30 tháng 6, 2021

VỤ QUÂN NHÂN TỬ VONG: ĐỪNG ĐỂ BỊ TRUYỀN THÔNG BẨN DẮT MŨI

Sự việc quân nhân Trần Đức Đô (sinh năm 2002, Đa Hội, Từ Sơn, Bắc Ninh) tử vong ở Trường Quân sự Quân khu 1 đang là chủ đề nóng trên mạng xã hội hiện nay. Nhiều bài viết xuất hiện trên các group, diễn đàn như OTO+, OFFB,… với hàng trăm nghìn lượt like, chia sẻ, bình luận, đủ để thấy mức độ quan tâm của dư luận đối với sự việc này. 

Đáng nói ở chỗ, nhiều trang mạng phản động như Việt Tân, Nhật ký yêu nước... cũng rất nhanh chóng lợi dụng vụ việc này để xuyên tạc về kỷ luật trong Quân đội, cho rằng phía Quân đội đang có biểu hiện bao che, lấp liếm về vụ việc, "còn ai dám đi bộ đội"….

Thiết nghĩ, quốc có quốc pháp, quân có quân pháp. Phía cơ quan chức năng của Quân đội, nhất là phía an ninh Quân đội, sẽ không có chuyện bao che, dung túng vụ việc. Nhiều vụ việc tương tự trước đây, khi tình trạng "ma cũ bắt nạt ma mới" vẫn còn, đã bị xử lý nghiêm, nhiều trường hợp bị khởi tố. Nếu nguyên nhân tử vong là do thương tích đánh nhau thì cấp quản lý sẽ bị kỷ luật không cần bàn cãi, còn những ai tham gia chắc chắn cũng sẽ bị xử lý hình sự. Quân đội là môi trường nghiêm khắc về kỷ luật, cũng không nể vì ai, càng cao thì càng bị trách nhiệm liên đới cao. Chẳng ai lại đi hi sinh sự nghiệp, thậm chí là quyền công dân để đi bảo vệ những kẻ sai trái, nhất là khi mạng xã hội phát triển như bây giờ.

Cái cần thiết lúc này là không để khoảng trống thông tin để các đối tượng xấu có thể xuyên tạc. Cơ quan chức năng cần  minh bạch thông tin, dựa trên các kết quả khám nghiệm tử thi, kết quả xác minh ban đầu về vụ việc, tránh để kẻ xấu có thể lợi dụng.

Nhân tiện, đề nghị cộng đồng mạng, khi chưa biết chân tướng vụ việc, đừng chia sẻ những câu chuyện không có căn cứ, nặng tính chất suy đoán. Hãy chọn lọc, tiếp nhận thông tin và lắng nghe nhiều chiều, đừng để đến khi mất tiền mới thấy hối hận.

St 

Diễn biến mới vụ quân nhân tử vong tại đơn vị

Đại diện Quân khu 1 (Bộ Quốc phòng) cho biết bước đầu xác định quân nhân Đô tử vong không phải do bị đánh hay đánh nhau, mà do tự tử.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online trưa 30-6, trung tướng Dương Đình Thông - bí thư Đảng ủy, chính ủy Quân khu 1, Bộ Quốc phòng - cho biết cơ quan đang điều tra, khẩn trương làm rõ nguyên nhân quân nhân Trần Đức Đô - sinh năm 2002, quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh - tử vong trong quá trình huấn luyện trên thao trường thuộc tỉnh Thái Nguyên.

"Hiện chưa có kết luận cụ thể, nhưng câu chuyện quân nhân bị đánh dẫn tới tử vong là không chính xác" - trung tướng Thông nói.

Thông tin thêm về sự việc, đại tá Nguyễn Xuân Thìn - trưởng Phòng tuyên huấn Quân khu 1 - cho biết chiều 28-6, đơn vị Tiểu đoàn 4, Đại đội 14, Trường quân sự Quân khu 1, đóng quân tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên tổ chức huấn luyện tại thao trường dã ngoại, cách trường hơn 20km.

"Đầu giờ chiều, khi đơn vị tập trung để quán triệt chuẩn bị bước vào huấn luyện thì quân nhân Đô xin ra ngoài với lý do đau bụng để đi vệ sinh. 

