28 tháng 7, 2019

Bùi Thanh Hiếu (Người buôn gió) trở thành "nhà yêu nước" như thế nào?

Bùi Thanh Hiếu (Người buôn gió) có lẽ không xa lạ với cộng đồng mạng, nhất là thời gian gần đây, khi tên tuổi anh ta thường xuyên xuất hiện trên các chương trình thời sự, tất nhiên trong vai phản diện. Ấy vậy, nếu chỉ đọc qua Fb của anh ta, nhiều người tưởng anh ta yêu nước lắm, có nhiều thông tin lắm, thâm chí, có người còn phán rằng nếu không phải trốn chui lủi ở Đức thì khéo Hiếu đã trở thành... chính trị gia rồi. Vậy, thân thế của Bùi Thanh Hiếu thế nào, chắc có nhiều người thắc mắc.


Hiếu "nghiện" sinh năm 1972 tại Tiên Lữ-Hưng yên; từng trú tại 22-Ngõ Phất Lộc, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sinh ra trong một gia đình có 6 anh chị em thì có đến một nửa là thành phần bất hảo, cộm cán trong xã hội. Chị của Hiếu là Bùi Thị Oanh sinh năm 1963, đã bị đi tù vì kinh doanh mại dâm. Em trai của Hiếu là Bùi Tiến Huy sinh năm 1974, là con nghiện nặng, từng cai nghiện tại trại cai nghiện số 6, Sóc Sơn, Hà Nội. Với tuổi thơ dữ dội, sống cùng với bố là ông Bùi Văn Hợp nghiện thuốc phiện nặng, chẳng có thời gian chăm sóc tới con cái. Hiếu không phải là mẫu "học sinh nghèo vượt khó" khi nhanh chóng trở thành con nghiện khi mới 12 tuổi và cái tên "Hiếu nghiện" gửi với anh ta từ đó.

Vật vờ cùng đám bạn xấu, móc máy, quay quắt để kiếm tiền thỏa cơn nghiện. Từ con nghiện để kiếm tiền thỏa cơn, Hiếu chuyển sang kinh doanh trực tiếp để có tiền hút sách. Vốn liếng cổ truyền là bộ đèn bàn do ông bố nghiện để lại, Hiếu trưng dụng đưa vào kinh doanh tổ chức sử dụng chất ma túy tại nhà. Năm 1994, gã lái buôn đã bị công an quận Hoàn Kiếm bắt quả tang đang tổ chức cho hai con nghiện sử dụng ma túy tại nhà là Nguyễn Đức Thắng – trú tại 201-A2 tập thể Thượng Thanh, Gia Lâm và Phạm Trung Thành, sinh năm 1971 - ở 206, C16 cũng ở Thượng Thanh, Gia Lâm. Y bị tòa tuyên 45 tháng tù và 2 năm quản chế.

Ra tù, Bùi Thanh Hiếu trở thành dân anh chị có số có má. Ngựa quen đường cũ. Người ta có câu “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” để chỉ những kẻ tội phạm chuyên nghiệp như Hiếu. Ra tù được vài tháng đến 7/1998, Hiếu lại tham gia hoạt động cưỡng đoạt tài sản của công dân và bị công an địa phương xử lý hành chính. Năm 2011, Hiếu bị công an phường Ngọc Khánh bắt vì tội tàng trữ súng đồ chơi trong danh mục cấm sử dụng…

Với bản chất lưu manh, côn đồ, chẳng công ăn việc làm, Hiếu lang thang tham gia vài buổi “biểu tình chống Trung Quốc” ở hồ Hoàn Kiếm. Như con nghiện ngửi thấy hơi nhau, đám zâm chủ nhanh chóng nhận ra rằng Hiếu sẽ trở thành thành viên tích cực của nhóm nếu biết lợi dụng. Và chỉ sau vài lượt nhào nặn của truyền thông lề trái, một con nghiện, kinh doanh ma túy, cưỡng đoạt tài sản công dân... bỗng biến thành một khuôn mặt sáng giá, đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trong nước. Hiếu quay ra viết blog với lời lẽ cao đạo như thể mình là Thánh sống, từ thâm cung bí sử đến bàn những quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.

Thế là cậu chàng lọt vào mắt xanh của các tổ chức quốc tế thiếu thiện cảm với Việt Nam và rồi được tham gia khóa học ở nước ngoài miễn phí rồi được ở lại nước ngoài theo cơ chế tị nạn.

