29 tháng 6, 2020

Khôi hài chuyện trao thưởng cho ấn phẩm phi pháp

Vừa qua, Hiệp hội các nhà xuất bản quốc tế (International Publishers Association, viết tắt IPA) đã trao giải thưởng Prix Voltaire 2020 cho Nhà xuất bản (NXB) Tự do – một tổ chức hoạt động lợi dụng “xã hội dân sự”, “dân chủ”, “nhân quyền” ở Việt Nam. Vậy đâu là sự thật giá trị giải thưởng và bản chất của Nhà xuất bản này là gì?

Cách nhìn thiên lệch, hãy thôi khoác áo “nhân quyền”

“Chim cú”… ăn đêm

Trong thời gian qua, những cuốn sách lậu, tài liệu xuất bản trái phép đã được NXB Tự do phát tán không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài. Sản phẩm “đen” này được các tổ chức, phần tử phản động, các đối tượng cơ hội chính trị tung hô như là những tài liệu “gối đầu giường”, “khai sáng” cho giới trẻ vì tự do, như: “Chính trị bình dân”, “Phản kháng phi bạo lực”, “Cẩm nang nuôi tù”, “Chính đề Việt Nam”,“Cánh đồng Sênh”… Thực chất là những tài liệu có nội dung xuyên tạc, vu cáo các vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền và phổ biến cách thức đấu tranh nhằm lật đổ thể chế chính trị ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước pháp quyền XHCN.

Nội dung chính của sản phẩm xuất bản trái phép này là tuyên truyền xuyên tạc, tạo ra nhận thức lệch lạc vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, xuyên tạc, nói xấu, vu cáo thể chế chính trị; xuyên tạc lãnh tụ, vu cáo, nói xấu, hạ thấp uy tín lãnh đạo Đảng và Nhà nước… nhằm mục đích tạo ra nhận thức sai lệch, suy giảm niềm tin, kích động hoạt động chống đối, phản động. Mặt khác, đây cũng là những tài liệu hướng dẫn, phổ biến biện pháp, cách thức mà các đối tượng thù địch gọi là “đấu tranh” phi bạo động, kêu gọi tập hợp lực lượng, biểu tình trái pháp luật, chống phá vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; tuyên truyền xuyên tạc hoạt động của lực lượng Công an, hướng dẫn các đối tượng cách hoạt động trong và ngoài nhà tù, vu cáo hoạt động của lực lượng CAND, cách đối phó lại với hoạt động nghiệp vụ của cơ quan chức năng, cách lợi dụng mạng xã hội, vận động quốc tế, “quốc tế hóa” vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” Việt Nam…

Trong thời gian qua, sau khi in ấn, xuất bản trái pháp luật, những cuốn sách này được quảng cáo, giới thiệu, rao bán trên website của NXB Tự do, mạng xã hội, người mua có nhu cầu, thực hiện mua online (trên mạng) chuyển tiền vào hệ thống tài khoản được công khai, sau đó được chuyển qua đường bưu điện, hoặc sử dụng hệ thống shipper (những người giao hàng) đưa đến tay người mua để thu tiền. Bên cạnh đó, NXB này không ngừng kêu gọi tổ chức, cá nhân hỗ trợ, đóng góp.

Ngoài nguồn tiền bán sách, quyên góp nói trên, các tổ chức phi chính phủ, phản động nước ngoài cũng chi nhiều nguồn tài chính phi pháp cho NXB hoạt động. Đúng như Logo – biểu tượng của NXB Tự do là con chim cú lạc lõng trên nền giấy đen – người ta gọi là “Chim cú ăn đêm” miêu tả đúng bản chất của NXB phi pháp này.

Hiệp hội các NXB quốc tế đã trao giải thưởng Prix Voltaire 2020 vào ngày 3-6 vừa qua cho NXB Tự do. Giải thưởng này gọi là “ghi nhận sự can đảm trong việc giữ vững quyền tự do xuất bản, tự do thông tin, biểu đạt”. Sau khi giải này được công bố… trên internet, các trang mạng phản động, phần tử cơ hội, bất mãn tung hô, cổ súy như một chiến công, thành quả cho hoạt động “dân sự”, “dân chủ”, “nhân quyền” ở Việt Nam.

Giải thưởng này được lựa chọn từ… 4 NXB được đề cử với tiêu chí… “tránh kiểm duyệt”, thực chất là in ấn, xuất bản lậu, tàng trữ, phát tán trái pháp luật, hoạt động không giấy phép và không kiểm chứng về nội dung thông tin, không được kiểm duyệt về tính khoa học, khách quan của những cuốn sách này. Thế nhưng, Hiệp hội IPA, một tổ chức quốc tế lại trao giải thưởng với tiêu chí kỳ dị, tầm thường này cho NXB Tự do, một sự cổ súy, dung dưỡng cho hành động vi phạm pháp luật Việt Nam.

Thủ đoạn và hành vi vi phạm pháp luật

NXB Tự do được thành lập ngày 14-2-2019, do Phạm Đoan Trang và đối tượng có tên là Nam Khánh cầm đầu. NXB này in ấn, tàng trữ, tán phát các cuốn sách lậu có nội dung vu cáo, xuyên tạc, bóp méo tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, ra sức tuyên truyền, cổ súy cho dân chủ kiểu tư sản phương Tây; tuyên truyền xuyên tạc, phát tán tài liệu chống phá Đảng, Nhà nước cũng như thực hiện các hoạt động kêu gọi, kích động, tổ chức, biểu tình, chống phá Nhà nước, lật đổ chính quyền nhân dân bằng phương pháp phi bạo động.

Hơn nữa, họ cho rằng dù ở bất kỳ thể chế, quốc gia nào thì nhà nước, chính phủ đều phải dè chừng dư luận, đặc biệt là dư luận quốc tế. Do vậy, NXB Tự do còn là cách thức để họ thực hiện xuyên tạc, quốc tế hóa vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” ở Việt Nam, kêu gọi sự lên tiếng, can thiệp của các tổ chức quốc tế đối với công việc nội bộ của Việt Nam.

Điều đáng nói, những cuốn sách này phần lớn tác giả là Phạm Đoan Trang (đối tượng có “thâm niên” chống phá chế độ) và nhiều phần tử cơ hội chính trị, bất mãn, “trở cờ” khác. Nguy hiểm hơn, sau thời gian bán sách, nhận tài trợ theo kiểu “sạch sành sanh vét cho đầy túi tham”, NXB Tự do đã tổ chức nhiều đợt phát miễn phí hàng chục nghìn cuốn sách lậu nói trên ở ngoài và trong nước, trên nhiều tỉnh thành Việt Nam; đăng tải bản điện tử trên nhiều trang phản động, tài khoản mạng xã hội. Để qua mặt sự quản lý, NXB này không có trụ sở cụ thể tại một địa điểm, chủ yếu hoạt động trên không gian mạng, các thành viên móc nối, giao dịch, phân công trên mạng xã hội và di chuyển, lẩn trốn qua nhiều tỉnh, thành phố để đối phó cơ quan chức năng.

Với những hoạt động như trên, rõ ràng NXB Tự do và các cá nhân của tổ chức này có hành vi vi phạm pháp luật, là những đối tượng làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam theo Điều 117, Bộ luật Hình sự (2015). Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 2, Điều 6 Luật Xuất bản (2012) thì Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản trong phạm vi cả nước. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản. Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo thẩm quyền.

Theo đó: Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tuyên truyền kích động bạo lực…; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Nghiêm cấm xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản; in lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm; phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc chưa nộp lưu chiểu; xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép (Điều 10, Luật Xuất bản 2012).

Rõ ràng hoạt động của NXB Tự do thực chất là công cụ của các tổ chức đội lốt “xã hội dân sự”, “dân chủ”, “nhân quyền” chống phá Việt Nam hết sức nguy hiểm, cần được ngăn chặn.