Khoảng 14h đơn vị bước vào huấn luyện, 20 phút sau vẫn không thấy quân nhân Đô quay lại thì chính trị viên đại đội và một đồng chí nữa đi tìm ở khu nhà vệ sinh không thấy, nên tiếp tục đi tìm thì phát hiện quân nhân Đô treo cổ trên cây ở đằng sau khu vệ sinh.

Bước đầu khẳng định quân nhân Đô tử vong không phải do đánh nhau và đồng chí tự tử trong khi đang thực hiện nhiệm vụ. Không có chuyện quân nhân bị đánh bởi đơn vị đang tập trung thực hiện nhiệm vụ, lúc đó không có ai đi cùng với quân nhân Đô" - đại tá Thìn khẳng định.

Đối với một số vết xây xước, bầm tím trên cơ thể quân nhân Đô, đại tá Thìn cho hay có thể trong quá trình treo cổ tự tử, quân nhân Đô đã giãy giụa, vùng vẫy nên bị dây treo cổ sát vào má, thành cằm, còn đầu có thể va vào thân cây trước khi chết.

"Khi cơ quan pháp y làm việc sẽ có kết luận chính xác. Theo thông tin ban đầu chúng tôi nắm được thì các vết thương trên cơ thể quân nhân Đô không có ngoại lực tác động" - đại tá Thìn nói.

Theo đại tá Thìn, trong đoạn video gia đình quay lại có cho rằng quân nhân Đô bị đánh vào ngực, tim dẫn tới các vết bầm tụ máu là không chính xác, bởi khi phát hiện Đô treo cổ tự tử anh em tập trung đưa xuống rồi hô hấp, hồi sức cấp cứu, ép lồng ngực, sau đó không có chuyển biến thì đơn vị đã đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên. 

Khi lên bệnh viện, các bác sĩ tiếp tục sử dụng các biện pháp ép lồng ngực và hồi sức nhưng quân nhân Đô đã tử vong. "Khi xảy ra vụ việc, đơn vị đã phân công người để gọi điện cho gia đình quân nhân, không có chuyện quanh co, giấu giếm việc quân nhân Đô tử vong như một số thông tin đã đưa.

Chúng tôi dựa vào kết luận của cơ quan điều tra. Khi tìm ra nguyên nhân sẽ làm việc theo đúng trình tự pháp luật. Nếu động cơ dẫn đến tử vong do mâu thuẫn sẽ xử lý công minh chứ không bao che" - đại tá Thìn khẳng định.

Theo đại tá Thìn, Đô là quân nhân tốt, được lựa chọn để đào tạo làm tiểu đội trưởng và mới về đơn vị huấn luyện được khoảng 1 tuần, không có mâu thuẫn với ai.

Trước đó, Đô đã viết đơn xung phong lên đường nhập ngũ. Sau 3 tháng huấn luyện tại Bắc Giang, hơn 1 tuần nay Đô được chuyển đến Tiểu đoàn 4, Đại đội 14, Trường quân sự Quân khu 1, đóng tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên huấn luyện, đào tạo tiểu đội trưởng.

HOT: Facebook kiện 4 người Việt vì gây thiệt hại hơn 36 triệu USD

Ngày 30/6, Facebook thông báo kiện 4 người Việt Nam vì chiếm đoạt tài khoản quảng cáo. Theo Facebook, những cá nhân này đã gây thiệt hại hơn 36 triệu USD.

Trong thông báo gửi đi ngày 30/6, Facebook cho biết sẽ khởi kiện 4 cá nhân người Việt Nam gồm Nguyễn Thêm H., Lê K., Nguyễn Quốc B. và Phạm Hữu D. vì hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài khoản quảng cáo.

Theo Facebook, bốn người này đã sử dụng một kỹ thuật được gọi là “đánh cắp phiên” hay “đánh cắp cookie” để xâm nhập vào tài khoản của nhân viên các đại lý quảng cáo và tiếp thị. Sau khi xâm nhập, những người này sẽ chạy các quảng cáo trái phép.

Đầu tiên, nhóm người này đăng tải các ứng dụng giả mạo “Trình quản lý Quảng cáo cho Facebook” lên Google Play và lừa người dùng tải về. Ứng dụng giả mạo này yêu cầu người dùng đăng nhập tài khoản quảng cáo Facebook. Sau khi có thông tin đăng nhập, nhóm người này sẽ cấp quyền cho các trang lừa đảo để quảng cáo tiếp cận người dùng.

