Thủ tướng phân tích thêm:

“Vì sao vừa qua sạt lở đất nhiều như thế? Kết cấu địa chất ở khu vực này đất sét là chính mà mưa hơn 1.000mm nửa tháng thì nhão, mưa thối đất thì không có kết cấu nào chịu được. Chúng ta cần đánh giá toàn diện để có biện pháp hạn chế tối đa tác động của con người. Đó là tăng trưởng xanh, cũng như tôi nói rất nhiều lần là Tây Nguyên không thể thành sa mạc mà Tây Nguyên phải là rừng xanh bạt ngàn”.

Thứ đến, cho rằng nguyên nhân lũ lụt do các phe nhóm lợi ích trong Đảng phá rừng bừa bãi, khai thác gỗ quý, hiện tượng này đã từng chính báo chí, truyền thông lên án, không ít "nhóm lợi ích" đã bị bắt, xử lý, tuy nhiên hiện thực rằng Việt Nam là nước được thế giới ghi nhận là nước có tốc độ khôi phục rừng cao hàng đầu thế giới, cho thấy rõ, Chính phủ đã ý thức sâu sắc vấn đề này, đã và đang có chiến lược rõ ràng khôi phục rừng phòng hộ.

Như vậy, những diễn biến trong trận lũ vừa qua sẽ thúc đẩy Chính phủ điều khiển chính sách theo hướng phát triển bền vững, và chúng ta có thể đóng góp vào quá trình này thông qua những phản biện mang tính xây dựng của mình. Quan điểm rằng Chính phủ ôm giữ thủy điện vì lợi nhuận, bất chấp lợi ích của người dân là không phản ánh đúng hiện thực và đáng bị lên án.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét