30 tháng 6, 2019

NGUYÊN PGĐ SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA BỊ BẮT

Ông Lê Văn Nam, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch Thanh Hóa, nguyên Giám đốc Trung tâm Huấn luyện - Thi đấu thể dục thể thao Thanh Hóa hiện đang bị công an tỉnh này tạm giữ hình sự.


Ngày 30/6/2019, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Thanh Hoá thực hiện lệnh tạm giữ hình sự đối với ông Lê Văn Nam, sinh năm 1959, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao & Du lịch tỉnh Thanh Hoá, nguyên Giám đốc Trung tâm Huấn luyện - Thi đấu thể dục thể thao tỉnh Thanh Hoá.

Ông Lê Văn Nam vừa được cho nghỉ hưu từ ngày 01/6 và hiện đang giữ chức Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Thanh Hoá.

Ngoài ông Nam, cơ quan công an cũng thực hiện lệnh tạm giữ hình sự đối với ông Phạm Hồng Minh, sinh năm 1974, Phó Giám đốc, phụ trách Trung tâm Huấn luyện - Thi đấu thể dục thể thao tỉnh Thanh Hóa và ông Hoàng Trung Thắng - Trưởng bộ môn đấu kiếm của trung tâm này.

Ba lãnh đạo trên bị bắt tạm giam để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", gây thất thoát ngân sách của Nhà nước, liên quan đến những sai phạm tài chính xảy ra tại Trung tâm Huấn luyện - Thi đấu thể dục thể thao tỉnh Thanh Hoá.


Trung tâm Huấn luyện - Thi đấu thể dục thể thao tỉnh Thanh Hoá

Trước đó, các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa nhận được đơn thư của công dân tố cáo những sai phạm diễn ra trong thời gian dài ở Trung tâm Huấn luyện - Thi đấu thể dục thể thao tỉnh Thanh Hóa.

Theo các đơn thư này, trên cương vị là giám đốc trung tâm, ông Lê Văn Nam đã có nhiều sai phạm trong tài chính, như ăn chặn tiền công, tiền chế độ tập luyện, khai khống số lượng vận động viên… để rút tiền ngân sách nhà nước.

Riêng đối với ông Phạm Hồng Minh, ngoài những sai phạm nên trên, ông Minh còn bị tố cáo đưa 2 con của mình vào danh sách đi tập luyện đội hình cấp tỉnh để hưởng chế độ tập luyện, chế độ ăn nghỉ dù con đầu của ông Minh đang theo học đại học, con thứ hai đang học bậc trung học cơ sở.

Hiện vụ án đang được Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa điều tra, làm rõ.

25 tháng 6, 2019

Tiger street football 2019: Bóng đá “phủi” chuyên nghiệp

Diễn ra trong 2 tháng 5 và 6-2019, Giải bóng đá đường phố Tiger Street Football đến với giới mộ điệu “phủi” khắp cả nước, mang tên “Lễ hội bóng đá Tiger Street football 2019”. Trong 2 ngày 15 và 16-6, vòng chung kết (VCK) cấp tỉnh, thành phố của Tiger Street football 2019 tổ chức tại sân Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt – Tiệp (Hải Phòng).

Một trận đấu tại Giải bóng đá đường phố Tiger Street Football.

Tiger Street football 2019 là giải đấu hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, gắn với triển khai phong trào tập luyện TDTT thường xuyên trong nhân dân. Đây là mô hình bóng đá phong trào độc đáo, phù hợp phát triển bóng đá các thành phố lớn, mong muốn phát triển thành sự kiện thể thao, văn hóa, du lịch hằng năm của Việt Nam.

Đến VCK cấp tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc được tổ chức tại Hải Phòng, có hơn 200 VĐV của 32 CLB của các tỉnh, thành phố. Đông đảo nhất vẫn là các CLB của Hà Nội và Hải Phòng. Các trận đấu diễn ra khốc liệt và cực gắt bởi sự kịch tính từ sân đấu cùng áp lực thời gian. Sân đấu kích thước 11x22m, có tường chắn bóng, lấp lánh ánh sáng, có lưới bao chung quanh và trên nóc giúp bóng không bay ra ngoài. Thể thi đấu hết sức đặc biệt với trận đấu 10 phút, mỗi bên 5 cầu thủ, thi đấu 5 phút/hiệp và có 2 phút nghỉ giữa 2 hiệp. Trận đấu không có đá phạt góc, không ném biên nên các chân sút phải bứt phá thật nhanh để chiến thắng…, thu hút người xem, mang tới những trận đấu chất lượng cao và những khoảnh khắc đáng nhớ.

Đặc biệt, cách tổ chức và quảng bá giải đấu chuyên nghiệp và ấn tượng. Chuẩn bị cho lễ hội bóng đá hot nhất mùa hè 2019 “đổ bộ” xuống Hải Phòng với VCK cấp tỉnh, hàng chục ô tô lớn nối đuôi nhau chở thiết bị vào sân Cung Văn hóa lao động Việt – Tiệp. Mấy ngày lắp, dựng sân khấu hoành tráng trong âm thanh rộn ràng đủ tạo sự chú ý với người dân khi qua khu vực này, thay vì cờ, phướn, băng-rôn treo khắp nơi. Giải tổ chức 2 ngày cuối tuần cùng nhiều hoạt động bên lề thu hút hàng nghìn người tham dự. Ngay bên cạnh sân đấu là dàn kèn trống cổ vũ. Thời gian nghỉ giữa 2 hiệp đấu và chuẩn bị trận đấu kế tiếp là dàn nữ cổ động viên nhảy tưng bừng. Khu vực quanh sân đấu có các bàn bi lắc và sân đấu dành cho người hâm mộ đá bóng nhận thưởng trong khi tay buộc chặt xà… Đặc biệt, đêm cuối cùng bùng nổ với sân khấu âm nhạc mãn nhãn người xem cùng show trình diễn với trận chung kết giữa CLB Hà Trung (Hải Phòng) – Thành Đồng (Hà Nội). CLB Hà Trung thắng 8-2, giành ngôi vô địch.

Qua VCK “Lễ hội bóng đá Tiger Street football 2019” cấp tỉnh, thành phố tại Hải Phòng, có thể học hỏi khá nhiều điều trong việc tổ chức sự kiện, tạo thêm những sức hút khác bên cạnh sự kiện chính. Đặc biệt, trong không khí cuồng nhiệt ấy, người tham dự vẫn không quên trách nhiệm mà Tiger Beer gửi gắm qua thông điệp “Đã uống rượu bia thì không lái xe” ở giải đấu này.

-VCK cấp tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc tại Hải Phòng chọn 12 CLB xuất sắc nhất cùng với 4 CLB xuất sắc nhất VCK cấp tỉnh, thành phố khu vực miền Trung tại Đà Nẵng dự VCK khu vực tại Hà Nội từ 21 đến 22-6. VCK toàn quốc tại thành phố Hồ Chí Minh gồm 8 đội vào ngày 23-6.

-Có 15 cơ cấu giải thưởng. Trong đó, Vô địch VCK khu vực: 30 triệu đồng; vô địch VCK quốc gia là 70 triệu đồng, giải nhì 50 triệu đồng và giải ba 30 triệu đồng.



Giải vô địch cầu lông trẻ toàn quốc 2019: Nhân tố mới Phạm Thị Ngọc Mai

Giải vô địch cầu lông trẻ toàn quốc 2019 tổ chức tại Đắk Lắk vừa kết thúc hôm 14-6. Tay vợt trẻ 15 tuổi, Phạm Thị Ngọc Mai (Hải Phòng) đi tới trận chung kết đơn nữ. Đây là nhân tố mới của cầu lông Hải Phòng và Việt Nam rất cần được đầu tư để hướng tới những sân chơi lớn.  

Phạm Thị Ngọc Mai (trái) giành HCB đơn nữ.


“Thế lực cũ” vẫn chiếm ưu thế

Tới giải đấu tại Đắk Lắk có 138 VĐV (90 nam, 48 nữ) của 21 đoàn tham dự là Thanh Hóa, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bộ Công an, Đà Nẵng, Đắk Nông, Điện Biên, Hà Nội, Hải Phòng, Lâm Đồng, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Quân đội, Thái Bình, Huế, Tiền Giang, thành phố Hồ Chí Minh và chủ nhà Đắk Lắk. Các VĐV đua tranh ở 6 nội dung thi đấu gồm đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ, đôi nam – nữ và đồng đội hỗn hợp nam – nữ. Giải đấu là dịp để các VĐV trẻ rèn luyện kỹ năng thi đấu và nhà chuyên môn tìm kiếm những tay vợt trẻ xuất sắc đưa vào bồi dưỡng, cho thi đấu các giải quốc tế nhằm tích điểm, hướng tới Olympic trẻ năm 2022.

Sau 6 ngày thi đấu, các trung tâm mạnh vẫn thể hiện tầm vóc của mình, nhưng trong cuộc đua có những bất ngờ đến từ các tay vợt vùng sâu, vùng xa. Ở nội dung đơn nam Nguyễn Đình Hoàng (Lâm Đông) vượt qua hàng loạt tay vợt, lọt vào chung kết mới chịu thua Đinh Tiến Tuấn (Hà Nội). Nội dung đơn nữ, cái tên xa lạ Phạm Thị Ngọc Mai (Hải Phòng) đi tới trận chung kết đơn nữ mới chịu gác vợt trước tay vợt đàn chị dự Olympic trẻ 2018 là Vũ Anh Thư (thành phố Hồ Chí Minh).

Ở các nội dung đôi, Chí Đức/Tuấn Anh (Hà Nội) giành HCV đôi nam, Ngọc Lan/Vân Anh (Bắc Giang) giành HCV đôi nữ, Gia Huy/Anh Thư (thành phố Hồ Chí Minh) giành HCV đôi nam – nữ. Nội dung đồng đôi nam – nữ hỗn hợp, HCV về tay thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả toàn đoàn, thành phố Hồ Chí Minh về nhất, Bắc Giang thứ nhì, Hà Nội về thứ ba.

Niềm vui từ Ngọc Mai

Giải vô địch cầu lông trẻ quốc gia là giải đấu lớn nhất dành cho các VĐV từ 18 tuổi trở xuống. Đội tuyển cầu lông Hải Phòng có 9 VĐV (6 nam, 3 nữ) tới giải và tham dự đủ 6 nội dung thi đấu. Có 3 nội dung các tay vợt trẻ Hải Phòng vững tiến, nhưng tiếc là đã dừng bước ở vòng tranh huy chương. Đó là của Lâm Sơn ở nội dung đơn nam, Xuân Tâm/Thiên Trang nội dung đôi nam – nữ và đặc biệt ở trận thua ngược đội Bộ Công an 2-3 ở  nội dung đồng đội nam – nữ hỗn hợp vòng 1/8. 