Theo Facebook, hiện các ứng dụng giả mạo này đã bị gỡ khỏi Google Play.

Bên cạnh lừa đảo nhân viên các đại lý quảng cáo, nhóm người này bị cáo buộc hỗ trợ cho các hành vi lừa đảo online. Theo Facebook, ước tính quảng cáo trái phép mà nhóm này đã chạy có giá trị hơn 36 triệu USD. "Facebook đã hoàn tiền cho các nạn nhân và giúp họ bảo mật tài khoản", đại diện Facebook viết trong thông cáo gửi báo chí ngày 30/6.

Chiếm đoạt tài khoản quảng cáo là bước đầu tiên trong chuỗi lừa đảo mà nhiều nhóm bán hàng online tại Việt Nam sử dụng. “Đa phần các quảng cáo livestream trên Facebook hiện nay là hình thức rửa tiền của các hacker”, Huỳnh Đông, một người có kinh nghiệm nhiều năm trong giới chạy quảng cáo Facebook tại Việt Nam nhận định.

Theo ông Đông, dân trong ngành gọi đây là chạy quảng cáo invoice (hóa đơn), nói ngắn gọn là "voi". Theo đó, các tài khoản quảng cáo của các công ty, tập đoàn lớn, thường là của nước ngoài sẽ bị hacker chiếm quyền truy cập. Sau đó, những tài khoản này sẽ được bán lại cho những shop online tại Việt Nam với chiết khấu rẻ hơn.

“Dễ hiểu là nếu cần chạy quảng cáo 100 triệu đồng. Bạn sẽ chỉ trả cho hacker 30 triệu để mua lại các tài khoản mà họ hack được từ các công ty lớn”, ông Đông cho biết.

Để tiện chi tiêu cho các công ty lớn, Facebook hỗ trợ mua quảng cáo trước, trả tiền sau. Tùy vào lịch sử chi tiêu và tín nhiệm của công ty, Facebook sẽ cho họ những ngưỡng tài khoản quảng cáo khác nhau. Có ngưỡng quảng cáo lên đến vài triệu USD.

Những tài khoản này được hack bằng nhiều cách khác nhau từ quét mật khẩu theo email đến các web lừa đăng nhập, đánh cắp thông tin.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp có đủ điều kiện được cấp tài khoản invoice cũng âm thầm giao cho người khác chạy quảng cáo. Sau khi chạy hết ngưỡng ngân sách do Facebook cung cấp sẽ báo là bị hack. Đây là một dạng vừa ăn cướp vừa la làng.

Cuối cùng, Facebook là bên mất tiền vì công ty này không nhận được các khoản thanh toán sau khi hiển thị quảng cáo. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn lại bị mất tài khoản quảng cáo vào tay hacker, ảnh hưởng đến chiến dịch truyền thông.

Sáng nay: Truy tố vợ chồng Đường 'Nhuệ' và đồng phạm ăn chặn tiền hoả táng gần 2,5 tỷ đồng

Vợ chồng Đường "Nhuệ" và đồng phạm bị truy tố tội "Cưỡng đoạt tài sản" liên quan vụ ăn chặn tiền hoả táng gần 2,5 tỷ đồng ở Thái Bình.

Sáng 30/6, nguồn tin của PV VTC News cho biết, Viện KSND tỉnh Thái Bình đã ban hành cáo trạng số 44, truy tố bị can Nguyễn Xuân Đường và đồng phạm về tội "Cưỡng đoạt tài sản" liên quan vụ ăn chặn tiền hoả táng.

Cụ thể, cáo trạng truy tố Nguyễn Xuân Đường (tức Đường "Nhuệ", SN 1971, trú tại phường Kỳ Bá, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình); Ninh Đức Lợi (SN 1974, trú tại phường Bồ Xuyên, TP Thái Bình); Phạm Văn Uý (SN 1989, trú tại phường Quang Trung, TP Thái Bình); Nguyễn Khắc Nin (SN 1979, trú tại huyện Kiến Xương, Thái Bình); Bùi Mạnh Tiến (SN 1995, thường gọi là Tiến "trắng", con nuôi Đường "Nhuệ") về tội "Cưỡng đoạt tài sản" theo quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 170 Bộ luật Hình sự.

