27 tháng 5, 2020
ĐBQH: Gameshow truyền hình bất chấp đạo đức, biến trẻ thành con rối
26 tháng 5, 2020
TẬP TRUNG ĐIỀU TRA LÀM RÕ VỤ NHẬT CƯỜNG
Hải Phòng kiện toàn 2 lãnh đạo Sở
Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Khắc Nam trao quyết định và chúc mừng ông Trịnh Văn Tú. |
Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Xuân Bình trao quyết định và chúc mừng ông Trần Quang Trung. Ảnh: VGP |
Tổng Bí thư đốc thúc điều tra vụ án Nhật Cường, gang thép Thái Nguyên, VEC
Tin đồn nhân sự trước thềm Đại hội Đảng XIII: Hãy cảnh giác
Nhân việc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 12 (khóa XII) của Đảng Cộng sản Việt Nam bàn về công tác nhân sự bế mạc hôm 14/05/2020; thế giới mạng xã hội lại được “tăng cường” thông tin bình phẩm, nhận định, phán đoán, dự báo, …hầu hết, đương nhiên là những đồn đại thiếu căn cứ, thiếu kiểm chứng về công tác nhân sự Đại hội Đại biểu Toàn quốc XIII.
Có thể tạm chia các tin đồn trong thời gian qua ra làm 3 khuynh hướng:
_ Khuynh hướng phỏng đoán kết quả quy hoạch nhân sự, để cung cấp thông tin cho đối lập Việt Nam và nước ngoài dựa trên phân tích, suy luận nhân sự dựa trên thông tin có thực như lí lịch, quy hoạch, thành tích công việc…
_ Khuynh hướng tung tin đồn nội chính để tác động vào công tác nhân sự trước Đại hội Đảng XIII” bằng hình thức suy diễn, suy đoán, phỏng đoán, đòi làm “nhân sự cho bộ máy Đảng” bằng góc nhìn cá nhân.
Cả hai khuynh hướng trên trình diễn trên một số trang tin cố tỏ vẻ khách quan như BBC, thu hút một số cán bộ hưu trí, giới cơ hội trí thức tham gia, nhằm thu hút dư luân, câu view, bóp méo, xuyên tạc hết sức tinh vi, không thô thiển, cực đoan như các trang tin “lá cải” như VOA, RFA, Việt tân, Tiếng Dân, Dân Làm báo….
_ Khuynh hướng tung tin đồn nội chính để tạo ấn tượng rằng nội bộ ĐCSVN đang chia rẽ, đấu đá nhằm mục đích chứng minh cho người đọc nội bộ Đảng đang tranh chấp, chia rẽ, tan nát, lãnh đạo Đảng hiện bất chấp “thủ đoạn” để giành ghế, bảo vệ lợi ích nhóm,bản thân. Khuynh hướng này đám ba que, zân chủ, cực đoan chiếm “sàn diễn” tuyệt đối.
Sau khi xem xét vấn đề, tôi xin đưa ra 2 ý kiến.
Thứ nhất, trong khi các phỏng đoán của Lê Hồng Hiệp và Hà Hoàng Hợp ít nhiều hữu dụng cho các độc giả tò mò, tìm hiểu, hai khuynh hướng còn lại mang tính độc hại trên ít nhất 2 điểm. Một, là chúng chứa quá nhiều thông tin không khớp với sự thật, khiến độc giả bị đánh lừa. Hai, là chúng có mục đích phá hoại, thay vì mục đích phản biện, tố giác trên tinh thần xây dựng. Vì vậy, người dùng mạng xã hội cần phân biệt rõ các bài phản biện chính trị hoặc tố giác tiêu cực với dạng bài viết này. Để phân biệt, cần quan sát xem bài viết có hay không nêu rõ nguồn thông tin, trang tin đăng bài có hay không đăng các tin đồn một cách lặp đi lặp lại…
Thứ hai, giới dân chửi nên dành thêm thời gian cho các mâu thuẫn nội bộ của họ, thay vì quá đắm đuối vào sáng tác ra các kịch bản mâu thuẫn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mâu thuẫn giữa cánh phò Trump và chống Trump, giữa phe Phạm Đoan Trang và phe Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, giữa Bùi Thanh Hiếu và Thái Văn Đường, giữa Báo Sạch và Phương Ngô… là những chủ đề chưa bao giờ hết nóng hổi, và rõ là đã làm “phong trào dân chủ” nát như tương, trong khi chính báo giới phương Tây cũng phải nhìn nhận rằng hệ thống chính trị của Việt Nam đang ở trong một trong những giai đoạn gắn kết, ổn vững nhất.