Khi các đồng đội dừng bước ở vòng tranh huy chương, Phạm Thị Ngọc Mai đi tới trận chung kết đơn nữ. Ở vòng 1, Mai loại tay vợt hạt giống số 2 của giải là Thu Hiền (Đà Nẵng), 18 tuổi, đoạt HCĐ giải này năm ngoái với tỷ số 2-0. Vào vòng 2, Mai thắng Linh (Bộ Công an), 17 tuổi với tỷ số 2-0. Bước vào vòng tứ kết và bán kết, Ngọc Mai đụng các tay vợt thành phố Hồ Chí Minh và đều giành chiến thắng 2-0, trong đó có trận thắng Lê Khanh, 17 tuổi ở bán kết. Đến trận chung kết đơn nữ gặp Vũ Thị Anh Thư – tay vợt thành phố Hồ Chí Minh 18 tuổi, đã thi đấu ở giải vô địch quốc gia, Ngọc Mai thua 0-2 (14/21, 12/21).

Dẫu chỉ giành HCB, nhưng đó cũng là thành tích đáng nhớ của Ngọc Mai. Cô bé người Thủy Nguyên 15 tuổi tiến bộ nhanh trong 3 năm qua sau khi đạt thành tích HCB ở Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc khu vực tại Nam Định năm 2016. HLV Đỗ Lan Phương tự hào: “Đây là thành công rất lớn với chúng tôi, bởi lâu lắm rồi, cầu lông Hải Phòng mới có nhân tố đơn nữ lọt vào chung kết giải vô địch cầu lông trẻ quốc gia”. Được biết, bộ cầu lông Tổng cục TDTT đưa Mai vào “tầm ngắm” để đầu tư, thi đấu các giải trẻ quốc tế, hướng tới mục tiêu giành vé dự Olympic trẻ. Tuy nhiên, sự đầu tư này phải có sự kết hợp giữa trung ương và địa phương.

23 tháng 6, 2019

Về vụ việc sai sót phiếu thẩm định hồ sơ thương tật tại Ban Chỉ huy quân sự quận Dương Kinh

Trước thông tin về những sai sót trong phiếu thẩm định hồ sơ thương tật ông Đỗ Văn Quang do Trung tá Đỗ Văn Biền, Chính trị viên phó Ban Chỉ huy quân sự quận Dương Kinh ký xác nhận ngày 6-11-2017 đang lan truyền trên các trang mạng xã hội những ngày qua, sáng 18-6, Ban Chỉ huy quân sự quận Dương Kinh báo cáo Bộ Chỉ huy quân sự thành phố kết quả giải quyết việc thiết lập phiếu thẩm định hồ sơ thương tật ông Đỗ Văn Quang.


Báo cáo kết quả giải quyết việc thiết lập phiếu thẩm định hồ sơ thương tật ông Đỗ Văn Quang của Ban chỉ huy quân sự quận Dương Kinh ghi rõ, năm 2017, Ban Chỉ huy quân sự quận Dương Kinh tiếp nhận hồ sơ đề nghị xác nhận thương binh của ông Đỗ Văn Quang từ Ban Chỉ huy quân sự phường Anh Dũng. Trong hồ sơ của ông Quang thể hiện rõ các thông tin: sinh ngày 5-2-1963, quê quán Hùng An, huyện  Kim Động, tỉnh Hưng Yên; nơi ở hiện nay phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng; nhập ngũ tháng 9-1983, xuất ngũ tháng 8-1986; bị thương ngày 17-4-1985.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ phường Anh Dũng, Thiếu tá Nguyễn Văn Thuyên, trợ lý chính sách Ban Chỉ huy quân sự quận là người trực tiếp thiết lập hồ sơ, làm phiếu thẩm định. Tuy nhiên, do thiếu cẩn thận, cán bộ này có sự nhầm lẫn về thời gian nhập ngũ, xuất ngũ, bị thương của ông Đỗ Văn Quang với trường hợp khác (nộp hồ sơ cùng thời điểm) là ông Trịnh Khắc Dỵ (sinh năm 1944, quê quán phường Hòa Nghĩa, quận Dương Kinh; nhập ngũ tháng 7-1965, xuất ngũ tháng 11-1970, bị thương ngày 7-4-1969).

Ngày 6-11-2017, Trung tá Đỗ Văn Biền, Chính trị viên phó Ban Chỉ huy quân sự quận tiếp nhận phiếu thẩm định trường hợp ông Đỗ Văn Quang và nhiều trường hợp tương tự từ Thiếu tá Nguyễn Văn Thuyên. Tuy nhiên, Trung tá Đỗ Văn Biền chưa kiểm tra đầy đủ thông tin trong phiếu thẩm định của ông Đỗ Văn Quang trước khi ký duyệt để trình cơ quan cấp trên thẩm định, xét duyệt nên để xảy ra sai sót nêu trên.

Trong quá trình xem xét, thẩm định hồ sơ, cơ quan Ban Chính sách, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy quân sự thành phố kết luận, hồ sơ của ông Đỗ Văn Quang chưa có giấy chứng nhận bị thương và công văn đề nghị do Sư đoàn trưởng hoặc Chính ủy cấp sư đoàn và tương đương trở lên ký (theo Công văn số 33 ngày 7-11-2014 của Tổng cục Chính trị). Do đó, trường hợp này không đủ căn cứ chứng minh bị thương để làm cơ sở đề nghị Quân khu Ba xét duyệt. Ban Chính sách trả hồ sơ về Ban Chỉ huy quân sự quận Dương Kinh. Ban Chỉ huy quân sự quận trả hồ sơ về Ban Chỉ huy quân sự phường Anh Dũng để chuyển lại hồ sơ cho ông Đỗ Văn Quang.

Theo đại diện lãnh đạo Ban Chỉ huy quân sự quận Dương Kinh, ngay say khi xảy ra vụ việc trên, Ban Chỉ huy quân sự quận xác minh, điều tra nguyên nhân sự việc, triệu tập cá nhân có liên quan để kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và từng bước giải quyết theo thẩm quyền. Nguyên nhân chủ yếu là do sự sơ suất, chủ quan, thiếu trách nhiệm của người lập phiếu thẩm định là Thiếu tá Nguyễn Văn Thuyên và người trực tiếp ký duyệt là Trung tá Đỗ Văn Biền. Mặc dù sự việc không để lại hậu quả do trường hợp ông Đỗ Văn Quang không đủ điều kiện hưởng chế độ thương binh, song đây là sai sót nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến uy tín đơn vị trong thực hiện công tác quân sự, quốc phòng địa phương.

Sau sự việc trên, Ban Chỉ huy quân sự quận tiếp tục điều tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ liên quan, hạn chế sai sót đáng tiếc, gây hậu quả nghiêm trọng trong quá trình thực hiện chính sách hậu phương quân đội, bảo đảm thực hiện chính sách công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật. Cùng với đó, nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc về trình độ chuyên môn, ý thức, trách nhiệm của toàn thể cán bộ, chỉ huy cơ quan, để không xảy ra sai sót trong thời gian tới./.

21 tháng 6, 2019

Câu lạc bộ Hải Phòng tiếp tục chịu án phạt do các cổ động viên đốt pháo sáng trên sân

Thông tin từ Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) cho biết: Ban kỷ luật VFF đã ban hành các quyết định kỷ luật đối với những hành vi vi phạm tại vòng 13, cũng là vòng đấu cuối cùng lượt đi Giải Bóng đá vô địch quốc gia Wake-up 247 – 2019 (V.League 2019).


CĐV Hải Phòng đốt pháo sáng trong chuyến làm khách của Than Quảng Ninh hôm 16-6.

Theo đó, Câu lạc bộ Hải Phòng tiếp tục phải lĩnh án phạt 20 triệu đồng do để xảy ra tình trạng cổ động viên đốt pháo sáng trong chuyến làm khách trên sân của Câu lạc bộ Than Quảng Ninh. Trước đó, ở vòng 6, các cổ động viên Hải Phòng cũng đã bị phạt số tiền lên đến 70 triệu đồng do đốt pháo sáng trên sân Hàng Đẫy (Hà Nội), khiến trận đấu giữa chủ nhà Hà Nội và Hải Phòng bị gián đoạn trong nhiều phút đồng hồ.

Ngoài ra, Ban Tổ chức trận đấu của Câu lạc bộ bóng đá Than Quảng Ninh cũng chịu án phạt 20 triệu đồng do để xảy ra tình trạng khán giả đốt pháo sáng trong sân vận động trong trận đấu giữa hai Câu lạc bộ bóng đá Than Quảng Ninh và Hải Phòng.

Cũng liên quan đến các quyết định kỷ luật tại vòng 13 vừa qua, Ban kỷ luật VFF đã đưa ra án phạt 20 triệu đồng đến Ban Tổ chức trận đấu Câu lạc bộ bóng đá Dược Nam Hà Nam Định do để xảy ra tình trạng khán giả ném chai nước và đồ vật xuống sân vận động trong trận tiếp Câu lạc bộ SHB Đà Nẵng; cảnh cáo Huấn luyện viên trưởng đội bóng Dược Nam Hà Nam Định Nguyễn Văn Dũng, cùng trợ lý Huấn luyện viên Nguyễn Văn Sỹ, do cả hai đều có hành vi phản ứng với trọng tài trong trận đấu giữa hai Câu lạc bộ bóng đá Dược Nam Hà Nam Định và SHB Đà Nẵng.

Đây tiếp tục là những động thái của VFF nhằm dần đẩy lùi, ngăn chặn và xử lý các tổ chức, cá nhân có biểu hiện tàng trữ, cung cấp pháo sáng và đốt pháo sáng trong sân tại các trận đấu, nhằm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho khán giả tới xem và cổ vũ bóng đá ở V.League 2019./.

20 tháng 6, 2019

Nở rộ trào lưu chụp ảnh cùng hoa sen

Đến hẹn lại lên, cứ vào trung tuần tháng 6 hàng năm, các đầm sen trên địa bàn thành phố lại nô nức người chụp ảnh. Đây cũng là thời điểm hàng loạt các dịch vụ ăn theo “ăn nên làm ra” nhằm phục vụ nhu cầu cầu chụp ảnh hoa sen ngày càng cao của đông đảo người dân.

Vài năm trở lại đây, trào lưu chụp ảnh với hoa sen đem lại thu nhập cao cho chủ đầm sen


Vài năm trở lại đây, trào lưu chụp ảnh với hoa sen được nhiều người lựa chọn mỗi dịp mùa sen nở rộ. Tại một đầm sen thuộc phường Đa Phúc, quận Dương Kinh, ngay từ sáng sớm có khá đông du khách đến để tham quan và chụp ảnh cùng hoa sen.