Viện KSND tỉnh Thái Bình cũng truy tố bị can Nguyễn Việt Cường (SN 1974, trú tại phường Trần Hưng Đạo, TP Thái Bình) và Nguyễn Thị Dương (SN 1980, vợ Đường "Nhuệ") cùng tội danh trên lần lượt theo quy định tại điểm a, khoản 3 và điểm d, khoản 2, Điều 170 Bộ luật Hình sự.

Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ cuối năm 2017 đến tháng 4 năm 2020, Nguyễn Xuân Đường dùng nhiều thủ đoạn đe dọa trực tiếp hoặc gián tiếp để cưỡng đoạt tiền của 25 chủ cơ sở dịch vụ tang lễ tại tỉnh Thái Bình.

Cụ thể, Đường lợi dụng danh nghĩa và núp bóng Công ty TNHH Đường Dương do vợ là Nguyễn Thị Dương làm giám đốc để ép buộc các cơ sở dịch vụ tang lễ tại tỉnh Thái Bình phải hoạt động và nộp tiền theo yêu cầu của Đường, mặc dù công ty không có chức năng hoạt động trong lĩnh vực hỏa táng, không đầu tư cơ sở vật chất và không được Công ty Hoàng Long ủy quyền.

Đường tự xưng là Chủ tịch Hiệp hội tang lễ Thái Bình, tự ban hành Quy chế hoạt động của Hiệp hội và Hợp đồng nguyên tắc giữa Công ty Đường Dương với các dịch vụ tang lễ Thái Bình.

Đường cùng một số người khác đe dọa, đánh anh Nguyễn Thế Việt để ép đại lý phải dừng hoạt động; cấm các cơ sở dịch vụ tang được đi hỏa táng tại Nam Định mà phải sang Hải Phòng hỏa táng để gây sức ép với Công ty Hoàng Long.

Sau khi đại lý của anh Việt phải dừng hoạt động, Đường tổ chức các cuộc họp tại khách sạn Dầu khí Thái Bình, tại quán cà phê Cadillac, chửi và đe dọa để ép chủ các cơ sở dịch vụ tang lễ phải ký vào bản Hợp đồng nguyên tắc giữa Công ty Đường Dương với các dịch vụ tang lễ Thái Bình.

Đồng thời, Đường ép buộc các chủ dịch vụ tang lễ phải báo ca hỏa táng cho người của mình qua điện thoại, phải nộp số tiền 500 nghìn đồng/ca hỏa táng.

Trong thời gian trên, Đường tiếp tục có hành vi chặn xe tang lễ của cơ sở dịch vụ tang lễ tỉnh Hải Dương không cho sang tỉnh Thái Bình thực hiện hợp đồng tang lễ; phân chia địa bàn cho các cơ sở dịch vụ tang lē.

Các bị can Ninh Đức Lợi, Phạm Văn Úy, Nguyễn Khắc Nin, Bùi Mạnh Tiến, Quách Việt Cường, Nguyễn Thị Dương có hành vi giúp sức cho Nguyễn Xuân Đường trong từng giai đoạn của quá trình Cưỡng đoạt tài sản.

Trong đó Ninh Đức Lợi, Phạm Văn Úy xây dựng những văn bản gồm Quy chế hoạt động của Hiệp hội tang lễ Thái Bình, Hợp đồng nguyên tắc giữa Công ty Đường Dương với các dịch vụ tang lễ Thái Bình rồi đưa cho Nguyễn Thị Dương ký đóng dấu Công ty Đường Dương. Sau đó, Đường ép buộc các dịch vụ tang lễ ký vào các bản hợp đồng nguyên tắc trên.

Nguyễn Khắc Nin tổ chức cuộc họp tại khách sạn Dầu khí Thái Bình để Nin và Bùi Mạnh Tiến yêu cầu các dịch vụ tang lễ phải báo ca và nộp số tiền 500 nghìn đồng/ca cho Công ty Đường Dương. 

Quách Việt Cường giúp Đường nhận báo ca và thu tiền báo ca 288,5 triệu đồng; Ninh Đức Lợi giúp Đường nhận báo ca và thu tiền báo ca gần 2 tỷ đồng; Lương Trung Thái không biết nội dung Đường cưỡng đoạt tiền của các chủ cơ sở dịch vụ nên giúp Đường nhận báo ca và thu tiền báo ca 339 triệu đồng.