Người ta có câu "đừng nghe cave kể chuyện, đừng nghe con nghiện trình bày". Cái này với tay Hiếu đúng phết anh em nhỉ!

27 tháng 7, 2019

Môn bơi Hải Phòng: Niềm vui trở lại

Tại giải bơi vô địch trẻ quốc gia 2019 tổ chức tại Cung thể thao dưới nước Hà Nội vừa kết thúc, tuy bơi Hải Phòng không giành nhiều HCV, nhưng chỉ số thành tích mở ra tương lai tốt đẹp hơn.    


Kình ngư trẻ Phùng Ngọc My - “ngôi sao mới” của bơi Hải Phòng.

Với 205 VĐV của 28 đoàn tham dự, giải đấu là dịp để các nhà chuyên môn đánh giá, tuyển chọn VĐV cho các đội tuyển trẻ quốc gia, qua đó, có hướng tập trung, đầu tư bồi dưỡng VĐV xuất sắc cho đội tuyển quốc gia tham gia các giải khu vực và quốc tế. Bơi hiện là môn thể thao khá nổi trội của Việt Nam, được chú trọng đầu tư cho kỳ SEA Games 30 vào cuối tháng 11 tới tại Philippines, vì thế các gương mặt đoạt huy chương cũng được trông vào giải trẻ kỳ này. Giới chuyên môn sẽ lựa chọn thêm những VĐV sáng giá, phát huy thế mạnh, phấn đấu giành thành tích tốt nhất, mang vinh quang về cho Tổ quốc. Vì thế, VĐV các đoàn đua tranh quyết liệt. Kết quả có 20 đoàn giành huy chương, trong đó 16 đơn vị giành HCV. Dẫn đầu toàn đoàn là Trung tâm TDTT Quốc phòng 5 (22 HCV, 19 HCB, 8 HCĐ), xếp nhì toàn đoàn là An Giang (19 HCV, 12 HCB, 1 HCĐ), xếp thứ ba là thành phố Hồ Chí Minh (18HCV, 4 HCB, 14 HCĐ).

Trên vị trí bảng xếp hạng, Hải Dương 4 HCV, Quảng Ninh 5 HCV đã bỏ qua bơi trẻ Hải Phòng (2 HCV, 1 HCB, 8 HCĐ). Tuy nhiên, điều khác biệt nằm ở chính thành tích HCV mà kình ngư Hải Phòng giành được bảo đảm trong tương lai khả năng giành HCV giải vô địch quốc gia 2019. Thậm chí, với thành tích này, nếu VĐV Hải Phòng góp mặt, Đoàn thể thao Việt Nam có thể giành huy chương tại SEA Games 30.

Những năm trước, giải tổ chức tại phía Nam, năm nay giải tổ chức tại Hà Nội. Quãng đường gần hơn, không tốn kém nhiều kinh phí nên tuyển bơi Hải Phòng tham dự đông đảo. Hai VĐV trẻ triển vọng là Hà Trang (nữ) và Đỗ Chiến Thắng (nam) còn lo tham gia thi THPT quốc gia, không có nhiều thời gian luyện, nên thành tích tại giải khá thấp.

Điều bơi lội Hải Phòng mừng nhất qua giải là có lực lượng đủ sức tranh chấp huy chương ở các nội dung bơi tiếp sức và hỗn hợp. Những tấm HCĐ của đoàn Hải Phòng phần lớn đến từ đội bơi này và thông số kỹ thuật đủ sức cạnh tranh thứ hạng cao ngay tại giải vô địch quốc gia 2019. Xuất sắc nhất vẫn là kình ngư 18 tuổi Phùng Ngọc My. Cô gái Cát Hải giành 2 HCV và 1 HCB ở 3 cự ly của nội dung bơi ếch. Thành tích của My chưa cao như cách đây 8 tháng, nhưng tấm HCV ở 50m bơi ếch và 100m bơi ếch rất sáng giá. Cự ly 50m bơi ếch, thành tích của My đã ở tốp các VĐV hàng đầu châu Á, ở cự ly 100m bơi ếch, My đã đến 1 phút 12 giây, bỏ xa các VĐV khác trên đường đua. Cự ly 200m bơi ếch là đường bơi khác hẳn, VĐV phải biết phân phối sức, tung nước rút và My giành HCB. Nhận xét về cô học trò của mình, HLV Nguyễn Ngọc Thịnh cho biết: “Ngọc My tập trung ở đội tuyển quốc gia tại Cần Thơ và đang trong giai đoạn tập khối lượng rất nặng, nên kỹ thuật chưa ổn định. Nhưng mừng nhất là My có sự cải thiện lớn về thể lực, cũng như sức bền mà tập ở nhà không thể có được”.