Người dân đến đây chụp ảnh gồm đủ lứa tuổi, ai cũng háo hức chờ đến lượt mình được “check – in”. Vốn là người thích hoa sen, nhưng những năm trước, do quá bận rộn với công việc, chị Nguyễn Hồng Nhung (quận Dương Kinh) đã bỏ lỡ nhiều dịp được cùng bạn bè chụp ảnh với hoa sen.

Mùa hoa sen nở năm nay, chị Nhung đã quyết tâm sắp xếp công việc, dành trọn một buổi sáng cuối tuần để thực hiện kế hoạch dang dở của mình. Để chuẩn bị cho buổi chụp hình, chị Nhung đã chuẩn bị rất kỹ càng, từ trang phục đến việc tìm thuê thợ chụp ảnh, make – up.

Đang chuẩn bị trang phục cho buổi chụp hình của mình, chị Nguyễn Hồng Nhung vừa tâm sự, qua tìm hiểu trên mạng, mình và e-kip của mình lựa chọn đầm sen ở Đa Phúc để thực hiện bộ ảnh. Tổng thiệt hại cho buổi chụp hình của mình hết 800.000 đồng. Trong đó, tiền thuê thợ chụp ảnh là 500.000 đồng/buổi, tiền thuê thợ make-up là 200.000 đồng, chi phí vào cửa 50.000 đồng/người. Để bộ ảnh thêm sinh động, mình đã mua thêm một bó sen với giá 30.000 đồng”.

Còn tại một đầm sen thuộc xã Thủy Sơn, huyện Thủy Nguyên, do là đầm sen mới trồng nên có khá ít du khách biết đến. Giá dịch vụ tại đây cũng mềm hơn khá nhiều so với những điểm chụp sen có tiếng khác ở Hải Phòng. Theo bà Ngân, chủ đầm sen cho biết, đầm sen của gia đình mở cửa từ sáng sớm đón người dân đến tham quan, chụp ảnh.

Chi phí cho một lượt khách là 20.000 đồng. Nếu khách hàng muốn mua hoa để làm đạo cụ chụp ảnh thì phải trả thêm 30.000 đồng/bó. Việc ngắt, bó hoa do chính tay bà làm, khách hàng tuyệt đối không được ngắt hoa hay bẻ lá.

Dịp này cũng là cơ hội để các thợ ảnh kiếm thêm thu nhập. Đang tất bật chuẩn bị bối cảnh chụp ảnh cho khách tại đầm sen ở Thủy Sơn, Thủy Nguyên, anh Nguyễn Đức Hưng – một thợ ảnh chia sẻ, do khách hàng thường là mối quen, có người giới thiệu nên cứ vào giữa tháng 6, vụ sen nở, anh làm không hết việc.

Giá mỗi lần chụp ảnh dao động khoảng 400.000 đồng – 1,5 triệu đồng tùy vào số lượng và yêu cầu. “Nếu chụp càng đông, giá sẽ càng hạ xuống. Số lượng ảnh thường không giới hạn. Khách hàng sẽ được chọn 10 bức hình đẹp nhất để chỉnh sửa, còn lại khách mang về. Với nghề này, trung bình mỗi ngày anh cũng được 2 triệu dắt túi”, anh Hưng cho biết.

Có thể nói, bắt kịp xu thế của người dân hiện nay, các chủ đầm thường mở cửa đón khách vào chụp ảnh từ lúc sen chớm nở kéo dài từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 9 hàng năm. Có những ngày cao điểm như ngày nghỉ lễ, cuối tuần, các đầm sen đón cả trăm lượt khách đến thăm quan và chụp ảnh.

Đây là thời điểm các chủ đầm sen kiếm thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày. Theo ghi nhận, giá vé vào tại mỗi đầm sen khác nhau, dao động từ 20.000 - 70.000 đồng/lượt.

Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu của người dân, nhiều chủ đầm sen còn đầu tư xây dựng, cho thuê bối cảnh dựng sẵn, đạo cụ chụp hình (nón, thuyền…). Bên cạnh đó, dịch vụ trang điểm, làm tóc, cho thuê quần áo cũng đắt khách. Giá thuê áo dài dao động từ 100.000 - 120.000 đồng/bộ; áo yếm, váy đụp từ 30.000 - 50.000 đồng/chiếc…

Hải Ngân

19 tháng 6, 2019

Vải thiều vào chính vụ: Được giá, mất mùa

Mấy ngày nay, vải thiều được bán rộ ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố, giá khá cao, song chủ yếu nhập về từ Thanh Hà (Hải Dương), Lục Ngạn (Bắc Giang). Thị trường thành phố vắng bóng vải thiều được trồng tại Bát Trang (An Lão) hay các quận, huyện: Kiến An, Thủy Nguyên, Đồ Sơn…do mất mùa.  


Vải thiều bán tại thị trường thành phố hiện nay chủ yếu nhập về từ Thanh Hà (Hải Dương), Lục Ngạn (Bắc Giang). 

Nhiều hộ trồng vải thất thu

Mấy ngày nay, vải thiều bán rộ khắp các đường phố Hải Phòng. Bên cạnh lượng vải thiều được bán tại các siêu thị, chợ, cửa hàng hoa quả; nhiều người bán vải thiều rong tại đường Trần Nguyên Hãn (khu vực chân Cầu Niệm), đường Trường Chinh (khu vực gần chợ Lãm Hà), đường 354 (xã Mỹ Đức, An Lão), đường Lê Hồng Phong (quận Ngô Quyền), đường Phạm Văn Đồng khu vực thuộc quận Dương Kinh. Tuy nhiên, phần lớn vải thiều nhập về từ các tỉnh, thành phố bạn với giá bán phổ biến 35-45 nghìn đồng/kg. Vải thiều đạt tiêu chuẩn VietGap, có truy xuất nguồn gốc được bán với giá 45-50 nghìn đồng/kg tại một số cửa hàng nông sản sạch, siêu thị… Vải thiều của Bát Trang (An Lão); hay các quận, huyện trồng vải hầu như không có.

Mấy năm trước, vùng vải Bát Trang chiếm 80- 90% sản lượng vải thiều của thành phố. Tuy nhiên, vụ vải thiều năm 2019, phần lớn các hộ dân thất thu. Ông Phan Văn Huy, ở thôn Trực Trang, xã Bát Trang cho biết, năm nay gia đình chỉ thu được 6-7 tạ vải thiều, giảm 60-70% năng suất so với vụ vải năm trước. Nhiều bà con khác trong xã còn không được thu hoạch vải thiều.

Tại một số quận, huyện khác có diện tích trồng vải thiều nhỏ, lẻ phần lớn cũng không được thu hoạch sản phẩm. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, chủ rừng ở đồi Thiên Văn (quận Kiến An) cho biết, gia đình có 300 cây vải được trồng lâu năm, trong đó vải thiều là 270 cây. Năm nào được mùa, vải thiều thu hoạch sản lượng khoảng 8-9 tấn, trừ chi phí lãi khoảng 80-90 triệu đồng. Tuy nhiên, vụ vải thiều năm nay, hơn 300 cây vải thiều phần lớn không cho thu hoạch. Chỉ vài cây lác đác có quả, không đủ cho gia đình sử dụng.

Phó chủ tịch UBND xã Bát Trang Phan Văn Huy cho biết, đến giữa tháng 6-2018, vùng vải thiều xã Bát Trang cơ bản thu hoạch xong, sản lượng chỉ đạt gần 50 tấn, trong khi những vụ trước trung bình đạt 1000 tấn/vụ. 

Hỗ trợ nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm

Theo các chủ vườn trồng vải thiều, sản lượng vải thiều năm nay đạt thấp, một số vườn mất mùa thu hoạch hoàn toàn do ảnh hưởng thời tiết bất lợi. Đúng dịp vải thiều ra hoa gặp 2 đợt mưa, rét làm hoa không đậu quả. Bên cạnh đó, nhiều diện tích trồng vải thiều ở vùng chuyên canh vải thiều xã Bát Trang và một số diện tích vùng bãi ven sông ở các huyện bị chặt bỏ để chuyển đổi cây trồng khác. Gia đình ông Phan Văn Huy bên cạnh diện tích vải thiều trong vườn, còn có 7 sào ruộng trồng vải thiều. Tuy nhiên, hiện nay ông Huy chỉ giữ lại diện tích trồng vải thiều trong vườn, bỏ hẳn diện tích trồng vải thiều ngoài ruộng để chuyển sang trồng trồng chuối, thanh long…Tại xã Chiến Thắng (An Lão), một số nông dân có trang trại tổng hợp ven sông Văn Úc trước đây trồng vải, nay chuyển sang trồng nhãn hương chi, chuối, hồng xiêm xoài… Một số vùng trồng vải thiều của Hải Phòng vụ này năng suất, chất lượng kém còn do kỹ thuật chăm bón, phòng trừ sâu bệnh, ứng phó biến đổi khí hậu chưa được quan tâm, chú trọng.

Theo Trưởng Phòng Trồng trọt Sở Nông nghiệpPhát triển nông thôn Hải Phòng Bùi Cảnh Đức, diện tích trồng vải thiều của Hải Phòng không lớn nên cần giữ, phát triển vùng vải truyền thống ở xã Bát Trang và một số khu vực có lợi thế trồng vải thiều. Tuy nhiên, bà con nông dân phải kiên trì mô hình sản xuất, không nên nóng vội chuyển đổi cây trồng khác trong khi chưa làm chủ được tiến bộ kỹ thuật để cây trồng phát triển tốt hơn, cho năng suất, chất lượng sản phẩm cao hơn, dễ dẫn đến luẩn quẩn; đồng thời cần nâng cao kỹ thuật sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu. Hội Nông dân huyện, xã phối hợp các cơ quan chức năng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, các loại phân bón thế hệ mới hiệu quả cho cây vải thiều. Sở NN-PTNT Hải Phòng tạo điều kiện giúp các hộ trồng vải liên kết tiêu thụ sản phẩm, hướng đến chế biến, phục vụ xuất khẩu…
Bài và ảnh: Hải An

15 tháng 6, 2019

VinFast- Mãnh liệt tinh thần Việt Nam

Từ thành công của VinFast, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắn nhủ 3 điều đến các doanh nhân Việt Nam và cả đội ngũ cán bộ công chức: Phải có khát vọng cùng dân tộc với niềm tự hào sâu sắc về những tiềm năng của con người Việt Nam; phải dám nghĩ dám làm, phải có tinh thần cách mạng dấn thân, nói phải đi đôi với làm; làm phải làm khẩn trương, làm đến nơi đến chốn. Có được 3 điều đó, nhất định thành công.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các đồng chí lãnh đạo thành phố, các bộ, ngành tại lễ khánh thành Nhà máy ô tô VinFast.
Ngay sau lễ khánh thành Nhà máy sản xuất, chế tạo ô tô VinFast sáng 14-6-2019, một trong những hình ảnh được các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình sử dụng nhiều nhất là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị cùng đồng chí Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố trải nghiệm xe ô tô VinFast do đích thân Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng cầm lái. Chiếc xe chạy bon bon, đầy kiêu hãnh trước sự reo hò vui mừng của tất cả mọi người có mặt. Kết thúc hành trình, Thủ tướng bước xuống xe với niềm vui hiện rõ và lời nhận xét ngắn gọn, súc tích: “Xe rất êm”. Đồng chí Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng cũng rất hài lòng. Còn ông chủ Vingroup Phạm Nhật Vượng chắc chắn sẽ càng cảm nhận rõ nhất thành công của ông, của Vingroup, cũng là của đất nước Việt Nam đã được người lãnh đạo cao nhất của Chính phủ và thành phố Hải Phòng trực tiếp kiểm nghiệm.