Số tiền trên, Cường, Lợi, Thái đều giao lại cho Phạm Văn Úy. Uý kiểm đếm và mang về cho Đường. Nguyễn Thị Dương giúp Đường ký vào các bản hợp đồng nguyên tắc và quy chế hoạt động với tư cách Giám đốc Công ty Đường Dương, trực tiếp nhận từ Đỗ Văn Nhật (dịch vụ tang lễ Tâm Đức) số tiền 43 triệu đồng, nhận qua Phạm Văn Úy số tiền 64,5 triệu đồng, sau đó đưa cho Đường.

Tổng số tiền Nguyễn Xuân Đường chiếm đoạt của 25 người bị hại là 2,469 tỷ đồng. Số tiền này, Nguyễn Xuân Đường sử dụng để chi tiêu cá nhân.

Dũng Vova đã "hạ cánh an toàn"

Ngày 30/6/2021, Lê Văn Dũng (Dũng Vova) đã bị lực lượng chức năng của Công an TP Hà Nội bắt sau thời gian trốn lệnh truy nã. Việc Dũng Vova bị bắt không lấy gì làm lạ, nhưng điều mà dư luận nhận thấy đó chính là sự thờ ơ của số công dân khiếu kiện chây ỳ đang sống trên địa bàn Hà Nội.

Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Thúy Hạnh rồi đến Dũng Vova bị cơ quan công an bắt giữ, đồng nghĩa với việc những đối tượng chống đối chính trị thường xuyên lợi dụng không gian mạng để xuyên tạc nói xấu chính quyền như Nguyễn Lân Thắng, Trương Văn Dũng, Đặng Bích Phượng... cũng phải cảm thấy run sợ. Tuy vậy, những đối tượng chống đối chính trị được coi là cùng hội cùng thuyền với Dũng Vova cũng thường xuyên đăng tải trên mạng xã hội những bài viết, hình ảnh thăm hỏi vợ Dũng Vova mà chủ yếu lợi dụng thân nhân Dũng Vova để xuyên tạc nói xấu chính quyền. Một số đối tượng chống đối chính trị đang “ăn mày” ở ngoài nước như Nguyễn Văn Hải (Hải điếu cày), Nguyễn Thanh Tâm, hay các đài báo chống đối chính trị như BBC tiếng việt, RFA... coi tin Dũng Vova bị cơ quan công an bắt giữ như một miếng mồi ngon, một cơ hội để xuyên tạc, nói xấu chính quyền.

Khác với các đối tượng chống đối chính trị, những công dân khiếu kiện chây ỳ các địa phương trước đây thường xuyên liên lạc, thông qua Dũng Vova để xin tiền tài trợ từ các đối tượng chống đối chính trị thì nay lại “trở mặt”, hoàn toàn im lặng trước thông tin Dũng Vova bị bắt. Những người trước đây nhận được nhiều sự hỗ trợ nhất từ Dũng Vova như vợ chồng Trương Thị Quý, Đoàn Thanh Giang (Đồng Nai), Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Thị Tin (Ninh Bình); hay số công dân khiếu kiện chây ỳ trước đây được Dũng Vova phỏng vấn trực tiếp trên kênh CHTV do hắn tự ý lập ra để xuyên tạc chủ trương chính sách của đảng cũng đồng loạt im lặng.

Trong đầu số công dân khiếu kiện chây ỳ thì khi thiếu tiền tiêu, hết gạo ăn, thậm trí nhiều lần xin tiền về quê thì Trương Thị Quý, Đoàn Thanh Giang... lại điện xin Dũng Vova chỉ cần số này làm theo sự chỉ đạo của Dũng. Mặc dù ai cũng biết tiền, lương thực thực phẩm không phải của Lê Văn Dũng mà là của các đối tượng chống đối chính trị bên ngoài. Cũng giống như với Nguyễn Thị Tâm, quan hệ giữa số công dân khiếu kiện chây ỳ đang sống quanh ban tiếp dân trung ương với Dũng Vova được hình thành từ bản chất của những kẻ lưu manh, cơ hội, lợi dụng nhau để chống đảng, nhà nước. Nên việc quay mặt của số công dân khiếu kiện với Dũng Vova và thân nhân cũng là một điều không lạ.