Kể từ khi Nguyễn Hữu Việt giã từ đường đua xanh năm 2014, một tấm HCV không khác “hái sao trên trời” với bơi Hải Phòng. Nhưng qua chỉ số thành tích của kình ngư Phùng Ngọc My và các đồng đội ở giải vô địch bơi trẻ quốc gia, bơi Hải Phòng bắt đầu mơ về những tấm HCV tại giải vô địch bơi quốc gia khởi tranh sau 2 tháng nữa và cao hơn là tại SEA Games 30 sắp tới. 
ĐỖ HÂN

Biểu diễn ca nhạc tại các quán bar, phòng trà: Phong phú thêm đời sống văn hóa

Mỗi khi đêm về, một số quán bar, phòng trà ở đất Cảng lại sáng đèn với sân khấu ca nhạc mini. Tuy không sôi động như một số thành phố lớn khác, nhưng các sân khấu ca nhạc mini ở Hải Phòng ít nhiều đáp ứng nhu cầu thưởng thức của một bộ phận người nghe, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của người dân thành phố.  


Sân khấu nhỏ nhưng tính tương tác lớn

Buổi tối giữa tháng 7, tại bar Hải Phòng Club (phố Trần Quang Khải, quận Hồng Bàng), khá đông người đến dự đêm nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Trịnh ca”. Đêm nhạc do ca sĩ Thanh Huệ tổ chức để tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa. Trong đêm nhạc ý nghĩa này, người nghe lần lượt được thưởng thức những tình khúc theo nhạc sĩ suốt cuộc đời, như: “Diễm xưa”, “Bốn mùa thay lá”, “Ru tình”, “Hạ trắng”, “Gọi nắng”, “Quỳnh hương”, “Ru em từng ngón xuân nồng”, “Lặng lẽ nơi này”... qua giọng hát của hai ca sĩ gạo cội Thanh Huệ, MC Nguyễn Hữu Chiến Thắng và giọng hát của các ca sĩ trẻ, như: Kiều Mai Ly, Tiến Thành, Bảo Ngọc, đem đến người nghe một chương trình dày dặn, ấm áp. Điều làm đêm nhạc thêm thành công, sống động là ca sĩ hát “live” hoàn toàn trên nền tiếng đàn piano du dương, tiếng kèn sacxophone trầm bổng và tiếng ghi-ta điện tử da diết. Người nghe, người xem lúc im lặng lắng nghe từng giai điệu thánh thót vang lên, lúc thoải mái giao lưu, chia sẻ với người dẫn chương trình, các nghệ sĩ biểu diễn về tình yêu nhạc Trịnh.

Theo giới văn nghệ sĩ thành phố, phong trào biểu diễn ca nhạc ở các quán bar, phòng trà tại Hải Phòng rộ lên từ thập niên 80 của thế kỷ trước với những phòng trà Thủy Cung, Sài Gòn café, Câu lạc bộ Ca nhạc Thanh niên (Cung Văn hóa thể thao thanh niên). Khoảng từ năm 2010 đến nay, số phòng trà, quán bar xuất hiện nhiều hơn, kéo theo các sân khấu ca nhạc mini phát triển. Tuy nhiên, so với Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các chương trình biểu diễn ca nhạc ở quán bar, phòng trà tại Hải Phòng có quy mô nhỏ hơn và không phân chia theo “gu” của từng quán. Các chương trình biểu diễn có lúc theo một chủ đề riêng như đêm nhạc Trịnh, đêm nhạc bô-lê-rô, nhưng cũng có khi là tổng hợp các tình khúc đi cùng năm tháng. Quản lý phòng trà Nano (phố Minh Khai) cho biết: “Đối với sân khấu phòng trà ở Hải Phòng, chương trình nào đông khách cũng chỉ có 70 đến 100 khách, thường vào các buổi cuối tuần. Còn các buổi khác khá thưa thớt khách. Tuy nhiên, sân khấu phòng trà vẫn giữ được nét đặc trưng riêng, đó là kéo gần khoảng cách giữa nghệ sĩ và người yêu nhạc”.