27 tháng 6, 2020

HRW lại ra thông cáo xuyên tạc, định kiến về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam

Ngày 19/6/2020, tổ chức “Theo dõi nhân quyền quốc tế” (HRW) đã phát đi một thông cáo báo chí cho rằng, chính quyền Việt Nam đang “gia tăng đàn áp các nhà bất đồng chính kiến và hoạt động nhân quyền” trước Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây rõ ràng là một thông cáo có nội dung xuyên tạc sự thật, thể hiện rõ sự thiếu khách quan, mang nặng tính định kiến và thù địch của tổ chức núp bóng “nhân quyền” này.


Thông cáo báo chí ngày 19/6 của tổ chức HRW xuyên tạc rằng, từ cuối năm 2019 đến tháng 6-2020, chính phủ Việt Nam đã “bắt giữ và kết án nhiều người với các tội danh chính trị”. Trong số những người bị bắt và kết án có thành viên của “Hội Nhà báo độc lập”, “Hội anh em dân chủ” và một số nhà hoạt động, người cầm bút độc lập khác.

Đặc biệt, trong thông cáo báo chí trên, ông John Sifton - Giám đốc Vận động châu Á của HRW còn xuyên tạc rằng “năm nay Việt Nam đang trấn áp bất đồng chính kiến nặng nề và các quốc gia khác cần lên tiếng” và “Việt Nam về cơ bản đã hình sự hóa việc sử dụng Internet hay các nền tảng mạng xã hội để nói lên ý kiến hay tham gia tranh luận”.

Từ những nhận định vô căn cứ đó, ông John Sifton lớn tiếng kêu gọi các quốc gia, các đối tác thương mại của Việt Nam cần “nêu quan ngại về những vụ án mới này với Hà Nội và yêu cầu nhà cầm quyền phóng thích các tù nhân chính trị”.

Không những vậy, trong thông cáo báo chí của HRW còn ngang nhiên công bố số liệu mà họ tự thống kê, đó là: “Có ít nhất 150 người đã bị kết tội vì thực hiện các quyền tự do biểu đạt hay tự do lập hội hiện đang ở trong tù. Ít nhất có 15 người khác đã bị khởi tố nhưng chưa xét xử”. Đây rõ ràng là những thông tin xuyên tạc sự thật, những con số hoàn toàn sai lệch và mang tính định kiến, thù địch của HRW với Việt Nam.

Để “chứng minh” cho nhận định xuyên tạc, vô căn cứ trên, thông cáo báo chí của HRW đã lấy dẫn chứng về một số trường hợp mà họ cho là những nhà “bất đồng chính kiến” bị chính quyền Việt Nam gia tăng “đàn áp”, đó là Phạm Chí Dũng, Trần Đức Thạch, Phạm Chí Thành, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn… HRW cho rằng, những nhà “bất đồng chính kiến” trên đều bị bắt với các cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân hay tuyên truyền chống Nhà nước.

Để có một cái nhìn khách quan và toàn diện hơn, tác giả bài viết này xin được điểm qua một số trường hợp mà HRW lấy dẫn chứng là những “người bất đồng chính kiến” bị chính quyền gia tăng “đàn áp”, như Phạm Chí Dũng, Phạm Chí Thành, Nguyễn Tường Thụy, Trần Đức Thạch để thấy rõ bản chất vấn đề.

Ngày 21-11-2019, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Phạm Chí Dũng (SN 1966; quê quán: Tỉnh Đồng Tháp; thường trú tại đường Nguyễn Trọng Tuyển, phường 1, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 - Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Ngày 4/7/2014, Phạm Chí Dũng ra tuyên bố thành lập cái gọi là “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam - IJAVN” do mình làm chủ tịch. Từ khi được thành lập, “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” đã sử dụng các trang mạng xã hội để đăng tải các thông tin, bài viết có nội dung tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước. Bản thân Phạm Chí Dũng cũng thường xuyên ra các “thông báo”, “tuyên bố” của “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”, tham gia ký tên, vận động, kêu gọi các cá nhân, tổ chức tham gia ký tên các tuyên bố công khai chống đối chính quyền và đăng tải nhiều bài viết có nội dung tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước trên Internet.

Nguyễn Tường Thụy sinh năm 1950 tại Nam Định, trú tại phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội. Từng là một cựu quân nhân, tuy nhiên do tư tưởng bất mãn Nguyễn Tường Thụy thường xuyên có những bài viết xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, tuyên truyền chống phá Nhà nước đăng tải trên Facebook cá nhân và trang mạng của “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”.

Nguyễn Tường Thụy là “nòng cốt” của nhiều hội, nhóm trái pháp luật trên không gian mạng, như: Tham gia và giữ vai trò “Phó Ban điều hành” của cái gọi là “Hội Bầu bí tương thân”, “Phó Chủ tịch” của cái gọi là “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”, thành viên của “Hội anh em dân chủ”…

Với vai trò là Phó Chủ tịch của cái gọi là “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”, Nguyễn Tường Thụy thường xuyên thu thập tin tức về các sự kiện nhạy cảm, tiêu cực, các vấn đề xã hội đang được dư luận quan tâm, qua đó viết bài phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng; đả kích, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kêu gọi đa nguyên, đa đảng đăng tải trên trang blog cá nhân (ntuongthuy.blogspot.com), facebook cá nhân (Nguyễn Tường Thụy) và website của “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” (vietnamthoibao.org).

Với những hành vi vi phạm pháp luật của mình, ngày 18/5/2020, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Nguyễn Tường Thụy về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự. Ngày 23/5/2020, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam và khám xét nơi ở đối với Nguyễn Tường Thụy.

Cùng với đó là Phạm Chí Thành (Phạm Thành) sinh năm 1952 tại Thanh Hóa; trú tại phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, nguyên cán bộ Đài Tiếng nói Việt Nam nghỉ hưu; Trần Đức Thạch (đối tượng bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An khởi tố, bắt tạm giam ngày 23/4/2020 về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”).

Có thể thấy rằng, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy hay Phạm Chí Thành, Trần Đức Thạch đều là những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật và việc cơ quan chức năng thi hành lệnh khởi tố, điều tra là việc làm cần thiết nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm của họ gây ra đối với xã hội. Ở Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào khác, những đối tượng vi phạm pháp luật đều phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Hoàn toàn không có chuyện bắt, xử lý những đối tượng vi phạm pháp luật lại bị coi là đàn áp những nhà “bất đồng chính kiến” hay giam giữ “tù nhân chính trị” như những luận điệu mà HRW đưa ra.

Qua theo dõi, đây không phải là lần đầu tiên HRW mượn những vụ án như thế để công khai chỉ trích Việt Nam, nhất là trước các sự kiện chính trị trọng đại, trong đó có các dịp Đại hội Đảng.

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam là một hoạt động chính trị quan trọng, là dịp để đánh giá lại các kết quả lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước và đề ra đường lối hoạt động, quyết sách lớn cho 5 năm tới và có thể dài hơn; đồng thời sẽ bầu ra đội ngũ lãnh đạo mới của đất nước.

Nếu nói rằng những vụ bắt xử lý nói trên là để “đảm bảo rằng đại hội diễn ra suôn sẻ và không bị các tiếng nói bất đồng hay chống đối” thì khi lật ngược vấn đề, chúng ta sẽ thấy ngay sự mâu thuẫn. Đó là tại sao, không phải thời gian gần Đại hội (như các năm 2017, 2018, 2019) thì những đối tượng vi phạm pháp luật hình sự, có hoạt động chống phá đất nước vẫn bị cơ quan bảo vệ pháp luật bắt, điều tra, xử lý.

