27 tháng 2, 2022

LÝ LUẬN CỦA ĐÁM RẬN CHỦ TRONG CUỘC XUNG ĐỘT TẠI UKRAINE

Cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine diễn ra cách đất nước Việt Nam chúng ta hàng nghìn km, thế mà từ khi bắt đầu cuộc chiến, đám rận chủ trong nước hàng ngày tường thuật, cập nhật tin tức tình hình cứ như kiểu cuộc chiến đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta ý. Đám rận chủ đăng nhiều bài viết cùng quan điểm cho rằng Nga tấn công Ukraine- đây là cuộc xâm lăng “trơ trẽn”, phản đối tổng thống Nga Putin, đề cao sức mạnh của Mỹ và khối liên minh NATO trong việc gây sức ép, sử dụng các lệnh trừng phạt buộc Nga phải ngừng chiến tại Ukraine, thể hiện cảm xúc khen ngợi đối với những người dân, chiến sỹ cầm súng tấn công chống lại lại những cuộc oanh tạc của quân đội Nga… Đó cứ mỗi lần rộ lên biến cố, hoặc sự kiện gì nổi bật là đám rận chủ lại hay thường phát loa rè như thế, vẫn là các biểu hiện thể hiện sự quá khích không cần thiết, kích động các hoạt động biểu tình, bạo loạn. Chúng luôn muốn thể hiện cái gọi là dân chủ, nhân quyền như kiểu bôi mỡ vào chân để cho kiến ngoại bang đến đốt.

Chỉ vì muốn thể hiện quan điểm thân phương Tây, muốn gần Mỹ, đám rận chủ nhao nhao cổ vũ cho Ukraine. Chỉ vì muốn ở phe đối lập với nhà nước chúng phản đối ông Putin, phản đối quyết định tấn công vào Ukraine ngày 24/2/2022 vì nghĩ rằng chính quyền Việt Nam vốn có một tình cảm tuyệt đối với nước Nga, có “tình hữu nghị cộng sản”. Lợi dụng tình hình chiến sự Nga- Ukraine đang được cả thế giới quan tâm, đám rận chủ tranh thủ đăng tải viết nhiều bài xuyên tạc vu cáo, chống phá đường lối đối ngoại của Việt Nam cho rằng Việt Nam là một quốc gia yêu chuộng hòa bình nhưng ngần ngại lên án cuộc xâm lược phi pháp của Nga vào Ukraine... Đấy là lối tư duy thiển cẩn, lệch lạc của đám rận chủ và những kẻ muốn chống phá đất nước. Chỉ vì mục đích chống phá nhà nước của mình chúng chà đạp lên lợi ích dân tộc, lôi kéo, phát động, cổ súy, có các hoạt động làm ảnh hưởng đến quyền được sống trong hòa bình của người dân Việt Nam.

Mỗi người có nhận thức, có suy nghĩ, có tư duy sẽ có cách nhìn nhận riêng về cuộc chiến xung đột tại Ukraine thời điểm này, bạn có thể độc lập đưa ra quan điểm của mình, không ai áp đặt được nhưng hết sức chú ý đừng giống đám rận chủ thể hiện quan điểm theo kiểu xuyên tạc, chống phá nhà nước, chẳng ai buồn nghe, toàn luận điệu cũ rích cả rồi!

Bản thân người viết không đứng về bên nào trong cuộc xung đột tại Ukraine hiện nay nhưng nhìn lại những gì Ukraine đã, đang và sẽ trải qua, nhìn lại Việt Nam, tôi thấy thêm tự hào về lịch sử dân tộc, nhận thức sâu sắc được hòa bình không tự nhiên mà có, hòa bình như ngày nay đã phải đổi lấy bao xương máu của thế hệ ông cha, càng thấy trân trọng hòa bình, càng thấy chiến lược ngoại giao “cây tre” hoàn toàn đúng đắn, chủ trương trung lập về ngoại giao tốt đẹp như thế nào. Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, Việt Nam nhất quán không tham gia các tổ chức liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ nước mình để chống lại nước khác. Đồng thời chúng ta kiên trì, kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo, không nhân nhượng cho bất cứ hành vi xâm lấn chủ quyền nào!

26 tháng 2, 2022

Việt Tân nói gì về cuộc chiến truyền thông Nga-Ukraina?

Mời bạn nhìn vào hai bức ảnh bên dưới. cả hai đều được chụp từ fanpage của đảng Việt Tân vào buổi sáng ngày 26/02. Ảnh đầu tiên là bài viết về sự một người lính Ukraina, còn ảnh thứ hai là bài viết về đảng viên Việt Tân Châu Văn Khảm. Fanpage Việt Tân suy tôn cả hai người này là anh hùng. Tuy nhiên, bài viết về người lính Ukraina có 1000 Like, trong khi bài viết về Châu Văn Khảm chỉ có 57.