Thực hư thông tin HLV Phạm Anh Tuấn chia tay Hải Phòng
Vòng loại Cúp Quốc gia 2020 ngày 25/5, Hải Phòng có chuyến hành quân tới Đồng Tháp. Dù ra sân với đội hình tương đối chất lượng nhưng đội khách lại chịu thất thủ 1-3. Bàn thắng duy nhất của Hải Phòng được ghi do công của Đồng Văn Trung.
Sau trận thua này, HLV Phạm Anh Tuấn gặp vấn đề về sức khỏe và xin về quê (thành phố Vinh) nghỉ 1 ngày. Tuy nhiên, đã xuất hiện một số thông tin CLB Hải Phòng chia tay huấn luyện viên sinh năm 1970 này.
Thông tin về vấn đề này, Giám đốc điều hành Lê Xuân Hải của CLB Hải Phòng cho biết: “Hợp đồng giữa huấn luyện viên trưởng Phạm Anh Tuấn và CLB Hải Phòng vẫn được tiến hành bình thường. Thông tin HLV Anh Tuấn chia tay Hải Phòng là hoàn toàn không chính xác. Không hiểu sao lại có tin đồn thất thiệt làm ảnh hưởng tới uy tín của đội bóng như vậy”.
“Kết quả đó đúng là không được như ý, nhưng tôi xin khẳng định đến thời điểm này tin đồn HLV Phạm Anh Tuấn chia tay Hải Phòng là không chính xác. Thông tin này có ý đồ không tốt nhắm tới CLB Hải Phòng. Không hiểu sao lại có thông tin như vậy làm ảnh hưởng đến tinh thần anh em cầu thủ. Phía trước đội còn có trận đấu rất quan trọng", lãnh đạo đội bóng đất cảng chia sẻ.
HLV Phạm Anh Tuấn là cựu cầu thủ SLNA, từng có 10 năm làm HLV phó tại SLNA. Đầu năm 2020, cựu HLV phó SLNA ra thay HLV Trương Việt Hoàng dẫn dắt CLB Hải Phòng, đây là lần đầu tiên ông làm thuyền trưởng một đội bóng tại sân chơi V.League.
Dừng bước tại đấu trường Cúp QG, nhưng CLB Hải Phòng dưới thời HLV Phạm Anh Tuấn đang có khởi đầu khá tốt với 1 chiến thắng trước Thanh Hóa, 1 trận hòa trước Quảng Nam, có được 4 điểm và tạm xếp ở vị trí thứ 5 trên bảng xếp hạng./.
25 tháng 5, 2020
Xuất hiện clip tố vụ “học sinh Hải Phòng đứng nắng trước cổng trường” là dàn dựng
Hải Phòng đầu tư xây dựng, sửa chữa Trường THPT Ngô Quyền
Vụ đổi 99ha ‘đất vàng’ cải tạo chung cư: Yêu cầu Hải Phòng làm rõ ý kiến Bộ Tài chính
23 tháng 5, 2020
Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng: Thêm điểm nhất của du lịch Hải Phòng
22 tháng 5, 2020
Đôi lời về lời kêu gọi bỏ quy hoạch nhân sự trước Đại hội Đảng XIII
Nhân việc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 12 (khóa XII) của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa bế mạc hôm 14/05/2020; dư luận phi chính thống đã tăng cường đưa tin, đồn đại, tuyên truyền về công tác nhân sự trước thềm Đại hội Đại biểu Toàn quốc XIII.
Trong luồng dư luận này, một số cựu cán bộ, công chức đã tiếp tục kêu gọi dân chủ hóa công tác nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam trên dư luận phi chính thống. Chẳng hạn, khi trong cuộc hội luận của BBC hôm 14/05, nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh, nguyên giảng viên khoa Lịch sử, Đại học KHXH&NV Hà Nội, đã nói rằng thay vì để vài trăm thành viên Ban Chấp hành Trung ương khóa này quy hoạch nhân sự của Trung ương và Bộ Chính trị khóa tiếp theo, nên để toàn thể Đại hội Đại biểu Toàn quốc bầu các vị trí này sau khi nghe các ứng cử viên thuyết trình về các dự án hành động của họ.