Cháy bỏng tình yêu nghệ thuật

Lực lượng ca sĩ, nhạc công biểu diễn ở quán bar, phòng trà ở Hải Phòng hiện tăng lên khá nhiều. Số ca sĩ thường được nhắc đến chia làm hai thế hệ. Trong đó, lớp nghệ sĩ thập niên 80-90 của thế kỷ trước, như: Hương Liên, Thanh Huệ, Quang Linh… trưởng thành từ phong trào văn nghệ công nhân, lao động thành phố Cảng. Dù chuyên nghiệp hay bán chuyên, họ ít nhiều từng đoạt huy chương vàng, bạc trong các hội thi, liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên toàn quốc. Hầu hết các ca sĩ đi hát trước hết vì nhớ nghề, nhớ công chúng và mong muốn được tiếp tục cống hiến giọng hát đẹp của mình cho người nghe. Vì thế, mỗi khi đứng trên sân khấu, các ca sĩ đều biểu diễn hết mình, như “rút gan ruột” ra với từng ca khúc. Bên cạnh lớp ca sĩ thành danh là lớp ca sĩ trẻ, hát tự do, như: Phương Thảo, Nhật Linh, Huy Cường, Kiều Mai Ly, Phương Nam, Bích Liên... Ngoài ra còn một số ca sĩ trẻ của Đoàn Ca múa Hải Phòng, Đoàn Văn công Quân khu Ba, Đoàn Văn công Công an thành phố. Với các nhạc công, có thể kể tới như: Việt Dũng, Tuấn Hùng (saxsophoen), Hải Long (ghi-ta), Quang Toản (Ooc-gan), Hữu Tuấn (trống)…

Được biết, mức thù lao bình quân chung của các ca sĩ, nhạc công biểu diễn ở quán bar, phòng trà ở Hải Phòng hiện nay dao động từ 200-400 nghìn đồng/người/đêm. Trong một chương trình (khoảng 12 ca khúc) có thể cần tới 3 đến 4 ca sĩ và 2 đến 3 nhạc công, cũng có chương trình lớn hơn cần số ca sĩ và nhạc công nhiều hơn. Hoặc có những chương trình “hát cho nhau nghe” chỉ cần khoảng 1 đến 2 ca sĩ để “hát mồi”. Nhiều ca sĩ, nhạc công tâm sự rằng, với họ, hát tại quán bar, phòng trà không đặt nặng thù lao, mà là được hát, được chơi nhạc, được tiếp xúc thường xuyên với người nghe, người xem. Như một nhạc công ở City bar chia sẻ: “Việc chơi kèn thường xuyên là một cách giúp tôi giữ hơi và giữ tình yêu với nghề. Có thể mỗi đêm nhạc, chơi liên tục trong 4 giờ đồng hồ chỉ nhận mức cát-xê 250 nghìn đồng, còn thua xa một buổi biểu diễn trong đám cưới, trong sự kiện, nhưng tôi cần thiết phải đi biểu diễn mỗi tối”. Không chỉ có ý nghĩa đối với nghệ sĩ biểu diễn, việc duy trì các show diễn ở quán bar, phòng trà còn là cách đáp ứng nhu cầu, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của người dân thành phố, bên cạnh các chương trình nghệ thuật chính thống, do các cơ quan, đơn vị tổ chức, có sự đầu tư của thành phố. 


25 tháng 7, 2019

Phòng khám Hiện Đại vừa bị rút giấy phép, phòng khám Hồng Phát lại hiên ngang “mọc lên” ở Hải Phòng

Thay tên đổi họ?

Cách đây hơn 1 tháng, Báo Gia đình Việt Nam đã đăng tải loạt bài điều tra “vạch trần” hàng loạt sai phạm tại Phòng khám Đa khoa Hiện Đại (464 đường Lạy Tray, phường Đằng Giang, Ngô Quyền – TP. Hải Phòng). Ngay sau đó, UBND thành phố Hải Phòng đã có chỉ đạo “nóng”  yêu cầu Sở Y tế TP Hải Phòng vào cuộc làm rõ.