Khi chưa bị bắt, Dũng Vova coi số công sân khiếu kiện chây ỳ là công cụ, phương tiện để hắn ta xuyên tạc, nói xấu chính quyền; hắn ta từng lợi dụng hình ảnh người dân khiếu kiện chây ỳ các địa phương đang ở khu vực Ban tiếp công dân Trung ương để tạo sự chú ý của dư luận nhằm phục vụ mục đích chống đối chính trị. Nhưng ngược lại người dân khiếu kiện các địa phương coi Dũng Vova là “kho lương thực” để họ khai thác. Đây là mối quan hệ của những kẻ côn đồ, nên việc “trở mặt”, thờ ơ của số công dân khiếu kiện với Dũng Vova cũng là điều tất yếu xảy ra.

Ngay cả Dư Thị Thành và thân nhân Lê Đình Kình tại Đồng Tâm cũng không ngoại lệ; từng coi Dũng Vova là ân nhân, nhiều lần được Dũng Vova phỏng vấn, hỗ trợ tiền để ăn tiêu nhưng cũng thờ ơ, im lặng như bao đối tượng khiếu kiện khác. Đây là điều cho thấy khi không còn giá trị lợi dụng thì số công sân khiếu kiện chây ỳ cũng sẵn sàng ngoảnh mặt với những người đã giúp mình như Dũng Vova, chấp nhận là kẻ ăn cháo đá bát.

Cựu Chủ tịch tỉnh Bình Dương cùng hàng loạt lãnh đạo tỉnh bị bắt: Củi lửa không có cửa lùi

Bộ Công an bắt giam ông Trần Thanh Liêm - cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương và 5 bị can khác về tội vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Ngày 30/6, Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa khởi tố, bắt tạm giam cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo Điều 219 Bộ luật hình sự năm 2015.

Cùng bị khởi tố tội danh trên còn có 5 bị can gồm: Nguyễn Thanh Trúc, nguyên Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương, hiện là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương; Trần Xuân Lâm, nguyên Trưởng Phòng Kinh tế ngành thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương, hiện là Chánh Thanh tra tỉnh Bình Dương; Võ Văn Lượng, nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương, hiện là Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bình Dương; Phạm Văn Cành, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương; Ngô Dũng Phương, Trưởng phòng Tài chính Đảng thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Bình Dương.

Các bị can trên bị khởi tố do có sai phạm liên quan vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương TNHH MTV (Tổng Công ty 3/2) theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 02/PC03 ngày 16/12/2019 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương và Quyết định số 14/QĐ-VKS-P1 ngày 03/9/2020 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương về việc chuyển vụ án để điều tra theo thẩm quyền.

Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các Quyết định và Lệnh nêu trên theo đúng quy định pháp luật.

Trước đó, C03 đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với nhiều bị can có liên quan, trong đó có ông Lê Văn Trang, nguyên Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Dương; ông Võ Thanh Bình, nguyên Cục phó và ông Nguyễn Thái Thanh, Phó trưởng phòng của Cục Thuế tỉnh Bình Dương, cùng nhiều bị can khác để điều tra về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản công gây thất thoát lãng phí theo điều 219 bộ luật Hình sự.

Trước đó, theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương nhiệm kỳ 2015-2020 có vi phạm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện áp dụng giá đất năm 2006 để thu tiền sử dụng đất đối với khu đất 43 ha và 145 ha của Tổng công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương (Tổng Công ty 3-2) được UBND tỉnh quyết định giao năm 2012, 2013, gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Vi phạm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo để Tổng Công ty 3-2 chuyển nhượng khu đất 43 ha và 30% vốn nhà nước cho tư nhân trái quy định, gây thất thoát ngân sách nhà nước; để Tổng Công ty 3-2 đưa khu đất 145 ha vào góp vốn không qua định giá, gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án và áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản cho Nhà nước.

28 tháng 6, 2021

Vụ án Đồng Tâm: “Tổ đồng thuận” nay ra sao?

Sau khi các đối tượng cầm đầu khiếu kiện bị bắt giữ, đến nay xã Đồng Tâm đã bình yên trở lại. Dư luận và người dân các nơi luôn thắc mắc, từ sau khi Lê Đình Kình bị các lực lượng chức năng tiêu diệt đến nay “Tổ đồng thuận” tại xã Đồng Tâm đã thật sự tan rã hay chưa? số thành viên còn lại đang có những hoạt động như thế nào?