Không hẳn là ngẫu nhiên nhưng bức ảnh, hình ảnh này lại chứa đựng những ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người đặt những nền móng đầu tiên cho sự hình thành của nhà máy VinFast hôm nay; thường xuyên quan tâm chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện dự án. Đồng chí Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành luôn dành nhiều tâm huyết cho dự án, trực tiếp mời gọi Vingroup đầu tư VinFast tại Hải Phòng; trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị Hải Phòng, giải quyết các thủ tục hành chính; GPMB nhanh nhất để dự án được triển khai sớm nhất. Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng chính là người ấp ủ ý tưởng, người khởi xướng, chỉ đạo thực hiện với tất cả lòng tự hào, tự tôn dân tộc và khát vọng cống hiến, luôn tâm huyết với tương lai của người Việt, cuộc sống tốt hơn cho người Việt, luôn đặt ra những mục tiêu cao nhất và quyết tâm  hoàn thành ở mức tốt nhất những mục tiêu đó, “biến điều không thể thành có thể”. Chỉ có “mãnh liệt tinh thần Việt Nam” mới làm được như vậy.

Không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ví tốc độ thực hiện của VinFast thần tốc không kém gì  cuộc hành quân của nghĩa quân Tây Sơn xưa kia. Chỉ có khát vọng lớn và  ngọn lửa nhiệt huyết cháy bỏng, nhằm hiện thực  hóa một cách nhanh nhất có thể  giấc mơ ô tô của người Việt mới làm được như vậy, mới làm nên một dự án có thể gọi là kỳ tích của ngành ô tô Việt Nam cũng như trên thế giới. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, VinFast làm được điều khổng lồ vì đã dám  tìm đến những người khổng lồ, đứng được trên vai của những người khổng lồ trong ngành. Đồng chí Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng khẳng định: “Ngày 14- 6- 2019 sẽ đi vào lịch sử của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam như một dấu mốc đặc biệt ghi nhận sự khởi đầu của một nhà máy sản xuất, chế tạo ô tô với công nghệ, thiết bị tiên tiến nhất, do doanh nghiệp Việt Nam đầu tư và sản xuất ra những sản phẩm ô tô hiện đại, đẳng cấp quốc tế, đưa ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc ô tô trên thế giới. Đây là một kỳ tích trong lịch sử xây dựng phát triển ngành công nghiệp ô tô thế giới, cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố Hải Phòng”.

Ô tô VinFast- ô tô thương hiệu Việt, do người Việt sản xuất chính thức ra đời, được sản xuất hàng loạt với số lượng đơn đặt hàng ban đầu lên tới hơn 10.000 chiếc, chính thức xóa tan mọi nghi ngờ về tính hiện thực của dự án. Hiếm có một sự kiện nào thu hút sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo Trung ương, các tỉnh, thành phố bạn và toàn thể người dân Việt Nam đến như vậy. Sau 30 năm chỉ có gia công, lắp ráp ô tô, với VinFast, Việt Nam chính thức có ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo ô tô, chính thức làm chủ chuỗi giá trị toàn cầu, từ làm thuê tiến lên làm chủ. Đây chính là mục tiêu, là mong muốn, là sự hiện thực hóa một cách sinh động chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ của Việt Nam. Bởi như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nhiều lần nhấn mạnh: “Bất kỳ một quốc gia phát triển nào cũng cần 5 yếu tố: quốc kỳ, quốc ca, quân đội, ngành hàng không và công nghiệp ô tô”. Yếu tố thứ 5 tưởng chừng khó thực hiện, là mong muốn, khát khao cháy bỏng mấy chục năm liền chưa có kết quả thì nay Vingroup làm được, Hải Phòng làm được. Điều đó càng chứng tỏ người Việt Nam có thể làm được những gì mà thế giới làm được, cũng là minh chứng cho thấy đường lối phát triển kinh tế tư nhân của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn và là một trong những  động lực to lớn để xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Theo ông Võ Quang Huệ, Phó tổng Giám đốc Vingroup, thực tiễn trên thế giới đã chứng minh, cứ 1 người làm trong ngành công nghiệp ô tô, trong nhà máy ô tô, có thể kéo theo tới 7 đến 10 người làm trong các ngành công nghiệp phụ trợ khác nhau. Đó mới là mục tiêu sâu xa của VinFast với mong muốn góp phần đắc lực để cùng phát triển, để thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ- một trong những yêu cầu cốt lõi trong phát triển kinh tế  Việt Nam hiện nay.  Ông James DeLuca, Tổng Giám đốc VinFast cho biết, tính đến thời điểm này,  đã có 8 nhà cung cấp đang đặt nhà máy tại đây với những cái tên như ZF, Lear, Faurecia, AAPICO... 2  đối tác nữa cũng đang lên kế hoạch để tham gia. Ngoài ra, VinFast cũng đang trao đổi với 10 bên quan tâm khác... Như thế, các nhà lãnh đạo Vingroup, VinFast không chỉ nói mà đã làm, làm thật sự với một tốc độ thần kỳ làm mọi người thán phục, kinh ngạc.

Những thành công của VinFast tuy vang dội nhưng mới chỉ là bước đầu. Chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn, thử thách. Yêu cầu của Chính phủ đồng thời cũng chính là mục tiêu vươn tới của VinFast là phải tiếp tục nỗ lực phấn đấu, phải  đi lên bằng sức mạnh nội lực của mình, phải hợp tác, phải tạo ra dấu ấn và bản sắc của người Việt Nam trong mỗi chiếc xe VinFast. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn VinFast đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho nghiên cứu và phát triển để tạo ra kho tàng tri thức vô tận, vô giá không chỉ cho VinFast mà còn chia sẻ, phổ biến cho cả Việt Nam, để cùng các đối tác trong nước nhanh chóng làm chủ công nghệ, sớm chiếm lĩnh “linh hồn” của chiếc xe Việt Nam.

Công nhân Vinfast trên dây chuyền lắp ráp xe ô tô.
Trên chặng đường đó, VinFast  cần được tiếp thêm sức mạnh của gần 100 triệu người dân Việt Nam. Khi khởi công nhà máy VinFast, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã coi đây là “một hành động yêu nước rất đáng trân trọng”. Nay VinFast sản phẩm chính thức ra đời, đã chứng minh “mãnh liệt tinh thần Việt Nam” thì lại càng cần có sự ủng hộ, tiếp sức của người dân Việt Nam, người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Đó là biểu hiện của tinh thần yêu nước Việt Nam vươn cao, vươn xa. Muốn vậy, VinFast phải khẳng định bằng chất lượng sản phẩm, giá thành cạnh tranh, phù hợp và không chỉ thế, phải vươn ra cạnh tranh toàn cầu. Đó mới chính là VinFast, là sức mạnh Việt Nam, để ghi thêm những kỷ lục mới trên con đường xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ô tô, cao hơn nữa là ngành công nghiệp cơ khí chế tạo Việt Nam- yếu tố quan trọng để đất nước vững bước thực hiện mục tiêu trở thành một nước có nền công nghiệp phát triển và xã hội khá giả vào năm 2045.

Với tầm nhìn và sứ mệnh ấy, chắc chắn VinFast sẽ có đóng góp vô cùng quan trọng vào sự phát triển của thành phố Hải Phòng. Đồng chí Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng khẳng định: “Sự kiện khánh thành và đi vào hoạt động của Nhà máy sản xuất, chế tạo ô tô VinFast chính là một phần nền tảng  quan trọng để Đảng bộ, chính quyền thành phố tiếp tục phấn đấu, tiến tới hoàn thành thực hiện mục tiêu đưa Hải Phòng trở thành trung tâm công nghiệp lớn của cả nước, là địa phương đi đầu trong cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra”. Từ đó, VinFast luôn gắn chặt với Hải Phòng, luôn “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam” và là niềm tự hào Việt Nam.

13 tháng 6, 2019

UBND quận Lê Chân chấn chỉnh các hoạt động vi phạm trật tự tại tuyến phố Chợ Con

UBND quận Lê Chân vừa có Công văn số 982/UBND-QLĐT về việc xử lý vi phạm trật tự đường hè, vệ sinh môi trường tuyến đường Chợ Con, quận Lê Chân. Theo đó, UBND quận yêu cầu UBND phường Trại Cau xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trật tự đường hè, vệ sinh môi trường trên tuyến phố Chợ Con theo nội dung chỉ đạo của UBND thành phố. Báo cáo kết quả xử lý về UBND quận trước ngày 14-6-2019 (qua Phòng Quản lý đô thị để tổng hợp, báo cáo thành phố và thông tin đến báo chí.  

Vỉa hè phố Chợ Con xuống cấp, bị hàng quán chiếm bè phè. (ảnh đăng theo bài báo ngày 21-4-2019). (Ảnh: Văn Lượng)

UBND quận Lê Chân cũng giao Công an quận thường xuyên tuần tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, nhất là tình trạng để xe 2 bánh dưới lòng đường tại tuyến phố Chợ Con. Đồng thời, giao Phòng Quản lý đô thị đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị.