Có thể kể đến như vụ cơ quan An ninh điều tra, Công an Nghệ An bắt, xử lý đối với Nguyễn Năng Tĩnh (sinh ngày 4/10/1976, quê quán xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” quy định tại khoản 1, Điều 117, Bộ luật Hình sự. Toà án nhân dân cấp cao đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Năng Tĩnh 11 năm tù và 5 năm quản chế.

Hay vụ Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an tiến hành bắt, xử lý hình sự đối với Châu Văn Khảm (70 tuổi, Việt kiều Australia) về tội “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” theo Điều 113 Bộ luật Hình sự 2015 vào năm 2019; mở rộng vụ án và tiến hành bắt thêm 2 đối tượng khác là Nguyễn Văn Viễn (48 tuổi, quê Quảng Nam, ngụ quận 12, TP Hồ Chí Minh) và Trần Văn Quyền (20 tuổi, quê Hà Tĩnh, ngụ tại thị xã Dĩ An, Bình Dương) cùng tội danh. 3 đối tượng cùng được xác định là thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân và lần lượt lãnh nhận các bản án 12, 11 và 10 năm tù giam.

Các vụ án như Nguyễn Năng Tĩnh, Châu Văn Khảm nói trên, HRW cũng đã liên tục xuyên tạc, chống phá, nhưng vụ việc đã xảy ra thời gian trước nên tổ chức này không gán vào “trước thềm Đại hội Đảng XIII”. Trong khi tính chất, mức độ các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia nói trên là rất nghiêm trọng. Điều đó cho thấy bản chất thật của thông cáo “gia tăng đàn áp các nhà bất đồng chính kiến và hoạt động nhân quyền” mà HRW phát đi là gì. 

Việc chỉ vin vào tính thời điểm của các vụ việc mà HRW đã lên tiếng chỉ trích và cho đó là động thái của Đảng Cộng sản Việt Nam trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII cho thấy sự tráo trở của tổ chức này trong các hoạt động chống phá Việt Nam.

Một lần nữa, HRW lại núp bóng nhân quyền đưa ra những luận điệu xuyên tạc, thiếu khách quan và định kiến, thù địch về Việt Nam. Việc đưa ra những tuyên bố sai sự thật trên của HRW cũng như cá nhân ông John Sifton không chỉ phản ánh sai lệch, thiếu chính xác, bôi nhọ bức tranh nhân quyền ở Việt Nam mà còn ngang nhiên lợi dụng vấn đề nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Hành động của HRW vi phạm nghiêm trọng công ước và nguyên tắc quốc tế về cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.

26 tháng 6, 2020

Nhận diện rõ những thủ đoạn dùng mạng xã hội chống phá Đảng

"Thực tiễn cho thấy, chống phá Đảng, đòi đa nguyên đa đảng là một trong những mục tiêu trọng tâm mà các thế lực thù địch luôn hướng tới. Thông qua nhiều hình thức và phương thức khác nhau, đặc biệt là lợi dụng những ưu việt đặc biệt của mạng xã hội, hoạt động này đang có xu hướng gia tăng với thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. 


Tình hình đó đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Một trong những vấn đề cốt lõi, sống còn nhất của việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là bảo vệ Đảng, Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng".

Đây là nhận định trong tham luận “Hoạt động chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam của các thế lực thù địch trên mạng xã hội và một số vấn đề đặt ra về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay” của Thiếu tá, TS. Lê Hoàng Việt Lâm, Trường Đại học An ninh nhân dân, tại Hội thảo khoa học Quốc gia “Đảng Cộng sản Việt Nam - Sản phẩm của lịch sử, trọng trách trước lịch sử” do Trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn TP Hồ Chí Minh tổ chức sáng 26/6/2020.


Theo Thiếu tá, TS. Lê Hoàng Việt Lâm, thực tiễn cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng đã cho thấy âm mưu cơ bản, lâu dài của các thế lực thù địch, phản động là xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, làm lu mờ và tiến tới xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Để thực hiện âm mưu đó, thông qua các trung tâm phá hoại tư tưởng, các tổ chức phản động lưu vong (như “Việt Tân”, “Quỹ người Thượng”, “Khối 8406”, Ủy ban Cứu người vượt biển”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, “Triều đại Việt”) và số phản động, chống đối, bất mãn chế độ, cơ hội chính trị trong nước..., các đối tượng này đã tiến hành nhiều phương thức khác nhau, đặc biệt là lợi dụng những “ưu trội” của mạng xã hội để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, tấn công trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, tiến hành rêu rao những thắng lợi của chủ nghĩa tư bản, sự diệt vong của chủ nghĩa cộng sản... hòng làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, tạo ra “những khoảng trống” để dần đưa hệ tư tưởng tư sản thâm nhập cán bộ, đảng viên, từng bước “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng.

Thiếu tá, TS. Lê Hoàng Việt Lâm cho rằng nghiên cứu hoạt động chống phá Đảng của các thế lực thù địch trên mạng xã hội hiện nay, có thể nhận thấy các đối tượng sử dụng mọi chiêu bài như sử dụng các bài viết, sáng tác thơ, viết sách, báo, youtube… và thường tập trung vào việc xuyên tạc, chống phá những nội dung cơ bản như phê phán, đả kích Đảng, đòi đa nguyên đa đảng, xóa bỏ điều 4 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Tấn công vào sự lãnh đạo của Đảng là một trong những mục tiêu được các thế lực thù địch xác định là trọng điểm. Hoạt động của chúng thường diễn ra dưới nhiều thủ đoạn như: Bới móc khuyết điểm, sai lầm trong quá khứ; xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo sự thật… để phủ nhận vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng…

Đồng thời, chúng tập trung thổi phồng những mặt trái hiện nay, vu cáo, đổ lỗi cho sự lãnh đạo của Đảng, nhằm bôi nhọ, hạ uy tín của Đảng. Lợi dụng một số vụ việc phức tạp xảy ra để vu cáo, nói xấu Đảng. Điển hình như thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều thông tin không đúng về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19... Ngày 19/3/2020, trên mạng xã hội xuất hiện tin “Hà Nội sắp thất thủ”, “Khu cách ly thành phố Hà Nội vỡ trận”,... Khi Việt Nam vừa phát hiện bệnh nhân thứ 17 nhiễm COVID-19, người dân đang hoang mang, thì những thành phần chống phá thuộc tổ chức khủng bố Việt Tân liền lợi dụng tình hình tung tin “Việt Nam bùng phát dịch” và “vì 50 tỷ USD Tổng thống Trump viện trợ” nên Việt Nam công bố dịch,...

Hay các thế lực chống phá thường cho rằng tình trạng tham nhũng, suy thoái của đội ngũ cán bộ đảng viên và việc đấu tranh phòng chống tham nhũng, xử lý kỷ luật và khởi tố hình sự nhiều cán bộ cấp cao vừa qua là “dấu hiệu cho sự suy thoái, sụp đổ của Đảng”.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhiều cán bộ cao cấp và tổ chức đảng vi phạm, trong đó có cả đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng (21 người), Ủy viên Bộ Chính trị (2 người), các tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang (22 người) đã bị kỷ luật, xử lý hình sự; trong đó có cả cán bộ đường chức và đã nghỉ hưu, cả trong lực lượng vũ trang,...

Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, kể cả những vụ việc tồn tại từ nhiều năm trước đã được phát hiện, xử lý nghiêm minh, công khai, đúng pháp luật, rất nghiêm khắc nhưng cũng rất nhân văn; có lý, có tình, thể hiện rõ quan điểm “nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc quyền”, góp phần nâng cao uy tín, sức chiến đấu của Đảng và cũng là biện pháp cảnh tỉnh, răn đe có hiệu quả.