Ngược lại, trong cùng cuộc hội luận, ông Nguyễn Quang A nói rằng những điều ông Lê Văn Sinh đề nghị là không khả thi. Lý do là nó chỉ trở thành hiện thực khi “có một người lãnh đạo có đầu óc đổi mới, và áp lực từ các đảng viên rất là mạnh”, mà “cả hai điều kiện này đều chưa có”.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến.
Thứ nhất, trái với "ấn tượng" của ông Nguyễn Quang A, việc để Đại hội Đại biểu bầu trực tiếp nhân sự cấp cao không phải là một ý kiến quá mới mẻ. Năm 2011, Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương Trần Lưu Hải đã trả lời phỏng vấn rằng nếu đa số đại biểu của Đại hội XI thấy có thể bầu trực tiếp Tổng Bí thư, thì Đại hội có thể làm điều đó. Vấn đề này tiếp tục được nhắc lại bởi ông Vũ Ngọc Hoàng vào năm 2016, trước Đại hội XII. Trong thực tiễn, Đại hội của nhiều cấp ủy trên cả nước đã bầu trực tiếp Bí thư. Vì vậy, việc tăng tính dân chủ trong việc bầu cử các cấp lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là điều không mới, đang được triển khai thí điểm và có thể được thực hiện nếu phát huy hiệu quả trong điều kiện thực tế.
Thứ hai, bất kể tính khả thi của việc gia tăng dân chủ như vừa nêu, việc Đại hội Đại biểu Toàn quốc bầu trực tiếp Ban Chấp hành Trung ương, thay vì bầu dựa trên kết quả quy hoạch của Trung ương khóa trước, vẫn có một số điểm bất lợi. Nó sẽ giảm tính kế thừa của nhân sự lãnh đạo giữa 2 nhiệm kỳ, và tăng độ rủi ro như khuynh hướng bị nhóm dân túy, cơ hội thao túng. Nó có thể dẫn đến sự hình thành của các “đảng trong đảng”, các cuộc bầu cử thiên về tranh giành truyền thông hơn đánh giá thực chất, hoặc các lãnh đạo đặt chuyện thắng thua lên trên lợi ích của tập thể đảng và đất nước (như trường hợp Donald Trump hay Đinh La Thăng). Vì vậy, đề xuất của ông Lê Văn Sinh có lẽ không phải là phương án tốt nhất trong bối cảnh hiện nay, khi tình hình phức tạp của khu vực và thế giới đang buộc Việt Nam phải đề cao nhu cầu an ninh, ổn định, hòa bình.
Hải Phòng: Yêu cầu các trường tiểu học bố trí nơi đón học sinh đi học sớm
21 tháng 5, 2020
TUYÊN ÁN 15 BỊ CÁO TRONG VỤ GIAN LẬN ĐIỂM THI TẠI HÒA BÌNH
20 tháng 5, 2020
Đồng Tâm: Bình yên đã trở lại
Gần đây các đối tượng chống đối chính trị trong và ngoài nước ra sức tìm mọi cách tiếp cận, kích động Dư Thị Thành và người nhà số công dân bị bắt ngày 09/01/2020 nhằm xuyên tạc, gây bất ổn tại Đồng Tâm. Nhưng có một thực tế là hiện nay bình yên đã trở lại Đồng Tâm mà minh chứng rõ nhất là việc tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ xã Đồng Tâm nhiệm kỳ 2020-2025 và việc thức tỉnh của một số đảng viên trước đây tham gia tích cực vào “Tổ đồng thuận”.
Dạo quanh một vòng xã Đồng Tâm những ngày này, điều có thể dễ nhận thấy nhất là tâm trạng vui vẻ, thoải mái, phấn khởi của người dân. Từng cung đường được trang trí cờ hoa, khẩu hiệu cổ vũ cho sự thành công của Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Đồng Tâm vừa được tổ chức ngày 15,16/5/2020. Tại đại hội này người ta đã thấy sự đoàn kết thống nhất, tinh thần trách nhiệm của đảng viên trên toàn xã, những cán bộ đảng viên có năng lực, uy tín đã được bầu vào các vị trí chủ chốt của xã với số phiếu bầu thể hiện sự tín nhiệm cao. Đảng viên tham gia Đại hội có nhiều ý kiến đóng góp mang tính xây dựng vì mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất cho người dân thời gian tới. Chứng kiến thành công của Đại hội Đảng xã Đồng Tâm năm 2020, đảng viên Nguyễn Văn Sự (xóm 8), Cao Xuân Lin (xóm 13) không khỏi bồi hồi khi nhớ lại lần Đại hội đảng bộ xã năm 2015. Ông Sự khẳng định “năm 2015 Lê Đình Kình và một số đảng viên tham gia Tổ đồng thuận đã gây sức ép với các đại biểu tìm mọi cách để bầu cho tay chân của mình là Nguyễn Thị Lan”. Ông Lin kể lại rằng “khi đó Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Bùi Thị Nối đến từng nhà đại biểu để chửi bới, đe dọa, ép buộc. Nó khác hẳn đại hội lần này diễn ra trong bình yên, dân chủ, phấn khởi”.