Trước đó, sau khi Báo Hải Phòng điện tử đăng bài “Vỉa hè phố Chợ Con hư hỏng, nhếch nhác”, ngày 7-6, UBND thành phố có Công văn số 3336/UBND-QH “Về việc xử lý lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, xóa bỏ bày bán hàng, vật liệu xây dựng trên vỉa hè tuyến phố Chợ Con, phường Trại Cau, quận Lê Chân” gửi tới Sở Xây dựng, Sở Giao thông – Vận tải và UBND quận Lê Chân. Theo nội dung công văn, UBND thành phố yêu cầu UBND quận Lê Chân khẩn trương kiểm tra, chấn chỉnh việc lấn chiếm vỉa hè, xóa bỏ việc bày bán hàng, vật liệu xây dựng trên vỉa hè tuyến phố Chợ Con, phường Trại Cau, báo cáo kết quả về UBND thành phố trong tháng 6-2019. UBND thành phố giao các Sở Giao thông – Vận tải, Xây dựng và các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, đôn đốc việc xử lý của UBND quận Lê Chân, thường xuyên báo cáo UBND thành phố./.

12 tháng 6, 2019

Không phải ngẫu nhiên người Mỹ đón tiếp Chu Hảo, Nguyễn Tường Thuỵ

Từ Fb Nguyễn Tường Thụy loan tin: "Kỷ niệm Quốc khánh Hoa Kỳ tại khách sạn Intercontinental Hanoi Landmark 72.

Không hiểu sao các bạn lại tổ chức sớm tới tận 23 ngày.

Ấn tượng nhất cảnh là vợ chồng đại sứ Daniel Kritenbrink, bà phó đại sứ cùng nhiều cán bộ khác của sứ quán đứng xếp hàng trước lối vào để đón khách.

Đang ngơ ngáo tìm quân ta thì vớ ngay được bác Chu Hảo". 

Sự kiện được ghi nhận là Kỷ niệm Quốc khánh Hoa Kỳ tại khách sạn Intercontinental Hanoi Landmark 72, Hà Nội. Tất nhiên, cả Nguyễn Tường Thuỵ và PGS Chu Hảo đến dự với tư cách là khách mời. 

Đương nhiên sẽ có người hỏi, tại sao không phải ai đó khác mà là 2 con người có tên được nói đến này? 

Người Mỹ luôn có sự thực dụng, họ sẽ không mời ông Chu Hảo, Nguyễn Tường Thuỵ đến để làm cảnh. Họ có mục đích và giải mã được điều này đương nhiên sẽ hiểu hơn về sự có mặt của hai vị này! 

Quay ngược thời gian và cố công tìm hiểu tí, sẽ hay: Nhiều đời đại sứ Mỹ, chứ không riêng gì đại sứ Daniel Kritenbrink và nhiều quan chức của đại sứ quán Mỹ tại VN đã không ít lần gặp gỡ với 2 nhân vật này. Tại tư gia của 2 ông có, tại trụ sở Đại sứ quán có, và thậm chí ở nước ngoài.... Các thông tin này được 2 ông phản ánh khá chi tiết trên Fb cá nhân. Các cuộc tiếp xúc thường diễn ra trong bối cảnh Uỷ ban nhân quyền của LHQ hay các tiểu ban nhân quyền của Hạ viện Mỹ có các phiên điều trần về nhân quyền hay tình hình tự do gì đó ở VN. Hay nói thẳng ra đó đều hướng đến mục đích thu thập, củng cố các tài liệu chống lại Vn.... 

Dễ thấy vì thế mà các cuộc gặp đó, về căn bản không mấy tốt đẹp, nếu không nói là quá tồi tệ dưới góc nhìn của giới chức VN... 



Với các cá nhân như ông Chu Hảo, Nguyễn Tường Thuỵ và Đại sứ quán Mỹ, mối quan hệ cũng vì thế mà thân thiết hơn... Việc họ có mặt tại lễ kỷ niệm Quốc khánh Hoa Kỳ được nói đến cũng bắt nguồn từ những cuộc tiếp xúc như thế. 

Người Việt chúng ta có câu: Hãy cho tôi biết bạn là ai, tôi sẽ nói cho bạn biết tôi nghĩ gì về bạn? và có lẽ với cái cách người Mỹ mời Chu Hảo, Nguyễn Tường Thuỵ đến dự lễ kỷ niệm quốc khánh một cách đường đường, chính chính, sẽ không quá khó để hiểu với người Mỹ, ở một khía cạnh nào đó sự có mặt của họ tại Vn là có những âm mưu được dựng sẵn. Nếu họ hướng đến điều tốt đẹp trong quan hệ hai bên thì họ phải tránh xa những mối quan hệ kiểu này. 

Còn đối với Thuỵ và Chu Hảo, với mối quan hệ trên sẽ không hề oan uổng nếu ai đó nói hai vị là những kẻ cộng rắn cắn gà nhà... 

11 tháng 6, 2019

ÂM MƯU "TỔNG BIỂU TÌNH" VÀO NGÀY 10/6/2019 THẤT BẠI THẢM HẠI

Mấy hôm trước đám Việt Tân, ba que hải ngoại, đám dân chủ trĩ mồm trong nước và cả đám linh mục thiên chúa mất nết hè nhau kêu gọi "Tổng biểu tình" vào ngày 10/6/2019 trên toàn quốc. Hà hơi tiếp sức cho đám này là RFA, RFI, VOA... Kết quả như chúng ta đã thấy, không có bất cứ một mống nào dám xuống đường. Từ Bắc đến Nam, từ Hà Nội đến TP HCM,... hoàn toàn im ắng, âm mưu biểu tình phá hoại đất nước đã thất bại ê chề.

Hôm 5/6/2019, các tài khoản FB như Nguyễn Văn Thuận, Bé Yêu, Diana Hoàng, Nguyễn Huệ, và một số trang mạng của giáo dân theo đạo Thiên chúa… đã đồng loạt đăng lời kêu gọi, kích động người dân xuống đường biểu tình với đủ lý do.

FB “Nguyễn Huệ” lấy lí do: “Ngày 10/6/2019 toàn thể công nhân, tài xế Việt Nam đình công trên cả nước theo phương án đã thống nhất. Mục tiêu phản đối tăng giá điện xăng dầu; phản đối Trung Quốc đầu tư cao tốc Bắc – Nam”.


FB "Nguyễn Văn Thuận" kêu gọi "Hãy chuẩn bị xuống đường đòi đa đảng vào ngày 10/6/2019″.

Fanpage "Phe Đối Lập Bật Đèn Xanh Chờ Tổng Biểu Tình Đổi Tên Đảng Xóa Nợ Thoát TC" đã thông tin cụ thể ngày giờ kèm các địa điểm tập kết như sau "Ngày 8/10 tháng 6/2019 – địa điểm tại: Sân bay Tân Sơn Nhất 8 giờ A.M; Nhà thờ Đức Bà; Dinh Độc Lập; Chợ Bến Thành; Công viên Tao Đàn…".

Những lời kêu gọi "Tổng biểu tình ấy" nhanh chóng được đám con nhang đệ tử của đám quạ đen và những kẻ cơ hội chia sẻ. Nhưng rốt cuộc, không có bất cứ một cuộc biểu tình nào xảy ra trong phạm vi cả nước. 

Dân mạng đặt vấn đề nghi vấn rằng, đó là một chiêu thức kích động người dân đồng thời thăm dò thái độ và phản ứng của chính quyền đối với các hoạt động chống phá và rằng, nó bắt nguồn từ một số cơ quan truyền thông của các thế lực thù địch như RFA, VOA,...Nhận xét này không phải là không có lý khi người ta thấy những lời kêu gọi "Tổng biểu tình" được phát đi thì chính RFA, VOA lại là những tổ chức theo dõi sự kiện này chặt chẽ nhất, trong khi số khác thì không.

Một bằng chứng nữa cho thấy sự quan tâm của RFA và VOA đó là khi "Tổng biểu tình" không diễn ra, như để chữa ngượng hoặc cố lòe bịp người đọc nhẹ dạ, nhất là những người ở hải ngoại, họ trơ tráo bịa đặt rằng đã có một cuộc "Tổng biểu tình" diễn ra và hàng trăm người đã bị bắt đi. Ngay sau bài báo được đăng tải khoảng 3 tiếng, phát hiện thấy người đọc phản ứng, RFA đã lẳng lặng chữa lại bài. (Xem ảnh chụp màn hình).

Sự việc RFA đăng bài sai sự thật cho thấy sự bất lực của họ đối với những âm mưu phá hoại sự ổn định ở Việt Nam.

Kêu gọi “tổng biểu tình” toàn quốc không phải là chiêu trò gì mới. Mục đích của nó là nhằm tạo ra những điểm nóng chính trị – xã hội, từng bước kích động, lôi kéo, tập hợp lực lượng để tập dượt những hình thức gây rối, phá hoại hòng tạo cớ gây ra bạo loạn chính trị theo mô hình “cách mạng đường phố”, “cách mạng hoa nhài” ở Việt Nam.

Còn nhớ, vào thời điểm này năm ngoái, trong khi Quốc hội đang thảo luận Luật “Đơn vị hành chính – Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc” và Luật “An ninh mạng” thì bên ngoài nghị trường cũng xuất hiện nhiều đồn đoán suy diễn sai lệch khiến không ít người hiểu chưa đúng về một vài nội dung của các Dự luật trên và những lời rỉ rả vận động một cuộc “Tổng biểu tình” trên cả nước ít nhiều có chỗ đứng trong tâm trí và hành động của những người nhẹ dạ. Cuối cùng, như đã thấy một cuộc xuống đường đã nổ ra vào ngày 10/6/2018 tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, TP.HCM. 

Có lẽ việc kêu gọi "Tổng biểu tình" vào ngày thứ Hai 10/6/2019 chính là để "kỷ niệm" 1 năm ngày tổng biểu tình phản đối các Dự luật và Luật. Tuy nhiên, lời kêu gọi "Tổng biểu tình" lần này đã hoàn toàn thất bại. 

Nguyên nhân thất bại thì có nhiều, có thể cơ quan chức năng đã cảnh giác, chuẩn bị sẵn những việc cần làm để duy trì trật tự xã hội, nhưng có lẽ nguyên nhân chính nằm ở chỗ người dân không thiết tha mặn mà gì với thứ rác rưởi đường phố ấy. Bởi họ nhận thức được phía sau những lời kêu gọi biểu tình, chúng ta đã có quá nhiều bài học đau xót. Những kẻ lừa bịp người dân thiếu hiểu biết, những kẻ từ phương xa chỉ là kẻ cơ hội "đục nước béo cò". Người biểu tình quá khích vướng vòng lao lý và hiện còn đang chấp hành án phạt tù. Nhiều gia đình tan cửa nát nhà, nhiều người mất đi cả tương lai phía trước và bôi đen vào gia phả dòng tộc. Công sản, nhà cửa, cơ sở vật chất bị phá hủy, nhiều hoạt động phục vụ dân sinh bị định trệ. Nhà nước phải bỏ tiền bồi thường thiệt hại cho các doanh nghiệp, đối tác số tiền lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Người dân mất công ăn việc làm do tham gia gây rối, hàng hóa, du lịch rơi vào khủng hoảng...Những bài học ở Bình dương, Hà Tĩnh, Bình Thuận vẫn còn đó là những minh chứng hùng hồn do nhẹ dạ cả tin vào những lời kêu gọi của những kẻ chống phá nhà nước. 