Đáng nói, các thế lực thù địch còn tập trung phá hoại tư tưởng. Thủ đoạn mà chúng tiến hành là thiết lập các trang web, mở các “diễn đàn”, “câu lạc bộ” trên mạng nhằm tán phát tài liệu phản động và tuyên truyền phá hoại tư tưởng; tổ chức đăng tải các bài viết, hình ảnh, video clip có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước ta trên các trang mạng xã hội; sử dụng không gian mạng để tuyên truyền, kích động, kêu gọi khủng bố gây hoang mang trong dư luận xã hội.

Đặc biệt, các tổ chức phản động ở bên ngoài tăng cường, ráo riết hoạt động chống phá, điển hình là tổ chức “Việt Tân”. Được sự tài trợ, chỉ đạo của các thế lực thù địch, thời gian gần đây, tổ chức này đang ráo riết triển khai hoạt động chống phá, âm mưu chuyển hóa chế độ chính trị nước ta. “Việt Tân” kết hợp giữa việc cử thành viên cốt cán xâm nhập về nước với sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, công kích, lôi kéo người dân tham gia, các hội, nhóm trá hình trên internet; chúng dùng luận điệu “phản biện xã hội”, đấu tranh vì “dân chủ”, “nhân quyền”, “xây dựng xã hội dân sự”, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ... để tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chủ trương, sách của Đảng, Nhà nước…

Đấu tranh với tổ chức “Việt Tân” , ngày 4/10/2016, Bộ Công an đã đưa Việt Tân” vào danh sách các tổ chức khủng bố chống Nhà nước Việt Nam và công bố công khai trên trang web www.mps.gov.vn. Bên cạnh đó, tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" do Đào Minh Quân ở Mỹ cầm đầu cũng đang ráo riết tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại, nhằm gây mất ổn định chính trị, với mưu đồ lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, khôi phục cái gọi là “Nền Đệ tam Cộng hòa”.

Tập trung bôi nhọ, hạ uy tín của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước cũng được các thế lực thù địch sử dụng, đặc biệt là hoạt động phá hoại công tác cán bộ phục vụ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Thủ đoạn của chúng là tìm cách xuyên tạc đời tư, lý lịch cá nhân, quan hệ xã hội của các đồng chí lãnh đạo để hạ uy tín…

Từ những thực trạng kể trên, Thiếu tá, TS. Lê Hoàng Việt Lâm khẳng định việc nhận diện, phân tích và làm rõ hoạt động chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam của các thế lực thù địch trên mạng xã hội góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ của mọi ngành, mọi cấp, mọi lực lượng. Đó cũng chính là những yêu cầu bức bách đang đặt ra, có vai trò quyết định đến sự tồn vong và phát triển của Đảng, đến niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, đến đường lối đối nội và đối ngoại đúng đắn, khoa học mà Đảng đang dẫn dắt, lãnh đạo.

19 tháng 6, 2020

Sự thật sau lớp áo ngụy trang

Lấy danh nghĩa đấu tranh đòi dân chủ, tiến bộ, vì nhân quyền, tự do, vì một xã hội văn minh, không ít đối tượng đã khoác vỏ bọc ngụy trang để thực hiện các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá đất nước. Khi tấm áo “xã hội dân sự” được rũ bỏ, họ buộc phải hiện hình.
8 năm tù cho kẻ chống phá Nhà nước

Điển hình nhất trong các hội nhóm tự xưng, tự hoạt động trái pháp luật với chiêu bài xã hội dân sự (XHDS) là Hội Nhà báo độc lập do Phạm Chí Dũng đứng đầu. Danh xưng hoạt động vì XHDS, vì sự tiến bộ đất nước, song bản chất của tổ chức này lại làm điều ngược lại.


Ngày 21-11-2019, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Phạm Chí Dũng (53 tuổi, quê quán tỉnh Đồng Tháp, thường trú tại P.1, Q.Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Theo Công an TP Hồ Chí Minh, thời gian qua, bị can Phạm Chí Dũng có nhiều hoạt động công khai vi phạm pháp luật nghiêm trọng và rất nguy hiểm, tác động xấu đến sự ổn định xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự thành phố. Do đó, việc khởi tố để điều tra đối với Phạm Chí Dũng là rất cần thiết và đúng quy định của pháp luật.

Theo tài liệu của cơ quan chức năng, ngày 4-7-2014, Phạm Chí Dũng (Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam - IJAVN) ra “Tuyên bố thành lập IJAVN” với số lượng ban đầu hàng chục thành viên, nội dung điều lệ hoạt động của hội thể hiện rõ quan điểm là tổ chức XHDS... Việc ra tuyên bố nói trên và hoạt động của IJAVN là trái với quy định của luật pháp. Ngoài ra, IJAVN còn vi phạm pháp luật về lập, quản lý tên miền “Việt Nam thời báo” không đăng ký, xin phép cơ quan chức năng theo quy định tại Nghị định 72/NĐ-CP của Chính phủ.

Mặc dù không được pháp luật công nhận nhưng IJAVN vẫn đề ra điều lệ, nguyên tắc sinh hoạt, tiêu chuẩn hội viên, ban điều hành, cơ cấu tổ chức, các chi hội, ban chuyên môn... IJAVN ra tuyên bố vào hội là không phân biệt quan điểm chính trị, giữ quan điểm làm báo ôn hòa, sự thật và khách quan về chính trị và xã hội nhưng hầu hết các bài viết đều mang màu sắc cá nhân, tư tưởng thù địch; đều có chung quan điểm là chống Đảng, Nhà nước.

Như vậy, cái mà Phạm Chí Dũng vẽ ra về một XHDS tiến bộ chỉ là cái cớ nhằm che đậy hoạt động chống phá đất nước, nhân dân. 

Cũng như Phạm Chí Dũng, các “chân rết” của ông ta cũng thực hiện các hoạt động tương tự, núp bóng XHDS. Cơ quan ANĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, tiếp tục mở rộng điều tra vụ án “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” do Phạm Chí Dũng cầm đầu, ngày 18-5-2020, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Nguyễn Tường Thụy.

Bị can Nguyễn Tường Thụy (sinh ngày 5-9-1950 tại Nam Định, trú tại phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) bị bắt về tội quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự. Các quyết định, lệnh trên đã được Viện KSND TP Hồ Chí Minh phê chuẩn. Ngày 23-5, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP đã thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam và khám xét nơi ở đối với Nguyễn Tường Thụy. Quá trình bắt, khám xét đã được tiến hành theo đúng quy định pháp luật và đã thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng có liên quan đến hành vi phạm tội phục vụ công tác điều tra vụ án.

Khoác áo XHDS, trên mạng, ông Thụy tung ra các bài viết, các luận điệu đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, câu kết với các tổ chức chống phá bên ngoài, gây bất ổn cho xã hội. Trước đây ông từng tự ứng cử đại biểu Quốc hội, tuy nhiên lai lịch của ông thì nhân dân địa phương không lạ. Theo dõi trên Facebook, blog cá nhân của Nguyễn Tường Thụy và website của “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” trong những năm qua cho thấy, Nguyễn Tường Thụy đã viết, phát tán nhiều bài viết có nội dung phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng, đả kích, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Trường hợp khác có thể kể đến là Nguyễn Năng Tĩnh. Tại phiên phúc thẩm vừa qua, các tài liệu, chứng cứ do các cơ quan chức năng điều tra, thu thập một lần nữa đã chứng minh bị cáo Nguyễn Năng Tĩnh thông qua trang Facebook cá nhân đã viết nhiều bài có nội dung xuyên tạc bản chất của Nhà nước Việt Nam, phủ nhận thành quả cách mạng của dân tộc; phỉ báng chính quyền nhân dân, xuyên tạc lịch sử, xâm phạm chính quyền nhân dân và chế độ. Bị cáo là người có nhận thức, có hiểu biết nhưng thể hiện sự coi thường pháp luật, có hành vi chống đối Nhà nước trong thời gian dài.