Trước đó, những đảng viên như Bùi Văn Nhạc, Nguyễn Hạ Thuân, Bùi Văn Vệ là những đảng viên trước đây tham gia “Tổ đồng thuận” cùng Lê Đình Kình, Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu và một số người khác tổ chức, tham gia các hoạt động gây mất an ninh trật tự tại địa bàn. Trong cuộc họp chi bộ thôn Hoành ngày 06/5/2020, chính những đảng viên này trong bản kiểm điểm của mình đã tự nhận thấy những sai phạm của bản thân, tự nhận hình thức kỷ luật. Tuy muộn, nhưng việc từ sau ngày 09/01/2020 số đảng viên này đã “tẩy chay”, không tham gia các hoạt động câu kết của thân nhân Lê Đình Kình với số đối tượng chống đối chính trị và trực tiếp tố cáo những hành vi sai phạm của Lê Đình Kình, Bùi Viết Hiểu và một số đảng viên khác tham gia “Tổ đồng thuận” đã cho thấy sự thay đổi về nhận thức, hành động theo hướng tích cực của những người trước đây vốn là tay chân đắc lực của Lê Đình Kình.
Mặc dù các đối tượng chống đối chính trị và thân nhân Lê Đình Kình luôn tìm mọi cách để gây mất an ninh trật tự nhưng sự bình yên đã trở lại xã Đồng Tâm. Những hoạt động gần đây của Dư Thị Thành (vợ Lê Đình Kình), Nguyễn Thị Duyên (vợ Lê Đình Uy) gửi đơn khiếu nại đến các quan chức năng ngày 19/5/2020 là những hành động lạc lõng, làm theo sự chỉ đạo của các đối tượng chống đối chính trị, không nhận được sự ủng hộ của người dân xã Đồng Tâm.
19 tháng 5, 2020
Hải Phòng: Trạm BTS của Gtel Mobile “bỏ hoang”, dân kêu cứu
Trạm BTS nhà ông Khánh hơn 3 năm chưa được kiểm tra, bảo dưỡng.Trạm BTS nhà ông Khánh hơn 3 năm chưa được kiểm tra, bảo dưỡng.
Hơn 3 năm trạm BTS này không thanh toán nghĩa vụ tài chính cho chủ nhà. Đặc biệt, BTS này không thực hiện kiểm định chất lượng công trình cũng như sửa chữa, bảo dưỡng.
“Bỏ quên” trạm BTS trên nóc nhà dân
Phản ánh tới báo GD&TĐ, ông Nguyễn Hữu Khánh (số 88A, Phan Bội Châu, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng cho hay, hơn 3 năm nay Công ty Gtel Mobile không thực hiện nghĩa vụ tài chính. Trạm BTS này cũng không được kiểm định chất lượng, sửa chữa, bảo dưỡng. Vì thế, trạm BTS này đang ngày một xuống cấp, có nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình ông và các hộ dân xung quanh.
Theo nội dung đơn ông Khánh trình bày, ngày 5/3/2009, Công ty Gtel Mobile) ký hợp đồng với ông để thuê diện tích lắp đặt trạm ăng ten Viễn thông mã trạm HP2265B. Ngay sau đó, công ty đã tiến hành lắp đặt thiết bị.
Hợp đồng quy định rõ các điều khoản giá cả, phương thức thanh toán, thời điểm thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên rõ ràng. Trong đó, phía Công ty Gtel Mobile có trách nhiệm thanh toán đầy đủ và đúng hạn, chấp hành các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường tại phần thuê.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2017 đến nay, Công ty Gtel Mobile không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Cũng từ đó, công ty này không thực hiện kiểm định, sửa chữa, bảo dưỡng công trình.