Không chỉ lần này, các thế lực thù địch sẽ tiếp tục kêu gọi biểu tình và tổ chức biểu tình dưới nhiều danh nghĩa thơm tho, nhưng bản chất là từng bước lật đổ chế độ. Việc ủng hộ, tiếp tay cho những lời kêu gọi kiểu này chính là "Cõng rắn cắn gà nhà", đi ngược lại lợi ích dân tộc.

Trương Duy Nhất bị khởi tố và chuyện "sinh nghề tử nghiệp"

"Sinh nghề tử nghiệp" là câu mà chúng ta vẫn hay nói đối với những trường hợp chẳng may bị sa cơ, lỡ vận, chịu vận hạn bởi chính cái nghề nghiệp của mình làm. 


Và trong một chừng mực nào đó, câu này cũng có thể vận dụng với Trương Duy Nhất sau khi bị cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trương Duy Nhất về hành vi “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, quy định tại Điều 355 Bộ luật Hình sự, do có những vi phạm pháp luật liên quan đến nhà, đất công sản tại thành phố Đà Nẵng. Mặc dù hơi hài hước và ở một góc nhìn có phần dị biệt hơn. 

Theo dõi bản lí lịch và quá trình hoạt động của cựu nhà báo 55 tuổi này, một điều dễ thấy và khiến nhiều người khác lưu tâm là trong quãng thời gian trước khi bị bắt và kết tội 2 năm tù giam đối với tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo khoản 2, điều 258, bộ luật Hình sự (trước 2013). Nhất là người sáng lập và điều hành trang blog "Một góc nhìn khác". 

Qua ghi nhận thì Nhất viết khá nhiều bài và đăng tải trên đó nhưng cái điểm chung, xuyên suốt là hầu hết các bài viết này hoặc chống phá chính quyền, hoặc với vai một người chống tiêu cực, tham nhũng; Nhất cũng lên tiếng đòi công bằng, thậm chí vinh danh cho những người được gã ca ngợi, cổ suý... .

Cũng chính bởi cái vỏ bọc mà ít ai có thể sờ tới này, Nhất đã yên thân một thời gian khá dài trước khi bị bắt và trả giá cho hành vi của mình! 

Nhưng sẽ ít ai có thể ngờ tới, trong cái tội danh mà Nhất mới bị cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố kia (hành vi “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, quy định tại Điều 355 Bộ luật Hình sự) thực chất là hành vi tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để tham nhũng. Hay nói cách khác chính Nhất chứ không phải ai khác chính là kẻ tham nhũng và đang bị trả giá bởi hành vi này khi bị phanh phui... 

Nhiều người trong chúng ta khi lang thang trên các trang mạng xã hội thường bị thu hút, đánh lừa bởi cái vỏ bọc bên ngoài, những kẻ hào nhoáng của hình thức. Nhất cũng đã sử dụng chiêu thức đó để làm tiền và cũng là để tránh tội. Nhưng cái Nhất không thể ngờ tới, với những hành vi khác liên quan, cũng có lúc anh ta phải trả giá cho chính cái vỏ bọc anh ta nhân danh, núp đằng sau đó.. Sự công bằng trong cái lí "gieo nhân nào gặt quả nấy" có lẽ đã đến với Nhất hơi sớm và cũng quá xứng đáng thì phải??? 

Và có lẽ, trong những năm tháng trong tù sắp tới, có lẽ Nhất nên suy nghĩ và tự vấn về điều này... Nó sẽ làm Nhất lớn lên và hiểu rõ hơn cái giá trị nhân sinh sâu sắc trong những câu chuyện đời thường và giản dị nhất chăng??? 

9 tháng 6, 2019

Hot girl Hải Phòng trong ‘Về nhà đi con’ bức xúc vì bị đồn đi khách

Khánh My cho biết, cô thấy bức xúc khi những tin đồn như 'đi khách', phẫu thuật thẩm mỹ... liên tục bủa vây mình.


Nguyễn Khánh My (SN 2000 - Hải Phòng) - cô gái xuất hiện trong một phân đoạn ngắn của bộ phim ‘Về nhà đi con’ cho biết, bản thân rất bức xúc khi bị nhiều người vào trang cá nhân Facebook bình luận khiếm nhã và đồn đại cô là ‘chân dài đi khách’.

Trước đó, thông tin Khánh My là nhân vật thứ ba, chen chân vào cuộc tình của Vũ và Thư trong bộ phim này đã thu hút sự quan tâm của mọi người.

Sở hữu vóc dáng mảnh mai, nhan sắc rực rỡ, Khánh My đang theo đuổi sự nghiệp diễn xuất và làm mẫu ảnh.

Hot girl 10x chia sẻ: ‘Ban đầu bị mọi người chỉ trích, đồn đại bán dâm, tôi rất sốc và suy sụp. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống riêng của tôi.

Tôi thu mình lại, gần như trầm cảm, không muốn nói chuyện với ai. Nhờ bố mẹ, bạn bè ở bên động viên, hiện tại tâm trạng tôi đã bình tâm hơn. Dẫu sao đó cũng chỉ là tin đồn vô căn cứ’.


Hậu trường phân cảnh Khánh My tham gia diễn xuất được cô đăng tải lên Facebook cá nhân

Đề cập đến việc cô bị tố lạm dụng phẫu thuật thẩm mỹ để chỉnh sửa nhan sắc, Khánh My khẳng định, các nét trên khuôn mặt cô hoàn toàn tự nhiên.

Trước đây, cô từng thử tiêm chất làm đầy nhưng sau một thời gian nhận phản hồi không tốt từ mọi người, hot girl Hải Phòng đã đến phòng khám, loại bỏ các chất làm đầy đó.

'Tôi chỉ tiêm chất làm đầy, tôi cho rằng đó không phải phẫu thuật. Lâu rồi, tôi không còn tiêm nữa', Khánh My nói.

Chia sẻ về công việc, Khánh My cho biết, cô từng kinh doanh quần áo thời trang. Cửa hàng làm ăn rất phát đạt.

Tuy nhiên, từ khi định hướng theo đuổi con đường nghệ thuật, cô quyết định nghỉ và ôn thi. ‘Một lúc làm nhiều việc sẽ không chu toàn được hết. Tôi biết bản thân muốn gì và cần gì nên dẹp hết kinh doanh sang một bên, đầu tư cho giấc mơ của mình’.

Sắp tới, Khánh My dự định sẽ thi vào đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội.

‘Ngày biết con gái thích làm nghệ thuật, bố mẹ tôi cũng phải đối dữ dội, ông bà sợ tôi dấn thân vào con đường đầy rẫy thị phi đó sẽ khổ nên khuyên ở nhà, tìm việc nào phù hợp, an nhàn.

Giờ thì bố mẹ đã ủng hộ, làm hậu phương vững chắc cho tôi theo đuổi sự nghiệp’, hot girl 10x kể.



Bàn về vấn đề một số cô gái trẻ sẵn sàng tìm đại gia ‘chống lưng’ trong nghệ thuật, Khánh My thẳng thắn: ‘Tôi cho rằng đây là chuyện bình thường, không chỉ trong nghệ thuật mà còn trong cuộc sống. Tôi không cổ xúy cũng không phản đối.

Gia đình tôi ở Hải Phòng thuộc hàng khá giả, làm buôn bán nên bố mẹ không yêu cầu tôi phải lao tâm khổ tứ kiếm tiền. Điều bố mẹ muốn là tôi sống hạnh phúc, thoải mái. Họ là đại gia phía sau tôi, cho nên tôi không cần thiết phải tìm ai ‘chống lưng’, Khánh My nói thêm.

Khánh My thường xuất hiện với tạo hình sexy nhưng cô gái này thừa nhận, đó chỉ là công việc mẫu ảnh. Trong cuộc sống đời thường, cô thích trang phục cá tính, năng động. 

LÝ HIỂN LONG BỊ CÁC CHÍNH TRỊ GIA VÀ TRUYỀN THÔNG SINGAPORE "TẨN HỘI ĐỒNG" SAU PHÁT NGÔN VỀ VIỆT NAM

Ông Lý Hiển Long phát biểu tại phiên khai mạc Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 31-5
Quan điểm "Việt Nam xâm lược Campuchia" mới được ông Lý Hiển Long nhắc đến trong cả bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ngày 31/5/2019 ở Singapore, nơi có sự hiện diện của rất nhiều quan chức hàng đầu các nước trong khu vực và thế giới cũng như trong chia sẻ trên facebook về sự ra đi của quan chức Thái Lan không chỉ gây ra làn sóng chỉ trích và yêu cầu đính chính, xin lỗi từ chính giới và phẫn nộ từ dân chúng Campuchia, Việt Nam mà còn đến từ chính các chính trị gia và truyền thông Singapore. Chưa bao giờ, người ta lại chứng kiến chính khách, truyền thông và dân chúng trong khu vực mổ xẻ tội lỗi trong lịch sử của chính quyền Sing trong việc cổ vũ chính quyền Polpot và chống lại sự hồi sinh dân tộc Campuchia và hành động tự vệ chính đáng của Việt Nam đã được quốc tế thừa nhận bằng phiên tòa quốc tế về tội ác chống loài người.

Sau khi phía Việt Nam có công hàm phản đối, Bộ Ngoại giao Singapore đã có động thái thanh minh với đối tác phía Việt Nam rằng, ông Lý chỉ đọc theo bài phát biểu soạn sẵn chứ không có dụng ý x,y,z …Tuy nhiên, cách thanh minh này khá yếu về lập luận và sự đáng tin cậy nếu xét từ chính quá khứ Sing đã từng ủng hộ và hậu thuẫn chính quyền diệt chủng Polpot, huy động các nước trong khu vực chống VN thời kỳ đó ra sao và từ chính kế thừa truyền thống chính trị của gia tộc họ Lý.

Chính cách hành xử này của chính quyền Lý Hiển Long đang gây ra chính làn sóng chỉ trích thẳng thắn từ nội bộ đất nước.