Chống lưng cho những người núp bóng XHDS để hoạt động chống phá Nhà nước là các tổ chức thù địch, phản động, các phần tử cơ hội. Chẳng hạn như khi cơ quan điều tra khởi tố, bắt giam bị can Nguyễn Tường Thụy, trên một số trang mạng ngoài nước và Facebook đối tượng chống phá trong nước đã ngay lập tức lan truyền các thông tin thất thiệt, bóp méo bản chất sự việc. Một số đối tượng đến khu vực nhà riêng bị can, quay clip để các trang mạng nước ngoài “tường thuật trực tiếp”, phỏng vấn người nhà, người “chứng kiến” với nội dung vu cáo chính quyền, công an “tra tấn”, “bắt người vô cớ”... Những clip, bài viết này nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội, gây nhiễu thông tin.

Các trang mạng thù địch ngoài nước giật những tít như “nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy bị bắt trong đợt trấn áp của công an”, nói rằng nhà báo Thụy bất ngờ “bị trấn áp” trong hoàn cảnh nhà báo và gia đình không hay biết vì sao bị bắt. Thậm chí, những bài viết này còn đôn thêm các câu từ gây sốc cho người đọc như “bị tra tấn dã man”, “bị xốc nách đi mà không cần lệnh, không cần biên bản”...

Cũng như một số vụ việc gần đây, các đối tượng cố tình gán ghép các chữ “nhà yêu nước”, “đấu tranh vì tự do, dân chủ” để vu cáo “bị bắt vì bày tỏ lòng yêu nước”! Các thông tin này xâu chuỗi một số đối tượng phạm pháp bị bắt gần đây rồi xuyên tạc rằng đang có đợt trấn áp, bắt người “bất đồng chính kiến” trước Đại hội Đảng, từ đó suy diễn những vấn đề này có liên quan đến “đấu đá chính trị trước đại hội”.

Thực tế, việc khởi tố, bắt giam trong bất cứ vụ án nào, CQĐT đều phải tuân thủ quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Trong các vụ án Phạm Chí Dũng và những bị can có liên quan cũng vậy. Không có chuyện Cơ quan An ninh điều tra vô cớ bắt giam, không lệnh, không biên bản, kiểu hỏa mù “bắt bất chấp” như luận điệu các đối tượng tung lên. Cơ quan An ninh điều tra đã thông tin rõ: Bị can Nguyễn Tường Thụy bị bắt về tội quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự.

Về thủ tục tố tụng, các quyết định, lệnh trên đã được Viện KSND TP Hồ Chí Minh phê chuẩn. Quá trình bắt, khám xét đã được tiến hành theo đúng quy định pháp luật và đã thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng có liên quan đến hành vi phạm tội phục vụ công tác điều tra vụ án. Như vậy, không hề có việc mập mờ, bắt giữ vô cớ như các trang mạng xấu rêu rao.

Theo GS, TS Bùi Quảng Bạ, tuy có nhiều cách tiếp cận nhìn nhận, đánh giá và quan niệm khác nhau về “XHDS” (civil society) tùy thuộc và mỗi giai đoạn lịch sử và những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng giai đoạn lịch sử đó, nhưng các quan điểm của các học giả phương Tây đều gặp nhau ở những điểm cốt lõi. Về bản chất, XHDS là xã hội tự lập phi nhà nước, được hình thành và vận hành trong không gian công cộng và tư nhân, nằm ngoài vùng ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố nhà nước. Đó là sự khác biệt giữa “XHDS” với “xã hội quân sự” hay “xã hội chính trị” (nhà nước) nhưng XHDS có thể được nhà nước hậu thuẫn.

Tuy  nhiên, như đã phân tích trên, các đối tượng chống phá thường núp bóng XHDS để thực hiện các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại sự ổn định của đất nước và mục tiêu cuối cùng là nhằm lật đổ chế độ. Chiêu trò của các tổ chức hoạt động phi pháp này là vờ tung vai trò “phản biện xã hội”, kêu gọi đa nguyên, đa đảng, hướng lái hoạt động của các tổ chức khoác áo “XHDS” để kích động chống phá. Các đối tượng thúc đẩy xu hướng thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, đưa ra các yêu sách, đòi hỏi phi lý...

Những người lập ra một số tổ chức mang danh XHDS thường khi bị bắt, xử lý theo luật pháp thì được các thế lực thù địch chụp cái mũ là nhà “bất đồng chính kiến” hay “tù  nhân lương tâm”. Phương thức hoạt động của họ luôn nêu cao dân chủ, nhân quyền, tự do, tôn giáo... để lấy cớ khoét sâu vào các vấn đề nội bộ, các vụ việc trong đời sống xã hội, tạo ra các nhân tố gây bất ổn định từ bên trong để kẻ địch bên ngoài lấy cớ can thiệp.

12 tháng 6, 2020

Sự thật cái gọi là “Nhà nước Mông”

Gần đây, các tổ chức người Mông lưu vong với sự hỗ trợ của nước ngoài gia tăng các hoạt động tập hợp lực lượng, liên kết với các tổ chức phản động người Việt lưu vong, móc nối chỉ đạo số đối tượng trong nước tăng cường các hoạt động chống phá nước ta. Chúng lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để tạo sức ép từ bên ngoài và kích động chống đối từ bên trong; viết bài vu cáo, xuyên tạc việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước ta, với ý đồ quốc tế hóa vấn đề “Nhà nước - Vương quốc Mông”, hướng tới ly khai, tự trị, độc lập.


Chúng tập trung vào các vấn đề về lịch sử, đất đai, những sai sót trong việc thực hiện các chính sách dân tộc để kích động, lôi kéo người Mông biểu tình, bạo loạn, trốn ra nước ngoài, vu cáo Việt Nam đàn áp người Mông, tìm cách móc nối, phát triển tổ chức vào trong nước; câu kết, hỗ trợ cho số đối tượng chống đối trong nước bằng nhiều hình thức; triệt để lợi dụng không gian mạng Internet để tiến hành các hoạt động chống phá. Mặt khác, chúng tìm cách hỗ trợ, thúc đẩy các tổ chức, hội nhóm của người Mông ở nước ngoài để tập hợp, liên kết, hoạt động theo mưu đồ của chúng.

Hiện nay, người Mông ở Mỹ đã hình thành hơn 160 tổ chức, hội nhóm, ở 25 bang. Đáng chú ý là tổ chức “Phát triển quốc gia Mông” (H,Mong National Development. Inc-HND); “Mặt trận giải phóng thống nhất người Mông” (H,Mong United Liberation Front); “Hội đồng nhân quyền Lào” (Lao Human Right Council); “Trung tâm văn hóa Mông” (H,Mong Cultural Center).

Các tổ chức này kêu gọi thành lập một Nhà nước của người Mông, tập hợp các phe phái, hội nhóm người Mông, thông qua Hội người Mông quốc tế, xác định cương lĩnh xây dựng “Nhà nước” của dân tộc Mông; lợi dụng các diễn đàn quốc tế vu cáo Việt Nam, Lào “đàn áp, diệt chủng người Mông?”, kêu gọi Mỹ, Liên hợp quốc can thiệp, gây sức ép ngoại giao với Việt Nam. Tuy tính chất, hình thức hoạt động khác nhau, mâu thuẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng trong cộng đồng người Mông ở Mỹ và trên thế giới, nhưng các tổ chức đều có xu hướng dựa vào Mỹ để lôi kéo, tập hợp người Mông thành lập “Nhà nước” của dân tộc Mông.