Từ những tư liệu được báo Gia đình Việt Nam cung cấp, Sở Y tế TP Hải Phòng cũng đã nhanh chóng vào cuộc và chỉ ra hàng loạt sai phạm đối với Phòng khám Hiện Đại. Cụ thể, người hành nghề không có chứng chỉ hành nghề; không đeo biển tên khi hành nghề; không đảm bảo điều kiện nhân lực trong quá trình hoạt động; lập sổ khám chữa bệnh nhưng không ghi chép đầy đủ.

Trước những sai phạm không thể chối cãi, Sở Y tế Hải Phòng đã ký quyết định thu hồi giấy phép hoạt động và xử phạt hơn 40 triệu đồng đối với sai phạm tại Phòng khám Hiện Đại.

Vậy nhưng, điều bất ngờ đang diễn ra, chỉ mới hơn 1 tháng sau khi rút giấy phép Phòng khám Hiện Đại thì một phòng khám mới có tên Phòng khám Đa khoa Hồng Phát được “mọc lên” ngay chính địa chỉ 464 đường Lạy Tray.

Từ thực tế này, nhiều người thẳng thắn cho rằng, Phòng khám Hiện Đại đã chính thức được “thay tên đổi họ”. Bởi lẽ, chỉ cần gõ vào Web: https://phongkhamhiendai.vn/ những nội dung liên quan đến Phòng khám Hiện Đại đã “biến mất” thay vào đó là logo và những lời giới thiệu "có cánh" về Phòng khám Hồng Phát.

Để biết rõ thông tin về tính pháp lý của Phòng khám Đa khoa Hồng Phát, phóng viên báo Gia đình Việt Nam đã liên hệ với lãnh đạo Sở Y tế Hải Phòng để làm rõ. Bà Phạm Thu Xanh, Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng cho biết, Sở Y tế  đã nhận được hồ sơ của doanh nghiệp gửi đến để xin cấp phép hoạt động phòng khám.

Tên miền vẫn là Phòng khám Hiện Đại nhưng toàn bộ nội dung nói đến Phòng khám Hồng Phát
“Tuy nhiên đến thời điểm này Phòng khám Hồng Phát chưa được Sở cấp phép hoạt động. Hiện tại Sở đã thẩm định hồ sơ nhưng chưa họp hồi đồng...”, Bà Xanh cho hay.

Ông Phạm Quang Ngọc, Phó Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng xác nhận, hồ sơ đã được gửi đến Sở. Người đại diện có tên khác với Phòng khám Hiện Đại.

Theo như lời lãnh đạo Sở Y tế, rõ ràng Phòng khám Hồng Phát vẫn chưa được cấp phép. Vậy dựa vào đâu, Phòng khám này lại "gắn biển" và quảng cáo một cách rầm rộ ở các Website?.


Trên web: https://phongkhamhiendai.vn/ hiên ngang giới thiệu: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phát tọa lạc tại địa chỉ 464 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh uy tín. Với mục tiêu hoạt động “Sức khỏe người bệnh – Trách nhiệm của chúng tôi”, phòng khám luôn lắng nghe và chia sẻ nổi niềm khó nói của người bệnh. Trong những năm hoạt động, Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phát luôn đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người bệnh dựa theo mô hình y tế chuyện nghiệp – toàn diện. Ngoài việc sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi, chúng tôi còn ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hàng đầu trên thế giới vào quy trình khám chữa bệnh….

Với những gì đang diễn ra, điều mà dư luận mong chờ nhất đó chính là sự cương quyết trong công tác quản lý và xem xét thật kỹ đối với việc cấp phép hoạt động cho các Phòng khám Đa khoa. Tránh trường hợp, để Phòng khám hoạt động nhưng tự ý vẽ bệnh, chặt chém tiền bệnh nhân nghèo, gây mất niềm tin, hình ảnh của người dân đối với ngành Y tế.     

20 tháng 7, 2019

Phạm Vĩnh Lộc và Sử Hộ Vương... âm mưu gì đang đến với Sử Việt.

Phạm Vĩnh Lộc, sinh năm 1990 tốt nghiệp Khoa Biên phiên dịch trường Đại học Hoa Sen, có ông là cảnh sát ngụy quyền thuộc ty Khánh Hòa trước đây. Cách đây 05 năm Phạm Vĩnh Lộc nổi lên như 01 hot facebook chuyên kể chuyện về Sử mà giới trẻ thích thú với chất liệu như kiểu "Tam Quốc Diễn Nghĩa", "Hỏa Phụng Liêu Nguyên", "Việt Nam Sử lược" và được gọi là " truyện chế sử"... kể từ đó Phạm Vĩnh Lộc bắt đầu bước vào con đường với sứ mệnh tự bản thân trao cho chính mình là "truyền bá cảm hứng Sử đến giới trẻ".