Điều đầu tiên có thể khẳng định đến nay “Tổ đồng thuận” đã hoàn tan rã, không có bất cứ hoạt động nào gây mất an ninh, trật tự tại địa phương như thời gian trước đây; đây là khẳng định của người dân xã Đồng Tâm và chính những người trước đây là thành viên, người ủng hộ hoạt động khiếu kiện của Lê Đình Kình. Sự tan rã của “Tổ đồng thuận” bắt đầu từ cuối năm 2017, khi những người như vợ chồng Nguyễn Thị Thoa, Nguyễn Văn Doanh (xóm 8, thôn Hoành) hay cánh tay phải của Lê Đình Kình là Lê Đình Ba (xóm 3, thôn Hoành) đã tìm mọi cách để “tẩy chay” hoạt động của bố con Lê Đình Kình, không tham gia bất cứ hoạt động gây mất an ninh trật tự tại xã Đồng Tâm để tập trung buôn bán, lao động.

Những người còn lại như vợ chồng Hoàng Thị Thăng, Lê Đình Nguyệt từ năm 2018 cũng không tham gia “Tổ đồng thuận” bằng cách chuyển vào sinh sống cùng con tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau ngày 09/01/2020 đến nay, những thành viên còn lại trong “Tổ đồng thuận” không những không gặp nhau mà còn tìm mọi cách tố cáo, lên án hành động nhận tiền, móc nối với số đối tượng chống đối chính trị của Dư Thị Thành cùng con cái Lê Đình Kình. Ông Bùi Văn Nhạc (xóm 8, thành viên Tổ đồng thuận trước đây) chia sẻ, trước đây đa số những người trong “Tổ đồng thuận” làm theo Lê Đình Kình là do họ bị Lê Đình Công, Bùi Thị Nối bị ép buộc, lừa đảo. Một số người như Lê Thị Loan, Mai Thị Phần vì lợi ích cá nhân, muốn bố con Kình “bảo kê” cho hành động chiếm đất của gia đình nên phải thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Ông Bùi Văn Nhạc cũng khẳng định, khi bố con Kình cùng một số kẻ quá khích trong “Tổ đồng thuận” bị tiêu diệt, bắt giữ, xử lý thì những thành viên còn lại như được giải thoát, họ vui mừng vì không bị bố con Lê Đình Kình khống chế nên theo ông Nhạc “Tổ đồng thuận” tan rã như hiện nay là một điều tự nhiên.

Ngay cả các đối tượng Lê Thị Loan, Mai Thị Phần sau khi được hưởng khoan hồng của pháp luật cũng đã dần không gặp gỡ Dư Thị Thành và con cái Kình. Đến nay có thể khẳng định hiện nay tại xã Đồng Tâm không còn hoạt động lợi dụng khiếu kiện gây mất an ninh trật tự; không tồn tại cái gọi là “Tổ đồng thuận”; chính quyền, người dân xã Đồng Tâm đang đoàn kết, lao động xây dựng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần tạo nên không khí phấn khởi rộn ràng trên các ngõ xóm. Minh chứng rõ nhất cho điều này là việc những thành viên trước đây trong “Tổ đồng thuận” như ông Lê Đình Ba (xóm 3) Bùi Văn Nhạc (xóm 8), vợ chồng Nguyễn Thị Thoa, Nguyễn Văn Doanh (xóm 8) đều là những thành viên tích cực của các tổ bầu cử, tuyên truyền vận động gia đình và người dân tham gia bầu cử đầy đủ, góp phần không nhỏ vào thành công của Cuộc bầu cử các cấp tại xã Đồng Tâm thời gian qua.

Sự hình thành, hoạt động, tan rã của “Tổ đồng thuận” gắn liền với diễn biến, tình hình an ninh trật tự tại Đồng Tâm. Do đó sự tan rã của “Tổ đồng thuận” hiện nay gắn liền với sự bình yên đã trở lại tại xã Đồng Tâm.

12 tháng 6, 2021

Kiếm tiền bằng tin giả của những nhà zân chủ cuội

Đánh vào tính tò mò của độc giả với clip giật tít sốc về lãnh đạo Đảng, Nhà nước hoặc đú trend nóng trên mạng xã hội, giờ đây việc mở kênh youtube hoặc livestreams trên facebook trở thành nghề kiếm cơm rẻ-tiện-nhanh của những nhà zân chủ thất thế chờ tỵ nạn ở Thái Lan hay thất nghiệp ở trời Tây.