Ở Lào, bọn phản động người Mông lưu vong cấu kết với bọn phản động người Mông trong nước lập các tổ chức chính trị phản động như “Mặt trận đoàn kết người Mông”, “Đảng Vương quốc Mèo tự trị”, “Đảng Châu Phạ”, “Đảng Apolo”, “Cựu chiến binh Long Chẹng”..., hình thành 15 nhóm tổ chức phản động, đã gây ra 4 vụ bạo loạn lớn ở các tỉnh Luông Phra Băng, Xiêng Khoảng, Xay Xổm Bun, Hủa Phăn; công khai tuyên truyền Vàng Pao (mất 2011) là Vua Mông, kích động người Mông chống lại cách mạng Lào, Việt Nam để lập “Nhà nước của dân tộc Mông”. Chúng bộc lộ rõ ý đồ giành quyền tự trị một vùng lãnh thổ tại khu vực Bắc Lào, lập “Vương quốc Mông tự trị”. Hoạt động của chúng trở nên nguy hiểm hơn khi kết hợp vũ trang và vận động chính trị, đều tập trung hướng vào vùng Mông Việt Nam ở các tỉnh Tây Bắc trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào, đẩy mạnh tuyên truyền, lôi kéo dưới nhiều hình thức, kích động ly khai sang Lào để lập “Vương quốc Mông”.

Nhận thức rõ vai trò của tiếng nói, chữ viết trong tâm lý, ý thức người Mông, các thế lực thù địch ở Mỹ, Pháp và các nước phương Tây rất quan tâm đến việc phổ biến và sử dụng chữ Mông làm phương tiện kích động, truyền bá tư tưởng phản động vào người Mông. Các trung tâm văn hóa Mông ở Thái Lan, Philippines đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, dạy học chữ Mông La tinh, sản xuất hàng loạt các ấn phẩm văn hóa dưới nhiều hình thức bảo tồn văn hóa Mông để tuyên truyền, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, kêu gọi người Mông đoàn kết thành lập “Nhà nước của dân tộc Mông”. Các đài phát thanh tiếng Mông thực sự là những trung tâm phá hoại tư tưởng đối với đồng bào dân tộc Mông, kích thích xu hướng hướng ngoại, trông chờ ở bên ngoài.

Số đối tượng phản động trong người Mông lưu vong thường xuyên kích động, chỉ đạo và hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng ở nội địa hoạt động. Thời gian đầu, hướng chỉ đạo chính của chúng là tuyên truyền, tập hợp lực lượng để đưa sang Lào tham gia hoạt động vũ trang chống phá, gây bạo loạn, lập “Vương quốc Mông” ở Lào. Những năm trở lại đây, hoạt động này đã chuyển vào vùng đồng bào Mông ở Việt Nam. Vụ tập trung xưng đón “Vua” xảy ra tại bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, Điện Biên vào cuối tháng 4, đầu tháng 5-2011; vụ tập kích vào lực lượng vũ trang ta tại xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé, Điện Biên, năm 2012... là những ví dụ.

Tiếp đó là các vụ âm mưu tái bạo loạn, phá rối an ninh tại Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai bị ta ngăn chặn, chúng lại chuyển hướng tập trung lôi kéo, tổ chức lực lượng từ Việt Nam sang Lào để lập “Vương quốc Mông” tại Lào. Chúng tuyên truyền “lãnh thổ Vương quốc Mông” rộng từ Km20, Quốc lộ 08 thuộc tỉnh Bô-ly-khăm-xay trở lên phía Bắc Lào, một phần Tây Bắc Việt Nam, Nam Trung Quốc và Myanmar; lấy thị xã Phôn Sa Vẳn, tỉnh Xiêng Khoảng, Lào làm thủ đô.

Ở trong nước, hoạt động “Nhà nước - Vương quốc Mông” lúc cao nhất đã tác động, ảnh hưởng đến 410 bản ở 14 tỉnh (Tây Bắc có 337 bản ở 11 tỉnh; Tây Nguyên có 73 bản ở 3 tỉnh), trong đó có 13 bản đặc biệt phức tạp. Nổi lên 3 nhóm hoạt động mạnh ở địa bàn tỉnh Điện Biên, chi phối hoạt động ở các địa bàn khác do các tên Lý A Dế, Vàng A Ía, Tráng A Chớ cầm đầu. Hoạt động nổi lên của chúng thời gian qua là tuyên truyền tập hợp lực lượng đưa sang Lào tăng cường cho các nhóm phản động vũ trang chống phá, bạo loạn và đưa sang Trung Quốc, Myanmar vào các trung tâm huấn luyện. Thủ đoạn mới của chúng là làm hộ chiếu để đi theo con đường hợp pháp qua cửa khẩu; khi ta tăng cường ngăn chặn ở tuyến biên giới Việt - Lào thì chúng chỉ đạo vượt biên qua đường Trung Quốc rồi từ Trung Quốc sang Lào. Sau vụ Mường Nhé, số đối tượng cầm đầu các nhóm liên tiếp tuyên truyền, kích động tái tụ tập để chống phá ở Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai.

Nhờ nắm chắc tình hình, các lực lượng chức năng đã phát hiện, ngăn chặn 4 đợt các đối tượng chống phá đang tìm cách kích động tái tụ tập, biểu tình bạo loạn với luận điệu: “sẽ làm một vụ to hơn vụ Huổi Khon” và loan tin người Mông có “Vua Mông”.

8 tháng 6, 2020

Không được đánh lận bản chất vụ án Đồng Tâm

Vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) – Công an TP Hà Nội đã hoàn tất kết luận điều tra và đề nghị truy tố 29 bị can trong vụ án giết người, chống người thi hành công vụ xảy ra ngày 9-1-2020 tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội.

Ngay sau khi có bản kết luận điều tra đề nghị truy tố, nhiều đối tượng chống đối, cơ hội chính trị núp dưới danh nghĩa “nhà dân chủ” đã cố tình đưa ra những thông tin, luận điệu vô căn cứ nhằm xuyên tạc bản chất vụ án, thông qua đó xâm hại đến uy tín, hình ảnh của Đảng, Nhà nước và lực lượng CAND.


Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được, Cơ quan CSĐT – Công an TP Hà Nội đã ban hành kết luận điều tra vụ án hình sự, đề nghị truy tố số 210/KLĐT–PC01(Đ3) ngày 5-6-2020 đối với vụ án giết người, chống người thi hành công vụ xảy ra ngày 9-1-2020 tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Theo đó, Cơ quan CSĐT đề nghị truy tố 25 bị can về tội giết người theo quy định tại khoản 1, Điều 123, Bộ luật Hình sự và đề nghị truy tố 4 bị can về tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại khoản 2, Điều 330, Bộ luật Hình sự.

Theo kết luận điều tra, hành vi phạm tội của các bị can trong vụ án có sự chuẩn bị từ trước, thể hiện qua việc tập hợp lực lượng, đóng góp tiền mua vũ khí, họp bàn phân công nhiệm vụ cho từng đối tượng. Đồng thời, kết luận điều tra cũng nhận định hành vi phạm tội của các đối tượng là man rợ, có tính chất côn đồ, giết chết nhiều người, cần phải được xử lý nghiêm để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Nhận diện những luận điệu xuyên tạc

Xung quanh vụ án trên, các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị trong và ngoài nước liên tiếp đưa ra những thông tin sai sự thật, không có căn cứ, xuyên tạc bản chất hòng bôi nhọ uy tín, hình ảnh của Đảng, Nhà nước và lực lượng CAND; tạo cớ cho các thế lực thù địch bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Bất chấp việc các bị can trong vụ án đã nhận tội, sau khi cơ quan CSĐT hoàn thành việc điều tra và đưa ra Bản kết luận điều tra đề nghị truy tố theo quy định của pháp luật, nhiều cá nhân, tổ chức chống đối như Trịnh Bá Phương, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Văn Đài… vẫn cố tình “đổi trắng thay đen”, “thương vay khóc mướn” cho các đối tượng phạm tội. Đồng thời, một số báo, đài nước ngoài có cái nhìn tiêu cực, thường xuyên đăng tải những bài viết thiếu căn cứ, thiếu kiểm chứng về tình hình Việt Nam như BBC, VOA, RFA, RFI v.v… tiếp tục “tát nước theo mưa”, đăng tải nhiều bài viết, bình luận không đúng thực tế, kích động sự nghi kỵ gây mất đoàn kết nội bộ của Việt Nam khiến cho tình hình thông tin trở nên nhiễu loạn.