Với việc thu hút nhiều giới trẻ yêu thích từng có lúc Phạm Vĩnh Lộc trở thành "01 lãnh tụ" của giới Sử trẻ, ngay đến bản thân tôi lúc đó cảnh báo về Lộc rất nhiều và ăn đá từ giới Sử trẻ cũng rất nhiều chỉ vì chỉ ra những vấn đề đằng sau của Phạm Vĩnh Lộc, và 01 ngày chả rõ là ngày nào Phạm Vĩnh Lộc cho tôi vào danh sách CHẶN!

Qua 01 thời gian tầm 03 năm quan sát các hoạt động của Phạm Vĩnh Lộc nhận thấy rằng đối với Lộc thì chính sử Việt thời cận đại chỉ có Trần Trọng Kim là chuẩn xác nhất, còn lại Lộc đều cho rằng không đáng tin. Bởi lẽ Trần Trọng Kim không chỉ là nhà nghiên cứu lịch sử mà còn từng là người đứng đầu chính quyền bù nhìn do Nhật lập nên, Trần Trọng Kim dù lúc đứng đầu chính quyền bùn nhìn vẫn hướng sự trung thành đến Bảo Đại và Nhật mà Bảo Đại chính là người đã lập nên Quốc Gia Việt Nam, tiếp tay cho Pháp quay lại Việt Nam rồi cũng từ đó đẻ ra VNCH. Phạm Vĩnh Lộc đa số tập trung viết về "Nguyễn Ánh", những thông tin mà Lộc lấy làm tư liệu viết chủ yếu từ giai thoại "Gia Long phục quốc". Nói chung Phạm Vĩnh Lộc viết tốt cho Nguyễn Ánh hay triều Nguyễn, mục tiêu cuối cũng là làm trắng cho gốc rễ của chế độ Ngụy do Mỹ lập nên!

Mục tiêu của Phạm Vĩnh Lộc ngay từ ban đầu không phải chỉ là kịch thích sự tò mò của giới trẻ với Sử mà còn là hướng giới trẻ vào phần lịch sử nhà Nguyễn, triều đại gắn liền với việc hình thành nên sự chia rẻ, phân chia Việt Nam và dân tộc với những "công - tội" mà đến nay giới Sử vẫn còn phải tranh luận nhiều. Thông qua việc đó Phạm Vĩnh Lộc đã tạo được danh tiếng nổi trội, đây cũng là cách mà Dũng Phan (záo chủ Diệt Sử) đã từng sử dụng và có hiệu quả.

Với danh tiếng cực tốt thuở ban đầu Phạm Vĩnh Lộc gần như được mọi nhóm hay các dự án Sử chào đón mời tham gia với vai trò biên kịch, phụ biên nhằm giúp cho các kịch bản không bị nhàm chán. Cũng từ đó thông qua Giáo sư Phan Huy Lê, tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu (hiện là dân chủ ngáo)... mà Phạm Vĩnh Lộc nhận được nhiều cuộc gặp với các NGOs để từ đó được rót khá nhiều vốn, nhất là trong dự án Sử Hộ Vương thì tổng mức vốn mà Phạm Vĩnh Lộc nhận được đã trên con số 2.000.000.000 đồng, việc gây quỹ cộng đồng trên thực tế chỉ là 01 cách để hợp thức hóa dần dần số vốn mà các NGOs chuyển cho Lộc, bởi theo quy định pháp luật Việt Nam thì hiện nay tiền của NGOs chỉ được chỉ theo các Dự án mà Nhà nước cấp phép.

Có 01 điều mà ít người biết rằng, 01 Đất nước và 01 Dân tộc nếu có bị đánh bại, bị đô hộ thì rồi sẽ cũng có ngày đứng lên đánh bại kẻ thù giành lại độc lập. Nhưng 01 Dân tộc mà bị tiêu diệt về mặt Lịch sử, tức Lịch sử bị biến dạng, móp méo thậm chí là bị thay đổi thì Dân tộc đó mãi mãi không bao giờ giành được Độc Lập hay gầy dựng lại được Quốc gia.


