24 tháng 9, 2017

VTC1 phỏng vấn nhóm ông Lê Đình Kình: bài học cho giới phóng viên khi vào “điểm nóng”

Việc cô phóng viên VTC1 phỏng vấn nhóm ông Lê Đình Kình bị bố con ông Kình tung clip thô lên mạng Internet với nội dung thể hiện cô phóng viên không hề hiểu bản chất vụ việc, bày tỏ sự ủng hộ với hoạt động bạo loạn của người dân Đồng Tâm, đánh đồng nhóm tội phạm Đồng Thuận với “nhu cầu, nguyện vọng nhân dân Đồng Tâm”, “chính quyền đang đối đầu với người dân Đồng Tâm”, đang được nhóm Đồng Thuận tung hô kiểu “Truyền hình VTC1 về làm việc với bà con Đồng Tâm” hướng lái bản chất thành truyền hình Trung ương đã “làm việc” với những kẻ phạm tội, chỉ dấu Trung ương đang điều tra, xử lý ông Nguyễn Đức Chung và chính quyền Hà Nội đã sai phạm “cướp” đất của “nhân dân xã Đồng Tâm”, truyền thông đứng về phía “dân Đồng Tâm” đối đầu với công an và chính quyền Hà Nội theo kiểu “Bọn công an cùng với bọn tham nhũng là kẻ thù của nhân dân Đồng Tâm”, tung tin “cần xử lý Thanh tra Hà Nội và chính quyền Hà Nội” , cổ vũ những kẻ a dua, a tòng với bố con ông Kình tiếp tục nuôi hy vọng những “thủ lĩnh Đồng Tâm” đang chiếm thế “chính nghĩa” trong cuộc chiến đương đầu với chính quyền, Bộ Quốc phòng…

Còn phía giới zân chủ như nhóm Lê Dũng Vova khuếch trương sự tự đắc, vì chứng tỏ VTC đang hành xử y như bọn chúng, đứng về phía nhóm Đồng Thuận là thủ lĩnh “người dân Đồng Tâm” lên án chính quyền hành xử “phản bội lợi ích của người dân Đồng Tâm”, cuộc phỏng vấn là chỉ dấu cho thấy, “Ông Chung chuẩn bị về vườn, bàn giao ghế chủ tịch cho đồng chí khác. VTC gửi thông điệp rồi nhé”, “Báo quốc doanh phục vụ báo mạng he he”, “Các đài báo khác cần học hỏi VTC”, “ông Chung xem VTC nói nhé”…

Có thể nói, việc một cô phóng viên chưa tìm hiểu, có vẻ như chưa đủ trình độ để thấy được hết bản chất và tính chất nghiêm trọng của vụ việc, nhưng lại săng xái vào cuộc phỏng vấn băng đảng tội phạm sành sỏi và bậc thầy về phản loạn vì đứng sau là cả thế lực trong chính quyền địa phương hậu thuẫn, mới dẫn đến những phức tạp, rối ren vừa qua, rõ ràng đã tiếp tay, cổ vũ, trở thành phương tiện để những kẻ cầm đầu nhóm Đồng Thuận, đám phản động bóp méo bản chất vụ việc, tiếp tục lòe bịp quần chúng đi theo sự dẫn dắt của băng đảng tội phạm Đồng Thuận. Việc làm của nhóm phóng viên chẳng khác nào đổ dầu vào lửa, tiếp thêm sinh lực cho nhóm tội phạm nguy hiểm mang chính quyền Hà Nội đang phải nhức óc giải quyết, đang tìm cách tách dần kẻ chủ mưu, cầm đầu ra khỏi những người dân bị lừa bịp – là cái phao cứu sinh của chúng, là vũ khí chúng tận dụng để đối đầu với chính quyền.

Hậu quả của nó đúng là không gì tả hết. Về cách hành xử của cô phóng viên VTC chẳng khác mấy so với một phóng viên báo nào đó xông vào hiện trường vụ án hình sự gây chết người, xóa dấu vết điều tra, chống lại lực lượng công vụ, nguyên nhân gây ra vụ xô xát về “quyền thông tin báo chí” với “nhiệm vụ lực lượng hình sự” trên cả thực địa lẫn truyền thông. Tuy nhiên đánh giá về hậu quả gây ra thì tính chất hành vi của cô phóng viên VTC1 nghiêm trọng hơn ông phóng viên tác oai tác quái kia rất nhiều, vì giữa một cuộc nổi loạn gây hậu quả an ninh trật tự nghiêm trọng do băng đảng phạm tội tinh vi, xảo quyệt với vụ điều tra vụ án hình sự nhỏ lẻ.

Vụ việc này cần được xem là bài học với giới phóng viên khi vô tình cản trở, gây khó khăn cho chính quyền, nhất là ở những vụ việc có tính chất nghiêm trọng về an ninh trật tự kiểu này. Mong rằng cơ quan chủ quản VTC1 cần xem xét lại “quy trình” điều hành, năng lực của đội ngũ nhà đài “hổng” nghiêm trọng về nhận thức chính trị. Còn cơ quan quản lý truyền thông như Bộ Thông Tin và truyền thông cần xem xét lại quy chế tác nghiệp của giới phóng viên trong những vụ việc kiểu như Đồng Tâm, vào “điểm nóng” thì không phải “vô tư” và “thiếu hiểu biết” như cô phóng viên VTC1, thì cần phải có “giới hạn” và “quy trình” nghiêm túc. Nếu không thì chẳng khác nào, truyền hình Nhà nước đi tiếp tay, hậu thuẫn cho băng đảng tội phạm bằng quyền tự do tác nghiệp báo chí chẳng giống ai này.