Đối với vụ án xảy ra ngày 9-1-2020 tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, ngay từ khi xảy ra sự việc, các đối tượng cơ hội chính trị đã tích cực tận dụng để tiến hành tuyên truyền xuyên tạc chống phá chính quyền. Trong quá trình cơ quan chức năng tiến hành điều tra, các đối tượng này tiếp tục ngụy tạo thông tin, gây sức ép đối với cơ quan điều tra nói riêng và cả hệ thống chính trị nói chung. Bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, các đối tượng tiến hành hướng lái thông tin, lôi kéo sự can thiệp của các tổ chức quốc tế, thể hiện rõ mưu đồ “quốc tế hoá” vụ việc tại Đồng Tâm hòng gây bất lợi cho Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Sau khi quá trình điều tra kết thúc và chuyển sang giai đoạn đề nghị truy tố, những “nhà dân chủ” nửa mùa tiếp tục thực hiện chiêu bài đổi trắng thay đen, vu khống chính quyền, xuyên tạc nguyên nhân và bản chất vụ án.

Đối với vụ việc tại xã Đồng Tâm, từ năm 2013, dưới danh nghĩa đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, Lê Đình Kình, Lê Đình Công và Bùi Viết Hiếu đã cầm đầu thành lập nên cái gọi là “Tổ đồng thuận” để lôi kéo, kích động quần chúng nhân dân khiếu kiện phức tạp liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai tại địa phương.

Mặc dù cơ quan thanh tra các cấp đã vào cuộc, tiến hành thanh tra, kiểm tra, tổ chức đối thoại, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật nhưng các đối tượng trong “Tổ đồng thuận” vẫn cố tình không chấp hành, thậm chí còn gia tăng các hoạt động chống đối, gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh nông thôn tại địa phương, tạo thành điểm nóng về an ninh trật tự.

Trong quá trình Bộ Quốc phòng tiến hành xây dựng hàng rào bao quanh khu vực đất sân bay Miếu Môn, các đối tượng trong “Tổ đồng thuận” tiếp tục gây sức ép cho chính quyền. Cùng với việc tập hợp các đối tượng bất hảo, nghiện ngập, các đối tượng trong “Tổ đồng thuận” còn tiến hành chuẩn bị phương tiện, vũ khí để chống đối đến cùng, sẵn sàng “ăn thua” với chính quyền.

Đỉnh điểm, ngày 9-1-2020, các đối tượng trong “Tổ đồng thuận” đã tấn công cơ quan chức năng khiến 3 cán bộ, chiến sĩ Công an hy sinh. Hành vi của các đối tượng trong “Tổ đồng thuận” thể hiện sự bất tuân, coi thường pháp luật và mạng người, gây bức xúc trong dư luận và quần chúng nhân dân.

Tuy nhiên, “lưỡi không xương trăm đường lắt léo”, bất chấp những tài liệu, chứng cứ rõ ràng thể hiện hành vi phạm tội ngang nhiên, trắng trợn và man rợ của các bị can trong vụ án, nhiều kẻ núp bóng đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền vẫn cố tình hướng lái thông tin. Các đối tượng đổ lỗi vì chính quyền “cướp đất” của người dân nên mới xảy ra vụ việc ngày 9-1-2020; rêu rao rằng hành động của các đối tượng trong “Tổ đồng thuận” chỉ là tự vệ để bảo vệ đất; vu khống một cách trắng trợn lực lượng chức năng tấn công “dân lành” v.v…

Vô đạo đức và táng tận lương tâm hơn, để đạt được mục đích chống phá, các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị đặt điều, xuyên tạc về sự hy sinh của 3 cán bộ, chiến sĩ Công an. Các đối tượng vẽ ra hàng loạt “thuyết âm mưu” xung quanh vấn đề này. Một số đối tượng đưa ra luận điệu cho rằng sự hy sinh của 3 cán bộ, chiến sĩ Công an chỉ là không có thật; cơ quan Công an đưa ra thông tin ấy hòng kích thích nhuệ khí những chiến sĩ khác mạnh tay tấn công, trấn áp người dân thôn Hoành.

Một số đối tượng khác lại rêu rao chính quyền cố dựng lên những sự hy sinh này để bao biện cho hành động “tấn công” vào làng Hoành?! Thế mới thấy, khả năng xuyên tạc của các đối tượng núp danh “dân chủ” là không có giới hạn. Chỉ cần đạt được mục đích chống phá, các đối tượng có thể xuyên tạc bất cứ vấn đề gì, sẵn sàng đổi trắng thay đen, bất chấp luân thường đạo lý.

Đi liền với việc xuyên tạc nguyên nhân, bản chất vụ án, các đối tượng chống đối, cơ hội chính trị núp danh đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền cũng nhanh chóng kết nạp 29 bị can bị cơ quan điều tra đề nghị truy tố vào nhóm “dân oan”.

Bất chấp sự việc các đối tượng đã có hành vi phạm tội một cách dã man, tàn bạo, những “nhà dân chủ” vẫn o bế, bao che, “tẩy trắng” cho hành vi phạm tội. Các đối tượng này đang cố tình hướng lái thông tin, rêu rao luận điệu 29 bị can trong vụ án là “nạn nhân” của chính quyền; tung ra thông tin hoả mù cho rằng hành động của 29 bị can chỉ là nhằm “giữ đất”.

Đồng thời, các đối tượng cơ hội chính trị cũng tiếp tục đẩy mạnh việc kêu gọi "ủng hộ", "đòi công lý", "vì nhân quyền" cho 29 bị can trong vụ án. Cuối cùng, các đối tượng ngang nhiên vu khống quá trình điều tra không khách quan, bản kết luận điều tra được đưa ra không đúng sự thật trên thực tế, vu khống cơ quan chức năng ngụy tạo chứng cứ để kết án người vô tội.

Bao biện cho hành vi phạm tội cũng là một tội ác

Hành vi phạm tội của 29 bị can bị cơ quan CSĐT – Công an TP Hà Nội đề nghị truy tố trong vụ án giết người, chống người thi hành công vụ xảy ra ngày 9-1-2020 tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội là đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Trong vụ án, các đối tượng đã lên kế hoạch chặt chẽ, phân công nhiệm vụ và chuẩn bị vũ khí, hung khí nguy hiểm để đối phó với các lực lượng thực thi nhiệm vụ.

Hàng loạt vật chứng thu thập được tại hiện trường vụ án như lựu đạn, bom xăng, dao phóng, gạch đá, gậy gộc v.v… là minh chứng rõ ràng nhất thể hiện sự có tính toán, chuẩn bị từ trước, sẵn sàng chống đối đến cùng của các đối tượng trong vụ án. Không có bất kỳ nguyên do gì có thể bao biện cho hành vi phạm tội manh động, man rợ của các bị can trong vụ án. Việc cơ quan điều tra đề nghị truy tố đối với 29 bị can trong vụ án là đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật.