Bà Trần Thị Lan (vợ ông Khánh) chia sẻ, phía công ty không duy trì trạm phát sóng thì phải thông báo cho gia đình biết và phải có phương án xử lý. Trạm BTS không được kiểm định, bảo dưỡng, dẫn đến han rỉ, xuống cấp. Đặc biệt, từ khi lắp đặt trạm, ngôi nhà của ông bà bị nứt nhiều, ngấm nước ảnh hướng lớn tới sinh hoạt của gia đình. Để trạm BTS “hoang hóa” còn ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ dân xung quanh. Hơn nữa cạnh nhà bà còn có hàng trăm học sinh trường THCS Phan Bội Châu đang theo học.
Trách nhiệm thuộc về ai khi hậu quả xảy ra?
Theo ghi nhận, trạm BTS được lắp đặt trên nóc nhà ông Khánh có dấu hiệu xuống cấp. Cột ăng-ten bong tróc sơn. Bu-lông liên kết các thiết bị, đai ốc siết cáp gỉ sét. Bề mặt móng bê tông của cột ăng-ten đọng nước… Căn nhà có nhiều vết nứt.
“Do sức nặng của trạm BTS căn nhà của gia đình tôi hiện nay đang bị nghiêng sang một bên. Điều này gây nguy hiểm và đe dọa đến sự an toàn của gia đình tôi và các hộ dân xung quanh. Chúng tôi luôn phải sống trong lo sợ về sự mất an toàn từ trạm BTS đã cũ khi mùa mưa bão sắp đến”, ông Khánh cho hay.
Ông Vũ Đình Hiếu, hàng xóm nhà ông Khánh cho rằng, để trạm BTS ở đây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh. Mùa mưa bão sắp đến, trạm BTS han rỉ lại không được bảo dưỡng, nếu xảy ra thiệt hại về người ai chịu trách nhiệm?
Ông Khánh nhiều lần liên lạc với Công ty Gtel Mobile để tìm cách giải quyết. Ngày 9/4, phía công ty có gửi văn bản về việc đề nghị tạm ngừng hợp đồng thuê mặt bằng, cơ sở hạ tầng lắp đặt trạm BTS. Nguyên nhân là do chưa hoàn tất thực hiện việc tái cơ cấu theo quy định Nhà nước.
Ông Khánh chia sẻ: “Sau khi nhận được thông báo, cuối tháng 4/2020 gia đình tôi đã gửi văn bản đến Gtel Mobile. Yêu cầu họ thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng, khắc phục sự cố tại trạm BTS. Thanh toán tiền thuê mặt bằng còn nợ cho gia đình tôi. Nhưng đến nay vẫn chưa nhận được hồi đáp.”
Nhiều trạm BTS của Gtel Mobile bị “bỏ quên”
Ông Lưu Trung Mạnh, Chủ tịch UBND phường Phan Bội Châu cho hay, phường đã nhận được đơn của công dân. Đã cho người xuống kiểm tra, đồng thời làm văn bản gửi UBND quận, Sở Thông tin và Truyền thông xin ý kiến chỉ đạo. Không chỉ riêng số nhà 88, Phan Bội Châu mà trên địa bàn phường hiện nay có rất nhiều trạm BTS như vậy. Để giải quyết, cần sự chỉ đạo chung của các cấp. Liên quan đến an toàn thì quận sẽ cùng sở thẩm định công trình đó có nguy hiểm hay không.
Được biết, từ năm 2018, UBND TP Hải Phòng có kế hoạch số 153/KH-UBND về việc chỉnh trang, sắp xếp cột ăng-ten trạm thu phát sóng thông tin di động trên địa bàn thành phố giai đoạn 2018 - 2020. Theo đó, đến hết năm 2019 sẽ thực hiện chỉnh trang, chuyển đổi cột ăng-ten trạm BTS loại A2a hiện trạng (cao từ 15m đến 21m) sang loại A1 (tối đa 3m) tại 62 khu vực, tuyến phố. Tại vị trí số nhà 88A, Phan Bội Châu nằm trong quy hoạch chuyển đổi này. Nhưng đến nay, trạm BTS tại nhà ông Khánh vẫn chưa được kiểm tra, chuyển đổi. Việc này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
Đại diện phòng Bưu chính viễn thông, Sở thông tin và Truyền thông cho hay, bảo dưỡng vận hành trạm là trách nhiệm của doanh nghiệp. Công ty không bảo dưỡng định kỳ phải có thông tin về chất lượng công trình cho người dân. Nếu đang tái cấu trúc, chưa giải quyết được về mặt tài chính thì công ty phải có trách nhiệm với người dân về việc duy trì, bảo đảm an toàn trạm BTS.