Ông Brad Bowyer, chính trị gia người Singapore gốc Anh và cựu thành viên Đảng Tiếng nói nhân dân (PVP) ở Singapore, viết trên Facebook và được tờ The Online Citizen của Singapore đăng tải, bình luận, nguyên văn:

"Cho đến nay, chúng ta chưa nghe thấy phản ứng nào từ Thủ tướng Lý và Bộ Ngoại giao về điều này.

Các nhận xét của vị Thủ tướng của chúng ta không chỉ thiếu nhạy cảm và là điều không được mong muốn - chúng còn làm nổi bật điều mà tôi coi là khoảng tối trong lịch sử chúng ta, khi mà chúng ta đứng cùng phe với Pol Pot bất chấp những điều xấu xa mà ông ta đã phạm phải, chỉ vì theo đuổi các mục đích chính trị khu vực của chúng ta.

Chúng ta (ý nói Singapore - ND) không chỉ công nhận và ủng hộ chế độ Pol Pot về mặt ngoại giao và bằng các chuyến thăm nhà nước trong thời kỳ ông ta khủng bố; chúng ta còn tài trợ cho họ, ủng hộ họ nhằm chống lại các nỗ lực giải phóng của người dân địa phương và của Việt Nam sau khi ông ta bị lật đổ. Chúng ta đã cố gắng ngăn chặn các trợ giúp nhân đạo và quá trình hợp pháp hóa chính quyền thay thế của ông Heng Samrin. Theo như tôi được biết, chúng ta còn chưa bao giờ tố cáo các tội ác tàn bạo mà người ta đã phạm phải trong thời kỳ đó.

Những người khác trên thế giới đã công nhận lỗi lầm của họ khi ủng hộ Pol Pot trong giai đoạn này. Mặc dù vẫn còn một vài tranh cãi hàn lâm về số lượng người bị giết, bây giờ không ai phủ nhận rằng chế độ diệt chủng từng xảy ra ở Campuchia và nhiều người đã hành động để tố cáo công khai chế độ đó bằng hình thức này hay hình thức khác, nhưng chúng ta thì chẳng làm gì cả.

Tôi đã tới một trong các bảo tàng về chế độ diệt chủng (ở Campuchia – ND) và đây là một trải nghiệm hãi hùng.

Bên cạnh những đống xương cốt người, bạn cũng được chứng kiến tình trạng mà những con người đó bị giam giữ và tra tấn. Có rất nhiều mô tả chi tiết về những gì đã xảy ra. Bạn có thể gặp một trong số ít người sống sót tại nhà tù đó và thật khó để tiếp nhận vào bản thân những trải nghiệm mà họ đã trải qua, khi những người bạn tù kêu gào và chết dần chết mòn, còn mình thì bất cứ lúc nào cũng có thể trở thành một nạn nhân tiếp theo.

Và tại đó bạn cũng sẽ thấy là người Việt Nam được xem như những anh hùng giải phóng đối với nhiều người đã sống qua những thời khắc khủng khiếp đó."

Sau đó, tác giả Brad Bowyer chia sẻ rằng ông hiểu Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và chính phủ ông Lý hiện gặp khó khăn trong việc thừa nhận những việc làm sai trái của thế hệ trước đây của mình nhưng đáng lẽ họ phải có sự nhạy cảm ngoại giao để giữ im lặng về vấn đề này chứ đừng vì bất kỳ lý do gì mà xới xáo lên trang sử buồn đó.

Công dân mạng Ed Nolan đã cám ơn Brad Bowyer vì đã soi tỏ vấn đề này. Nolan cho biết, không nhiều người biết rằng chính Việt Nam là người đã cứu Campuchia khỏi bàn tay đao phủ của Pol Pot. Vẫn theo Nolan, thậm chí còn ít người hơn nữa biết rằng nhiều nước như là Mỹ và Trung Quốc đã sát cánh với chế độ diệt chủng Khmer Đỏ.

Trong khi đó người dùng facebook Rajesh Ram Singh nhận xét rằng Singapore chỉ là một chấm nhỏ và không nên làm việc “lay thuyền”. Người này cũng đề cập đầy ẩn ý đến các báo cáo dự đoán khả năng kinh tế Việt Nam sẽ vượt kinh tế Singapore.

Facebooker Lauschke Amy thì tin rằng diễn văn của Thủ tướng Lý Hiển Long là do các học giả tại Văn phòng Thủ tướng Singapore viết và ông Lý đã không nghĩ nhiều về các vấn đề này rồi cứ thế phát biểu nguyên xi những gì mà người khác đã viết cho ông.

Lãnh đạo Đảng Tiếng nói Nhân dân Singapore (PVP) ông Lim Tean ngày 6/6 đã có chỉ trích nhằm vào truyền thông nhà nước và cá nhân thủ tướng Lý Hiển Long trên facebook và được tờ báo nổi tiếng nhất của Singapore Strait Times đăng tải, có nội dung "Tin tức giả mạo từ truyền thông nhà nước! Một tranh cãi ngoại giao nghiêm trọng nhất đang nổi lên giữa Campuchia, Việt Nam và Singapore xoay quanh phát ngôn không cần thiết của ông Lý Hiển Long rằng Việt Nam "xâm lược" Campuchia trong thập niên 1970", "Trên mạng xã hội đang tràn ngập những cuộc trao đổi về vụ việc này - sự cố đe dọa tẩy chay Singapore xa hơn khỏi các láng giềng ASEAN" và chỉ trích, "thật đáng ngạc nhiên khi truyền thông nhà nước lại giữ im lặng về sự việc. Mọi người phải đồng ý rằng bất kỳ hãng truyền thông có uy tín nào thì đến lúc này cũng phải đưa tin về sự kiện".

Chắc chắn đến chừng nào, ông Lý Hiển Long chưa xin lỗi, chưa đính chính, đồng nghĩa với việc chính quyền Singapore thay đổi quan điểm với lịch sử và quá khứ tội ác của họ, thì chừng đó, quan hệ không nội khối nói chung và quan hệ Sing với Việt Nam, Campuchia nói riêng vẫn chỉ là hình thức, cũng như đến chừng đó, người dân và chính giới trong khu vực và chính trong nội tại các đất nước liên quan sẽ còn nhắc đi nhắc lại chỉ trích, công kích, phẫn nộ với ông ta.

8 tháng 6, 2019

LÝ HIỂN LONG XÚC PHẠM VIỆT NAM - VÔ TÌNH HAY CỐ Ý

Không phải ngẫu nhiên Lý Hiển Long công khai xúc phạm Việt Nam bằng mấy từ cũ rích "xâm lược Campuchia" .

Singgapore, từ đời cha hắn, Lý Quang Diệu đã là một tay chống cộng theo kiểu Mẽo, tức chỉ vì lợi ích mà lấy cớ "ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á" bằng cách giúp Ngô Đình Diệm dựng lên chế độ Việt Nam Cộng Hòa Đệ Nhất khát máu ở miền Nam Việt Nam. Không thế thì vì sao Mỹ lại bắt tay với cộng sản gộc là Tàu để chống cộng sản Việt Nam?

Singapore trực tiếp trợ giúp Khmer đỏ mục đích cùng Mỹ, Tàu làm Việt Nam thêm suy yếu ở ĐNA sau mấy mươi năm bị chiến tranh tàn phá., vì tham vọng lợi ích mà kênh Kra (Việt Nam có lợi thế hơn cả về địa lý) mang lại trên biển Đông. Với độ giàu có và nền khoa học kỹ thuật tiên tiến do không phải trải qua chiến tranh, Mỹ và các nước chư hầu trong đó có Sing khi ấy đã sớm nhìn ra tiềm năng thương mại của con kênh này ngay từ thập niên 70, khi Việt Nam còn phải tập trung toàn lực vào cuộc chiến tranh vệ quốc, đói nghèo và lạc hậu về khoa học kỹ thuật.

Chiến lược kinh tế xoay trục sang ĐNA của Mỹ đã manh nha từ đời Bush cha. Nhưng chính Mỹ cũng không lường trước được âm mưu tranh chấp vai trò bá chủ thế giới của Tàu lại nhanh đến thế để bây giờ xảy ra chiến tranh thương mại Mỹ- Trung.

Con bài Khmer đỏ ở Campuchia trong Thế kỷ 20 xét cho cùng là Mỹ - Tàu hùa nhau bật đèn xanh nhằm quật ngã Việt Nam, một đất nước nhỏ bé nhưng kiên cường vào bậc nhất thế giới, từng làm cho hai đế quốc hùng mạnh Pháp, Mỹ phải ê chề bại trận.

Trong khi đó, các chư hầu như Sing, Thái... là hai trong những quốc gia bất chấp đạo lý chỉ vì lợi ích để Lý Quang Diệu tuyên bố bài cộng sản, còn Thái trở thành bàn đạp cơ yếu cho Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, nuôi dưỡng, bảo kê lính Polpot trong vấn đề Campuchia.

Bây giờ Lý Hiển Long, kẻ vốn mang dòng máu Tàu không ngu để nhìn thấy các chỉ số phát triển Kinh tế của Việt nam trong thế kỷ 21 đang ở mức dẫn đầu ĐNA nên cố tình bôi nhọ Việt NAm bằng mấy từ "xâm lược" vì tức tối, vì muốn khích động những phần tử chống phá người Việt nhằm mục đích gây bất ổn tình hình chính trị ở Việt Nam.

Sự mất dạy của Lý Hiển Long không chỉ xúc phạm hàng ngàn linh hồn người dân Việt Nam ở biên giới Tây Ninh, ba triệu người dân Campuchia, và 10.000 Liệt sĩ quân Tình nguyện Việt Nam.. ..mà còn thách thức cả dư luận quốc tế, dù là muộn màng, về tội ác diệt chủng của Khmer đỏ.

***

Còn những "trí thức" Việt như Trương Huy San, Chu Mộng Long... cũng không quá ngu để biết, Việt Nam không hề muốn phải mất tới 10 năm xương máu ở Campuchia vì trước đó đã ra sức thuyết phục Khmer đỏ nhằm tránh một cuộc chiến không mong muốn.

Nhưng, sự thật lịch sử đã xảy ra những điều không mong muốn ấy, không khác gì Hitlle và Đức quốc xã đã buộc Hồng Quân Liên Xô phải mất mát tới con số 20 triệu !

Việt Nam và Liên Xô giống nhau ở chỗ đó, nhân văn và quả cảm, chiu hy sinh không vì riêng mình, mà còn vì sự bình yên và ổn định cho cả loài người tiến bộ trên thế giới.

San Hô ,Chu Mộng Long ..,những kẻ đang xào xáo lại lịch sử kia và rất nhiều kẻ ngu ngơ đang a dua bằng cách like, share cho chúng có hiểu không nhỉ?