Sự chênh lệch khổng lồ này xuất phát từ một thực tế đáng ngại: giới dân chửi đã bị cuốn sâu vào cuộc chiến truyền thông Nga-Ukraina. Giờ đây, họ trở thành cổng phát cho các bài viết của phía Ukraina và phương Tây, theo đúng cái cách mà họ đã làm trong chuỗi biểu tình, bạo loạn ở Hong Kong năm 2019. Số bài về Ukraina mà họ đăng tải nhiều hơn gấp bội so với số bài về Việt Nam. Cứ như thể số phận của họ không quá gắn với Việt Nam; thay vào đó, họ đang sống ở Ukraina, và đời sống của họ bị định đoạt bời cuộc chiến này. Hiện tượng này càng kì quái hơn, khi mà dư luận của người Việt vốn dĩ không thể tác động đến kết quả của cuộc chiến.

Vì sao lại như vậy? Trước hết, cần nhớ rằng hầu hết các kênh truyền thông của giới dân chửi hiện do người ở hải ngoại quản lý. Những chủ trang này chủ yếu sống ở các nước NATO hoặc đồng minh của NATO. Vì vậy, họ ngập trong truyền thông phương Tây, chứ không ngập trong đời sống thường nhật ở Việt Nam. Và truyền thông phương Tây thì vẫn đang khai thác triệt để cuộc chiến ở Ukraina để mua nước mắt khán giả, trong khi không đả động đến trách nhiệm và sự đạo đức giả của NATO trong vụ việc.

Thêm nữa, giới dân chửi vốn chưa thoát khỏi bóng ma của chế độ Việt Nam Cộng hòa, cùng cái không khí Chiến Tranh Lạnh của giải đoạn mà chế độ này còn tồn tại. Vì vậy, họ dễ dàng đánh đồng mình với cái gọi là “thế giới tự do”, như thể hai bên là người cùng nước, có chung số phận. Ai cũng hiểu đây chỉ là một ảo tưởng, nhìn Mỹ bỏ rơi Việt Nam Cộng hòa và bỏ rơi Ukraina thì biết, nhưng họ không chịu hiểu chuyện này. Thế nên họ thành một loại người ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng. 

Sao lại yêu tự do bằng máu của người khác?

Khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina bùng nổ, trong dư luận của giới dân chửi đã xuất hiện không ít thành phần hiếu chiến, kêu gọi mở rộng chiến tranh. Họ gọi những lời kêu gọi hòa bình hay đàm phán là “yếu hèn”, và đòi một cuộc chiến tranh tổng lực để “dạy cho độc tài một bài học”. Trong mắt họ, trọng tâm của cuộc chiến không phải là xương máu của thường dân Ukraina, mà là thắng lợi trên trường quốc tế của cái được họ gọi là “khối tự do”. Để hiểu hơn về khuynh hướng này, ta hãy thử đọc một bài viết tiêu biểu cho họ, là bài của Nguyễn Hữu Liêm trên BBC mới hai ngày trước.

Đầu bài, ông Liêm đưa ra một kết luận sặc mùi thuốc súng: chiến tranh không phải là bất thường, hòa bình mới là bất thường. Để lời mình có thêm sức nặng, ông trích dẫn một nhà quân sự Đức, là Carl von Clausewitz. Trong mắt Nguyễn Hữu Liêm, chiến tranh là thứ quyết định lịch sử và tạo ra biên giới của mọi quốc gia. Và các cuộc chiến sẽ lặp đi lặp lại theo chu kỳ, vì vậy người ta cần chấp nhận nó như một định mệnh.

Bài viết của ông Liêm nghe khá hùng hồn, và chắc chắn sẽ thuyết  phục được không ít người Việt mê phim Hollywood. Nhưng nếu người ta biết việc áp dụng tư tưởng quân sự của Clausewitz là một trong những lý do khiến Châu Âu rơi vào cảnh tự hủy trong hai cuộc chiến tranh thế giới của thế kỷ 20, họ sẽ buộc phải nghĩ lại. Nếu lối thoát duy nhất cho xung đột là đánh thắng kẻ thù, như những gì ông Liêm nói, thì nhân loại đáng lẽ đã tuyệt diệt từ thế kỷ trước vì chiến tranh hạt nhân. Con người khác con vật ở chỗ có thể lựa chọn, và nhân loại đã chọn hòa bình thay vì tự hủy.

Điểm yếu của ông Liêm là ông quan niệm về lịch sử theo cách rất cũ kỹ. Nếu chiến tranh là thứ duy nhất quyết định lịch sử như ông nói, thì giờ này con người vẫn là đám vượn dùng gậy đá đánh nhau. Tiến bộ lịch sử đích thực của con người không đến từ chiến tranh, mà đến từ sự tích lũy của cải từ đôi tay người sản xuất, và sự tích lũy văn hóa từ đôi tay người sáng tạo. Những quá trình đó chỉ có thể diễn ra êm thấm nếu có hòa bình, điều mà ông Liêm không hề công nhận.

Sau cùng, dường như Nguyễn Hữu Liêm tiêu biểu cho sự hèn hạ của rất nhiều người Mỹ. Trong khi những lời cổ vũ chiến tranh của họ có thể khuyến khích cường quốc quân sự lớn nhất thế giới gây chiến, tất cả những gì họ làm sau đó chỉ là ngồi xem các dân tộc khác bắn nhau trên TV. Nếu muốn “chống độc tài” bằng chiến tranh, ông Liêm hãy tự sang Ukraina mà cầm súng, đừng yêu tự do dân chủ bằng máu của người Ukraina.