Việc xuyên tạc bản chất vụ án tại Đồng Tâm, bao biện cho những người có hành vi phạm tội cũng là một tội ác. Pháp luật cần được thực thi một cách nghiêm minh, bất kỳ ai phạm tội đều phải đối mặt với một chế tài tương ứng, không thể có chuyện lạm dụng hai tiếng “nhân dân” để chống đối chính quyền…

7 tháng 6, 2020

Sự ngông cuồng của những con rối

Mặc dù công cuộc phòng, chống đại dịch COVID-19 hiệu quả của Việt Nam đã nhận được sự ghi nhận và đánh giá rất cao của cộng đồng quốc tế nhưng một số đối tượng chống đối núp bóng dân chủ, nhân quyền vẫn luôn tìm mọi lý do để chê bai, phủ nhận thành tựu đó bằng cách xuyên tạc nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Việt Nam.


Điển hình, liên quan đến trường hợp của bệnh nhân 91 là phi công người Anh mới được xuất viện vừa qua. Chỉ với một chi tiết nhỏ bắt nguồn từ thông tin rằng bệnh nhân người Anh “chảnh” vì đã từ chối các báo đài chụp ảnh, quay phim, phỏng vấn, ngay lập tức, trên mạng xã hội, một số đối tượng chống phá núp bóng dân chủ đã bám nội dung trên để tung hứng, diễn xiếc, bày trò nói xấu Việt Nam bằng những luận điệu hết sức phi lý.

Thủ đoạn của các đối tượng dân chủ giả hiệu rất tinh vi, xảo quyệt khi quy chụp chủ đề là bệnh nhân 91 “vô ơn”, từ chối phỏng vấn để tìm cách bẻ lái dư luận nhằm nói xấu Việt Nam. Vì trên thực tế, bệnh nhân người Anh là trường hợp mắc bệnh nặng nhất, tưởng chừng không qua khỏi. Chính vì vậy, bệnh nhân này luôn giành được nhiều nhất sự quan tâm và kỳ vọng của dư luận kể từ khi ông ta nhập viện điều trị cho đến khi được chữa khỏi và xuất viện ngày 11-7 vừa qua. 

Điển hình như đối tượng M.V (sinh năm 1992, một thành viên của tổ chức tự xưng “Hội anh em dân chủ” do Nguyễn Văn Đài cầm đầu, từng bị tuyên án 18 tháng tù giam về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích nhà nước” quy định tại Điều 258 Bộ luật Hình sự) đã sử dụng trang Facebook cá nhân để tán phát bài viết “Tuyên giáo hèn hạ” 

với những nội dung xuyên tạc, bóp méo sự thật xung quanh thông tin cho rằng “bệnh nhân người Anh chảnh”, trong đó nhấn mạnh rằng “Việt Nam đang lợi dụng bệnh nhân 91 để quảng bá cho chiến dịch chống COVID–19”.

Đúng là giọng điệu trơ trẽn, bởi lẽ, V và các đối tượng dân chủ “giả hiệu” khác đã và đang được hưởng môi trường hòa bình ở Việt Nam, được bảo vệ không bị dịch bệnh đe dọa. Có được hạnh phúc đó chính là nhờ công sức của toàn dân đồng lòng cùng Chính phủ chiến thắng đại dịch COVID-19 với hình ảnh đẹp như: các chiến sỹ bộ đội lập lán ở rừng nhường doanh trại cho người cách ly; các chiến sĩ Công an khu vực “đến từng ngõ, gõ từng nhà” phòng chống dịch COVID-19 hay như hình ảnh từ các bà mẹ Việt Nam anh hùng, cháu bé học tiểu học, người nông dân chân lấm tay bùn ủng hộ quả trứng, mớ rau, khẩu trang, những đồng tiền tiết kiệm, rồi “sự tích” ATM gạo… 

Tất cả những điều đó đều được truyền thông thế giới ghi nhận và người dân ca ngợi chứ đâu cần Ban Tuyên giáo “quảng cáo”. Thế nhưng, trong từng câu chữ xuất phát từ ngòi bút của kẻ “bán trời không văn tự” không có một lời cảm ơn những người hết mình chống lại đại dịch mà ngược lại còn cố tình phớt lờ công sức của toàn dân, nhất là những người trên tuyến đầu, không quản ngày đêm, gian khó chiến đấu đẩy lùi dịch bệnh. Trái lại, họ lúc nào cũng chỉ nhăm nhe đào bới, khai thác những tiểu tiết, hòng dựng nên những câu chuyện không có thật nhằm hạ thấp uy tín của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Bên cạnh đó, chúng ta cần lên án mạnh mẽ bản chất của V khi đối tượng này cố tình nghĩ ra một câu chuyện hoang đường nhằm bôi nhọ y đức của đội ngũ y, bác sỹ. Xin được trích một đoạn trong bài viết “Tuyên giáo hèn hạ” của V: “Các bác sỹ, y tá trực tiếp điều trị ông phi công người Anh than thở rằng làm người Việt phải chăng là một định mệnh? Sự tận tình chu đáo, nhiều đêm nhiều ca trực họ không dám ngả lưng vì sợ buồn ngủ nếu có mệnh hệ gì với tay phi công đó không chỉ bệnh viện mà lãnh đạo chính quyền họ chửi và đuổi việc, vì áp lực của chính quyền rất lớn không phải vì tiền 3,5 tỷ mà vì cứu được người Anh…”.

Một tâm trạng chung khi đọc những dòng trạng thái trên, đó là sự phẫn nộ, bức xúc. Những người ngày đêm chăm lo, điều trị cho phi công người Anh, các y, bác sỹ tại Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ cảm thấy bị tổn thương vì danh dự, tài năng, công sức của mình bị xúc phạm.

Trong khi đó, để cứu chữa thành công cho bệnh nhân 91 trong 100 ngày, đưa bệnh nhân người Anh từ “quỷ môn quan” trở về là một kì tích rất lớn của y học Việt Nam trong bối cảnh các nước có nền y tế tiên tiến như: Mỹ, Pháp, Anh… với số ca tử vong lên đến hàng trăm nghìn ca, thì ở một đất nước nhỏ bé, với nền y học còn khó khăn, thiết bị còn hạn chế mà cứu chữa một bệnh nhân nhiễm COVID-19 có nhiều bệnh nền, lúc khó khăn nhất bị suy đĩa tạng, tổn thương toàn bộ 2 bên phổi, đến mức người lạc quan nhất còn không tin vào một kết quả tích cực. Đến nay, bệnh nhân đã khỏi bệnh, được xuất cảnh về nước. 

Một cách khiêm tốn nhưng cũng thật trân trọng khi chúng ta nói về quá trình điều trị cho bệnh nhân người Anh là nói đến một câu chuyện “cổ tích” với cái tâm, cái tầm của người bác sỹ đã nỗ lực cố gắng để đem đến sự vi diệu cho cuộc đời bệnh nhân. 

Với những người luôn sẵn ý đồ, hành vi chống phá thì chẳng có gì là họ không nghĩ ra để bồi bút xuyên tạc nhằm hạ thấp uy tín của Việt Nam. Trong câu chuyện này, bất luận xuất phát từ lý do nào đi chăng nữa, việc bệnh nhân 91 từ chối trả lời truyền thông Việt Nam thì đó là quyền riêng tư, quyền được bảo đảm về thông tin sức khỏe cá nhân. Cho nên, chỉ có những thành phần “tự nhục” trong xã hội mới chú ý đến tiểu tiết đó để nói xấu Việt Nam.

Qua câu chuyện này, chúng ta càng cảm thấy rõ sự ngông cuồng của những đối tượng dân chủ giả hiệu trong âm mưu, hoạt động lợi dụng dịch bệnh COVID-19 để chống phá Việt Nam trên mặt trận chính trị, tư tưởng. Thêm một lần nữa, bản chất của những kẻ làm con rối cho các thế lực thù địch được phơi bày trước dư luận.