7 tháng 6, 2019

Đoàn Chèo Hải Phòng chấm dứt hợp đồng làm việc theo thẩm quyền

Báo Hải Phòng nhận được đơn của anh Lê Đức Cường, công tác tại Đoàn Chèo Hải Phòng kiến nghị: Anh không bỏ diễn, bỏ tập, đáp ứng chuyên môn, không mắc tệ nạn xã hội, nhưng bị đơn vị đình chỉ chuyên môn, chuyển sang vị trí làm việc khác. Sau đó, lãnh đạo Đoàn Chèo thông báo do anh không hoàn thành nhiệm vụ trong 2 năm 2017-2018, nên từ tháng 1-2019 cắt lương của anh.  


Về vụ việc này, Trưởng Đoàn chèo Hải Phòng Vũ Huy Thành cho biết: Anh Cường công tác tại đơn vị từ năm 2005. Từ tháng 4-2015, anh Cường đảm nhiệm chỉ huy dàn nhạc dân tộc, nhưng đến cuối năm 2015, anh xin thôi. Từ năm 2016, anh đề nghị được trở lại vị trí này và đơn vị đồng ý. Tuy nhiên, anh Cường làm việc không ổn định, gây ức chế với diễn viên, nhạc công trong phối hợp tập luyện và biểu diễn. Nhiều diễn viên, nhạc công bất bình, có ý kiến với lãnh đạo đơn vị. Vào tháng 8-2016, tại cuộc họp giao ban cơ quan có sự tham gia của anh Cường, lãnh đạo đơn vị lấy phiếu tham khảo ý kiến về vị trí việc làm của anh Cường, kết quả 28/35 phiếu không đồng ý để anh Cường chỉ huy dàn nhạc. 

Từ tháng 3-2017, lãnh đạo đơn vị phân công anh Cường vào vị trí thổi sáo, nhưng anh tiếp tục có các biểu hiện thiếu trách nhiệm, ảnh hưởng đến chất lượng công việc chung. Tại buổi tổng kết công tác năm 2017, lãnh đạo đơn vị lấy ý kiến của tập thể, trong đó 29/33 phiếu không đồng ý để anh Cường làm chuyên môn. Cuối năm 2017, đơn vị tổ chức đánh giá, phân loại viên chức, anh Cường được đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ. Đơn vị phân công cán bộ, Công đoàn cơ quan góp ý, giúp đỡ, nhưng anh Cường không tiếp thu, sửa chữa. Từ đầu năm 2018, lãnh đạo đơn vị tạm thời phân công anh Cường trực an toàn cơ quan, có trách nhiệm giao nhạc cụ cho tổ nhạc. Song, anh Cường tuân thủ sự quản lý đơn vị. Họp sơ kết thi đua 6 tháng đầu năm 2018 có sự tham gia của anh Cường, 100% số nhạc công không đồng ý để anh Cường trở lại dàn nhạc. Tại buổi đánh giá và phân loại viên chức cuối năm 2018 của Tổ Hành chính, anh Cường vắng không có lý do. Qua bỏ phiếu kín, 100% số thành viên của Tổ Hành chính nhất trí đề nghị đánh giá anh Cường không hoàn thành nhiệm vụ và đề nghị cơ quan tổ chức cuộc họp đánh giá viên chức đối với anh Cường. Đơn vị tổ chức họp theo đề nghị trên vào tháng 11-2018, nhưng phải dừng lại vì anh Cường tự ý bỏ họp giữa chừng.

Tháng 12-2018, qua đánh giá và phân loại viên chức của cơ quan có sự tham gia của anh Cường, đơn vị tiếp tục tổ chức cuộc họp đánh giá và phân loại viên chức đối với anh Cường. Kết quả, 100% số cán bộ, viên chức cơ quan đánh giá anh Cường không hoàn thành nhiệm vụ.

Căn cứ vào kết quả đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức Đoàn Chèo Hải Phòng trong 2 năm liên tục 2017-2018, anh Cường là viên chức không hoàn thành nhiệm vụ và theo quy định pháp luật, Đoàn Chèo Hải Phòng ra quyết định cho thôi việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với anh Cường kể từ ngày 1-1-2019.

Như vậy, theo lãnh đạo Đoàn Chèo Hải Phòng, đơn vị chấm dứt hợp đồng làm việc với anh Cường theo thẩm quyền. Tuy nhiên, Đoàn Chèo Hải Phòng cần có văn bản trả lời đối với kiến nghị của anh Cường để người lao động hiểu rõ quyền, nghĩa vụ của bản thân liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng làm việc. Về việc này, Luật sư Vũ Thị Thu Thái, Trưởng Văn phòng Luật sư Hồng Quang (quận Ngô Quyền) cho rằng, nếu anh Cường không đồng ý với quyết định trên có thể khởi kiện quyết định cho thôi việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc của Đoàn Chèo Hải Phòng ra cơ quan Tòa án để bảo vệ quyền lợi bản thân.
Mạnh Quang

6 tháng 6, 2019

VIỆT NAM ĐÃ GỬI CÔNG HÀM VỀ PHÁT BIỂU CỦA THỦ TƯỚNG SINGAPORE

BNG tiếp tục lên tiếng sau khi thủ tướng Singapore dùng từ "xâm lược", "chiếm đóng" để nói về việc quân Việt Nam sang giúp Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ năm 1979.

“Bộ Ngoại giao cũng như các cơ quan liên quan đã giao thiệp chính thức và không chính thức với đối tác Singapore. Chúng tôi đã có công hàm gửi tới Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội. Tôi tin rằng phía Singapore hiểu rõ thông điệp của chúng ta”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng phát biểu trong buổi họp báo thường kỳ ngày 6/6.

Trước đó, tại Đối thoại Shangri-La và trên trang mạng cá nhân ngày 31/5, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long dùng những lời lẽ cho rằng Việt Nam “xâm lược”, “chiếm đóng” Campuchia, để nói về việc quân tình nguyện Việt Nam sang trợ giúp Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ năm 1979.

Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 4/6 đã lên tiếng phản bác lại phát biểu của ông Lý, cho biết Việt Nam “lấy làm tiếc” về những nội dung “phản ánh không khách quan thực tế lịch sử, gây tác động không tốt đến dư luận”.

“Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao đổi với Bộ Ngoại giao Singapore về vấn đề này”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói trong thông cáo ngày 4/6.

“Đóng góp và hy sinh của Việt Nam trong việc cùng nhân dân Campuchia chấm dứt tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ là sự thật đã được thừa nhận rộng rãi. Ngày 16/11/2018, Toà án đặc biệt xét xử tội ác Khmer Đỏ (ECCC) đã ra phán quyết về tội ác diệt chủng chống nhân loại của Khmer Đỏ”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Việt Linh.
Nhiều quan chức cấp cao Campuchia đã lên tiếng phản bác phát ngôn “sai sự thật”, “không phản ánh lịch sử” của Thủ tướng Lý Hiển Long về quân đội Việt Nam.

Ngày 4/6, ông Hun Many, đại biểu Quốc hội Campuchia từ tỉnh Kampong Speu, nói với Phnompenh Post thế giới không nên quên bao nhiêu người Campuchia đã phải gánh chịu đau thương. Gần 3 triệu nạn nhân vô tội đã chết dưới bàn tay Khmer Đỏ trong 3 năm, 8 tháng, 20 ngày do thế giới khi đó nhắm mắt làm ngơ với Campuchia.

Nội dung đăng tải gây bất bình của ông Lý Hiển Long. Ảnh: chụp màn hình.
“Trong khi các nước chơi trò chính trị, người dân Campuchia khẩn cầu sự giúp đỡ. Chúng tôi muốn được cứu thoát khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, không quan trọng sự giúp đỡ đó đến từ ai và từ đâu”, ông Many nói với Phnompenh Post.

“Sự giải cứu đó đã đến từ Đảng Nhân dân Campuchia với sự trợ giúp của nước Việt Nam láng giềng”.

Phát biểu với báo chí đêm 3/6 ở Sân bay Quốc tế Phnom Penh, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh nói: “Nhận xét của ông ấy (Thủ tướng Lý Hiển Long) là không đúng và không phản ánh lịch sử. Điều đó hoàn toàn không đúng chút nào khi ông ấy nói rằng quân đội Việt Nam xâm lược Campuchia. Chúng tôi muốn ông ấy phải cải chính”.

“Chúng tôi không chấp nhận những gì ông ấy nói. Chúng tôi đã làm rõ rằng quân tình nguyện Việt Nam đến đây để giải phóng dân tộc chúng tôi. Chúng tôi vẫn coi họ đến đây để cứu sống người dân của chúng tôi. Điều đó có ý nghĩa lớn đối với chúng tôi”.

Ông cho biết đã nêu vấn đề này với người đồng cấp Singapore Ng Eng Hen khi dự Đối thoại Shangri-La tuần trước, và yêu cầu bộ trưởng quốc phòng Singapore thông tin tới Thủ tướng Lý Hiển Long để sửa sai bình luận của mình.

4 tháng 6, 2019

Trường đại học Dân lập Hải Phòng đổi tên thành Trường đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 641/QĐ-TTg về việc chuyển đổi Trường đại học Dân lập Hải Phòng sang loại hình trường đại học tư thục, với tên gọi mới là Trường đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng.

Sinh viên trường Đại học dân lập Hải Phòng. 
Theo lãnh đạo nhà trường, Luật Giáo dục đại học 2012 tại Điều 7 Khoản 2 về loại hình cơ sở giáo dục đại học Việt Nam chỉ cho phép có 2 loại hình là trường công lập và trường tư thục. Thực hiện quy định của pháp luật, các trường đại học dân lập khác đều đã bỏ chữ “dân lập” trong tên trường và chuyển đổi sang tư thục, nhưng với Trường đại học Dân lập Hải Phòng, việc bỏ chữ “dân lập” sẽ làm trường trùng tên với Trường đại học Hải Phòng. Việc đổi tên trường nhằm bảo đảm đúng các quy định của pháp luật và quyền lợi của sinh viên: không ghi loại hình trong tên trường, không phân biệt trường công, trường tư trong văn bằng cấp cho sinh viên. Quá trình chuyển đổi thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của nhà trường, không gây khó khăn cho người học, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động của nhà trường, các cá nhân và tổ chức có liên quan. 

Được thành lập năm 1997, Trường đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng hiện có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, 100% số giảng viên của trường có bằng cấp từ thạc sĩ trở nên. Đến nay, nhà trường đào tạo hơn 20.000 cử nhân, kỹ sư và thạc sĩ cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội của thành phố và cả nước. 

Hiệp Lê