Mà mục tiêu của các NGOs đa số là đều hướng tới việc làm sao tiêu diệt Việt Nam bằng mọi thủ đoạn, bằng mọi giá. Với sự hỗ trợ từ các NGOs và từ những người yêu mến lịch sử nhưng chưa nhận ra bộ mặt của Phạm Vĩnh Lộc mà càng ngày Lộc càng xuất hiện nhiều trên các báo như Thanh Niên, ANTĐ, CAND, Kenh14, Lao Động... để rồi từ đó từng bước xuất hiện trong các dự án về Sử đã và đang được hâm mộ như Sử Việt Kiêu Hùng, Sử talk, Việt Nam trăm bậc vĩ nhân, Sử Việt 12 khúc tráng ca, Đại Việt Văn Sử Vấn Đàm, anh Hoàng... qua đó Phạm Vĩnh Lộc ngày càng lộ rõ bản chất, nhất là khi Sử Hộ Vương được ra đời thì Phạm Vĩnh Lộc đã thẳng thừng tuyên bố việc bỏ ra 04 năm "diệt sử" đã chán rồi, và hùng hổ tuyên bố bản thân đã trở thành "hệ tư tưởng".

Điều đó cho thấy mục tiêu của Phạm Vĩnh Lộc không phải là truyền cảm hứng cho bất kỳ ai mà chỉ muốn thay đổi tư duy, nhận thức cũng như cách học-hiểu đúng nghĩa về lịch sử của giới trẻ để từ đó bị ảnh hưởng theo tư tưởng của Lộc, mà đằng sau đó là sự hỗ trợ của các NGOs nước ngoài (NGOs Việt + NGOs nước ngoài + Dollar Xanh = Thay đổi chế độ).

Có điều Sử Hộ Vương lúc ra đời được đón nhận bao nhiêu thì giờ bị tẩy chay bấy nhiêu. Nguyên do là vì đâu thì lịch sử đã chứng minh rõ "khi bắn 01 phát đạn vào Lịch sử thì sẽ phải nhận lại 01 phát Đại bác"!

P/s: Chủ tịch Hồ Chí Minh từng phải nhắc rằng: "Dân ta phải biết Sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam" không phải là không có nguyên nhân!

1 tháng 7, 2019

Cát Bà đón hơn nửa triệu lượt khách trong tháng 6, phà Gót quá tải

Chỉ tính riêng trong tháng 6, đảo Cát Bà (huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng) đã đón khoảng 580.100 lượt du khách khiến bến phà Gót - Cái Viềng thường xuyên xảy ra ùn tắc vì quá tải.


Đến 22 giờ ngày hôm qua (30.6), bến phà Gót - Cái Viềng vẫn hoạt động để đưa khách từ đảo Cát Bà về đất liền. Trong khoảng 2 tháng gần đây, tình trạng phà phải hoạt động đến đêm như thế này thường xuyên diễn ra. Anh Hồng Phong (42 tuổi, ngụ quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng) cho biết: “Lúc 18 giờ xe chúng tôi từ cảng cá Cát Bà về nội thành nhưng 23 mới về đến nhà vì phà tắc lắm”.

Từ sáng sớm nay, 1.7, tình trạng ùn tắc tiếp tục diễn ra. Hàng trăm xe ô tô xếp thành hàng dài khoảng 1 km để đợi đến lượt xuống phà. Nhiều lái xe tắt máy tranh thủ ăn uống vì thời gian đợi phà mất khoảng 2 - 3 giờ. Lý giải điều này, ông Đỗ Tiến Hiệp, Trưởng bến phà Gót - Cái Viềng, cho biết: “Năm nay du khách đổ về Cát Bà quá đông. Theo thống kê sơ bộ, trong tháng 6, mỗi ngày có 10.000 lượt khách cùng hơn 1.000 phương tiện qua phà. Khách thường tăng đột biến vào các ngày cuối tuần. Sáng ùn tắc chiều từ Hải Phòng ra đảo, chiều ùn tắc hướng ngược lại”.

Chính vì vậy, phà Gót - Cái Viềng bị quá tải dù đã huy động toàn bộ 9 phà (4 to, 5 nhỏ) hoạt động liên tục. “Theo kế hoạch thì mỗi ngày phà chạy 54 chuyến. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ chạy cho đến khi hết khách”, ông Hiệp nói.