Vậy nên, thời gian gần đây lại xuất hiện hàng loạt các kênh youtube bẩn như Six News, CỘNG HÒA THỜI BÁO, Vote Tv, Sài Gòn News, VTV Thời Sự, THỜI BÁO SÀI GÒN, Loa TV… chuyên ăn theo sự kiện chính trị như Đại hội Đảng, bầu cử, CoVid, Biển Đông… tung những clip chỉ có tiêu đề, hình ảnh giật tít, tung thuyết âm mưu nhằm đánh lừa người xem nhưng nội dung thì rưa rứa như nhau, không hề có bất cứ thông tin gì hoặc nếu có cũng là ăn theo vài bài viết dựng chuyện của mấy cây bút trên Việt tân, Tiếng Dân, Dân làm báo với nội dung đan xen móc nối thiếu logic, nhằm kéo dài video để kiếm tiền. Đơn cử như clip liên quan đến tin xuyên tạc này của kênh Six News với tiêu đề giật tít “Việt Nam lại có Quốc tang – Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ngưng thở” đã thu hút được hàng trăm ngàn lượt view, mặc dù không có nội dung gì ngoài chửi bới và thóa mạ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Kênh Youtube VoteTV của Trần Minh Nhật, thành viên Việt Tân đang trốn ở Thái Lan chuyên tung ra một lượng lớn video clip có nội dung công kích Nhà nước Việt Nam, kiểu như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bị ám sát và từ trần, rằng Nhà nước Việt Nam đang thuê diễn viên đóng giả ông Trọng để trấn an dư luận và quốc tế hay ông Nguyễn Đức Chung “bị hạ độc”, “bị bệnh viện trả về”… Điểm chung của các kênh này, dù sau đó mười mươi các ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Đức Chung vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, họ cũng không hề thấy xấu hổ hay đính chính vì tung tin giả, mà cứ để để tiếp tục hớt view ăn tiền bằng sự trơ trẽn, lố bịch của mình. Dường như uy tín hay thể diện là thứ rất xa xỉ của những kẻ hành nghề này vậy.

Ví dụ điển hình cho sự suy thoái, xuống dốc về tư cách đao đức, nhân phẩm khi hành nghề này rõ nhất là Nguyễn Văn Đài. Từ một kẻ luôn đóng vai là “người tử tế”, “luật sư” ôn hòa khi còn ở trong nước, thì nay Nguyễn Văn Đài có đầy đủ “phẩm chất” của một tên ba que cực đoan điên cuồng và không sợ mất liêm sỉ khi ngày ngày tung tin giả, tin bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và hằn học hưởng ứng mọi cách thức chống phá đất nước

Khôi hài thay, phần lớn những kẻ hành nghề này đều từng và đang là những tín đồ Công giáo hoặc Tin lành ngoan đạo, dùng vỏ bọc tín ngưỡng để đánh lừa cộng đồng mạng. Nhưng hành vi tung tin giả để câu view kiếm tiền rồi khoác cho nó cái nhiệm vụ “chống cộng” nên được quyền dùng mọi thủ đoạn miễn đạt được mục đích, họ thế chấp đức tin và giáo lý biện minh cho hận thù, họ cho vì mình “chống cộng” nên được “đặc quyền” làm sai, vi phạm luân lý, pháp luật?!?  

Vấn đề đặt ra là sao những chủ kênh Youtube, tài khoản facebook chuyên tán phát tin giả rẻ tiền đó vẫn ngang nhiên tồn tại, ăn tiền quảng cáo từ Google và Facebook bất chấp ý kiến của các cơ quan quản lý Việt Nam? Facebook và Google luôn viện lý do rằng, những tài khoản đó tung tin giả, tin sai sự thật thì chỉ gỡ những tin giả, tin sai sự thật đó đi, cương quyết không chịu đóng tài khoản, bất kể con số sai phạm có lên đến hàng chục, hàng trăm tin giả? Vâng chính “văn hóa” và “tư duy” tư bản luôn “xem nhẹ” mọi sai phạm, lấy lợi ích vật chất làm thước đo giá trị nên mới đẩy thế giới vào sự khủng hoảng và nhiều thứ bệnh hoạn phát sinh như hiện nay!