Về phương án chuyển đổi cột ăng-ten, Sở Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu phía Gtel Mobile ra phương án. Thế nhưng phía công ty này vẫn nêu lý do là đang tái cấu trúc.
18 tháng 5, 2020
NGUYỄN ANH TUẤN ĐÃ BỊ BẮT - ĐỐI TƯỢNG PHẢN ĐỘNG 9X VÀ TỔ CHỨC VOICE
8 tháng 5, 2020
Giấc mơ “Thế hệ F” của Đoan Trang thành ác mộng
Ngày 21/04/2020, hai nguồn tin nội bộ của Facebook đã xác nhận với hãng tin Reuters rằng Facebook đã đồng ý kiểm duyệt những nội dung “chống chính quyền” tại Việt Nam sau khi các nhà mạng ở Việt Nam bóp băng thông truy cập vào Facebook.
Trước diễn biến đó, giới chống đối đã có nhiều bài viết để công kích chính sách kiểm soát Internet của Nhà nước Việt Nam. Dẫn đầu các hoạt động này là tổ chức VOICE, với 1 bài viết trên Luật khoa Tạp chí, 1 bài viết của Phạm Đoan Trang và 3 bài viết của Nguyễn Vi Yên trên Facebook.
Các bài viết này mượn sự việc này để công kích chính sách kiểm soát Internet của Nhà nước Việt Nam, cho rằng Luật An ninh Mạng và việc ép Facebook kiểm duyệt bài viết là vi phạm quyền tự do ngôn luận, sẽ khiến Facebook và các doanh nghiệp công nghệ khác rút khỏi Việt Nam, khiến kinh tế số của Việt Nam không thể phát triển. Họ đưa ra giài pháp dùng mạng xã hội khác như Twitter để thay thế cho Facebook, dùng Signal, Telegram, Wire để thay thế cho WhatsApp, hoặc đăng nội dung tuyên truyền dưới dạng chữ cài trong hình ảnh, thay vì dưới dạng chữ trong bài viết, để các thuật toán của Facebook không thể phát hiện.
Hướng tuyên truyền này chủ yếu nhắm đến giới chống đối và những người dân phụ thuộc vào kinh tế số (như doanh nghiệp công nghệ, doanh nghiệp start-up công nghệ và người bán hàng online). Nó có thể thúc đẩy một phần giới chống đối chuyển sang dùng Twitter, trong bối cảnh trên Twitter đang diễn ra cuộc chiến tuyên truyền giữa người dùng Trung Quốc và người dùng thuộc “liên minh trà sữa” (gồm Thái Lan, Đài Loan, Hong Kong), và “liên minh trà sữa” kêu gọi người dùng Việt Nam gia nhập:
Trong khi đó, dân kinh doanh có thể không chịu nhiều ảnh hưởng từ hướng tuyên truyền này, do việc tuyên truyền chỉ kéo dài từ ngày 21 đến 24/04, và động thái của các tập đoàn công nghệ nước ngoài cho thấy họ có xu hướng thỏa hiệp với Chính phủ Việt Nam hơn là rút khỏi Việt Nam.
Trong cuốn sách “Thế hệ F” (xuất bản năm 2011), Đoan Trang từng dự đoán rằng “thế hệ Facebook” đang nổi lên ở nhiều nước, bao gồm Việt Nam, sẽ lần lượt làm cách mạng đường phố để lật đổ các chính quyền, rồi thiết lập trật tự Mỹ trên toàn thế giới. Khi nhiều cuộc cách mạng đường phố ở các nước Hồi giáo chỉ đem đến nội chiến, ngoại thuộc hoặc độc tài quân sự, còn Facebook thì quay lưng với Đoan Trang, giấc mơ “Thế hệ F” đã thành ra một cơn ác mộng. Có gì sai khi đặt niềm tin vào các mạng xã hội, và vào trật tự Mỹ mà các tập đoàn như Facebook là đại diện? Có lẽ Trang nên dành thời gian để trả lời câu hỏi này, thay vì vội chuyển nhà sang Twitter chỉ để đo độ ngáo với Tổng thống Mỹ.