Thông tin từ UBND huyện Cát Hải cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay, Cát Bà đón hơn 1,5 triệu lượt du khách, tăng 3,57% so cùng kỳ năm 2018. Trong đó khách quốc tế khoảng 442.600 lượt, khách nội địa khoảng 1,1 triệu lượt.

Tính riêng tháng 6, Cát Bà đã đón khoảng 580.00 lượt khách. Tổng doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt 889,2 tỉ đồng, tăng 5,54% so với cùng kỳ 2018.




Bơi Hải Phòng quyết tâm tìm chiến thắng

Hải Phòng và Hà Nội là hai trung tâm hàng đầu về bơi lội đỉnh cao của phía Bắc, nhưng giờ cả hai đều “chìm”, trong khi đó Quảng Bình, Quảng Ninh và Hải Dương đang vươn lên.  

Bộ môn bơi Hải Phòng về Bến Bính tập luyện mùa hè 2019.
Về Bến Bính để tìm cảm giác

Bể bơi Bến Bính chính là “cái nôi” viết trang sử giàu thành tích của bơi lội đất Cảng, nhưng lâu nay, sau khi bể bơi này được cải tạo mới thì bộ môn bơi Hải Phòng mất chỗ tập luyện. Đội tuyển tập ở bể bơi ngắn 25m Lạch Tray thay vì bể 50 m tiêu chuẩn. Rất nhiều lần giới chuyên môn bàn về vấn đề VĐV tập luyện ở bể 50m mới có cảm giác tốt khi đi thi đấu, nhưng mọi chuyện không có chuyển biến.

Chỉ tập ở bể 25m, kình ngư Hải Phòng hạn chế khi phân phối sức trên đường bơi và nước rút ở bể 50m. Người làm chuyên môn không ít lần tiếc cảnh VĐV bơi Hải Phòng mất HCV bởi lỗi này. Biết được điều thiệt thòi này và vượt qua nhiều khúc mắc, bộ môn bơi Hải Phòng chính thức đưa các VĐV đội tuyển trẻ và đội tuyển lớn về tập tại Bến Bính từ đầu mùa hè 2019. Tất cả đang tìm lại cảm giác bơi trong bể 50m, nhất là các VĐV trẻ đang chuẩn bị cho giải vô địch bơi trẻ quốc gia 2019 sắp tới tại Hà Nội. Được tập ở bể 50m, VĐV phải bơi gấp đôi bể 25m mới được xoay vòng nên mức độ luyện tập “căng” hơn nhiều. “Về Bến Bính, các kình ngư mướt mồ hôi. Mỗi ngày các em bơi hàng chục km, đang có dấu hiệu tiến bộ và chắc chắn có thành tích khả quan hơn ở giải toàn quốc sắp tới” – HLV Phạm Thị Hà khẳng định.

Dồn lực cho VĐV trẻ

Ngoài những VĐV đội tuyển lớn vẫn có thể tranh chấp huy chương, bơi lội Hải Phòng đang xốc lại đội ngũ và dồn lực cho các VĐV trẻ. Tại hai giải bơi mới đây, kình ngư 17 tuổi Phùng Ngọc My giành 2 HCV và mới chuyển vào tập huấn ở đội tuyển quốc gia tại Cần Thơ. HLV Phạm Thị Hà cho biết: “My dần quen với tập luyện khối lượng lớn ở đội tuyển và sẽ tham dự giải vô địch trẻ Đông Nam Á sắp tới tại Cam-pu-chia, hy vọng có kết quả khả quan”.

Bên cạnh kình ngư chuyên ếch người Cát Hải - Phùng Ngọc My, các VĐV trẻ khác cũng có tín hiệu tốt. Chỉ tiếc hai VĐV cùng trang lứa với My là Hà Trang và Đỗ Chiến Thắng từng gây tiếng vang ở mùa giải năm ngoái, trong đó Chiến Thắng còn giành HCB ở 100m bướm Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2018 có dấu hiệu chững lại do tập trung ôn thi tốt nghiệp THPT.

Đến Bến Bính thời gian này rất vui mắt bởi dàn VĐV bơi trẻ đang được bộ môn xốc lại, nếu mọi điều tốt đẹp sẽ có thể gây bất ngờ. HLV Phạm Thì Hà cho biết: “Giải vô địch trẻ quốc gia 2019 tổ chức tại Hà Nội, bộ môn sẽ đưa hết VĐV trẻ đi thi đấu, không phải chọn lựa như khi thi đấu ở phía Nam do kinh phí có hạn”.