20 tháng 1, 2017

Dự luật An ninh mạng là "hàng mình" hay "hàng Tàu"?

Quay lại cáo buộc của “luật gia nhân quyền” Trịnh Hữu Long, cánh tay đắc lực của Trịnh Hội và VOICE – một tổ chức ngoại vi của Việt Tân đăng trên Luật Khoa tạp chí rằng, “Dự luật An ninh mạng: hàng Việt Nam ‘made in China’?” với một loạt dẫn chứng đưa ra dạng gán ghép khiên cưỡng. Xin lấy 1 ví dụ:

Lập luận đầu tiên Luật Khoa Tạp chí hùng hồn đưa ra đó là: "Có một thuật ngữ mà chúng ta cần để ý trong dự luật của Việt Nam, đó là “hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia”, quy định tại Điều 9. Trong Luật An ninh mạng của Trung Quốc cũng có một thuật ngữ tương tự: “cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng” (critical information infrastructure), quy định tại Điều 31. Đây là một trong những thuật ngữ trung tâm của hai luật này, và định nghĩa của hai luật cũng rất giống nhau: chúng đều chỉ những thông tin mà nếu bị xâm hại thì sẽ làm nguy hại đến an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội." Bài báo này cho rằng chính sự tương đồng về thuật ngữ này là lý do Dự luật An ninh mạng Việt Nam giống một bản sao của Trung Quốc.



Tuy nhiên, nếu bạn search thử cụm từ "critical information infrastructure" thì sẽ thấy rằng cụm từ này được sử dụng ở văn bản của rất nhiều quốc gia khác như Ấn Độ, Singapore và được sử dụng khá thông dụng trên mạng. Thuật ngữ này là một thuật ngữ IT, đã được định nghĩa bởi Fandom, một từ điển liên quan đến các các điều luật Internet. Fandom định nghĩa như sau: "Nó bao gồm các hệ thống, dịch vụ, mạng lưới và cơ sở hạ tầng tạo thành một phần quan trọng trong nền kinh tế và xã hội của một quốc gia, cung cấp các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu hoặc cấu thành nền tảng cơ bản của các cơ sở hạ tầng quan trọng khác. CII (viết tắt của "critical information infrastructure") bao gồm mạng điện thoại công cộng, Internet, mạng mặt đất và vệ tinh không dây. Chúng được coi là cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng vì sự gián đoạn hoặc hủy hoại chúng sẽ có tác động nghiêm trọng đến các chức năng xã hội quan trọng." ( http://itlaw.wikia.com/wiki/Critical_information_infrastructure ) Thậm chí, năm 2007, một cuốn sách của Tây Ban Nha có tên "National Critical Information Infrastructure" được xuất bản (https://books.google.com.vn/books?id=vlRsCQAAQBAJ&pg=PA286&lpg=PA286&dq=critical+information+infrastructure+wikipedia&source=bl&ots=aJuYxKgyLX&sig=Aj_5Yw04K53469Cv1i-4OPVOw0g&hl=vi&sa=X&ved=0ahUKEwiiz82v6MzXAhXCo5QKHSObDIMQ6AEIeDAJ#v=onepage&q=critical%20information%20infrastructure%20wikipedia&f=false )

 Ở Ấn Độ, một tổ chức có tên National Critical Infrastructure Protection Centre cũng được thành lập. Như vậy, khái niệm mà tác giả bài báo cho rằng tương đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc hóa ra lại là một thuật ngữ khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt là trong ngành An ninh mạng. Những thông tin vừa cung cấp trên không quá khó khi tìm trên Internet nhưng người viết bài vẫn hoàn toàn lờ tịt đi để đạt được mục đích bài viết của mình. 

Trở lại tiêu đề bài viết của Trịnh Hữu Long, cứ coi như có chuyện luật An ninh mạng Việt Nam giống luật Trung Quốc, thế thì sao? Chính nơi biên soạn nói rõ đã tham khảo Luật an ninh mạng Nga, Mỹ, Trung….để xây dựng nên nó đó thôi. Cái căn bản nhất là  dự thảo này đáp ứng được nhu cầu sử dụng của Việt Nam, thì ta có bắt buộc phải sửa nó cho nó trông khác luật Trung Quốc hay không? Chẳng nhẽ luật Trung Quốc là cái gì đó mà người ta phải tránh bước vào như thể sợ phạm húy? “Luật gia nhân quyền” gì mà hèn vậy?

Nếu không muốn luật Việt Nam giống luật Trung Quốc, “luật gia” Long có thể đề nghị Việt Nam bắt chước luật Nga. Cơ quan viễn thông Nga Roscomnadzor đã ra phán quyết rằng phải dữ liệu liên quan đến công dân Nga phải được lưu trữ ở Nga, và Google đã tuân thủ qui định đó (5). Trong khi đó, ở Mỹ, NSA có quyền đòi hỏi Facebook cung cấp thông tin cá nhân của người sử dụng cho mình, và đã từng làm như vậy (6). Nếu chính quyền Mỹ có quyền đòi hỏi Facebook cung cấp thông tin của người sử dụng Việt Nam, để đảm bảo lợi ích an ninh của nước Mỹ, thì vì sao chính quyền Việt Nam không có quyền đòi hỏi như vậy để đảm bảo lợi ích an ninh của Việt Nam?

Tất nhiên, vì không dự luật nào là hoàn hảo, dự luật An ninh mạng của Việt Nam còn chứa nhiều điểm bất hợp lý có thể ảnh hưởng đến lợi ích của người sử dụng Internet và doanh nghiệp Việt Nam. Trong những ngày gần đây, nhiều tờ báo và cơ quan, cả trong lẫn ngoài nước, đã đưa ra lời góp ý để sửa dự luật. Tuy nhiên, không thể đánh đồng những lời góp ý này với bài viết của “luật gia nhân quyền” Trịnh Hữu Long. Bởi qua cách “luật gia” Long đặt vấn đề, có thể thấy Long không quan tâm đến việc dự thảo luật có được sửa hay không, hay quyền lợi của người sử dụng Việt Nam có hay không được đảm bảo. Nếu thật sự muốn làm điều đó, “luật gia” Long đã đề cập đến vấn đề bằng một thái độ thiện chí hơn, và đã đưa ra các gợi ý sửa đổi cho dự luật. Nhưng thay vào đó, như nhan đề bài viết chỉ ra, Long chỉ muốn gán chuyện dự luật An ninh mạng của Việt Nam với chuyện tranh chấp lãnh thổ Việt – Trung, là một chủ đề rất rất không liên quan, để kích động hận thù, nhằm lôi kéo thêm người vào đám đông chống Cộng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét